You are on page 1of 10

Học môn sinh cùng cô Kim Dung Trang 1

Bài 6
HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
A.TÓM TẮT LÍ THUYẾT B.CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
I.Khái quát về hô hấp ở thực vật
1.Khái niệm hô hấp ở thực vật
- Hô hấp ở thực vật là quá trình phân giải các hợp
chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản (CO2 và
H2O), đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng
ATP và nhiệt.
- Phương trình tổng quát của hô hấp hiếu khí: Câu 1: Ở thực vật, hô hấp hiếu khí diễn ra ở cơ quan
C6H12O6 + 6O2  6CO2 + 6H2O + Q nào?
(ATP+ nhiệt) Gợi ý trả lời:
2.Vai trò của hô hấp ở thực vật - Hô hấp hiếu khí diễn ra ở mọi cơ quan của cơ thể
- Cung cấp năng lượng cần thiết để duy trì các hoạt thực vật, đặc biệt diễn ra mạnh ở các cơ quan có
động sống của tế bào và cơ thể như vận chuyển các hoạt động sinh lí mạnh (rễ, hạt đang nảy mầm, hoa
chất, tổng hợp các chất hữu cơ, sinh trưởng, phát và quả…)
triển…
- Một phần năng lượng giải phóng dưới dạng nhiệt
giúp thực vật có khả năng chịu lạnh, duy trì nhiệt độ
thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể.
- Tạo các sản phẩm trung gian cung cấp nguyên liệu
để tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
Vd: + Pyruvic acid được dùng để tổng hợp protein,
auxin, phenol…
+ Acetyl – CoA được dùng để tổng hợp các acid
béo, các sắc tố..
- Tăng khả năng chống bệnh của thực vật. Khi tiếp
xúc với các tác nhân gây bệnh, thực vật tăng cường
độ hô hấp, chuyển hoá năng lượng và tích luỹ các
hợp chất có tính chống chịu (phenol, tannin,
chlorogenic acid…)

II. Các giai đoạn hô hấp ở thực vật


Quá trình hô hấp ở thực vật có thể diễn ra theo 2
con đường:
- Phân giải hiếu khí ( Gồm đường phân + hô hấp hiếu
khí): Xảy ra trong điều kiện có O2
- Phân giải kị khí ( Gồm đường phân +lên men) : Xảy
ra trong điều kiện thiếu O2
1. Phân giải hiếu khí diễn ra trong tế bào chất và ti
thể khi có O2, gồm ba giai đoạn:
+ Đường phân: Xảy ra trong tế bào chất, 1 phân tử
glucose bị phân giải thành 2 phân tử pyruvic acid và
thu được 2ATP, 2NADH.
+ Oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs: Hai phân
tử pyruvic acid được chuyển vào ti thể và bị oxi hóa

Zalo: 0919079383 – Youtube: Kim Dung Trần


Học môn sinh cùng cô Kim Dung Trang 2
thành 2 phân tử acetyl-CoA, 2NADH và 2CO2. Sau đó,
mỗi acetyl-CoA sẽ bị oxi hóa hoàn toàn trong chu
trình Krebs thành 2CO2, 3NADH, 1FADH2 và 1ATP. Sản
phẩm thu được 6 phân tử CO2, 2ATP, 8NADH và
2FADH2.
+ Chuỗi chuyền electron hô hấp: Diễn ra ở màng
trong ti thể, các phân tử NADH và FADH2 được tạo ra
ở các giai đoạn trước sẽ tham gia vào chuỗi chuyền
electron hô hấp và quá trình phosphoryl hóa tạo ra
ATP và H2O.
 Khi phân giải hiếu khí một phân tử glucose có thể
thu được từ 30-32 ATP.
- Phân giải kị khí diễn ra trong tế bào chất khi không
có O2, gồm 2 giai đoạn: đường phân và lên men, tạo
lactic acid hoặc rượu ethanol. Khi phân giải kị khí
một phân tử glucose chỉ thu được 2 ATP

III.Các nhân tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật


1.Hàm lượng nước
- Là môi trường và nguyên liệu của hô hấp. Câu 2: Khi điều kiện thời tiết khô hạn, quá trình hô
- Ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme hô hấp. hấp ở thực vật bị ảnh hưởng như thế nào?
- Ảnh hưởng rõ nét nhất ở hạt (cường độ hô hấp Gợi ý trả lời:
tăng 4-5 lần khi độ ẩm hạt tăng thêm 14% - 15%) - Khi điều kiện sống khô hạn, quá trình hô hấp của
2. Nhiệt độ thực vật sẽ giảm hoặc bị ức chế vì nước là nguyên
- Ảnh hưởng đến hô hấp thông qua ảnh hưởng đến liệu, dung môi và môi trường diễn ra các phản ứng
hoạt tính của enzim tham gia xúc tác các phản ứng. hóa học trong quá trình hô hấp. Bên cạnh đó, nước
- Ảnh hưởng đến cường độ hô hấp tùy thuộc từng còn ảnh hưởng đến hoạt động của các enzym hô hấp
loài, từng vùng sinh thái, thời kì sinh trưởng…
- Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng 30o – Câu 3: Quan sát hình 6.2, hãy cho biết nhiệt độ ảnh
35oC hưởng như thế nào đến hô hấp ở thực vật
3.Nồng độ O2 và CO2
- O2 Là nguyên liệu của quá trình hô hấp, tham gia
oxi hóa các chất hữu cơ, là chất nhận electron cuối
cùng của chuỗi chuyền electron hô hấp.
- Nồng độ O2 trong không khí thuận lợi cho hô hấp
khoảng 21%, nếu nồng độ O2 giảm xuống dưới 5%
thì cường độ hô hấp giảm và cây chuyển sang phân
giải kị khí.
- CO2 là sản phẩm tạo thành trong hô hấp.
- Nồng độ CO2 thuận lợi cho hô hấp là 0,03%.
- Nếu nồng độ tăng quá cao sẽ gây ức chế quá trình
hô hấp
*Lưu ý: Gợi ý trả lời
Một số thực vật sống trong môi trường luôn thiếu - Nhiệt độ ảnh hưởng đến hô hấp thông qua ảnh
O2 (đầm lầy, môi trường ngập nước…) có nhiều cơ hưởng đến hoạt tính của enzym tham gia xúc tác các
chế giúp cây thích nghi với điều kiện này. Vd phản ứng. Khi nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp tăng
dần và đạt cao nhất tại giá trị nhiệt độ tối ưu. Nhiệt
độ tới ưu cho quá trình hô hấp trong khoảng 30-
35oC, nếu vượt qua ngưỡng này thì cường độ hô hấp

Zalo: 0919079383 – Youtube: Kim Dung Trần


Học môn sinh cùng cô Kim Dung Trang 3
- Củ ấu có rễ mọc trong bùn nhưng có cuống lá hình giảm. Nếu nhiệt độ môi trường tăng cao (trên 55oC)
thành các túi khí để dự trữ oxigen cung cấp cho rễ thì hô hấp không diễn ra do nhiệt độ cao làm mất
hoạt tính của enzym hô hấp

Câu 4: Tại sao nhiều loài thực vật (cải ngọt, hoa
hồng,…) chỉ có thể sống trong môi trường đất
thoáng khí và thoát nước tốt?
Gợi ý trả lời
Đất thoáng khí và thoát hơi nước tốt tạo điều kiện
cho sự xâm nhập của O2 từ không khí vào môi
trường đất, đảm bảo cho quá trình hô hấp ở rễ diễn
- Thực vật sống trong đất ngập nước có mạng lưới
ra bình thường  thuận lợi cho quá trình hút nước
mô khí thông từ lá đến rễ hình thành con đường
và khoáng ở rễ  cây sinh trưởng và phát triển tốt
thông khí liên tục để cung cấp oxigen cho rễ ngập
nước ( lúa nước, sen, súng…)
Câu 5: Tại sao khi nồng độ CO2 trong không khí tăng
- Có hệ rễ khí sinh nhô ra khỏi mặt nước để lấy
lên khoảng 35% so với mức bình thường thì hầu
oxigen từ không khí (mắm, đước)
hết các loại hạt giống sẽ bị mất khả năng nảy mầm.
Gợi ý trả lời
Nồng độ CO2 trong không khí thuận lợi cho quá trình
hô hấp là 0,03 %, nếu nồng độ CO2 trong không khí
tăng cao sẽ gây ức chế quá trình hô hấp. Do đó, khi
nồng độ CO2 trong không khí tăng lên khoảng 35%
so với mức bình thường sẽ ức chế quá trình hô hấp
của hạt  không tạo được ATP cho quá trình tổng
hợp các chất cần thiết cho sự nảy mầm  hầu hết
các loại hạt giống sẽ bị mất khả năng nảy mầm

Zalo: 0919079383 – Youtube: Kim Dung Trần


Học môn sinh cùng cô Kim Dung Trang 4

IV. Ứng dụng của hô hấp ở thực vật vào thực tiễn
Câu 6: Tại sao biện pháp bảo quản lạnh vừa hạn chế
giảm hàm lượng chất hữu cơ, vừa có tác dụng ngăn
chặn sự phát triển của vi sinh vật gây hại cho nông
sản.
Gợi ý trả lời
-Bảo quản lạnh có cơ sở khoa học là làm giảm nhiệt
độ môi trường bảo quản, qua đó, giảm cường độ hô
hấp và hoạt tính của nhiều enzyme trong tế bào 
làm chậm quá trình phân giải các chất hữu cơ trong
nông sản, đồng thời ức chế hoạt động của các vi sinh
vật gây hại.

Zalo: 0919079383 – Youtube: Kim Dung Trần


Học môn sinh cùng cô Kim Dung Trang 5

V.Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp

Quang hợp và hô hấp là hai quá trình có mối quan hệ


mật thiết, phụ thuộc lẫn nhau. Sản phẩm của quang
hợp là nguồn nguyên liệu cho hô hấp và ngược lại.

B.CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1. Hô hấp ở thực vật là
A. quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản đồng thời giải phóng năng lượng dưới
dạng ATP.
B. quá trình phân giải các hợp chất vô cơ thành các chất hữu cơ đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng
ATP.
C. quá trình phân giải các hợp chất vô cơ thành các chất hữu cơ đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng
nhiệt.
D. quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản đồng thời tích lũy năng lượng ATP.
Câu 2. Nguyên liệu của quá trình hô hấp ở thực vật là:
A. CO2 ; H2O ; Q(ATP+ nhiệt) B. C6H12O6 và O2
C. CO2 và O2 D. H2O; O2 và Q(ATP và nhiệt)
Câu 3. Sản phẩm của quá trình hô hấp ở thực vật là:
A. CO2 ; H2O ; Q(ATP+ nhiệt) B. C6H12O6 và O2
C. CO2 và O2 D. H2O; O2 và Q(ATP và nhiệt)
Câu 4. Quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản đồng thời giải phóng năng
lượng dưới dạng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của thực vật được gọi là
A. quang hợp ở thực vật. B. phân giải hiếu khí ở thực vật.
C. hô hấp ở thực vật. D. quá trình lên men ở thực vật.
Câu 5. Hô hấp ở thực vật có vai trò
A. cung cấp năng lượng ATP cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào, cơ thể.
B. cung cấp O2 giúp điều hòa không khí và năng lượng nhiệt giúp ổn định nhiệt độ cơ thể.
C. cung cấp sản phẩm trung gian, đồng thời giải phóng CO2 giúp khử độc cho cơ thể.
D. hấp thu CO2, giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.
Câu 6. Hô hấp ở thực vật có vai trò cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào, cơ thể
như
A. duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống.

Zalo: 0919079383 – Youtube: Kim Dung Trần


Học môn sinh cùng cô Kim Dung Trang 6
B. sinh tổng hợp các chất hữu cơ, vận chuyển và trao đổi các chất.
C. giúp thực vật có khả năng chịu lạnh.
D. giúp bay hơi một số hợp chất dẫn dụ côn trùng tham gia quá trình thụ phấn.
Câu 7. Ý nào dưới đây không phải là vai trò của hô hấp ở thực vật?
A. cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào, cơ thể.
B. giúp thực vật duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể.
C. cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
D. hấp thu CO2, giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.
Câu 8. Ở thực vật, hình thức hô hấp chủ yếu là
A. hô hấp kị khí. B. phân giải kị khí. C. hô hấp hiếu khí. D. lên men.
Câu 9. Ở thực vật, cơ quan hô hấp hiếu khí mạnh nhất diễn ra ở đâu?
A. Rễ B. Thân C. Lá D. Cành
Câu 10. Khi nói về vai trò của hô hấp ở thực vật có bao nhiêu ý đúng?
1) Cung cấp năng lượng cần thiết để duy trì các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
2) Năng lượng giải phóng dưới dạng nhiệt giúp thực vật duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của
cơ thể.
3) Tạo các sản phẩm trung gian cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
4) Tăng khả năng chống bệnh của thực vật.
5) Hấp thụ CO2, giải phóng O2, kiến tạo và duy trì tầng ozon, giảm hiệu ứng nhà kính.
A. 3 B. 4 C. 5 D. 1
Câu 11. Quá trình hô hấp ở thực vật diễn ra theo mấy con đường?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 12. Khi không có oxy phân tử, ở thực vật diễn ra
A. phân giải hiếu khí. B. phân giải kị khí.
C. lên men và chuỗi truyền electron hô hấp. D. oxy hóa pyruvic acd và chu trình Kresb.
Câu 13. Khi có oxy phân tử, ở thực vật diễn ra
A. phân giải hiếu khí. B. phân giải kị khí.
C. lên men và chuối chuyền electron ho hấp. D. oxy hóa pyruvic acd và chu trình Kresb.
Câu 14. Quá trình phân giải hiếu khí gồm
A. đường phân và lên men. B. đường phân và hô hấp hiếu khí.
C. đường phân và oxy hóa pyruvic acd. D. đường phân và chuỗi truyền electron hô hấp.
Câu 15. Giai đoạn đường phân diễn ra ở đâu?
A. Tế bào chất. B. Chất nền ti thể. C. Màng trong ti thể. D. Trong ti thể.
Câu 16. Giai đoạn chu trình Kresb diễn ra ở đâu?
A. Tế bào chất. B. Chất nền ti thể. C. Màng trong ti thể. D. Trong ti thể.
Câu 17. Giai đoạn chuỗi truyền electron hô hấp diễn ra ở đâu?
A. Tế bào chất. B. Chất nền ti thể. C. Màng trong ti thể. D. Trong ti thể.
Câu 18. Khi phân giải 1 phân tử Glucose, qua giai đoạn đường phân tạo mấy phân tử ATP?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 19. Kết thúc phân giải hiếu khí, 1 phân tử glucose bị phân giải tạo bao nhiêu ATP?
A. 26 - 28 B. 28 -30 C. 30-32 D. 36-38
Câu 20. Trong chu trình Krebs, 2 phân tử acetyl-CoA bị oxi hóa thu được sản phẩm là:
A. 8 NADH và 2FADH2 B. 2 ATP và 8 NADH
C. 2ATP; 8 NADH và 2 FADH2 D. 6NADH và 2FADH2
Câu 21. Khi nói về hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I) Nguyên liệu của quá trình hô hấp ở thực vật là C6H12O6 và O2
II) Hô hấp hiếu khí diễn ra trong mọi cơ quan của cơ thể thực vật, đặc biệt diễn ra mạnh ở rễ.
III) Hô hấp cung cấp sản phẩm trung gian làm nguyên liệu tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.

Zalo: 0919079383 – Youtube: Kim Dung Trần


Học môn sinh cùng cô Kim Dung Trang 7
IV) Hô hấp ở thực vật là quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ để cung cấp năng
lượng cho cơ thể.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 22. Khi nói về các giai đoạn của hô hấp ở thực vật có bao nhiêu phát biểu sau sai?
I) Quá trình hô hấp ở thực vật có thể diễn ra theo hai con đường: đường phân và lên men.
II) Khi có O2 thực vật diễn ra phân giải hiếu khí gồm 3 giai đoạn: đường phân; oxi hóa pyruvic acid và chu trình
Krebs; chuỗi chuyền electron hô hấp.
III) Giai đoạn đường phân xảy ra ở cả 2 con đường của hô hấp ở thực vật.
IV) Nếu không có O2, thực vật diễn ra phân giải kị khí gồm 2 giai đoạn: đường phân và lên men.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 23. Khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật ý nào sau đây không đúng?
A. Cường độ hô hấp ở hạt tăng 4-5 lần khi độ ẩm hạt tăng 14-15%.
B. Nhiệt độ tối ưu cho quá trình hô hấp trong khoảng 30-35oC.
C. Nồng độ O2 trong không khí thuận lợi cho quá trình hô hấp khoảng 21%.
D. Nồng độ CO2 trong không khí thuận lợi cho quá trình hô hấp là 0,01%.
Câu 24. Tại sao sau mỗi lần trời mưa, các bác nông dân thường phải cày, xới đất quanh gốc cây trồng?
A. Tránh cho cây không bị xói mòn đất.
B. Làm cho cây lấy được chất dinh dưỡng từ đất.
C. Làm cho đất tơi xốp, tạo điều kiện cho hô hấp ở rễ.
D. Làm cho cây phát triển bộ rễ, giúp cây đứng vững.
Câu 25. Tại sao nồng độ O2 trong không khí lại ảnh hưởng đến quá trình hô hấp ở thực vật?
A. Vì O2 là nguyên liệu của quá trình hô hấp, tham gia vào quá trình oxi hóa các chất hữu cơ.
B. Vì O2 là phân tử dễ hòa tan trong nước nên giúp cây có thể hô hấp khi ở trong môi trường nước.
C. Vì O2 là chất nhận electron đầu tiên của chuỗi chuyền electron hô hấp trong hô hấp hiếu khí.
D. Vì O2 là sản phẩm của quá trình hô hấp, tham gia vào quá trình oxi hóa các chất hữu cơ.
Câu 26. Tại sao khi nhiệt độ môi trường tăng cao (trên 55oC) thì hô hấp không diễn ra?
A. Vì do nhiệt độ cao ảnh hưởng đến quá trình tạo sản phẩm của quá trình hô hấp.
B. Vì do nhiệt độ cao làm mất hoạt tính của enzym hô hấp.
C. Vì nhiệt độ cao ảnh hưởng đến quá trình oxi hóa các chất hữu cơ trong cơ thể.
D. Vì do nhiệt độ cao sẽ làm cường độ hô hấp tăng ảnh hưởng đến chất lượng của hạt, quả.
Câu 27. Khi nồng độ CO2 trong không khí tăng cao sẽ
A. làm tăng quá trình hô hấp ở thực vật. B. gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.
C. gây ức chế quá trình quang hợp ở thực vật. D. gây ức chế quá trình hô hấp ở thực vật.
Câu 28. Tại sao một số loài thực vật sống trong môi trường luôn thiếu O2 nhưng cây vẫn hô hấp bình thường?
A. Những thực vật đó có nhiều cơ chế giúp cây thích nghi với điều kiện thiếu O2.
B. Những thực vật đó có lá hình thành các túi khí để dự trữ O2 cung cấp cho rễ.
C. Những thực vật đó có mạng lưới mô khí thông từ lá đến rễ hình thành con đường thông khí liên tục.
D. Những thực vật đó có hệ rẽ khí sinh nhô ra khỏi mặt nước để lấy O2 từ không khí.
Câu 29. Tại sao biện pháp bảo quản lạnh có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật gây hại cho nông
sản?
A. Làm tăng hoạt tính các enzyme chống vi khuẩn của nông sản từ đó ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật.
B. Làm mất các thụ thể của virus, vi khuẩn trên tế bào của nông sản.
C. Làm giảm cường độ hô hấp và hoạt tính của nhiều enzyme trong tế bào, nên làm chậm quá trình phân giải
các chất hữu cơ của nông sản.
D. Làm tăng quá trình sinh lý, sinh hóa và trao đổi chất của sản phẩm giúp giảm hàm lượng chất hữu cơ.
Câu 30. Tại sao trong bảo quản hạt và nông sản người ta lại sử dụng phương pháp làm giảm cường độ hô
hấp đến mức tối thiểu?
A. Vì hô hấp làm tăng thời gian bảo quản hạt và nông sản.
B. Vì hô hấp làm giảm hàm lượng chất hữu cơ trong cơ thể thực vật.

Zalo: 0919079383 – Youtube: Kim Dung Trần


Học môn sinh cùng cô Kim Dung Trang 8
C. Vì hô hấp giúp tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể thực vật.
D. Vì hô hấp tạo nhiệt nên duy trì được nhiệt độ thuận lợi trong quá trình bảo quản.
Câu 31. Rau, củ, quả được bảo quản trong ngăn mát sẽ tươi lâu hơn, lý do nào sau đây không đúng?
A. Giảm nhiệt độ của thực phẩm, làm chậm lại quá trình sinh lý, sinh hóa và trao đổi chất của sản phẩm.
B. Khi nhiệt độ giảm sẽ dẫn đến tăng cường hô hấp do đó làm giảm chất lượng rau, củ, quả.
C. Khi nhiệt độ giảm ảnh hưởng đến đến hoạt tính của enzyme, hô hấp không diễn ra.
D. Nhiệt độ lạnh giúp thực phẩm hạn chế quá trình hô hấp nên ít ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Câu 32. Chúng ta thường thấy rau trong siêu thị được bảo quản trong túi nylon đục lỗ và để trong tủ mát, cơ
sở khoa học của việc làm này là:
A. để giảm sự mất nước của rau, không làm cho rau héo.
B. để tăng sự thoát hơi nước của rau, giữ cho rau tươi lâu.
C. để tăng quá trình hô hấp của rau, giúp rau bảo quản được lâu hơn.
D. để tăng quá trình hô hấp của rau giúp rau không bị mất nước.
Câu 33. Tại sao lúa nước sống được trong môi trường đất ngập nước?
A. Vì ở lúa có mạng lưới mô khí thông từ lá đến rễ hình thành con đường thông khí liên tục để cung cấp O2 cho
rễ.
B. Vì ở lúa thực hiện quá trình hô hấp qua lá là chủ yếu nên trong môi trường ngập nước cây vẫn phát triển tốt.
C. Vì ở lúa có các mô và cơ quan phình to hình thành các túi khí dự trữ O2 cung cấp cho rễ.
D. Vì ở lúa có hệ rễ khí sinh nhô ra khỏi mặt nước để lấy O2 từ không khí.
Câu 34. Tại sao mắm, đước có thể sống được trong môi trường đất ngập nước?
A. Vì ở mắm, đước có mạng lưới mô khí thông từ lá đến rễ hình thành con đường thông khí liên tục để cung cấp
O2 cho rễ.
B. Vì ở mắm, đước thực hiện quá trình hô hấp qua lá là chủ yếu nên trong môi trường ngập nước cây vẫn phát
triển tốt.
C. Vì ở mắm, đước có các mô và cơ quan phình to hình thành các túi khí dự trữ O2 cung cấp cho rễ.
D. Vì ở mắm, đước có hệ rễ khí sinh nhô ra khỏi mặt nước để lấy O2 từ không khí.
Câu 35. Những loại thực phẩm nào sau đây thường được bảo quản bằng phương pháp bảo quản khô?
A. Các loại quả. B. Các loại rau, củ.
C. Các loại hạt ngũ cốc. D. Các loại rau, củ, quả.
Câu 36. Hô hấp là quá trình phân giải chất hữu cơ nên làm giảm hàm lượng chất hữu cơ trong cơ thể thực
vật, do đó ảnh hưởng đến chất lượng của hạt và nông sản trong quá trình bảo quản. Vì vậy để bảo quản hạt
và nông sản trong thời gian dài mà vẫn giữ được tối đa về số lượng và chất lượng, người ta có thể chủ động
sử dụng các biện pháp sau đây:
1) Bảo quản lạnh sử dụng cho các thực phẩm rau, củ, quả.
2) Bảo quản khô sử dụng cho các loại hạt ngũ cốc.
3) Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao sử dụng cho các loại rau và hạt ngũ cốc.
4) Bảo quản trong điều kiện nồng độ O2 thấp sử dụng cho các loại rau, củ, quả khô.
Trong các biện pháp trên có mấy biện pháp không đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Zalo: 0919079383 – Youtube: Kim Dung Trần


Học môn sinh cùng cô Kim Dung Trang 9
Câu 37. Quan sát hình sau và cho biết có bao nhiêu phát biểu sai?

1) Quang hợp và hô hấp là hai quá trình có mối liên hệ mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau.
2) Sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu của quá trình hô hấp và ngược lại.
3) Quá trình hô hấp ở thực vật xảy ra trong bào quan lục lạp.
4) Quá trình quang hợp ở thực vật xảy ra tại bào quan ti thể.
5) Nguyên liệu của quá trình quang hợp là sản phẩm của quá trình hô hấp.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 5
Câu 38. Để tăng hiệu quả hô hấp ở cây trồng người ta thường sử dụng các biện pháp nào sau đây?
1) Trồng cây đúng thời vụ.
2) Cung cấp đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng.
3) Cày, xới đảm bảo cho đất được tơi xốp và thoáng khí.
4) Xây dựng hệ thống cấp và thoát nước đảm bảo việc tưới tiêu hợp lí.
5) Cung cấp nồng độ CO2 cho cây trồng.
A. 1,2,4,5 B. 2,3,4,5 C. 1,2,3,5 D. 1,2,3,4

C.BÀI TẬP TỰ LUẬN

Câu 1: Em hãy hoàn thành bảng sau:


Khái niệm hô hấp
Phương trình tổng quát
của hô hấp
Nguyên liệu của quá trình
hô hấp
Sản phẩm của quá trình hô
hấp
Vai trò của hô hấp

Câu 2: Em hãy hoàn thành bảng sau:


Điểm phân biệt Phân giải kị khí Phân giải hiếu khí

Các giai đoạn


Nơi xảy ra
Nhu cầu oxy
Sản phẩm
Hiệu quả năng
lượng

Câu 3: Hãy nêu một số biện pháp nhằm tăng hiệu quả hô hấp ở cây trồng.

Zalo: 0919079383 – Youtube: Kim Dung Trần


Học môn sinh cùng cô Kim Dung Trang 10

Câu 4: Kể tên một số biện pháp được dùng để bảo quản hạt và nông sản chủ yếu dựa trên cơ sở điều khiển
các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp ở thực vật.

Câu 5: Giải thích cơ sở khoa học của việc rau trong siêu thị được bảo quản trong túi nylon đục lỗ và để trong
tủ mát?

Câu 6 : Hãy cho biết cơ sở khoa học của các biện pháp tăng hiệu quả hô hấp ở cây trồng?

Câu 7 : Hãy cho biết cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản hạt và nông sản, kể tên một số đối tượng
được bảo quản ở mỗi biện pháp bằng cách hoàn thành bảng sau:
Biện pháp Cơ sở khoa học Đối tượng
Bảo quản lạnh
Bảo quản khô
Bảo quản trong điều kiện
nồng độ CO2 cao
Bảo quản trong điều kiện
nồng độ O2 thấp

Câu 8. Hãy cho biết vai trò của hô hấp đối với quá trình hút nước và khoáng ở cây.

Câu 9. Tại sao thực vật có thể tồn tại được trong điều kiện thiếu O2 tạm thời?

Câu 10. Tại sao một số loài thực vật như mắm, đước có thể sống trong đất ngập nước?

Câu 11. Tại sao củ ấu có thể sống trong bùn luôn thiếu O2?

Câu 12. Vì sao khi trồng cây người ta phải thường xuyên xới đất ở gốc cây cho tơi xốp?

Zalo: 0919079383 – Youtube: Kim Dung Trần

You might also like