You are on page 1of 9

BÀI TẬP HÓA ĐẠI CƯƠNG 1

CHƯƠNG 1 - 2
1. Cấu tử nào có năng lượng ion hóa lớn nhất trong số: Na, Na+, Cl, Ar ? Cơ sở so sánh ?

2. Cho các tiểu phân có cùng electron sau đây: O2-, F-, Na+, Mg2+. Xếp chúng theo thứ tự:
2.1. Bán kính ion tăng dần

2.2. Năng lượng ion hóa tăng dần

3. Ion nào trong các ion sau đây có bán kính nhỏ nhất : Na+, Mg2+, Li+, K+, Be2+ ? Giải thích

4. Tìm số electron tối đa có trong:


4.1. Mỗi phân lớp: 2s, 3p, 4d, 5f
4.2. Mỗi lớp: L, M, N
4.3. Một phân lớp có l = 3
4.4. Một orbitan nguyên tử có l = 3

5. Điện tử cuối cùng của nguyên tử của nguyên tố X có các số lượng tử : n = 3, l = 2, m = –1, ms = -1/2. Hãy xác
định vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (BTH).

6. Xếp các liên kết sau đây theo trật tự mức độ phân cực tăng dần: B-Cl, Na-Cl, Ca-Cl, Be-Cl.

7. Xếp các phân tử sau đây theo chiều tăng của momen lưỡng cực phân tử: BF3, H2S, H2O.

8. Viết cấu hình electron của nguyên tử Ti và ion Ti3+ ở trạng thái cơ bản. Đối với các electron hoá trị của
nguyên tử Ti hãy cho biết tất cả các số lượng tử. Biết Ti có Z = 22.

9. Electron cuối (electron có năng lượng cao nhất) của nguyên tử X ở trạng thái cơ bản được đặc trưng bởi
các số lượng tử sau: n = 2 l = 1 ml = 0 ms = -1/2
Hãy xác định điện tích hạt nhân Z của nguyên tử đó. Hãy xác định số thứ tự của các nguyên tố đó trong
BTH. Nguyên tố có trội tính kim loại hay phi kim? Mức oxi hoá cao nhất và thấp nhất của nguyên tố ?
10. Hiệu năng lượng giữa hai phân lớp 3s và 3p của nguyên tử Mg bằng 260,5 kJ/mol. Hãy xác định bước sóng
bức xạ (λ) khi nguyên tử Mg chuyển từ trạng thái kích thích về trạng thái cơ bản (3p → 3s).

11. Xác định bước sóng của electron đang chuyển động với vận tốc 3.104 m/s.

12. Xét electron chuyển động trong nguyên tử hydrogen với độ bất định của vận tốc bằng 100% vận tốc của e
trong nguyên tử hydrogen ở trạng thái cơ bản (2190 km/s). Hãy xác định độ bất định của toạ độ electron và
cho nhận xét. Biết đường kính của nguyên tử hydrogen khoảng 10-8 cm.

13. Hãy cho biết trong máy quang phổ có độ tán sắc lớn, vạch H_α trong Balmer của quang phổ phát xạ của
nguyên tử hydrogen sẽ bị tách thành mấy vạch ? Giải thích.

CHƯƠNG 3

1. Vẽ công thức Lewis của các phân tử bên dưới, biết rằng carbon là nguyên tử trung tâm trong phân
tử methane, nitrogen là nguyên tử trung tâm của phân tử ammonia, và oxygen là nguyên tử trung tâm của
phân tử nước.
a. F2 b. O2 c. CO d. CH4 e. NH3 f. H2O g. HF

2. Vẽ công thức Lewis cho các phân tử sau:


a. H2CO b. CO2 c. HCN
3. Vẽ công thức Lewis cho các phân tử và ion bên dưới.

a. POCl3, SO42–, PO43–, ClO4–; Biết rằng nguyên tử đầu tiên trong công thức phân tử của các chất đều là
nguyên tử trung tâm.

b. SF6, ClF5 và XeF4 biết là ba hợp chất này có nguyên tử trung tâm không tuân theo quy tắc bát tử.

4. Sắp xếp các phân tử và ion sau theo thứ tự giảm dần chiều dài của liên kết carbon-oxygen trong phân tử:
CO, CO2, CO32– và H3C–OH rồi tiếp tục sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ bền của liên kết carbon-oxygen trong các
phân tử này.
5. Những phân tử nào sau đây có moment lưỡng cực bằng 0 ? Giải thích. BH3, NH3, SiH4, SiHCl3, SF2, O3.

6. So sánh moment lưỡng cực của 2 phân tử NH3 và NF3. Giải thích.

7. Thực nghiệm xác nhận moment lưỡng cực của phân tử H2O là 1,84 Debye, moment lưỡng cực của liên kết O-H trong
H2O xấp xỉ 1,51 Debye.
a. Xác định giá trị góc liên kết HOH trong phân tử H2O ?

b. Dùng thuyết electron về hoá trị (thuyết cổ điển về liên kết) để mô tả liên kết cộng hoá trị trong phân tử H2O.

c. Dùng thuyết liên kết hoá trị (thuyết VB) để mô tả liên kết cộng hoá trị trong phân tử H2O phù hợp với kết quả tính được ở
câu a ? Tại sao góc HOH trong H2O không phải là 10928 ?
8. Cho các phân tử XH3:
a. Hãy cho biết cấu hình hình học của các phân tử PH3 và AsH3.

b. So sánh góc liên kết HXH giữa 2 phân tử trên và giải thích.

9. Dự đoán dạng hình học, và số đo các góc liên kết trong các chất sau:
a. CCl4 b. NCl3
c. ozone (O3) d. sulphur dioxide e. ICl3
10. Vẽ công thức Lewis và dự đoán sự phân cực (phân cực hay không phân cực) của các hợp chất sau:
HOCN (HO–CN), COS, XeF2, CF2Cl2, SeF6, và H2CO (C là nguyên tử trung tâm).

11. Áp dụng thuyết lai hoá giải thích:


a. Kết quả thực nghiệm xác định BeH2, CO2 là phân tử thẳng.

b. Tại sao sáu nguyên tử trong phân tử C2H4 lại nằm trên cùng một mặt phẳng?

c. Góc liên kết HOH trong H2O, NHN trong NH3 nhỏ hơn HCH trong CH4.
12. Indigo là một chất được dùng để nhuộm màu xanh dương cho quần jean. Cụm từ navy blue – xanh
nước biển – bắt nguồn từ việc sử dụng indigo để nhuộm màu cho đồng phục hải quân UK vào thế kỷ XVIII. Cho
công thức cấu tạo của indigo :

a. Xác định số liên kết  và  trong công thức cấu tạo trên.

b. Các nguyên tử carbon đã sử dụng các orbital lai hóa nào trong phân tử indigo?

13. Phân tử oxy có moment từ thường trực là 2.85µB.


Điều kiện cần để một chất có màu là phân tử của chất phải chứa các electron linh động (các electron chưa
ghép đôi, các electron  dễ bị kích thích…). Các electron này có thể hấp thụ năng lượng ddeerc chuyển lên mức
năng lượng cao hơn. Phân tích phổ hấp thụ của oxy lỏng cho thấy phân tử này đã thực hiện ít nhất 2 mức
chuyển mức electron bởi các loại photon có năng lượng tương ứng là 1.97 eV và 2.15 eV.

13.1 Đơn chất oxy lỏng có thể có màu không ? Tại sao ?

13.2 Mô tả hình thành liên kết oxy theo thuyết cộng hóa trị. Nhận xét.
14. Ánh sáng nhìn thấy có phân hủy được Br2 (k) thành các nguyên tử không ? Biết rằng năng lượng phá vỡ liên
kết giữa 2 nguyên tử là 190 kJ/mol. Tại sao hơi Br2 có màu ?

15. Là hợp chất của kim loại và phi kim nhưng AlCl3 có thể được xem là hợp chất cộng hóa trị. Điều này phù
hợp với tính chất nào của AlCl3 trong thực tế

You might also like