You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI BÀI KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ SỐ 1

TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP Môn: HÓA HỌC


(Đề thi gồm 03 trang) Ngày kiểm tra: 22/10/2021
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

Phần 1: Đại cương (10 điểm)


Câu 1: 3 điểm
1. Sử dụng mô hình về sự đẩy nhau của các cặp electron hóa trị (mô hình VSEPR), hãy xác định
công thức kiểu AXnEm, dự đoán dạng hình học, góc liên kết, của các ion và phân tử sau
BeH2, BCl3, NF3, SiF62-, NO2+, I3-.
2. a) Cho biết dạng lai hóa và cấu trúc hình học của NH3 và PH3.
b) Góc liên kết trong 2 phân tử này là 93o và 107o; độ dài liên kết là 1,42Ao và 1,05 Ao. Hãy gán giá
trị góc liên kết và độ dài liên kết cho các phân tử (có giải thích).
c) Tại sao ở điều kiện thường amoniac là thể lỏng còn photphin ở thể khí?
Cho độ âm điện của N là 3,0; của P là 2,2; của H là 2,1
3. Clo, brom, iot có thể kết hợp với flo tạo thành các hợp chất dạng XFm. Thực nghiệm cho thấy
rằng m có 3 giá trị khác nhau nếu X là Cl hoặc Br, m có 4 giá trị khác nhau nếu X là I.
a) Hãy viết công thức các hợp chất dạng XF m của mỗi nguyên tố Cl, Br, I.
b) Dựa vào cấu tạo nguyên tử và độ âm điện của các nguyên tố, hãy giải thích sự hình thành các
hợp chất trên.
Cho: Độ âm điện của F là 4,0; của Cl là 3,2; của Br là 3,0; của I là 2,7.

Câu 2: 4 điểm
Có hợp chất MX3. Cho biết : Tổng số hạt p, n, e là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 60. Nguyên tử khối của X nhiều hơn của M là 8. Tổng 3 loại hạt trên trong ion
X- nhiều hơn trong ion M3+ là 16.
1. Tìm M và X. Viết cấu hình electron của M và X và dựa vào đó xác định vị trí của chúng trong
bảng tuần hoàn.
2. Dựa vào cấu hình e của M cho biết trong hợp chất nguyên tố M có thể có các mức oxi hóa nào.
Dựa vào cấu hình electron hãy cho biết mức oxi hóa nào của M trong hợp chất là bền nhất? Tại sao?
Dùng ô lượng tử để biểu diễn sự phân bố của các electron vào các AO ở phân lớp sát ngoài cùng và
lớp ngoài cùng của nguyên tử M và X. Xác định giá trị bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng trong
phân lớp ngoài cùng của nguyên tử M và X.
3. Cho biết cấu tạo và dạng hình học của MX 3, từ đó giải thích tại sao MX3 có xu hướng dime hóa?
4. Dùng phương pháp kinh nghiệm Slater để tính năng lượng cần cung cấp để tách electron khỏi
nguyên tử X, Y (Y là nguyên tử liền trước X) theo đơn vị eV và kJ/ mol. Nhận xét và giải thích xem
quy luật biến đổi này có phù hợp với quy luật trong bảng hệ thống tuần hoàn hay không.
Cho 1eV= 1,602.10-19 J số Avogdro NA= 6,022.1023.

Câu 3: 3 điểm
1. Thực nghiệm cho biết các độ dài bán kính của 6 ion theo đơn vị A o như sau: 1,71; 1,16; 1,19 ;
0,68 ; 1,26 ; 0,85. Mỗi ion trong dãy này có cùng tổng số electron như ion khác trong dãy. Số điện
tích hạt nhân Z của các ion đó trong giới hạn 2 < Z < 18.
Hãy gán đúng trị số bán kính cho từng ion và xếp theo thứ tự tăng của các trị số này. Cần
trình bày rõ về cơ sở cấu tạo nguyên tử và cấu hình electron của sự gán đúng đó.
2. Thực nghiệm cho biết liên kết C-F có độ dài 141pm, momen lưỡng cực là 1,4D; liên kết C-O có
độ dài 143 pm, mômen lưỡng cực là 1,2D.
a) Tính % liên kết ion của mỗi liên kết trên.
b) Dựa vào độ âm điện, hãy giải thích sự khác nhau về momen lưỡng cực và độ dài của 2 liên kết
trên.
c) Mức độ giải tỏa điện tích trên các nguyên tử tham gia liên kết có ảnh hưởng đến sự khác nhau về
mômen lưỡng cực và độ dài của liên kết không? Giải thích?
Cho 1D = 3,335464.10-30 C.m. Độ âm điện theo thang Pauling của F là 4,0; của O là 3,0; của C là
2,2.
3. Trong một thí nghiệm, người ta ghi được phổ phát xạ (phổ vạch) đối với một ion giống hydro (chỉ
chứa một electron) ở pha khí. Các vạch phổ của ion khảo sát được biểu diễn theo hình phổ đồ dưới
đây:
Tất cả các vạch phổ thu được đều đặc trưng cho các bước chuyển từ trạng
thái kích thích về trạng thái ứng với n = 3. Căn cứ vào các dữ kiện đã cho,
hãy:
a. Cho biết bước chuyển electron nào ứng với vạch A và vạch B ghi trên phổ đồ?
b. Giả sử độ dài bước sóng  = 142,5 nm ứng với vạch B. Tính độ dài bước sóng cho vạch A
theo nm.
Phần 2: Hữu cơ (10 điểm)
Câu 1.
1. Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử C6H12 mà có đồng phân hình học?
2. Gọi tên (kèm rõ cấu hình tuyệt đối của C*, hoặc Z, E đối với đồng phân hình học) của các hợp chất sau đây:
a.

b. c.
Câu 2:
1. Xác định cấu hình R, S của nguyên tử C* trong các hợp chất dưới đây:

2. Xác định cấu hình R, S của nguyên tử C*; (Z, E) đối với đồng phân hình học trong các hợp chất dưới đây:

Câu 3: Viết công thức cấu tạo lập thể cho cấu dạng bền nhất của các hợp chất sau:
a) 2,2,5,5-tetrametylhexan ( viết công thức chiếu Newman của liên kết C3-C4 )
b) cis-1-isopropyl-3-metylxiclohexan
c) trans- 1-isopropyl-3-metylxiclohexan
d) cis- 1,1,3,4-tetrametylxiclohexan
e) (2R, 3R, 4R)-3-clo-4-isopropyl-2-metyl xiclohexanon
(b,c,d,e viết cấu dạng ghế của xiclohexan)

Câu 4: Phản ứng brom hoá của axit cinnamic [(E) -3-phenylpropenoic] thu được những sản phẩm nào? Hãy vẽ công
thức cấu trúc của các sản phẩm dưới dạng công thức chiếu Fischere. Các sản phẩm có mối quan hệ nào với nhau.

Câu 5:
1. Miaxen (C10H16) có trong tinh dầu của lá nguyệt quế. Hiđro hoá miaxen thu được 2,6-đimetyloctan. Ozon hoá
miaxen rồi chế hoá tiếp bằng Zn/CH3COOH thu được hỗn hợp gồm HCHO, CH3COCH3 và O=CHCH2CH2COCHO.
Viết công thức cấu tạo của miaxen.
2. Hiđro hoá hiđrocacbon A (C10H14) thu được hiđrocacbon C10H18. Ozon hoá A rồi chế hoá tiếp với
Zn/CH3COOH thu được đixetodianđehit O=CH[CH2]3COCO[CH2]3CH=O. Viết hai công thức cấu tạo có
thể có của A?

You might also like