You are on page 1of 67

KHOA HỌC VỀ SỰ SỐNG

Nhóm 3
Chủ đề

Quang hợp và hô hấp


ở thực vật
A. QUANG HỢP Ở THỰC
VẬT
A. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
I. Khái niệm
Quang hợp là quá trình thực vật thu nhận và chuyển hóa năng lượng
ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học tích lũy trong các chất
hữu cơ.
6CO2 + 6H2O + Năng lượng ánh sáng → C6H12O6 + 6O2
A. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
II. Cơ quan thực hiện

Lá là cơ quan thực hiện quang hợp


III. Hình thái, giải phẫu của
lá thích nghi với chức năng
quang hợp
1). Hình thái
⚬Lá có dạng bản dẹt, diện tích bề
mặt lá lớn
→ Giúp hấp thụ được nhiều ánh
sáng.

⚬Phiến lá mỏng thuận lợi cho khí


khuếch tán vào và ra

⚬Trong lớp biểu bì lá có khí khổng


giúp CO2 khuếch tán vào bên
trong lá đến lục lạp.
2) Giải phẫu
- Lớp mô giậu: dày, chứa nhiều lục lạp phân bố
ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên lá
-> trực tiếp hấp thụ được tia sáng chiếu lên trên
mặt lá.

- Lớp mô xốp : chứa ít diệp lục hơn so với mô


giậu. Có nhiều khoang rỗng tạo điều kiện cho
khí CO2 dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa
sắc tố quang hợp.
-Hệ gân lá: chứa các mạch gỗ và mạch
rây.

- Trong phiến lá: có nhiều tế bào chứa lục


lạp là bào quan quang hợp.

- Mạng lưới mạch dẫn: dày đặc, dẫn nước


và muối khoáng đến từng tế bào để thực
hiện quang hợp và vận chuyển các sản
phẩm quang hợp ra khỏi lá.
II. Lục lạp là bào
quan quang hợp
- Hình thái lục lạp:
+ Ở loài thực vật bậc thấp: có dạng hình võng, hình cốc, hình sao.
+ Ở thực vật bậc cao: thường có hình bầu dục để tiện cho việc tiếp
nhận ánh sáng mặt trời.

- Số lượng lục lạp: trong các tế bào rất khác nhau có thể có từ 1 đến
vài triệu lục lạp.

- Kích thước lục lạp: Đường kính trung bình của lục lạp 4-6μm, dày 2-
3μm.
- Quá trình hình thành lục lạp trải qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn tiền lục lạp
+ Giai đoạn phân hóa
+ Giai đoạn hình thành lên các tilacoit (bản mỏng) thực sự và sau đó chúng xếp chồng lên nhau
thành các hạt (Grana).
*Cấu tạo của lục lạp
- Dưới kính hiển vi điện tử: Ngoài cùng lục lạp là lớp màng lớp màng kép. Trong màng lá thể nền
(stroma) lỏng nhầy, không màu.

-Màng tilacoit: là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng.

-Xoang tilacoit: là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong
quang hợp.

-Chất nền: là nơi xảy ra các phản ứng tối.


Hệ sắc tố quang hợp gồm:
- Diệp lục a: Hấp thụ năng lượng ánh
sáng chuyển thành năng lượng trong
ATP và NADPH.

- Các sắc tố phụ: (Carotenoit) hấp


thụ và truyền năng lượng cho diệp
lục a
Sơ đồ:
Carotenoit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm
Tại sao lá cây màu
xanh?
Diệp lục là nguyên nhân làm
cho lá cây có màu xanh lục.
Các tia sáng màu lục không
được diệp lục hấp thụ và phản
chiếu vào mắt ta, thấy có màu
lục.
Cây có lá màu đỏ có khả
năng quang hợp hay không ?
Những cây lá màu đỏ vẫn có nhóm màu
lục, nhưng bị che khuất bởi màu đỏ của
nhóm sắc tố phụ là xantophy và caroten
do hàm lượng của chúng quá cao. Vì vậy
những cây này vẫn tiến hành bình
thường, tuy nhiên cường độ quang hợp
thường không cao.
III. QUANG HỢP Ở CÁC
NHÓM THỰC VẬT C3,
C4, CAM
1.Thực vật C3
a) Pha sáng
- Pha sáng trong quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp
thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.

- Nơi diễn ra: Tilacoit

- Điều kiện: có ánh sáng

- Nguyên liệu: ánh sáng, nước

- Sản phẩm: ATP, NADPH, O2

- Quá trình quang phân li nước: 2H2O → 4H+ +4e- +O2


b) Pha tối
- Pha tối là giai đoạn không có sự tham gia trực tiếp của ánh sáng gồm có quá trình
sử dụng ATP và các sản phẩm khác.

- Nơi diễn ra: Chất nền của lục lạp

- Nguyên liệu: CO2 và sản phẩm của pha sáng ATP và NADPH

- Sản phẩm: Cacbohidrat

- Pha tối được thực hiện qua chu trình Calvin. Gồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn cố định CO2
+ Giai đoạn khử APG
+ Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu là Ri-1,5-điP
2. Thực vật C4

Gồm một số loài thực vật


sống ở vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới như: mía,
rau dền, ngô, cao lương,kê
...
a) Pha tối
* Tại tế bào mô giậu: diễn ra giai đoạn CO2 đầu
tiên
- Chất nhận CO2 đầu tiên là 1 hợp chất 3C
(phospho enol pyruvic PEP)

- Sản phẩm ổn định dầu tiên là hợp chất 4C (axit


oxaloaxetic-AOA), sau đó AOA chuyển thành
một hợp chất 4C khác là axit malic (AM) trước
khi chuyển vào tế bào bao bó mạch.
* Tại tế bào bao bó mạch: diễn ra giai đoạn cố định
CO2 lần 2
-AM bị phân hủy giải phóng CO2 cung cấp cho chu
trình Calvin và hình thành nên hợp chất 3C là axit
pyruvic.

- Axit pyruvic quay lai tế bào mô giậu để tái tạo chất


nhận CO2 đầu tiên là PEP

Chu trình C3 diễn ra như thực vật C3.


3. Thực vật CAM

Gồm những thực vật


mọng nước sống ở vùng
hoang mạc khô
hạn(xương rồng...) và các
loại câytrồng( dứa, thanh
long...)
Để tránh mất nước, khí khổng các loài này đóng
vào ban ngày và mở vào ban đêm→ Cố định
CO2 theo con đường CAM.

Gồm 2 giai đoạn: chu trình C4→ Cố định CO2


diễn ra vào ban đêm lúc khí khổng mở và giai
đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Calvin diễn
ra vào ban ngày.
IV. ẢNH HƯỞNG CỦA
CÁC NHÂN TỐ NGOẠI
CẢNH TRONG QUANG
HỢP
1. Ánh sáng
a) Cường độ ánh sáng
⚬Điểm bù ánh sáng: cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ
quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp.

⚬Điểm bão hòa ánh sáng: là trị số mà từ đó cường độ quang hợp


không tăng thêm dù cường độ ánh sáng tiếp tục tăng.

⚬Trong khoảng giữa điểm bù ánh sáng và điểm bão hòa ánh sáng,
cường độ quang hợp tăng dần như tỉ lệ thuận với cường độ ánh
sáng.
b) Quang phổ của ánh sáng

⚬Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng
không giống nhau tới cường độ quang hợp.

⚬Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và đỏ.

⚬ Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp axit amin,
protein

⚬ Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành Cacbohidrat
Thành phần ánh sáng biến động phụ thuộc:

- Trong môi trường nước: Độ sâu

- Thời gian của ngày: sáng sớm và chiều ánh sáng có


nhiều đỏ hơn, buổi trưa các tia đỏ có sóng ngắn ( tia
xanh, tia tím) tăng lên.

- Cây mọc dưới tán rừng thường chứa diệp lục b cao giúp
hấp thụ các tia sáng có bước sóng ngắn hơn trong điều
kiện nhiều ánh sáng đỏ của ánh sáng khuếch
- Điểm bão hòa CO2: khi nồng độ CO2 tối đa
2. Nồng độ CO2
để cường độ quang hợp đạt cực đại.
- Nồng độ CO2 trong không khí chiếm
0,03%.
- Nồng độ CO2 thấp nhất mà câu quang hợp
được khoảng 0.008% - 0,01%.
-Điểm bão hòa tối đa của cây thường 0,4%.
- Nếu tăng dần nồng độ CO2 lên đến trị số
bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần đến
trị số bão hòa CO2. Vượt qua chỉ số đó cường
độ quang hợp giảm.
3. Nhiệt độ
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzyme trong
pha tối và pha sáng của quang hợp.

- Mỗi loài thực vật có 1 nhiệt độ tối ưu, tại nhiệt độ


đó cường độ quang hợp là lớn nhất.

- Cường độ quang hợp tăng theo nhiệt độ đến giá trị


tối ưu, trên ngưỡng đó thì cường độ quang hợp giảm.
4. Nước
- Là nguyên liệu cho quang hợp

- Điều tiết sự đóng mở khí khổng và nhiệt đọ của lá

- Là môi trường của các phản ứng sinh hóa ở tế bào

- Là dung môi hòa tan các chất. Cây thiếu nước 40-60% →
quang hợp giảm mạnh và ngưng trệ

- Khi thiếu nước cây chịu hạn có thể duy trì ổn định cây trung
sinh và ưa ấm.
5. Nguyên tố khoáng
- N,P,S tham gia tạo thành enzim quang hợp

- N, Mg tham gia hình thành diệp lục

- Mn, Cl liên quang tới phân li nước


6. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo
-Sử dụng đèn thay cho ánh sáng mặt trời trồng cây trong nhà

- Ưu điểm: khắc phục giá rét, sâu bệnh trong sản xuất

- Ứng dụng: cung cấp ray tưới cho các thnags mùa đông ở nước ôn đới. Việt
Nam: sản xuất rau sạch, nuôi cấy mô thực vật...
V. QUANG HỢP VÀ NĂNG
SUẤT
CÂY TRỒNG
- Quang hợp quyết định 90-95% năng suất cây trồng,
phần còn lại 5-10% là các chất dinh dưỡng khoáng.

- Năng suất sinh học: Là tổng sản phẩm chất khô tích
lũy được trong 1 ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt
thời gian sinh trưởng.

- Năng suất kinh tế: Là một phần của năng suất sinh
học được tích kũy trong các cơ quan có giá trị kinh tế
( quả, củ, hạt, lá, hoa...) tùy mục đích sử dụng của con
người.
B. HÔ HẤP Ở
THỰC VẬT
B. HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
I. Khái niệm về hô hấp
- Hô hấp ở thực vật là quá trình oxi hóa sinh học của
của tế bào sống, trong đó các phân tử hữu cơ bị oxi
hóa đến CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng
lượng và một phần năng lượng đó được tích luỹ
trong ATP.

C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + năng lượng (nhiệt + ATP)


II.VAI TRÒ CỦA HÔ
HẤP
– Năng lượng thải ra ở dạng nhiệt, rất cần thiết để duy trì
nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống trong cơ thể thực
vật.

– Năng lượng tích lũy trong ATP được dùng để vận chuyển
vật chất trong cây, tổng hợp chất hữu cơ, sinh trưởng, sửa
chữa những hư hại của tế bào

– Tạo ra các sản phẩm trung gian cho quá trình tổng hợp
các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
III. Cơ quan thực hiện
-Quá trình hô hấp xảy ra ở bào quan ti thể của tế
bào.

-Thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách.


Hô hấp diễn ra trong mọi cơ quan của cơ thể thực
vật, đặc biệt là các cơ quan đang có các hoạt động
sinh lí mạnh như hạt đang nảy mầm, hoa và quả
đang sinh trưởng
IV.Các con đường hô hấp
1. Phân giải kị khí (đường phân và lên men)

Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước, hay cây ở
trong điều kiện thiếu oxi.
IV. Các con đường hô hấp
2. Phân giải hiếu khí (đường phân và hô hấp hiếu khí)
Xảy ra mạnh trong các mô,
cơ quan đang hoạt động sinh
lí mạnh như: hạt đang nẩy
mầm, hoa đang nở… khi có
đủ oxi.
PHÂN BIỆT HÔ HẤP HIẾU KÍ VÀ HÔ HẤP KỊ KHÍ

Điểm phân biệt Hiếu khí Kị khí

Oxy Cần Không cần

Nơi xảy ra Tê bào chất và ti thể Tế bào chất

Gồm 2 giai đoạn:


Gồm 2 giai đoạn:
Đường phân: Glucozo -> 2 A.
Đường phân: Glucozo -> 2 A. Piruvic+ 2
Piruvic+ 2 ATP+ H20
Quá trình ATP+ H20
Lên men: tạo rượu eetilic + CO2
HHHK: + Chu trình Crep
hoặc A. lactic
+Chuỗi chuyền eclectron

Năng lượng 38 ATP 2 ATP


V.CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH
CỦA QUÁ TRÌNH HÔ HẤP
01 02 03

CHU TRÌNH CHUỖI TRUYỀN


ĐƯỜNG PHÂN
CREP ECLECTRON
1.Đường phân
- Diễn ra: ở tế bào chất (bào tương)

- Nguyên liệu: Glucozo

- Diễn biến: Glucozo bị biến đổi, các


liên kết bị phá vỡ.

- Sản phẩm: 2 A. pyruvic, 2 ATP,2


NADH.
2. Chu trình Crep

- Diễn ra: Chất nền ti thể.

- Nguyên liệu: Phân tử axit piruvic.

- Diễn biến: 2 axit piruvic bị ôxi hóa


⟶ 2 phân tử Axêtyl–CoA + 2 CO2 +
2 NADH. Năng lượng giải phóng tạo
ra 2 ATP, khử 6 NAD+ và 2 FAD+.

- Sản phẩm: CO2, 4 ATP, 6 NADH và


3. Chuỗi chuyền electron hô hấp
-Diễn ra: Màng ti thể.
-Nguyên liệu: NADP và FADH2.

-Diễn biến: Electron chuyển từ NADH


và tới O2 thông qua một chuỗi các phản
ứng ôxi hóa khử kế tiếp nhau. Năng
lượng được giải phóng từ quá trình ôxi
hóa phân tử NADH và FADH2 tổng hợp
nên ATP.

-Sản phẩm: H2O và nhiều ATP


HÔ HẤP SÁNG
1.Khái niệm:
Hô hấp sáng (hay Quang hô hấp) được hiểu đơn giản là quá trình hô
hấp bên ngoài ánh sáng và có liên hệ trực tiếp với ánh sáng.
• Đây quá trình giải phóng khí C02 sau khi hấp thụ được Oxy trong
không khí.
• Quá trình quang hợp và hô hấp sáng được diễn ra song song với
nhau, phụ thuộc và gắn bó không rời.
• Phương trình hoá học của quá trình hô hấp sáng là:
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + năng lượng (nhiệt + ATP)
HÔ HẤP SÁNG
2.Quá trình hô hấp sáng
a. Đối tượng
• Nhóm thực vật thường thấy xảy ra hô hấp
sáng là nhóm thực vật C3 vì chúng có thể làm
giảm độ mở của khí khổng do có khả năng
tiết kiệm nước.
b. Điều kiện xảy ra
• Khi cường độ ánh sáng nhiều và nhiệt độ
cao
HÔ HẤP
2.Quá trình hô hấp sáng
SÁNG
c. Mô tả quá trình hô hấp sáng
• Quá trình hô hấp sáng được diễn ra theo
trình tự như sau:
• Quá trình hô hấp sáng nhờ hoạt tính
oxygenase của enzyme RuBisCO đã tiến hành
xúc tác phản ứng oxy hóa RuBP có phương
trình như sau:

• Quá trình chuyển hóa PPG trong hô hấp sáng


được gọi là chu trình oxy hóa cacbon quang
hợp.
HÔ HẤP SÁNG
2.Quá trình hô hấp sáng
d. Hậu quả của hô hấp sáng
• Quá trình này đã gây phí phạm sản phẩm
quang hợp. Với những điều kiện thuận lợi trong
quá trình hô hấp sáng, Amoniac là sản phẩm
được sinh ra nhưng lại đem đến sự độc hại cho
môi trường.

• Hô hấp sáng còn hình thành một số axit amin


cho cây như: glixerin, serin,..
Phân biệt hô hấp sáng và hô hấp tối:
Giống nhau:
Đều cần thiết cho thực vật với vai trò tạo ra năng lượng để duy trì sự
sống

Khác nhau :
VI. QUAN HỆ GIỮA HÔ HẤP VÀ QUANG
HỢP VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp:
- Hô hấp và quang hợp là 2 quá trình phụ
thuộc lẫn nhau.

- Sản phẩm của quang hợp (C6H12O6 + O2)


là nguyên liệu của hô hấp và chất ôxi hóa
trong hô hấp.

- Sản phẩm của hô hấp (CO2 + H2O) là


nguyên liệu để tổng hợp nên C6H12O6 và
giải phóng ôxi trong quang hợp.
Điểm phân biệt Hô hấp Quang hợp

Vị trí Ty thể Lục lạp

Thời gian Ban đêm Ban ngày

Nguyên liệu C6H12O6, O2 CO2, H2O và ATP

Sản phẩm CO2, H2O và ATP C6H12O6, O2


2. Mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường
a) Nước b) Nhiệt độ

- Cần cho hô hấp, mất nước làm giảm - Khi nhiệt độ tăng thì cường độ hô hấp tăng
cường độ hô hấp. đến giới hạn chịu đựng của cây.

- Đối với các cơ quan ở trạng thái ngủ - Sự phụ thuộc của hô hấp vào nhiệt độ tuân
(hạt), tăng lượng nước thì hô hấp tăng. theo định luật Van-Hôp: Q10 = 2–3 (tăng
nhiệt độ thêm 100C thì tốc độ phản ứng tăng
- Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lên gấp 2–3 lần).
lượng nước trong cơ thể
- Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp khoảng 30 -
350C.
2. Mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường

c) Nồng độ O2 d) Nồng độ CO2

- Khi nồng độ O2 trong không khí giảm - CO2 là sản phẩm cuối cùng của hô hấp
xuống dưới 10% thì hô hấp bị ảnh hiếu khí và lên men êtilic.
hưởng, khi giảm xuống 5% thì cây
chuyển sang phân giải kị khí →→ bất - Nồng độ CO2 trong môi trường cao hơn
lợi cho cây trồng. 40% làm hô hấp bị ức chế.
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE !

You might also like