You are on page 1of 1

BÀI 5: SƠ LƯỢC VỀ PHẢN ỨNG NỔ

1. Phản ứng nổ là gì?


- Phản ứng nổ là phản ứng xảy ra với tốc độ rất nhanh, mạnh, toả nhiều nhiệt và ảnh sáng,
gây ra sự tăng thể tích đột ngột, tạo ra tiếng nổ mạnh.
Ví dụ: các vụ nổ do thuốc nổ, bom, mìn, đạn pháo cỡ lớn, bộc phá, thuỷ lôi, xăng dầu, bình gas,
trạm điện.
- Một vụ nổ là sự giải phóng năng lượng đột ngột, toả ra môi trường xung quanh, tạo thành
sóng âm, gọi là sóng nổ hoặc sóng xung kích.
- Một vụ nổ thường gây thiệt hại bởi âm thanh lớn, nhiệt lượng, ánh sáng và sóng nổ.
2. Sóng nổ
- Sóng nổ là sóng phát ra từ tâm vụ nổ, lan truyền ra môi trường xung quanh với một áp suất
rất cao.
- Sóng nổi gây ra các chấn thương do các mảnh vỡ và do áp lực lớn tác động lên cơ thể, đặc
biệt trong môi trường nước và không khí.
- Vd: Sóng nổ sinh ra từ các vụ nổ hạt nhân có sức tàn phá khủng khiếp nhất.
3. Đặc điểm
Phản ứng nổ có các đặc điểm sau:
- Tốc độ phản ứng nhanh: Phản ứng xảy ra rất nhanh trong khoảng thời gian rất ngắn → khác
biệt so với phản ứng cháy và phản ứng hóa học khác
- Tỏa nhiều nhiệt: Sự toả nhiệt mạnh là điều kiện để duy trì phản ứng nổ
Phản ứng toả càng nhiều nhiệt → tốc độ phản ứng càng cao, phản ứng càng triệt để, tốc độ
lan truyền càng nhanh, sức công phá càng lớn. ( ΔH càng âm)
- Tạo áp suất cao: Áp suất gây ra ở tâm nổ rất cao
trong một vụ nổ, lượng khí sinh ra càng nhiều và nhiệt độ càng cao → sức tàn phá càng lớn.
4. Phân loại
a) Nổ vật lí
b) Nổ hóa học
c) Nổ hạt nhân
5. Nổ bụi

6. Giới thiệu về sức công phá của bom nguyên tử

You might also like