You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỀ THI HỌC KÌ I LỚP 10 CHUYÊN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN Môn thi: HÓA HỌC


Đề chính thức Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm 4 trang

Phần 1: Đại cương, Hóa lí (10 điểm)


Câu 1 (2 điểm): Cho nguyên tố Na ở ô số 11 trong bảng tuần hoàn.
a. Hãy viết cấu hình electron của Na, từ đó xác định vị trí đầy đủ của Na trong bảng tuần hoàn.
b. Xác định giá trị của bộ 4 số lượng tử ứng với electron hóa trị của nguyên tử Na.
c. Ngọn lửa natri có màu vàng, ứng với sự chuyển electron từ phân lớp 3p về phân lớp 3s. Vạch phổ
này có bước sóng 589,8 nm. Hãy tính năng lượng ứng với sự chuyển electron này theo đơn vị J/
nguyên tử và kJ/ mol.
Cho hằng số Planck h= 6,626.10-34 J.s tốc độ ánh sáng c= 2,998.108 m/s NA= 6,022.1023
d. Dùng phương pháp kinh nghiệm Slater để tính năng lượng lớp vỏ electron của nguyên tử Na.
Câu 2 (2 điểm):
1. Lúc đầu có một mẫu poloni 210
84 Po nguyên chất là chất phóng xạ có chu kì bán rã là 138 ngày. Các
hạt poloni phát ra tia phóng xạ và chuyển thành hạt nhân chì 206 Pb . Tính tuổi của mẫu chất trên nếu
lúc khảo sát khối lượng chất poloni lớn gấp 4 lần khối lượng chì.
2. Dựa vào thuyết VSEPR, hãy xác định công thức dạng AXnEm (không cần giải thích), gọi tên dạng
hình học và vẽ cấu trúc của các phân tử sau: H2O, NH3, PCl5, SF6
Câu 3 (2 điểm): NO và NO2 là các chất gây ô nhiễm. Chúng được hình thành chủ yếu từ sấm sét và
do quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ. Ở nhiệt độ cao NO có thể phản ứng với H 2 tạo ra khí
N2O là 1 chất gây ra hiệu ứng nhà kính.

2 NO(k) + H 2(k)  N2O(k) + H2O(k) (1)


Nghiên cứu động học của phản ứng này tại 820oC cho kết quả ở bảng sau:

STT Áp suất ban đầu (kPa) Tốc độ hình thành N2O (Pa.s-1)
PNO PH2
1 16,0 8,0 11,53
2 8,0 8,0 2,88
3 8,0 24,0 8,65
Pa: pascal 1kPa= 1000 Pa
Phương trình tốc độ phản ứng này có dạng v= k. P NOa.PH2b

a. Xây dựng phương trình tốc độ phản ứng cho phản ứng (1) và xác định hằng số tốc độ của phản ứng
này tại 820oC (chú ý đơn vị).
b. Trong hỗn hợp gồm NO và H2 với áp suất ban đầu của NO là 106,6 kPa và của H2 là 0,133 kPa.
Hãy giải thích ngắn gọn để đơn giản hóa biểu thức tốc độ phản ứng và từ đó tính thời gian để áp suất
riêng phần của H2 giảm xuống còn một nửa giá trị ban đầu. (Nếu không tính được hằng số tốc độ k ở
câu a) thì dùng giá trị 5,5.10-12 cho câu b này).
Câu 4 (2 điểm): Đơn chất lưu huỳnh có nhiều dạng thù hình có công thức phân tử S n (đều mạch vòng)
với n thay đổi thuỳ theo trạng thái. Ở trạng thái rắn, phân tử lưu huỳnh là S 8. Ở trạng thái khí thì n nó
thể nhận giá trị từ 3 đến 12.
Trong pha khí có cân bằng giữa S7 và S8 như sau:
8 S7(k) ⇌ 7 S8(k) (2)
Năng lượng liên kết S-S trong S7 là 260,0 kJ/mol và trong S8 là 263,3 kJ/mol
1. Hãy tính biến thiên entanpi của phản ứng (2) trên
2. Khi hoà tan lưu huỳnh trong dung môi hữu cơ, tại trạng thái cân bằng người ta xác định được
% khối lượng của các dạng thù hình của lưu huỳnh như sau:
S6 S7 S8
% khối lượng 0,32 0,76 98,92
(%)

a. Giả sử hoà tan 1,0 gam S vào 1,0 L dung môi thu được 1,0 L dung dịch. Hãy tính số mol của
các dạng thù hình S7 và S8 ở trạng thái cân bằng.
b. Tính hằng số cân bằng Kc của phản ứng (2).
3. ở trạng thái rắn, tinh thể S8 có 2 dạng thù hình là S8(tà phương) và S8(đơn tà). Nhiệt đốt cháy
của 2 dạng này được cho như sau:
S8(tà phương) S8(đơn tà)
Thiêu nhiệt H tn, 298K
o -296,8 kJ/mol -297,1 kJ/mol

Hãy tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng S8(tà phương, rắn)  S8(đơn tà, rắn). Và cho biết ở 298K thì dạng nào
bền hơn? Cho S= 32,06
Câu 5 (2 điểm): Cho bảng số liệu sau:

C2H6 C2H4 H2
So900 319,7 291,7 163,0
J/mol.K
Phản ứng đề hidro của Etan: C2H6 ⇌ C2H4 + H2 (3) có ∆Go900 = 22,39 kJ/mol
a. Tính Kp của phản ứng ở 900 K
b. Tính ∆Ho của phản ứng hidro hóa eten ở 900 K.
c. Tính % thể tích của các khí trong hệ ở trạng thái cân bằng (TTCB) nếu áp suất của hệ tại TTCB là
1,02 atm
d. Tính Kp của phản ứng (3) ở 600 K. Giả sử ∆Ho và ∆So của phản ứng này không phụ thuộc vào nhiệt
độ.
e. So sánh Kp của phản ứng ở 600K và 900K và giải thích sự khác biệt này dựa vào nguyên lí chuyển
dịch cân bằng Le Chatelier.
Phần 2: Hóa hữu cơ (10 điểm)

Câu 1: ( 2 điểm)
1. Sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự tăng dần Ka

2. Giải thích phát biểu sau đây.


a. Mặc dù axit 2-metoxyaxetic (CH3OCH2COOH) là một axit mạnh hơn axit axetic (CH3COOH)
nhưng axit p-metoxybenzoic (CH3OC6H4COOH) là một axit yếu hơn axit benzoic (C6H5COOH).
b. Mặc dù axit p-hydroxybenzoic có tính axit yếu hơn axit benzoic, nhưng axit o-hydroxybenzoic có
tính axit mạnh hơn axit benzoic.
Câu 2: (2 điểm)
Xác định các hợp chất có tên trong sơ đồ phản ứng sau. Các hợp chất F, G, K là đồng phân của nhau
có công thức phân tử C13H18O.

Câu 3: (2 điểm)
Từ xyclohexanol và có thể sử dụng thêm các hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ hãy tổng hợp từng hợp chất
sau đây:

Câu 4: (2 điểm)
Tìm các tác nhân phản ứng từ A đến J trong sơ đồ chuyển hóa sau:
Câu 5: (2 điểm)
1. Ylit lưu huỳnh, giống như thuốc thử Wittig, là chất trung gian hữu ích trong tổng hợp hữu cơ.
Ylide lưu huỳnh được tạo thành bằng cách xử lý các muối sulfonium với butyllithium. Chúng phản
ứng với các hợp chất cacbonyl để tạo thành epoxit. Rút ra cơ chế hình thành
epoxit X từ xiclohexanone bằng cách sử dụng một ylit lưu huỳnh.

2. Giải thích cơ chế của phản ứng sau:

You might also like