You are on page 1of 3

Đề thi lý thuyết Bảng B

Câu I:
Dựa vào thuyết liên kết hóa trị (VB) và thuyết đẩy các cặp electron hóa trị (VSEPR)
hãy cho biết:
a. Trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và cấu tạo hình học của các phân tử và
ion sau: HClO, NO 2 , CO 32  , SO 24 .
HClO
NO 2
CO 32 
SO 24 

b. Giải thích sự khác nhau về góc liên kết trong các dãy hợp chất sau:

Dãy 1 H2O (105) H2S (92o) H2Se (91o) H2Te (90o)

Dãy 2 H2O (105o) NH3 (107o) CH4 (109o28’)

c. So sánh và giải thích độ dài và độ bền của liên kết N–N trong N2O4 và N2H4.

Câu 2:
a) Tại Thế vận hội mùa đông Sochi năm 2013 đã xảy ra một vấn đề thời sự lý thú. Đó
là ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu, làm nóng lên toàn cầu, vì vậy việc chuẩn bị cho thi
đấu thể thao mùa đông hết sức phức tạp và tốn kém. Người ta phải làm tuyết nhân tạo bằng
cách nén hỗn hợp hơi nước và không khí đến áp suất cao rồi cho hỗn hợp khí đó phụt nhanh
ra khỏi bình nén vào khí quyển. Hãy dùng nhiệt động học giải thích quá trình đó.

b) Cũng mùa đông năm đó, trên đỉnh núi Sa Pa của nước ta vào một buổi sáng lặng
gió, có sương tuyết tạo thành. Ở mặt phía Tây của đỉnh núi, nhiệt độ hạ xuống đến - 6C, áp
suất của hơi nước trong khí quyển là 2,20 Torr. Ở mặt phía Đông của đỉnh núi, nhiệt độ hạ
xuống đến - 3C, áp suất của hơi nước trong khí quyển là 3,80 Torr.
Hãy cho biết trong điều kiện như vậy các hạt sương tuyết có tồn tại hay không?
Biết rằng: entanpi nóng chảy của nước đá là 6,008 kJ.mol-1; entanpi bay hơi của nước
lỏng là 44,016 kJmol-1; áp suất không khí ở đỉnh núi là 456 Torr; ở áp suất không khí bằng
760 Torr nước đá nỏng chảy ở 0C.

Đề thi lý thuyết bảng B 1


Câu 3:
Một nhiệt lượng kế chứa 0,1 lít nước, được nối với máy phát khí H2S để sao cho áp suất khí
H2S trên chất lỏng luôn luôn bằng 1atm. Sau khi cân bằng hòa tan được thiết lập người ta
thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng lên 0,1oC và nồng độ H2S trong dung dịch là 0,1M.
Người ta lặp lại thí nghiệm trên một lần nữa nhưng thay nước bằng 0,1 lít dung dịch
NaOH 0,1 M. Nhiệt độ của nhiệt kế lần này tăng là 0,380oC.
Biết nhiệt dung của nhiệt lượng kế trong cả hai trường hợp đều bằng 1891,2 J.K-1 và
sự có mặt của NaHS trong dung dịch không ảnh hưởng tới độ tan của H2S. Hãy tính hiệu
ứng nhiệt (∆H kJ/mol) của các quá trình sau:
a. Hòa tan H2S trong nước.
b. Trung hòa H2S bằng NaOH.
c. Phân ly H2S thành H+ và HS-, biết khi trung hòa một mol axit mạnh bằng bazơ
mạnh tỏa ra lượng nhiệt là 55,814 kJ.

Câu 4:
a. Liên kết trong phân tử Cl2 bị phá vỡ dưới tác dụng của photon có bước sóng  
495 nm. Tính năng lượng của liên kết Cl – Cl.
b. Ở 1227oC và áp suất chung 1atm, có 3,5% số phân tử clo bị phân li thành nguyên
tử. Tính So của phản ứng sau: Cl2(k) ⇌ 2Cl(k)

(giả thiết H o và So của phản ứng đều không phụ thuộc nhiệt độ).
c. Nếu giữ nguyên nhiệt độ, thì ở áp suất nào độ phân li của Cl2 bằng 1%.

Câu 5:
Hidropeoxit trong dung dịch nước bị phân hủy thành nước và oxi theo phản ứng bậc
một. Hằng số tốc độ của phản ứng ở 25oC là 7,4.10 4 s 1 .
a. Tính thể tích oxi ở 25oC, áp suất 740mmHg thu được khi phân hủy 1,0 mol H2O2
sau 20 phút.
b. Tính lượng nhiệt giải phóng ra sau 01 giây đầu tiên từ 2 lít dung dịch H2O2 0,15
M. Biết sinh nhiệt tiêu chuẩn của H2O2 (dd) = -191,2 kJ/mol và của H2O(l) = -285,8 kJ/mol.

Câu 6:
Người ta cho 10-3 mol AgBr vào 1 lít nước. Hỏi phải thêm bao nhiêu mL dung dịch
NH3 đặc 14,7M vào đó để hòa tan hoàn toàn kết tủa AgBr? (giả thiết thể tích dung dịch
không đổi)
Cho biết TAgBr= 10-12; hằng số không bền của phức chất [Ag(NH3)2] + là KKb= 10-7
Đề thi lý thuyết bảng B 2
Câu 7
a. Tính pH của dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 0,05 M và Pb(NO3)2 0,1 M.

Cho: Fe3+ + H2O ⇌ FeOH2+ + H+ (1) pKa (1) = 2,17


Pb2+ + H2O ⇌ PbOH+ + H+ (2) pKa (2) = 7,8
b. Sục khí H2 S đến bão hòa (nồng độ H2S luôn bằng 0,1 M) vào các dung dịch hỗn
hợp trên. Những kết tủa nào sẽ bị tách ra từ dung dịch?
Cho: E oFe 3
/ Fe 2 
= 0,77 V, E So / H S = 0,14 V; pK a1,( H S) = 7,0 pK a 2,( H S) = 12,9.
2 2 2

Tích số tan của FeS bằng 10 17, 2 và của PbS bằng 10 26,6

Câu 8:
Lắp một pin bằng cách nối điện cực hidro tiêu chuẩn với nửa pin được tạo thành bằng
cách nhúng một thanh đồng vào dung dịch hỗn hợp của 40,0 mL dung dịch CuSO4 10 2 M
và 10,0 mL dung dịch NH3 0,5 M. Giả thiết trong dung dịch chỉ tạo ra phức chất
[Cu(NH3)4]2+ với hằng số bền Kbền = 10 13, 2 .
a. Viết kí hiệu pin và xác định sức điện động của pin. Cho E oCu 2
/ Cu
= 0,34 V.

b. Tính E[oCu ( NH ) 3 4]
2
/ Cu

c. Viết phản ứng và tính hằng số cân bằng của phản ứng xảy ra trong pin ở 25oC. Hãy
nhận xét về khả năng oxi hóa của Cu(II) trong nước và trong dung dịch amoniac

Đề thi lý thuyết bảng B 3

You might also like