You are on page 1of 4

BÀI 36 LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG


Phần I. Hiện tượng quang phát quang
1. Sự phát quang
• Một số chất trong tự nhiên có khả năng tự phát ra ánh sáng gọi là sự phát quang, chất có khả
năng tự phát sáng gọi là chất phát quang.

• Theo các nhà khoa học, có 85.000 loài nấm tồn tại trong thế giới tự nhiên trong đó chỉ có 65
loài có thể phát quang sinh học. Hầu hết các loại nấm này đều phát ra ánh sáng xanh lục pha
vàng. Hiệu ứng phát sáng này là kết quả của phản ứng hóa học giữa sắc tố phát sáng luciferin
và enzyme luciferase.
• Ngoài ra các em có thể quan sát hiện tượng phát quang này qua hình ảnh những con đom
đóm.

• Hiện tượng phát quang xảy ra khi một chất nhận được một năng lượng kích thích, từ đó phát
ra ánh sáng. Năng lượng kích thích trong trường hợp này có thể có nhiều loại năng lượng
✓ Nhiệt năng: Đèn dây tóc, than,…
✓ Hóa năng: Vòng đeo tay, đom đóm,…

fb.com/ntdatt BIÊN SOẠN: NGUYỄN THÀNH ĐẠT 1


BÀI 36 LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

Trong lớp da bụng của đom đóm có dãy các tế bào phát quang, ở bên trong là các
tế bào phản quang có chức năng như gương để phản chiếu ánh sáng ra ngoài. Sự
kết hợp của phản ứng luciferin + luciferase tạo ra ánh sáng.
✓ Quang năng: Bóng đèn huỳnh quang,…
2. Hiện tượng quang – phát quang
• Là hiện tượng chất hấp thụ ánh sáng kích thích có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước
sóng khác.
• Ánh sáng phát quang là quang phổ đặc trưng cho chất phát quang. Thời gian phát quang trong
khoảng từ 10−10 ( s ) đến vài ngày.
• Ánh sáng huỳnh quang: Là hiện tượng phát quang của các chất lỏng và chất khí, có đặc điểm
là ánh sáng bị tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích. Thời gian phát quang nhỏ hơn
10−8 ( s ) .
VD: Đèn huỳnh quang gồm điện cực (vonfram), vỏ
đèn là lớp bột huỳnh quang. Ngoài ra, người ta còn
bơm vào đèn một ít hơi thủy ngân và khí trơ (neon,
argon,..) để tăng độ bền của điện cực và tạo ánh sáng
màu. Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai
điện cực tạo ra tia tử ngoại (UV), lớp bột huỳnh
quang hấp thụ tia tử ngoại rồi phát ra ánh sáng khả
kiến (visible light).

• Ánh sáng lân quang: Là hiện tượng phát quang của các chất rắn có đặc điểm là ánh sáng phát
quang có thể kéo dài trong một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích. Thời
gian phát quang lớn hơn 10−8 ( s ) .
VD: Biển báo,…

3. Định luật Stokes


• Ánh sáng phát quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích (    ') .

fb.com/ntdatt BIÊN SOẠN: NGUYỄN THÀNH ĐẠT 2


BÀI 36 LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

Phần II. Laser

LASER: Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation.


(Sự khuếch đại ánh sáng bằng hiện tượng phát xạ cảm ứng)

Theo thuyết lượng tử thì trong một nguyên


tử, các electron tồn tại ở các mức năng
lượng riêng biệt và rời rạc. Các mức năng
lượng có thể hiểu là tương ứng với các quỹ
đạo riêng biệt của electron xung quanh hạt
nhân. Electron ở phía ngoài sẽ có mức
năng lượng cao hơn những electron ở phía
trong. Khi có sự tác động vật lý hay hóa
học từ bên ngoài, các electron này cũng có
thể nhảy từ mức năng lượng thấp lên mức
năng lượng cao hay ngược lại, gọi là
chuyển dời trạng thái. Các chuyển dời có thể sinh ra hay hấp thụ lượng tử ánh sáng hay photon theo
thuyết lượng tử của Albert Einstein. Bước sóng (liên quan đến màu sắc) của tia sáng phụ thuộc vào
sự chênh lệch năng lượng giữa các mức.

1. Đặc điểm
• Tính đơn sắc cao: Chùm sáng chỉ có một màu (hay một bước sóng) (chùm sáng kết hợp) duy
nhất do vậy chùm tia LASER không bị tán xạ khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường
có chiết suất khác nhau. Đây là tính chất đặc biệt của tia LASER mà không nguồn sáng nào
có.
• Tính định hướng cao: Tia LASER phát ra hầu như là chùm song song do đó có khả năng chiếu
xa hàng nghìn km mà không bị phân tán.
• Cường độ lớn: Do tính đồng bộ của các photon trong chùm tia LASER nên nó có khả năng
phát xung cực ngắn cho phép tập trung năng lượng cực lớn trong thời gian cực ngắn.

2. Ứng dụng
• Truyền thông tin liên lạc vô tuyến.
• Công nghiệp: Khoan cắt kim loại,…
• Y tế: Phẫu thuật,…
• Đo đạc khoảng cách trong quân sự và giữa các hành
tinh
Nguyên lý hoạt động: Đo khoảng thời gian chênh lệch
giữa xung laser phát ra và xung phản hồi về rồi nhân
với tốc độ ánh sáng c = 3.108 ( m / s ) lấy kết quả chia 2,
được cự ly cần đo.
• Giáo dục: Bút trỏ bảng, máy in,…

fb.com/ntdatt BIÊN SOẠN: NGUYỄN THÀNH ĐẠT 3


BÀI 36 LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

3. Sự phát xạ cảm ứng (Stimulated Emission)

• Dưới sự tác động của hiệu điện thế


lớn, các electron của thạch anh di
chuyển từ mức năng lượng thấp
lên mức năng lương cao tạo nên
trạng thái nghịch đảo mật độ tích
lũy của electron.
• Ở mức năng lượng cao, một số
electron sẽ rơi ngẫu nhiên xuống
mức năng lượng thấp, giải phóng
hạt ánh sáng được gọi là photon.
• Các hạt photon này sẽ toả ra nhiều
hướng khác nhau từ một nguyên
tử, va phải các nguyên tử khác,
kích thích eletron ở các nguyên tử
này rơi xuống tiếp, sinh thêm các
photon cùng tần số, cùng pha và
cùng hướng bay, tạo nên một phản
ứng dây chuyền khuếch đại dòng
ánh sáng.
• Các hạt photon bị phản xạ qua lại
nhiều lần trong vật liệu, nhờ các
gương để tăng hiệu suất khuếch
đại ánh sáng.
• Một số photon thoát ra ngoài nhờ
có gương bán mạ tại một đầu của vật liệu. Tia sáng đi ra chính là tia laser.

fb.com/ntdatt BIÊN SOẠN: NGUYỄN THÀNH ĐẠT 4

You might also like