You are on page 1of 1

BÀI 10 – ĐIỀU CHẾ VÀ KIỂM ĐỊNH NƯỚC JAVEL

1. Tại sao dung dịch sau khi điện giải lại có màu đen?
Màu đen đó là màu của than chì.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng clor hoạt tính trong khi điện giải?
- Muối NaCl phải thậc tinh khiết.
- Thời gian điện giải.
- Nhiệt độ (phải ngâm dung dịch điện giải trong nước đá để tránh nhiệt độ cao tạo sản phẩm phụ
là NaClO3, nhiệt độ thấp thì Cl2 thoát ra chậm hơn, ít bị thất thoát hơn).
3. Các đơn vị xác định hàm lượng clor hoạt tính?
- Độ clor Pháp = số lít khí Cl2 phóng thích / 1 kg sản phẩm.
- Độ clor Anh = số gam khí Cl2 phóng thích / 100g sản phẩm (nồng độ phần tram Cl2).
- Trong bài thực tập, độ clor hoạt tính được tính dựa trên Cl2, không phải ClO-.
4. Ở các hồ bơi, những nơi cần tẩy trùng thì người ta có dùng nước Javel không? Nếu
không thì dùng gì?
Trước đây có xài nướ Javel, sau đó xài muối Ca(ClO)2 nhưng bất tiện do Ca2+ có thể bị kết tủa
đọng lại. Hiện tại xài clor hữu cơ (cloramine T hoặc cloramine B, B = benzene, T = toluene).
5. Định lượng clor hoạt tính, thay vì dùng AcOH thì có thể dùng HCl được không?
Không, vì khi dùng HCl là dùng thêm ion Cl- có tính khử => có thể làm sai kết quả định lượng.
6. Tại sao khi chuẩn độ phương pháp iod thì phải cho chỉ thị hồ tinh bột khi màu iod rất
nhạt mà không cho từ ban đầu?
Vì nếu cho hồ tinh bột ngay từ lúc đầu thì hồ tinh bột sẽ hấp phụ rất chặt iod và không nhả ra ->
một lượng iod không được chuẩn độ -> sai số thiếu.
7. Khi pha dung dịch định lượng có nhất thiết phải thêm các thuốc thử và Javel theo đúng
thứ tự nêu trên không?
Phải cho nước Javel cuối cùng vì phản ứng tạo thành iod, có thể thăng hoa -> sai kết quả định
lượng.

You might also like