You are on page 1of 12

Thảo luận hóa vô cơ

Chủ đề : Các phản ứng gây nổ từ chất vô cơ. Phạm


vi ứng dụng biện pháp đề phòng.
1.Định nghĩa
1.1. Khái niệm cháy, nổ
 Nhà bác học người Nga M.V Lomonoxop là người có giải thích đúng đắn
về sự cháy :’’Cháy là một phản ứng hóa học có tỏa nhiều nhiệt và chiếu
sáng.’’. Ngày nay thì cháy là tổng hợp của các quá trình biến đổi lí hóa phức
tạp có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.
 Nổ là sự cháy xảy ra ở tốc độ nhanh hơn, làm tăng thể tích khối khí một
cách đột ngột trong khoảng thời gian ngắn, nhiệt độ tâm cháy tăng nhanh,
làm tăng áp suất đám cháy. Quá trình nổ tỏa nhiều nhiệt.
1.2. Phân loại
 Nổ lý học: Là trường hợp nổ do áp suất trong một thể tích bình chứa tăng
cao vượt quá giới hạn bền của vỏ bình chứa.
 Nổ hóa học: là nổ do cháy cực nhanh gây ra, phản ứng hóa học xảy ra trong
thời gian ngắn tạo ra lượng lớn sản phẩm khí và tỏa nhiều nhiệt.
2.Các hợp chất và phản ứng gây nổ
2.1 Phản ứng lí học
Phản ứng lí học của bóng bay Hidro khi bị đốt nóng
 Cơ chế gây nổ: Khí Hidro nhẹ ,cấu trúc phân tử bé nên khi bơm khí vào
bóng bay thì nó thẩm thấu cực nhanh và có thể nổ không gây ra nguồn
lửa. Trong quá trình sử dụng bóng bay sẽ rất dễ thẩm thấu ra ngoài, trong
đó ra nhiều ở chỗ cuống bóng, chỗ buộc dây. Vì thế trong các vụ nổ khi đốt
nóng dây vô tình làm luồng khí bị đốt nóng, thể tích dãn nở gây nổ.
 Phương trình phản ứng: H2 +1/2 O2 = H2O

Ngoài ra còn có nhiều hợp chất gây nổ khi bị đốt nóng như: một hỗn hợp
của nitro và oxy có thể phản ứng cực nhanh và tạo ra sản phẩm khí là NO
 N2 + O2 → 2NO - 43.200 calories (hay 180 kJ) cho một mol N2
 Ví dụ: phân bón Urê khi tác dụng với axit nitric (HNO3) gây nổ , hợp chất
H2O2
 Tác hại của phản ứng nổ lí học : gây thương tích cho con người, phá hoại
các công trình xây dựng, ô nhiễm môi trường, phá hủy mọi thứ như bom
hydro
2.2
  Phản ứng hóa học
2.2.1 Phản ứng giữa kim loại kiềm ( Li, Na, K, Rb, Cs) với
+ Cơ chế gây nổ : vì thế điện cực chuẩn của kim loại kiềm nhỏ hơn rất nhiều so
với thế điện cực của hidro ở pH = 7 nên kim loại kiềm dễ dàng khử được nước sinh ra
khí hidro
 PTPƯ : 2M + = 2MOH +

Do vậy kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong dầu.
+ Điều kiện xảy ra phản ứng nổ: khi kim loại kiềm tác dụng với nước.
2.2.2.
  Phản ứng gây nổ của thuốc nổ đen
PTPƯ:
+ Thành phần hỗn hợp: 74,64% .13,51% bột C ; 11,85% bột S. Một số thuốc nổ
đen có thêm lưu huỳnh (dùng cho vũ khí mạnh), bột nhôm ( phát sáng cho pháo,
tang năng lượng cho bom ) hồng hoàng ( muối thủy ngân, kích nổ).
+ Cấu tạo :thuốc nổ đen là hỗn hợp nitrat kali, bột than củi, dạng bột mịn, màu
đen xám của bột than, có thể có ánh kim của bột nhôm, mùi khó ngửi của luư
huỳnh. Ngoài ra, còn có một số phu gia khác như hồng hoàng để bắt cháy chẳng
hạn.
thời cổ gọi là “ diêm tiêu”, được lấy từ các mỏ tự nhiên. Diêm tiêu cũng được lấy
bằng cách hòa đất với phân dơi tỏng hang với nước lọc, cô đặc, giã mịn, rồi trộn
với nhau. Cacbon của bột than củi là chất khử, diêm tiêu là chất oxi hóa.
 Phản ứng nổ của azit chì ()

 

 Azit chì là một chất gây nổ, có độ nhạy nổ cao. Nó thường được bảo quản và
vận chuyển bằng cách bỏ vào lọ cao su đặt trong môi trường nước. Nó nổ khi
rơi từ độ cao 150m hoặc khi có ma sát. Tốc độ nổ của nó khoảng 5180 m/s. Nó
được sử dụng làm kíp nổ, làm thuốc nổ mồi trong các ngồi nổ. ở dạng tinh thể
có mật độ nhồi là 4,71 g/cm3.
 PTPƯ
 Azit chì phản ứng với đồng, kẽm hay một số hợp kim của đồng hoặc kẽm tạo
thành các azit khác. Vì dụ, azit đồng thậm chí còn nhạy nổ hơn azit chì.
 2.2.4 Phản ứng gây nổ của thủy ngân fulminate :Hg(OCN)2
 Thủy ngân fuminat là chất kết tinh màu trắng hoặc xám phụ thuộc vào công
nghệ chế tạo, màu trắng nhận được khi bổ sung vào dịch phản ứng 1 chút HCl,
màu xám nếu không cho thêm phụ gia này. Trong quân sự sử dụng thủy ngân
fuminat màu trắng, trong công nghiệp sử dụng màu xám.
Thành phần của sản phẩm nổ của thủy ngân fuminat là: thủy ngân, nitơ
và oxit cacbon theo phản ứng (Hg(ONC)2 = Hg + 2CO + N2),
Ứng dụng :Thủy ngân fuminat có thể sử dụng trong các kíp nổ để gây nổ
thuốc nổ phá và hạt lửa của đạn để gây cháy thuốc phóng. Tuy nhiên, do có độ
nhạy nổ cao nên thủy ngân fuminat chì dùng cho kíp nổ công nghiệp( ví dụ kíp nổ
số 8) mà không thể dùng cho kíp nổ đạn được có thể gây ra nổ sớm liều nổ.
3.Ứng Dụng của thuốc nổ
3.1 Trong lĩnh vực quân sự :
- Trong chiến đấu ngoài việc sử dụng các hợp chất gây nổ làm thuốc nổ nhồi
trong các loại bom đạn, mìn, lựu đạn, …
 Sử dụng thuốc nổ gói thành các lượng nổ khối, lượng nổ dài, thủ pháo,… dùng
uy lực của thuốc nổ sát thương phá hủy các phương tiện chiến đấu của địch.
 Làm thuốc phóng cho các đầu đạn và tên lửa,
3.2 Trong lĩnh vực kinh tế :
Trong lĩnh vực kinh tế dùng thuốc nổ kết hợp với sức người và sức máy để
phá đất đá đạt năng xuất cao,rút ngắn thời gian, hạ giá thành.

-Phá đất : lượng nổ để phá đất có nhiều loại .Căn cứ vào hiện tượng nổ và kết
quả nổ phân thành các loại lượng nổ sau : lượng nổ bắn tung, lượng nổ nén
ép.

-Phá đá : phá ốp : thương tốn thuốc nổ chỉ vận dụng khi thời gian ngắn
không có dụng cụ khoan , đục lỗ nhồi thuốc nổ : phá tung: dùng chông , búa
máy khoan thành lỗ cắt ngang hoặc cắt chéo các thớ đá nhồi thuốc nổ và
chèn đất sau đó tiến hành nổ.
-Phá các vật thể khác như công trình xây dựng, các vật thể có kích thước lớn
Làm pháo hoa, đánh bắt cá,
 Tác hại của hợp chất gây nổ:
Làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, gây ra những cuộc chiến
tranh trên thế giới , gây ảnh hưởng tính mạng con người và động vật
4.Biện pháp đề phòng
 Nguyên tắc phòng chống cháy nổ: tách rời ba yếu tố: Chất cháy, chất oxi
hóa và mồi bắt lửa thì cháy nổ sẽ không xảy ra được.
 Trang bị phương tiện PCCC ( Bình bọt chữa cháy,...)
 Huấn luyện sử dụng các phương tiện PCCC.
 Cơ khí và tự động hóa các quá trình sản xuất có tính nguy hiểm về cháy nổ.
 Hạn chế khối lượng của cháy cháy nổ đến mức tối thiểu cho phép về
phương tiện kỹ thuật.
 Tạo vành đai chống cháy nổ, ngăn cách sự tiếp xúc giữa các chất cháy nổ và
chất oxi hóa khi chúng chưa tham gia vào quá trình. Các kho chứa chất
cháy nổ phải xa nơi phát nhiệt. Xung quanh các bể chưá, kho chứa có
tường ngăn cách bằng vật liệu không cháy nổ.
 Cách ly hoặc đặt các thiết bị hay công đoạn dễ cháy nổ ra xa các thiết bị
khác và những nơi thoáng gió.

You might also like