You are on page 1of 3

BÀI TẬP CHƯƠNG 2

Bài 1. Giải thích tại sao N có 5 electron hóa trị, B chỉ có 3 electron hóa trị nhưng chúng có thể
tạo được tối đa 4 liên kết cộng hóa trị. Lấy ví dụ minh họa.
Bài 2. Viết công thức Lewis khả dĩ nhất cho các phân tử và ion sau, bao gồm tất cả các cấu trúc
cộng hưởng: AlI3, CO3-2, HCOOH, H2O, NO3-, CO, PF5, BCl3, OF2.
Bài 3. Giải thích tại sao phân tử NH3 và NF3 đều có cấu trúc chóp tam giác nhưng (NH3) =
1,46 D lớn hơn nhiều so với (NF3) = 0,24 D.
Bài 4. Cho các phân tử sau: OF2, CH2Cl2 CBr4, CsF, AlCl3, C2H2, Cl2, HCl, CO2, NH3, H2O.
a) Hãy chỉ rõ liên kết ion, liên kết cộng hóa trị phân cực, liên kết cộng hóa trị không phân
cực trong các phân tử trên.
b) Phân tử nào có cực, phân tử nào không cực?
Bài 5. Hãy xác định cấu trúc của các phân tử và ion sau, đồng thời cho biết kiểu lai hóa các AO
hóa trị của nguyên tử trung tâm và so sánh góc liên kết giữa chúng.
a) CF4 và NF3
b) NO2, NO2+, NO2-
Bài 6. Hãy xác định cấu trúc của các phân tử và ion dưới đây, đồng thời cho biết kiểu lai hóa
các AO hóa trị của nguyên tử trung tâm và so sánh góc liên kết:
a) PH3 và PH4+
b) PCl3, PBr3 và PI3
Bài 7. Hãy giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử axetylen theo thuyết lai hóa.
Bài 8. Hãy cho biết dạng lai hóa của phân tử CH4, NH3. Vẽ cấu trúc hình học.
Bài 9. Dựa vào thuyết VB hãy giải thích trạng thái hóa trị có thể có của oxi, lưu huỳnh và brom
Bài 10. Dựa vào độ âm điện hãy so sánh độ phân cực của các mối liên kết: Na – F; K – Cl; H
– F; H – S; C – H.
Bài 11. Hãy nêu đặc trưng hình học của các phân tử PCl5, H2S, CO2, SO2, BeH2.
Bài 12. Hãy giải thích vì sao nguyên tử N không thể có cộng hoá trị bằng 5 mà nguyên tử P lại
có thể có cộng hoá trị cao nhất là 5.
Bài 13. Hãy cho biết trạng thái kích thích và các orbital lai hoá trong:
a. Nguyên tử C trong phân tử C2H2 ĐS. 2s12p3 sp
b. Nguyên tử S trong phân tử SF6 3s13p33d2 sp3d2
c. Nguyên tử I trong phân tử ICl3 5s25p45d1 sp3d
Bài 14. Thế nào là MO liên kết, MO phản liên kết, MO không liên kết.
Bài 15. Nêu quy luật phân bố electron vào các MO trong phân tử.
Bài 16. Cho các phân tử và ion phân tử sau: O2, O2+, O2-, O22-
a. Vẽ giản đồ năng lượng MO và viết cấu hình electron cho mỗi phân tử.
b. Tính bậc liên kết, so sánh độ bền liên kết và độ dài liên kết.
c. Nhận xét về từ tính của các phân tử.
Bài 17. Cho các phân tử và ion phân tử sau: C2, C2+
a. Vẽ giản đồ năng lượng MO và viết cấu hình electron cho mỗi phân tử.
b. Tính bậc liên kết, so sánh độ bền liên kết và độ dài liên kết.
c. Nhận xét về từ tính của các phân tử.
Bài 18. Cho các phân tử và ion phân tử sau: N2, N2+
a. Vẽ giản đồ năng lượng MO và viết cấu hình electron cho mỗi phân tử.
b. Tính bậc liên kết, so sánh độ bền liên kết và độ dài liên kết.
c. Nhận xét về từ tính của các phân tử
Bài 19. Cho phân tử CO, NO, CN-
a. Vẽ giản đồ năng lượng và viết cấu hình electron theo thuyết MO
b. Tính bậc liên kết và từ tính của phân tử.
Bài 20. Phân tử HBr có khoảng cách giữa hai hạt nhân là 141 pm và momen lưỡng cực là
2,60.10-30 C.m. Hãy tính độ ion hoá của phân tử. ĐS. 11,5%
Bài 21. Thế nào là năng lượng liên kết? Độ phân cực liên kết? Độ dài liên kết? Góc liên kết?
Bài 22. So sánh góc liên kết trong trong các phân tử sau: BeF2, BF3, CH4, NH3.
Bài 23. Liên kết ion và đặc điểm liên kết ion? Sự phân cực ion hoá?
Bài 24. Thế nào là electron hoá trị? Thế nào là cặp electron tự do?
Bài 25. Kết hợp thuyết lai hoá và mô hình đẩy nhau giữa các cặp electron (VSEPR) hay so sánh
góc liên kết trong phân tử H2O và CH4.
Bài 26. Kết hợp thuyết lai hoá và mô hình đẩy nhau giữa các cặp electron (VSEPR) hay so sánh
góc liên kết trong phân tử BeHư, NO3-, SO2.
Bài 27. Kết hợp thuyết lai hoá và mô hình đẩy nhau giữa các cặp electron (VSEPR) hay so sánh
góc liên kết trong phân tử CCl4, PF3, H2S.
Bài 28. Dựa vào mô hình đẩy nhau giữa các cặp electron (VSEPR) hãy cho biết dạng hình học
của các phân tử sau: PF5, SF4, XeF2, [Al(H2O)6]3+.
Bài 29. So sánh góc liên kết theo thứ tự tăng dần: PI3, PF3, PBr3, PCl3
Bài 30. Nêu những luận điểm cơ bản của thuyết VB? Thuyết MO?
Bài 31. Thế nào là sự lai hoá? Điều kiện để các orbital lai hoá? Các kiểu lai hoá và cho ví dụ
tương ứng?
Bài 32. Thế nào là sự xen phủ? Xen phủ trục? Xen phủ bên?
Bài 33. Dự đoán trạng thái lai hoá của các phân tử và ion sau: NO2+, CO32-, SOCl2.
Bài 34. Dựa vào thuyết MO, giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử và ion phân tử
sau: (Cấu hình electron nguyên tử, giản đồ năng lượng, cấu hình electron phân tử, bậc liên kết)
a) H2, H2+
b) He2, He2+
Bài 35. Giải thích tại sao khi F2 mất một electron thành F2+ thì độ bền liên kết tăng lên, còn khi
N2 chuyển thành N2+ thì độ bền liên kết lại giảm xuống.

You might also like