You are on page 1of 16

An toàn hóa chất phòng thí nghiệm

Giới thiệu các hóa chất:

 Acetic anhydride
 Pyridine
Chỉ số hydroxyl/ Hydroxyl value
 Phương pháp: Cân chính xác một lượng nguyên liệu bình cầu gắn ống hồi
lưu, thêm chính xác 5mL acetic anhydride-pyridine TS  đun 1h (95 ÷
1000C)  làm lạnh, thêm tiếp 1mL nước từ phía trên ống hồi lưu, lắc kỹ 
đun thêm 10 phút nữa  làm lạnh  tráng ống bằng 5mL ethanol. Chuẩn
độ mẫu bằng dung dịch chuẩn KOH-C2H5OH 0,5 mol/L (chỉ thị: 2-3 giọt
phenoltalein TS). Dung dịch từ không màu  màu hồng. Tiến hành tương tự
đối với mẫu trắng.

 Cách pha acetic anhydride-pyridine TS: trộn 15mL of acetic anhydride với
45mL of pyridine. Pha dung dịch trước khi sử dụng và đựng trong bình tối.
Không sử dụng nếu dung dịch có màu đậm hơn vàng nhạt.
Acetic anhydride
 Thông tin cơ bản:
 Số CAS: 108-24-7
 Khối lượng phân tử: 102.08 g/mol
 Công thức cấu tạo:

 Đặc tính vật lý:


 Hình thể: lỏng
 Màu sắc: không màu
 Mùi: gây nhức (stinging)
 Điểm chớp cháy: 49°C
 Khả năng tan trong nước: tan trong nước, phản ứng mãnh liệt.
Acetic anhydride (tt)
 Đặc tính hóa học:
 Dễ dàng hòa tan trong các dung môi hữu cơ thông thường.
 Là dung môi tốt cho nhiều chất hữu cơ và vô cơ.
 Acetic anhydride phản ứng chậm với nước ở nhiệt độ phòng tạo thành acetic acid. Ở nhiệt
độ cao, phản ứng dữ dội và tỏa nhiệt. Phản ứng được tăng tốc nếu có xúc tác là sulfuric
acid hoặc acid vô cơ, thậm chí có thể gây nổ.

 Trong thủy quyển, bị thủy phân nhanh chóng (thời gian bán hủy 4,4 phút) thành acetic acid
- dễ dàng bị phân hủy sinh học.
 Trong khí quyển, chuyển đổi thành acetic acid bởi sự suy thoái quang hóa (thời gian bán
hủy 22 ngày).
 Độc tính đối với sinh vật dưới nước là vừa (18 đến 3400 mg/l), nhưng nó chỉ tồn tại trong
một thời gian ngắn do quá trình thủy phân nhanh chóng thành acetic acid và không có tiềm
năng tích lũy sinh học.
Acetic anhydride (tt)
 Tính ổn định và tính phản ứng:
 Hỗn hợp hơi với không khí dễ nổ khi nhiệt độ tăng.
 Nhạy cảm với độ ẩm.
 Rủi ro nổ với: ethanol, kali permanganat, các chất oxy hóa mạnh,
axit perchloric, axit nitric, hydro peroxide, oxit crôm (VI), bari
peroxide, sodium peroxide, hợp chất peroxi.
 Phản ứng tỏa nhiệt với amoniac, kali hydroxide, nitrat, natri
hydroxide, axít axetic loãng.
 Vật liệu tương kỵ: sắt, đồng.
Acetic anhydride (tt)
Nhận dạng các nguy cơ:

 Nguy cơ cháy nổ:


 Chất lỏng và hơi dễ cháy, nhóm 3.

 Độc tính cấp tính:


 Đường miệng: nhóm 4, gây bỏng nặng cho miệng và cổ họng, nguy cơ thủng
dạ dày và thực quản, nôn ra máu.
 Hít phải: nhóm 2, khó thở, hỏng đường hô hấp, gây tử vong.
 Ăn mòn da: nhóm 1B, gây bỏng da nặng và tổn thương mắt (có nguy cơ mù).

 Độc tính mãn tính:


 Ho, khó thở, rối loạn dạ dày/ tim mạch, nôn ra máu, sốc, hôn mê, ngưng thở.
Acetic anhydride (tt)
 Phòng ngừa:
 Phương tiện bảo hộ cá nhân: găng tay cao su butyl, kính bảo hộ, mặt nạ phòng
độc, làm việc trong tủ hút.
 Tránh xa sức nóng, tia lửa, ngọn lửa hoặc các nguồn gây cháy khác.
 Rửa tay và nặt sau khi làm việc với hóa chất.
 Không để hóa chất đi vào hệ thống cống rãnh (nguy cơ nổ).
 Ứng phó:
 Tiếp xúc da: rửa bằng nhiều nước.
 Tiếp xúc mắt: rửa bằng nước trong vài phút.
 Hít phải: chuyển nạn nhân ra nơi thoáng khí, nghỉ ngơi ở tư thế dễ thở. Nếu
ngừng thở thì hô hấp nhân tạo.
 Nuốt phải: súc miệng, uống tối đa 2 cốc nước, không được gây nôn (nguy cơ
thủng dạ dày.
 Tràn đổ: thu gom, dùng vật hấp thụ chất lỏng, cột chặt miệng túi, lau sàn.
 Phương tiện chữa cháy: CO2, bột khô, không dùng nước/ bọt.
Pyridine
 Thông tin cơ bản:
 Là một hydrocacbon thơm, chứa Nitơ.
 Số CAS: 110-86-1
 Khối lượng phân tử: 79,1g/mol.
 Công thức cấu tạo:

 Đặc tính vật lý:


 Hình thể: lỏng.
 Màu sắc: không màu.
 Mùi: cá thối, rất khó chịu.
 Hơi hóa chất nặng hơn không khí và có thể lan tỏa dọc theo sàn nhà.
 Điểm chớp cháy: 17°C
 Khả năng tan trong nước: khoảng 1.000 g/l (20°C)
Pyridine (tt)
 Đặc tính hóa học:
 Làm dung môi cho nhiều chất hữu cơ khác.
 Dị vòng nitơ thể hiện tính kiềm yếu.
 Pyridine cũng có thể hình thành phức kết tinh với các ion kim loại.
 Tạo thành hỗn hợp độc hại trong nước, cho dù được pha loãng.
Pyridine (tt)
 Tính ổn định và tính phản ứng:
 Hơi có thể tạo hỗn hợp dễ nổ với không khí .
 Ổn định ở nhiệt độ phòng.
 Rủi ro nổ với: acid perchloric, các oxit nitơ, hợp chất halogen -
halogen.
 Rủi ro bốc cháy hoặc tạo khí dễ cháy: acid anhydrides, hơi sulfuric
acid, các chất oxi hóa, nitric acid.
 Phản ứng tỏa nhiệt với sulfuric acid, flo, silver perchlorate.
 Vật liệu tương kỵ: cao su, đồ nhựa, kim loại.
Pyridine (tt)
Nhận dạng các nguy cơ:

 Nguy cơ cháy nổ:


 Chất lỏng và hơi rất dễ cháy, nhóm 2.
 Phát sinh khí hoặc hơi dễ cháy, nguy hiểm khi có lửa.
 Tạo thành hỗn hợp dễ nổ với không khí ở nhiệt độ môi trường.

 Độc tính cấp tính:


 Đường miệng: nhóm 4, có hại.
 Hít phải: nhóm 4, có hại. Khó thở, buồn nôn, đau bụng, xung huyết phổi.
 Về da: nhóm 4, có hại. Gây kích ứng mắt nghiêm trọng.

 Độc tính mãn tính:


 Ho, khó thở, rối loạn tim mạch, nôn mửa, sốc, đau đầu, mất ngủ.
Pyridine(tt)
 Phòng ngừa:
 Phương tiện bảo hộ cá nhân: găng tay cao su butyl, kính bảo hộ, mặt nạ phòng
độc (bình lọc A), làm việc trong tủ hút.
 Để xa các nguồn nhiệt/ tia lửa/ lửa/ các bề mặt nóng và nguồn gây cháy.
 Rửa tay và nặt sau khi làm việc với hóa chất.
 Không để hóa chất đi vào hệ thống cống rãnh, nguy cơ nổ.
 Ứng phó:
 Tiếp xúc da: rửa bằng nhiều nước và xà phòng.
 Tiếp xúc mắt: rửa bằng nước trong vài phút.
 Hít phải: đưa nạn nhân đến nơi có không khí sạch. Hô hấp nhân tạo nếu
ngừng thở.
 Nuốt phải: uống nước ngay lập tức (tối đa 2 cốc).
 Tràn đổ: thu gom, bỏ vào túi kín rồi buộc chặt, xả rửa vết tràn.
 Phương tiện chữa cháy: CO2, bột khô, nước, bọt.
Tai nạn phòng Lab
 Vụ nổ do dung dịch hydrogen peroxide và acetic anhydride:
 Địa điểm & thời gian: Khoa Hóa, Đại học Northwestern, 03/12/2010
 Hậu quả: một người bị thương nặng.
 Diễn biến: Vụ nổ xảy ra do áp dụng quy trình sửa đổi là sử dụng dung
dịch H2O2 35% thay cho dung dịch 30%. Quy trình yêu cầu kết hợp
dung dịch H2O2 với acetic anhydride để tạo thành peracetic acid, lượng
nước trong dung dịch H2O2 còn dùng để loại bỏ acetic anhydride dư.
 Nguyên nhân: Cùng một lượng H2O2, số mol nước có dung dịch H2O2
35% ít hơn khoảng 21% so với số mol nước có trong dung dịch H2O2
30%. Lượng anhydride acetic còn lại sau khi chuyển đổi phần lớn thành
peracetic acid (hợp chất mong muốn) hoặc acetic acid (sản phẩm phụ),
có thể đã kết hợp với peracetic acid để tạo thành diacetyl peroxide.
Peroxide hữu cơ này được biết đến là một chất nổ nhạy cảm với sốc.
Tai nạn phòng Lab (tt)
 Rò rỉ pyridine:
 Địa điểm & thời gian: phòng thí nghiệm Đại học Augustana, trước kỳ
nghỉ lễ Tạ ơn.
 Hậu quả: một sinh viên bị thương nhẹ, các lớp học bị hủy.
 Diễn biến: một sinh viên phòng Lab hữu cơ cần 10 mL pyridine cho thí
nghiệm đã đi đến kho hóa chất. Anh đã đặt chai pyridine 4L lên cái bàn
trong kho và bị chạm nhẹ một góc. Chai hóa chất bị nứt một nửa theo
đường chéo và khoảng 2L pyridine văng lên người, bàn và sàn nhà.
Anh ta ngay lập tức cảm thấy buồn nôn nên kêu cứu rất to nhiều lần
nhưng không ai nghe thấy. Vì thế anh ta chạy vội đến khu vực vòi sen
tầng dưới để dội nước mặc dù trong phòng Lab hữu cơ có vòi hoa sen
(do bị mất phương hướng dưới ảnh hưởng của hóa chất). Pyridine đã
chảy lan trên đùi và đầu gối trái của anh ta, làm xuất hiện các nốt đỏ.
Tai nạn phòng Lab (tt)
 Diễn biến (tt): Kho hóa chất đặt giữa phòng Lab hữu cơ và phòng Lab
đại cương. Vì anh sinh viên chạy ngang qua phòng Lab hữu cơ nên cả
lớp biết được tình hình và nhanh chóng sơ tán. Còn phòng Lab đại
cương chỉ nhận biết sau đó vài phút, khi các sinh viên ngửi thấy mùi
pyridine và buồn nôn. 15 phút sau, mọi người ở các nơi khác của tòa
nhà được sơ tán hết. Anh sinh viên được đưa đến bệnh viện địa
phương, bôi kem kháng sinh và chống bỏng.
Mặc dù giáo viên hướng dẫn đã có kinh nghiệm xử lý tràn đổ hóa chất
nhưng trường hợp này xảy ra trên diện rộng và chưa từng gặp phải nên
họ gọi cứu hộ. Phần pyridine tràn đổ sau khi đã bay hơi bớt có đường
kính 1.2 m. Đội cứu hộ phải đeo mặt nạ phòng hơi độc. Họ bật các tủ
hút trong tòa nhà và mở các cửa sổ của kho chứa. Sau khi xử lý xong
phần chất lỏng, họ quyết định cách tốt nhất để xử lý đám hơi là để hệ
thống thông gió của tòa nhà hoạt động suốt trong kỳ nghỉ lễ Tạ ơn.
Thảo luận
1. Vì sao không được dùng nước để dập tắt đám cháy có acetic
anhydride?
2. Yêu cầu lưu trữ ghi “để xa các nguồn gây cháy”. Cho ví dụ các nguồn
gây cháy?
3. Trong trường hợp tai nạn rò rỉ pyridine, hãy đề ra các biện pháp để
phòng ngừa cho các tình huống sau:
 Khi sinh viên ở kho chứa hóa chất cách xa phòng lab kêu to mà ko ai
nghe thấy.
 Thực hiện thí nghiệm chỉ cần 10 mL pyridine.
 Khi đội cứu hộ đến, họ yêu cầu được xem MSDS. Nhưng MSDS chỉ có
thể được truy cập online trên hệ thống máy tính đặt trong kho chứa.

You might also like