You are on page 1of 7

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO LAI CHÂU

TRƯỜNG THPT PHONG THỔ ĐỀ THI THỬ SỐ 17

Năm học: 2023 – 2024


Môn: Sinh học 11
Thời gian : 180 phút

Câu 1. ( 2 điểm)

a. Bằng những hiểu biết của mình e hãy giải thích câu sau

Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên

b. Trong quá trình cố định đạm, nguyên tử H trong NH3 có nguồn gốc từ chất nào sau đây: glucozo,
NADPH, CH4, H2

Câu 2. ( 2 điểm)

Người ta làm một thí nghiệm như sau: Đặt một cây thực vật C3 và một cây thực vật C4( kí hiệu A,B) vào một
nhà kính được chiếu sáng với cường độ thích hợp được cung cấp đầy đủ CO2 và có thể điều chỉnh nồng độ
oxy từ 0 đến 21%. Tiến hành theo dõi cường độ quang hợp và kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau

Hàm lượng O2 Cường độ quang hợp( mg CO2/dm2/giờ)


Cây A Cây B
21% 25 40
0% 40 40
Em hãy cho biết cây A,B thuộc thực vật C3 hay C4? Giải thích

Câu 3. ( 2 điểm)

Hô hấp của thực vật diễn ra ở loại bào quan nào? Hãy trình bày tóm tắt các giai đoạn của quá trình hô hấp
có tạo ra ATP?

Câu 4. ( 2 điểm)

a. Thế nào là ăn uống khoa học? Nêu vai trò của việc sử dụng thực phẩm sạch trong đời sống?

b. Hãy kể tên các bệnh về tiêu hóa, nguyên nhân, cách phòng tránh các loại bệnh đó

Câu 5. ( 2 điểm)

a. Qúa trình trao đổi khí ở côn trùng có ưu điểm gì?

1
b. Khi huyết áp giảm đột ngột thì hoạt động hô hấp sẽ biến đổi như thế nào?

c. Vì sao công nhân làm việc trong các hầm than thường bị ngạt thở?

Câu 6. ( 2 điểm)

a. Tế bào hồng cầu không có nhân còn tế bào bạch cầu có nhân. Cấu tạo như vậy phù hợp với chức năng
như thế nào?

b. Ở người trong chu kì tim, khi tâm thất co thì lượng máu ở hai tâm thất tống đi bằng nhau và không bằng
nhau trong những trường hợp nào? Giải thích

Câu 7. ( 2 điểm)
a. Tại sao trước khi tiêm một số loại kháng sinh người ta phải thử phản ứng dị ứng của cơ thể với kháng
sinh bằng cách tiêm một lượng rất nhỏ kháng sinh dưới da cẳng tay và theo dõi phản ứng xảy ra tại vị trí
tiêm?
b. Giải thích tên gọi "bệnh tự miễn". Kể tên một số bệnh tự miễn mà em biết.
Câu 8. ( 2 điểm)
a. Tại sao những người mắc bệnh sơ gan thường đồng thời biểu hiện bệnh máu khó đông?
b. Sự điều hòa huyết áp theo cơ chế thần kinh diễn ra như thế nào?
Câu 9. ( 2 điểm)
a. Điều gì xảy ra khi ánh sáng từ một vật phản chiếu vào mắt người?
b. Hiện tượng người quay đầu lại khi nghe tiếng người khác gọi tên mình từ phía sau có phải là cảm ứng
không? Giải thích.
Câu 10. ( 2 điểm)
a. Chất trung gian hóa học có vai trò như thế nào trong làn truyền xung động thần kinh qua synap?
b. Tại sao atropin lại có khả năng làm giảm đau ở người
----Hết---

2
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1.
a. Vụ lúa chiêm kéo dài khoảng tháng 1 đến tháng 5, lúc này cây lúa đang thời kì con gái, sinh trưởng phát
triển mạnh, cần nhiều nước và nhiều phân( nito) ( 0,25đ)
- Gặp thời kì khô hạn cây lúa thiếu nước và phân nên chậm lớn, chỉ lấp ló đầu bờ, ngang bờ. ( 0,25đ)
Hễ nghe tiếng sấm báo hiệu cơn mưa đầu mùa. Mưa giông đầu mùa thường có hiệ tượng phóng điện trong
tự nhiên, sấm chớp đồng thời cũng làm cho N2 bị ooxxy hóa thành nguồn đạm theo nước mưa cung cấp cho
cây. Cây lúa đang trong giai đoạn lớn cần nhiều nước và phân đang bị khô hạn gặp mưa đầu mùa chỉ việc
phất cờ mà lên ( 0,5đ)
b. Nguyên tử H trong NH3 có nguồn gốc từ glucozo vì quá trình khử nito thành NH3 sử dụng chất khử
NADH. Chất này được tạo thành trong quá trình hô hấp, nguyên tử H có trong C6H12O6. ( 1,0đ)
Câu 2.
- Cây A thuộc thực vật C3 cây B thuộc thực vật C4 ( 0,5đ)
- Thí nghiệm liên quan đến nồng độ oxy và cường độ quang hợp nên có liên quan đến hiện tượng hô hấp
sáng( 0,5đ)
- Cây C3 có hô hấp sáng nên khi nồng độ oxy tăng thì xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp.
Cây C4 không hô hấp sáng nên khi thay đổi nồng độ oxy thì không ảnh hưởng đến quang hợp( 0,5đ)
- Cây A ở hai lần thí nghiệm có cường độ quang hợp khác nhau là do khi giảm nồng độ oxy xuống 0% làm
giảm hô hấp sáng xuống thấp nhất do đó cường độ quang hợp tăng( 0,5đ)
Câu 3.
- Hô hấp ở thực vật có hai loạil là hô hấp tạo ra ATP diễn ra ở bào quan ty thể và hô hấp sáng ( không tạo
ATP) diễn ra ở lục lạp, peroxyxom và ty thể( 0,25đ)
- Hô hấp tạo ATP là quá trình hô hấp diễn ra thường xuyên trong tế bào thực vật quá trình này có 3 giai
đoạn chính( 0,25đ)
Giai đoạn đường phân: Xảy ra ở tế bào chất
1glucozo + 2NAD+ + 2ADP + 2Pi → 2 Axit piruvic + 2ATP + 2NADH ( 0,25đ)
Giai đoạn chu trình krebs: Khi môi trường nội bào có oxy
Cu trình krebs xảy ra ở chất nền ty thể. Bản chất của chu trình krebs là hệ thống các phản ứng thủy phân và
oxy hóa nguyên liệu đầu tiên là axit piruvic để hình thành sản phẩm cuối cùng là CO2, ATP, NADH,
FADH2. Chu trình krebs trải qua nhiều phản ứng nên tạo ra nhiều sản phẩm trung gian, mỗi sản phẩm trung
gian là nguyên liệu để tế bào sử dụng tổng hợp các chất cho tế bào( 0,25đ)
Phương trình tổng quát chu trình krebs
2 axit piruvic + 8NAD+ + 2FAD+ + 2ADP + 2Pi + 6H2O → 6CO2 + 2ATP + 8NADH + 2FADH2 ( 0,25đ)
Nếu môi trường nội bào không có oxy thì chu trình krebs không diễn ra mà diễn ra quá trình lên men tạo
rượu etilic hoặc axit lactic
Chuỗi chuyền electron
Chuỗi chuyền electron và quá trình photphorin hóa tạo ra ATP và H2O chuỗi truyền e diễn ra trên màng
trong ty thể cần có sự tham gia của oxy phân tử( 0,25đ)

3
Trong chuỗi truyền e, NADH và FADH2 là những chất cho điện tử. NADH phân li thành NAD+, H+ và e.
Điện tử được cung cấp cho các chất nhận điện tử trên màng trong ty thể. Điện tử sau khi đi qua các chất
nhận trung gian sẽ được kết hợp với oxy, H+ để tạo ra H2O theo phương trình( 0,25đ)
H+ + e + O2 → H2O
Vì vậy nếu không có oxy thì không có chất nhận e nên chuỗi truyền e sẽ không diễn ra( 0,25đ)
- Các chất nhận điện tử ở trên màng trong ty thể là những protein xuyên màng, đồng thời là những máy bơm
proton. Khi các bơm proton này nhận được điện tử thì nó sẽ lấy năng lượng từ điện tử để bơm H+ từ trong
chất nền ti thể ra xoang gian màng( xoang giữa 2 màng ti thể) để tạo thế năng H+. Các ion H+ sẽ khuếch tán
qua kênh ATPaza để tổng hợp ATP theo phương trình ADP + Pi → ATP
Câu 4.
a. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
+ Chế độ ăn uống đủ năng lượng đảm bảo cung cấp đủ năng lượng mà cơ thể cần theo độ tuổi, giới tính,
trạng thái sinh lí (mang thai, cho con bú,…).(0,25đ)
+ Chế độ dinh dưỡng đủ các chất dinh dưỡng và khối lượng mỗi chất dinh dưỡng giúp cung cấp đủ 6 nhóm
chất dinh dưỡng (carbohydrate, lipid, protein, vitamin, khoáng chất và nước) với tỉ lệ cân đối, thích hợp.
(0,25đ)
b.Vai trò của việc sử dụng thực phẩm sạch trong đời sống
- Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tạo điều kiện tối ưu cho sự tồn tại và phát triển của cơ
thể. (0,25đ)
- An toàn cho người sử dụng, tránh được các bệnh do tác nhân sinh học, hoá học, vật lí trong thức ăn gây ra.
(0,25đ)
c. Các bệnh về tiêu hóa và cách phòng tránh
- Có rất nhiều bệnh về đường tiêu hoá như tiêu chảy, viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư đại tràng,... (0,25đ)
- Nguyên nhân gây ra bệnh rất khác nhau, có bệnh là do ăn uống không đúng cách, chế độ ăn uống không
cân đối, ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh; có bệnh là do lối sống như uống rượu bia nhiều, hút nhiều
thuốc, thời gian ăn uống tuỳ tiện, không hợp lí,... (0,25đ)
- Phòng tránh các bệnh về tiêu hoá cần có chế độ ăn đủ chất, đủ lượng, hạn chế đồ mặn, đồ chiên xào, đảm
bảo vệ sinh, ăn uống điều độ, tránh vận động ngay sau khi ăn,... Tuỳ từng bệnh cụ thể mà có biện pháp
phòng tránh phù hợp.
• Một số bệnh tiêu hóa phổ biến: 0,5đ
Các
bệnh Nguyên nhân Cách phòng tránh
tiêu hóa
- Do lây nhiễm virus (như Rotavirus,…), vi - Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
khuẩn (E.coli, Shigella, Tả,…) hoặc kí sinh trường: Rửa tay thường xuyên đặc biệt là trước
trùng (Giardia, Cryptosporidium, amip,…). khi ăn và sau khi ăn; không đi vệ sinh bừa bãi;
- Do thuốc, thức ăn không hợp vệ sinh, dị không sử dụng phân chưa qua xử lí để bón cây;
ứng,… …
1. Tiêu
- Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Ăn chín
chảy
uống sôi; không ăn thực phẩm có dấu hiệu ôi
thiu hoặc chứa tác nhân gây dị ứng; sử dụng
thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; đảm
bảo vệ sinh trong khâu chế biến và bảo quản
thực phẩm;…
2. Viêm - Do nhiễm vi khuẩn HP. - Hạn chế nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP bằng cách
loét dạ - Do sử dụng thường xuyên các loại thuốc vệ sinh tay thường xuyên và ăn những loại thực
dày tá kháng viêm không steroid (NSAID). phẩm sạch, được nấu chín hoàn toàn.
tràng - Ăn thức ăn cay, thực phẩm không lành - Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau hoặc sử dụng
mạnh và căng thẳng thần kinh khiến viêm thuốc giảm đau theo tư vấn chuyên môn từ phía
loét dạ dày tá tràng trở nên nghiêm trọng bác sĩ để tránh tình trạng sử dụng quá nhiều
4
hơn. NSAID.
- Không uống rượu và hút thuốc lá; hạn chế sử
dụng thức ăn cay nóng; giữ tinh thần thoải mái;

- Do di truyền: Ung thư đại tràng do liên - Không hút thuốc lá.
quan đến một số hội chứng di truyền như - Hạn chế thức uống có cồn.
bệnh đa polyp đại tràng gia đình (FAP), hội - Duy trì cân nặng hợp lí, tránh tình trạng thừa
chứng ung thư đại tràng di truyền không cân hoặc béo phì.
3. Ung polyp. - Tuân thủ chế độ ăn nhiều chất xơ, tiêu thụ
thư đại - Do các tổn thương tiền ung thư như: Viêm lượng chất đạm hợp lí; chế biến thức ăn khoa
tràng đại tràng chảy máu, Bệnh Crohn, Polyp đại học.
tràng,… - Tập thể dục thể thao đều đặn, 2 – 3 lần/tuần.
- Do yếu tố dinh dưỡng: Chế độ ăn nhiều - Chủ động đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để
thịt, mỡ động vật, ít chất xơ, thiếu vitamin, tầm soát ung thư đại tràng nhằm phát hiện bệnh
hoặc thực phẩm có chứa nitrosamin,… sớm và điều trị hiệu quả.
Câu 5.
a. Trao đổi khí ở côn trùng có ưu điểm
- Hệ thống ống khí của côn trùng đã giảm mức hao phí năng lượng trong trao đổi khí do các ống khí trực
tiếp đưa khí đến các tb cơ thể nên không tốn năng lượng chuyển khí trung gian qua hệ tuần hoàn (0,25đ)
- Phương thức trao đổi khí này thích nghi với một số loài động vật có kích thước nhỏ, hệ tuần hoàn hở
(0,25đ)
b. Khi huyết áp giảm đột ngột thì hoạt động hô hấp tăng
- Nguyên nhân:
+ Khi huyết áp giảm làm vận tốc máu giảm. Việc vận chuyển oxi và loại thải CO2 giảm làm cho lượng CO2
trong máu cao hơn bình thường (0,25đ)
+ Sự thay đổi huyết áp, hàm lượng CO2 trong máu sẽ kích thích các thụ cảm thể áp lực và thụ cảm thể hóa
học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh rồi truyền về hành tủy. Dẫn tới các trung khu hô hấp ở
đây sẽ tăng cường mức hoạt động, điều khiển hô hấp tích cực hơn để loại thải CO2 trong máu (0,25đ)
c.
– Trong hầm than hàm lượng O2 giảm, lượng CO, CO2 tăng
- Hemoglobin kết hợp dễ dàng với CO tạo cacboxyhemoglobin (0,25đ)
Hb + CO → HbCO (0,25đ)
- HbCO là một hợp chất rất bền khó phân tích làm máu thiếu Hb tự do dẫn tới cơ thể thiếu O2 nên có cảm
giác ngạt thở (0,5đ)
Câu 6.
a. 1,0đ
- Tế bào hồng cầu không có nhân phù hợp với chức năng vận chuyển các chất khí như oxi và cacbonic
+ Tăng không gian để chứa được nhiều hemoglobin
+ giảm tiêu thụ oxi giảm tiêu tốn năng lượng
+ Tạo cho hồng cầu lõm 2 mặt làm giảm thể tích của hồng cầu dẫn tới làm tăng số lượng hồng cầu trong
một ml máu. Sự mất nhân tạo thuận lợi cho việc hồng cầu dễ biến đổi hình dạng và dễ dàng di chuyển trong
mao mạch

5
+ Không có nhân nên không có khả năng tổng hợp protein → chỉ tồn tại thời gian ngắn dẫn tới cơ chế tái tạo
hồng cầu mới vì vậy hiệu quả cao
- Bạch cầu có nhân phù hợp với chức năng miễn dịch bảo vệ cơ thể
+ Tổng hợp các kháng thể có bản chất protein
+ Tổng hợp các chất kết tủa protein lạ, chất phân hủy vi khuẩn, chất kháng độc
+ Tổng hợp các enzym
+ giúp điều chỉnh một cách chủ động di chuyển tới các tác nhân xâm nhiễm để thực bào
+ Do có nhân nên có khả năng tổng hợp protein và phân chia, nhờ vậy mà khi kích thích tế bào lympho B,
lympho T thì chúng có khả năng biệt hóa và phân chia tạo ra dòng tế bào nhớ. Bạch cầu có khả năng tạo ra
thụ thể thích hợp kết hợp với kháng nguyên.
b.
- Trong trường hợp bình thường, lượng máu hai tâm thất tống đi trong mỗi chu kì tâm thu bằng nhau, vì
tuần hoàn máu thực hiện trong một vòng kín nên máu tống đi bao nhiêu thì nhận về bấy nhiêu ( 0,25đ)
Theo quy luật Frank – Starling thì máu về tâm nhĩ nhiều sẽ chuyển đến tâm thất gây căng các cơ tim, cơ tim
cang căng càng chứa nhiều máu sẽ co càng mạnh và lượng máu tống ra càng nhiều ( 0,25đ)
Đây là cơ chế tự điều chỉnh của tim, đảm bảo cho lượng máu qua tâm thất hai bên luôn bằng nhau ( 0,25đ)
- Có thể không bằng nhau trong các trường hợp bệnh lí: giả sử mỗi kì tâm thu, máu từ tâm thất trái nhiều
hơn tâm thất phải thì máu sẽ bị ứ lại trong các mô gây phù nề, hoặc nếu ngược lại vì lí do nào đó tâm thất
phải bơm được ít thì sẽ gây nên phù phổi ( 0,25đ)
Câu 7.
a.
- Trước khi tiêm một số kháng sinh người phải thử phản ứng dị ứng của cơ thể với kháng sinh bằng cách
tiêm một lượng rất nhỏ kháng sinh dưới da cẳng tay và theo dõi phản ứng xảy ra tại vị trí viêm bởi vì cơ thể
một số người có phản ứng quá mức với loại kháng nguyên nào đó gọi là dị ứng. ( 0,5đ)
- Phản ứng dị ứng cấp tính đôi khi đưa đến sốc phản vệ. Sốc phản vệ xảy ra khi dị nguyên gây giải phóng
lượng lớn histamin trên diện rộng. Hậu quả là co thắt phế quản, dãn các mạch máu ngoại vi, huyết áp giảm
nhanh, ... dẫn đến não, tim không nhận đủ máu và O 2. Tình trạng thiếu O2 có thể gây tử vọng sau vài phút.
(0,5đ)
b.
- Gọi là "bệnh tự miễn" vì bệnh này xảy ra do hệ thống miễn dịch hoạt động chống lại một số phân tử của
chính cơ thể vì nhầm tưởng đó là kháng nguyên. (0,5đ)
- Một số bệnh tự miễn: Lupus ban đỏ toàn thân, đái tháo đường tuýp 1, viêm khớp dạng thấp, vẩy nến, đa xơ
cứng,…(0,5đ)
Câu 8.
a. Trong các yếu tố tham gia vào đông máu có nhiều yếu tố do gan tiết ra, bao gồm fibrinogen, prothombin,
yếu tố VII, proconvectin, chrismas, stuart. Vì vậy khi gan bị hỏng, việc sản sinh các yếu tố tham gia quá
trình đông máu bị đình trệ đẫn đến máu khó đông ( 1,0đ)
b.
- Sự tăng giảm huyết áp sẽ kích thích các thụ quan trên cung chủ động mạch và các xoang động mạch cảnh
làm xuất hiện các xung theo các dây hướng tâm về trung khu điều hòa tim mạch ở hành tủy, từ đó theo các
dây li tâm thuộc hệ thần kinh sinh dưỡng đến tim và mạch làm thay đổi nhịp tim gây co dãn mạch(0,5đ)
- Nếu huyết áp tăng, xung theo dây thần kinh đối giao cảm( dây 10) đến tim, làm giảm nhịp và cường độ co
tim đồng thời làm dãn mạch ngoại vi huyết áp giảm(0,25đ)
- Nếu huyết áp hạ xung theo dây thần kinh giao cảm đến hệ tim mạch làm tăng nhịp và cường độ co của tim,
đồng thời làm co các mạch ngoại vi để nâng huyết áp lên mức bình thường(0,25)
Câu 9.
6
a.
- Hiện tượng xảy ra khi có ánh sáng từ một vật phản chiếu vào mắt người: Ánh sáng đi từ vật qua giác mạc,
đồng tử, thủy tinh thể và hội tụ ở võng mạc, tác động lên tế bào thụ cảm ánh sáng ở mắt (tế bào nón và tế
bào que). (0,5đ)
Tế bào thụ cảm ánh sáng phản ứng với ánh sáng và gây khởi phát xung thần kinh. Xung thần kinh theo
neuron hướng tâm đến neuron trung ương thần kinh (trung khu thị giác ở thùy chẩm trên vỏ não). (0,25đ)
Trung khu thị giác ở thùy chẩm trên vỏ não phân tích cho ta cảm nhận về hình ảnh, màu sắc của vật.(0,25đ)
b.
Hiện tượng người quay đầu lại khi nghe tiếng người khác gọi tên mình từ phía sau không phải là cảm ứng.
Bởi vì, cảm ứng là sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường, đảm bảo
cho sinh vật thích nghi với môi trường sống. (0,5đ)
Còn hiện tượng người quay đầu lại khi nghe tiếng người khác gọi tên mình từ phía sau là phản ứng của cơ
thể, trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.(0,5đ)
Câu 10.
a. Vai trò của chất trung gian hóa học là làm thay đổi tính thấm ở màng sau khe synap và làm xuất hiện điện
thế hoạt động lan truyền đi tiếp ở noron tiếp theo (1,0đ)
b. Atropin có khả năng làm giảm đau vì: Nó có khả năng phong bế màng sau làm mất khả năng tác động
của axetin colin do đó làm hạn chế hưng phấn và làm giảm co thắt dẫn đến giảm đau(1,0đ)

You might also like