You are on page 1of 23

BÀI 32: HIỆN TƯỢNG

QUANG – PHÁT QUANG


TỔ 1 – 12 VĂN
Phạm Hương Quỳnh
Ngô Yến Mai
Trịnh Như Phương
Kiều Phương Thảo
Đào Việt Cương
Hoàng Thanh Thảo
Nguyễn Thu Trang
Nguyễn Thị Trang Linh
Võ Hương Dung
Đỗ Minh Thảo
1. HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG

a. Định nghĩa:
Hiện tượng quang – phát quang là hiện tượng
khi một số chất trong tự nhiên có khả năng hấp
thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh
sáng có bước sóng khác.
Chất có khả năng tự phát sáng gọi là chất phát
quang.
 
*Thí nghiệm về hiện tượng quang phát quang:
Khi chiếu sáng chùm tia tử ngoại (ánh sáng kích thích) vào dung dịch fluorescein đựng
trong ống nghiệm (ở trạng thái bình thường fluorescein có màu vàng nhạt) sẽ phát ra
ánh sáng màu xanh lục như hình dưới.

Ở đây bức xạ tử ngoại là ánh sáng kích thích, còn ánh sáng màu lục dofluorexêin phát
ra ánh sáng phát quang.
Thành trong của các đèn ống thông dụng có phủ một lớp bột phát quang. Lớp bột này
sẽ phát quang ánh sáng trắng khi bị kích thích bởi ánh sáng giàu tia tử goại do hơi thuỷ
ngân trong đèn phát ra lúc có sự phóng điện qua nó.
b. Đặc điểm:
– Mỗi chất phát quang có một quang phổ đặc trưng
của nó.
– Sau khi ngừng kích thích, sự phát quang của một số
chất còn tiếp tục kéo dài thêm một khoảng thời gian
nào đó. Thời gian phát quang có thể kéo dài từ 10 -10s
đến vài ngày tuỳ theo chất phát quang.
– Sự phát quang xảy ra ở nhiệt độ bình thường.
c. Ứng dụng:
2. Huỳnh quang và lân quang
Một số chất có khả năng hấp thụ ánh sáng kích thích có bước sóng này
để phát ra ánh sáng có bước sóng khác. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng
quang phát quang.
Có hai loại quang phát quang: huỳnh quang và lân quang.

a. Huỳnh quang :
Huỳnh quang: là hiện tượng quang phát quang của các chất lỏng và
khí, có đặc điểm là ánh sáng phát quang bị tắt rất nhanh sau khi tắt
ánh sáng kích thích. Bước sóng ánh sáng phát quang dài hơn bước
sóng ánh sáng kích thích :

  λ phát quang ≥ λ kích thích


Sơ đồ mạch điện của bóng đèn
huỳnh quang dùng trong gia
đình. Khi đóng điện, hiện tượng
phóng điện giữa hai điện cực
làm phát ra tia tử ngoại (tia cực
tím). Tia tử ngoại tác dụng vào
lớp bột huỳnh quang làm đèn
phát sáng. Ngoài ra, để giúp cho
hiện tượng phóng điện xảy ra,
người ta phải lắp thêm chấn lưu
(tăng phô) và tắc te (chuột).
b. Lân quang:
Sự phát quang của nhiều chất rắn lại có đặc điểm là ánh sáng phát quang có thể
kéo dài một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích. Sự phát
quang này gọi là sự lân quang. Những chất rắn có khả năng phát lân quang gọi là
chất lân quang
c. Phân biệt huỳnh quang và lân quang
 
-Giống nhau: đều là quá trình phát quang của vật chất khi chiếu
ánh sáng vào nó.
- Khác nhau:
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA ÁNH SÁNG HUỲNH QUANG
1. Đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang 

Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh
sáng kích thích: λ huỳnh quang > λ kích thích

Giải thích bằng thuyết lượng tử: Mỗi nguyên tử hay phân tử của
chất huỳnh quang hấp thụ hoàn toàn một phôtôn của ánh sáng
kích thích có năng lượng hfkt để chuyển sang trạng thái kích thích.
Khi ở trong trạng thái kích thích, nguyên tử hay phân tử có thể
va chạm với các nguyên tử hay phân tử khác và mất đi một
phần năng lượng. Khi trở về trạng thái bình thường nó sẽ phát ra
một phôtôn hfhq có năng lượng nhỏ hơn: hfhq <hfkt → λhq >λkt
2. Nguồn sáng huỳnh quang

Một đặc trưng vô song của nguồn sáng huỳnh quang là chúng phát
ra một loạt bước sóng thường tập trung trong những dải hẹp
gọi là phổ vạch. Kết quả là các nguồn sáng này không tạo ra phổ
chiếu sáng liên tục đặc trưng của các nguồn nóng sáng.

Một ví dụ tiêu biểu cho nguồn phát ánh sáng khả kiến không nóng
sáng đơn bước sóng là đèn hơi natri thường dùng để chiếu sáng
đường phố. Những bóng đèn loại này phát ra ánh sáng màu vàng rất
mạnh, với hơn 95% ánh sáng phát xạ gồm ánh sáng 589nm và hầu
như không có bước sóng nào khác nữa.
 
III. GHI NHỚ

Hiện tượng quang phát quang là hiện tượng chất


phát quang có thể hấp thụ ánh sáng có bước sóng
này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác.

Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước


sóng kích thích.
IV. BÀI TẬP
Câu 1: Sự phát sáng của vật nào sau đây là
sự phát quang ?
A. Tia lửa điện
B. Hồ quang
C. Bóng đèn ống
D. Bóng đèn pin
Câu 2: Một chất có khả năng phát ra ánh sáng màu vàng lục khi được
kích thích phát sáng. Hỏi khi chiếu vào chất đó ánh sáng đơn sắc nào sau
đây thì chất đó sẽ phát quang ?
A. Lục
B. Vàng
C. Da cam
D. Đỏ

Câu 3 : Một chất phát quang ra ánh sáng màu vàng.Khi chiếu ánh
sáng nào dưới đây vào chất đó không xảy ra hiện tượng phát quang ?
A. Lam
B. Tím
C. Da cam
D. Lục
Câu 4 : Trong hiện tượng quang-phát quang , có sự hấp thụ ánh sáng để
làm gì ?
A. Để tạo dòng điện trong chân không.
B. Để thay đổi điện trở của vật.
C. Để làm nóng vật.
D. Để làm cho vật phát sáng.

Câu 5 : Hãy chọn câu đúng khi xét về sự phát quang của một chất lỏng
và một chất rắn .
A. Cả hai trường hợp phát quang đều là huỳnh quang.
B. Cả hai trường hợp phát quang đều là lân quang.
C. Sự phát quang của chất lỏng là huỳnh quang , của chất rắn là lân quang.
D. Sự phát quang của chất lỏng là lân quang , của chất rắn là huỳnh quang.
Câu 6: Trong hiện tượng quang-phát quang, sự hấp thụ
hoàn toàn một photon đưa đến :
A. Sự giải phóng một electron tự do .
B. Sự giải phóng một electron liên kết.
C. Sự giải phóng của một cặp electron và lỗ trống.
D. Sự phát ra một photon khác.

You might also like