You are on page 1of 4

Bài Tập Chương 3 (Dùng cho học sinh lớp 10 – Năm học 2021 - 2022)

LIÊN KẾT HOÁ HỌC


Bài 1. Hãy viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương
ứng và viết cấu hình electron của chúng:
a) Li → Li+ ; b) Na → Na+; c) Mg → Mg2+; d) Al → Al3+;
e) Cl → Cl ;
-
f) S → S ;2-
g) O → O ; 2-
h) N → N3-.
Bài 2.
1) Viết phương trình phản ứng và dùng sơ đồ biểu diễn sự trao đổi electron trong quá trình phản
ứng giữa: a) Natri và clo; b) Canxi và flo; c) Magie và oxi; d) Nhôm và oxi.
2) Cho biết điện hoá trị của các nguyên tố trong các hợp chất được tạo thành.
Bài 3. Hãy giải thích vì sao độ âm điện của nitơ và clo đều bằng 3,0 nhưng ở điều kiện thường,
N2 hoạt động hoá học kém hơn Cl2.
Bài 4. Viết công thức cấu tạo, cho biết cộng hoá trị của các nguyên tố trong các chất sau:
1. CO, CO2, H2CO3, C2H2Cl2
2. N2, NH3, N2O, N2O3, N2O4, N2O5, HNO2, HNO3
3. P2O3, P2O5, PCl3, PCl5, H3PO4, H3PO3
4. SO2, SO3, H2S, H2SO3, H2SO4, SF6
5. Cl2O, Cl2O3, Cl2O5, Cl2O7, HCl, HClO, HClO2, HClO3, HClO4
6. C2H6, C2H4, C2H2, C3H6, C3H8, C2H6O, C2H5Cl, C3H5Cl, C2H7N.
Bài 5. Viết công thức cấu tạo và xác định tổng số electron trong các ion sau: CO32-, NO2-, NO3-
SO32-, SO42-, NH4+.
Bài 6. Viết công thức cấu tạo của các chất sau:
1. CaCO3, Ba(NO3)2, Ca3(PO4)2, Al2(SO4)3;
2. NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3;
3. CaC2, Na2O2, BaO2.
Bài 7. Hợp chất ion M được cấu tạo từ cation X+ và anion Y2-, mỗi ion đều chứa 5 nguyên tử
của 2 nguyên tố. Tổng số electron trong phân tử M là 70, số electron trong 1 ion X+ ít hơn trong
một ion Y2- là 40. Xác định công thức phân tử của M. Biết mỗi nguyên tử của 2 nguyên tố trong
Y2- đều có 6 electron ở lớp ngoài cùng.
Bài 8. Cho biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố: ZH = 1, ZB = 5, ZC = 6, ZN = 7, ZO = 8, ZAl
=13, ZP = 15, ZS = 16. Nhóm nào sau đây chứa toàn các chất không tuân theo qui tắc bát tử?
A. BH3, NO2, PCl5. B. CO2 , C2H6, HNO3. C. CH4, CO2, Al2S3. D. CH4, H2O2, CS2.
Bài 9. Cho các chất: NH4Cl, Na2CO3 , NaF, H2CO3 , KNO3 , HClO, KClO. Trong các chất trên,
số chất mà phân tử vừa có liên kết ion vừa có liên kết cộng hóa trị là
A. 4 B. 3. C. 5. D. 6.
Bài 10.Cho độ âm điện của các nguyên tố như sau: O (3,44), Cl (3,16), Mg (1,31), C (2,55), H
(2,2). Trong các phân tử: MgO, CO2, CH4, Cl2O. Số chất có kiểu liên kết cộng hóa trị có cực là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Bài 11.Trong phân tử HNO3, tổng số cặp electron lớp ngoài cùng không tham gia liên kết của 5
nguyên tử là
A. 8. B. 9. C. 7. D. 6.
Bài 12.Hợp chất chứa đồng thời liên kết cộng hóa trị và liên kết ion là
A. NH4NO3. B. BaCl2. C. SO2Cl2. D. CH3COOH.
Bài 13.Dãy các chất nào sau đây chỉ có liên kết cộng hóa trị trong phân tử ?
A. CaCl2, H2O, N2. B. K2O, SO2, H2S C. NH4Cl, CO2, H2S D. H2SO4, NH3.
Bài 14.Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ chứa một loại liên kết là
A. HF, HClO, KF, H2O. B. NaF, Na2O, CaCl2, KBr.
C. NaF, NaCl, NaNO3, KI. D. HF, H2S, HCl, NH4NO3.
Bài 15.Dãy hợp chất chỉ có liên kết cộng hóa trị là
A. H2SO4, PCl3, SO2Cl2, OF2, N2O4. B. K3PO4, NO2, SO3, NH4Cl, HNO3.
C. (NH4)2SO4, PCl3, SO2Cl2, NO2, SO3. D. SO2Cl2, OF2, N2O4, BaCl2, PCl3.
Bài 16.Điểm giống nhau giữa liên kết kim loại và liên kết ion là

Lê Thanh Hải–TT luyện thi THỦ KHOA, 03 An Trung Đông 4, Sơn Trà. 0913.59 88 44. Tr. 1/4
Bài Tập Chương 3 (Dùng cho học sinh lớp 10 – Năm học 2021 - 2022)
A. đều được tạo thành nhờ cặp electron dùng chung.
B. đều được tạo thành bằng lực hút tĩnh điện giữa ion dương và các electron tự do.
C. đều được tạo thành bằng lực hút tĩnh điện giữa ion dương và ion âm.
D. đều được tạo thành bằng lực hút tĩnh điện giữa các hạt mang điện tích trái dấu.
Bài 17.Mức độ phân cực của liên kết hoá học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự giảm dần
từ trái sang phải là:
A. HI, HBr, HCl. B. HBr, HI, HCl. C. HCl, HBr, HI. D. HI, HCl, HBr.
Bài 18.Xét các phân tử ion sau: LiCl, NaCl, KCl, RbCl, CsCl. Phân tử có liên kết mang nhiều tính
chất ion nhất là
A. LiCl B. KCl C. RbCl D. CsCl
Bài 19.Xét các phân tử (X) CH4, (Y) CO, (Z) CO2 và (T) H2CO3. Phân tử có số liên kết xich ma
() và phân tử có số liên kết pi () nhiều nhất lần lượt là
A. T và Y hoặc Z. B. X và Y hoặc Z. C. T và Y. D. X và Z.
Bài 20.Cấu tạo phân tử nào dưới đây là sai?
H H O
A. PH3 H P H C. H3PO4 H O P O
H O
O O K O
B. P2O5 P O P D. K3PO4 K O P O
O O K O
Bài 21.Cấu tạo phân tử nào dưới đây là sai?
O O
A. HCl H Cl C. HClO4 H Cl
O O
O
+
B. Cl2 Cl Cl D. KClO3 K O Cl
O
Bài 22.Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là
A. HCl. B. NH3. C. H2O. D. NH4Cl.
Bài 23.Các chất mà phân tử không phân cực là:
A. HBr, CO2, CH4 B. Cl2, CO2, C2H2. C. HCl, C2H2, Br2 D. NH3, Br2, C2H4
Bài 24.Xét các ion và phân tử (1) NH3, (2) NH4 , (3) N2O3, (4) N2O5, (5) HNO2, và (6) HNO3. Số
+

ion và phân tử có chứa liên kết cộng hóa trị phối trí là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Bài 25.Trong số các phân tử CH4, C2H4, C2H2, N2, O2, Cl2, CO, CO2, và HCN, số phân tử có chứa
liên kết ba trong phân tử là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Bài 26.Xét các phân tử P2O5, H3PO4, SO2, SO3, H2SO4, Cl2O, HClO3 và HClO4. Số phân tử có
chứa hai liên kết đôi là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Bài 27.Khi so sánh NH3 với NH4+, phát biểu không đúng là
A. Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có số oxi hóa -3.
B. NH3 có tính bazơ, NH4+ có tính axit.
C. Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có cộng hóa trị 3.
D. Phân tử NH3 và ion NH4+ đều chứa liên kết cộng hóa trị.
Bài 28.Cho các ion sau: NO3- (1) ; SO42- (2) ; CO32- (3) ; CIO4- (4) ; PO43- (5) ; NO2- (6). Trong các
ion trên, liên kết cho - nhận có trong và ion nào sau đây?
A. (1), (2), (3), (5) B. (1), (2), (6), (5). C. (1), (2), (4), (5) D. (1), (2), (3), (5)
Bài 29.Có các cặp nguyên tử với cấu hình electron hoá trị dưới đây: (X) X1: 4s1 và X2: 4s2 4p5;
(Y) Y1: 3d24s2 và Y2: 3d54s1; (Z) Z1: : 2s2 2p2 và Z2: : 3s2 3p4; (T) T1: : 1s2 và T2: : 2s2 2p5. Kết
luận nào sau đây không đúng?

Lê Thanh Hải–TT luyện thi THỦ KHOA, 03 An Trung Đông 4, Sơn Trà. 0913.59 88 44. Tr. 2/4
Bài Tập Chương 3 (Dùng cho học sinh lớp 10 – Năm học 2021 - 2022)
A. Liên kết giữa T1 và T2 là liên kết cộng hoá trị.
B. Liên kết giữa Y1 và Y2 là liên kết kim loại.
C. Liên kết giữa Z1 và Z2 là liên kết cộng hoá trị.
D. Liên kết giữa X1 và X2 là liên kết ion.
Bài 30.Xét các phân tử và ion: CO, H2CO3, NH4+ và HNO3. Trong số các phân tử và ion này, có
bao nhiêu phân tử và ion mà cấu tạo có chứa liên kết cho nhận?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Bài 31.Cặp chất nào sau đây mỗi chất trong cặp chất chứa cả 3 loại liên kết (ion, cộng hóa trị, cho
nhận)?
A. NaCl và H2O B. NH4Cl và Al2O3. C. K2SO4 và KNO3 D. Na2SO4 và Ba(OH)2
Bài 32.Z là nguyên tố mà nguyên tử có chứa 20 proton, còn Y là nguyên tố mà nguyên tử có chứa
9 proton. Công thức của hợp chất hình thành giữa các nguyên tố này và loại liên kết trong hợp chất
đó là:
A. Z2Y với liên kết cộng hóa trị. B. ZY2 với liên kết ion.
C. ZY với liên kết cho - nhận. D. Z2Y3 với liên kết cộng hóa trị
Bài 33.Chọn phát biểu đúng:
A. Có thể tồn tại các phân tử PCl7, OF6 và FCl5.
B. Liên kết trong tinh thể NaCl, CaCl2 và PCl3 là liên kết ion.
C. Các ion và phân tử NH4+, N2O5 và HNO3 đều chứa các liên kết cho nhận.
D. Trong các phân tử CO2, H2CO3 và Na2CO3 đều chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực.
Bài 34.Xét các phân tử chất hữu cơ X (CH3-CH3), Y (CH2=CH2), và Z (CHCH). Nhận xét nào
dưới đây là đúng?
A. Độ dài liên kết cacbon-cacbon tăng theo trật tự X < Y < Z.
B. Độ bền liên kết cacbon-cacbon tăng theo trật tự Z < Y < X.
C. Số liên kết  (cacbon-cacbon) trong các phân tử này là bằng nhau.
D. Số liên kết  trong các phân tử này là bằng nhau.
Bài 35.Cho giá trị độ âm điện
O Cl Br Na Mg Ca C H Al N B
3,5 3,0 2,8 0,9 1,2 1,0 2,5 2,1 1,5 3,0 2,0
Trong số các hợp chất CaO, MgO, CH4, AlN, N2, NaBr, BCl3, AlCl3 có x phân tử chứa liên kết
ion, y phân tử chứa liên kết cộng hóa trị phân cực và z phân tử chứa liên kết cộng hóa trị không
phân cực. Các giá trị x, y và z lần lượt bằng:
A. 3, 4 và 1. B. 3, 3 và 2. C. 4, 3 và 1. D. 5, 2 và 1.
Bài 36.Trong công thức CS2 tổng số các đôi electron hóa trị tự do chưa tham gia liên kết là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Bài 37.Hai nguyên tố X và Y đều ở nhóm A. X tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hiđro.
Số electron ngoài cùng của nguyên tố Y bằng số electron của nguyên tử X. Số hiệu nguyên tử của
X bằng 7 lần số hiệu nguyên tử của Y; X và Y có thể tạo hợp chất M. Liên kết giữa các nguyên tử
trong phân tử M thuộc loại liên kết nào sau đây?
A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị có cực.
C. Liên kết cho - nhận. D. Liên kết cộng hóa trị không cực.
Bài 38.Một phân tử XY3 có tổng các hạt proton, electron, nơtron bằng 196. Trong đó số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của
Y trong phân tử là 76. Công thức XY3 và loại liên kết trong XY3là
A. BF3, liên kết cộng hóa trị B. AlCl3, liên kết cộng hóa trị
C. BF3, liên kết ion D. AlCl3, liên kết cộng ion
Bài 39.M thuộc nhóm IIA, X thuộc nhóm VIIA. Trong oxit cao nhất, M chiếm 71,43% khối lượng,
còn X chiếm 58,82% về khối lượng. Công thức phân tử hợp chất tạo thành giữa X với M và loại
liên kết trong hợp chất này là:
A. CaBr2, liên kết ion B. MgCl2, liên kết ion.
C. MgBr2, liên kết cho nhận. D. CaF2, liên kết ion.

Lê Thanh Hải–TT luyện thi THỦ KHOA, 03 An Trung Đông 4, Sơn Trà. 0913.59 88 44. Tr. 3/4
Bài Tập Chương 3 (Dùng cho học sinh lớp 10 – Năm học 2021 - 2022)
Bài 40.M thuộc nhóm IIA, X thuộc nhóm VIA, trong oxit cao nhất M chiếm 71,43% khối lượng,
còn X chiếm 40% khối lượng. Công thức phân tử hợp chất giữa M với X và loại liên kết trong hợp
chất này lần lượt là:
A. MgS, liên kết ion. B. MgS, liên kết cộng hoá trị.
C. CaS, liên kết ion. D. CaS, liên kết cộng hóa trị.
Bài 41.Cấu hình electron của ion R3+: 1s22s22p6. Hợp chất của R với B có dạng R2B3. Tổng số hạt
proton trong R2B3 là 50. Công thức phân tử của R2B3 và loại liên kết hóa học trong hợp chất này
(dựa vào độ âm điện) là:
A. Al3S3, liên kết cộng hóa trị B. Al2O3, liên kết ion
C. Fe2O3, liên kết ion D. Cr2O3, liên kết ion
140
Bài 42.Hợp chất A có công thức MXa trong đó M chiếm 3 % về khối lượng, X là phi kim ở chu
kì 3, trong hạt nhân của M có số proton ít hơn số nơtron là 4; trong hạt nhân của X có số proton
bằng số nơtron. Tổng số proton trong 1 phân tử A là 58. Công thức phân tử và loại liên kết của A
là:
A. FeS, ion B. FeS2, cộng hóa trị có cực.
C. SnCl2, ion. D. CrCl2, ion.
Bài 43.Cho hai nguyên tử nguyên tố A và B, biết rằng:
- Tổng số các loại hạt cơ bản trong nguyên tử A là 34. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 10.
- Kí hiệu của nguyên tử B là 199 B.
Loại liên kết và công thức của hợp chất tạo thành từ A và B là liên kết
A. ion B. cộng hóa trị có cực.
C. cộng hóa trị không cực D. cho nhận
Bài 44.Các ion A+, B3+, X-, Y2- đều có lớp electron ngoài cùng như sau: 2s22p6. Công thức phân
tử của các hợp chất ion tạo thành từ các nguyên tố đó và độ bền liên kết của các phân tử (giả thiết
bán kính của các ion đó xấp xỉ bằng nhau) tăng dần theo thứ tự là
A. AX < BX3 < A2Y < B2Y3 B. A2Y < AX < BX3 < B2Y3
C. AX < A2Y < BX3 < B2Y3 D. AX < B2Y3 < A2Y < BX3
Bài 45.Dưới đây là nhiệt độ sôi (t0C) các hợp chất với hidro của các nguyên tố nhóm VIA: H2O
(100), H2S (-60,75), H2Se (-41,5), H2Te (-1,8). Giải thích nào dưới đây là không đúng?
A. Từ H2S đến H2Te nhiệt độ sôi tăng do khối lượng phân tử tăng.
B. H2O có nhiệt độ sôi cao nhất là do tạo được liên kết hidro liên phân tử.
C. Liên kết giữa các phân tử H2S (hoặc H2Se, H2Te) là liên kết cộng hóa trị.
D. Độ bền liên kết liên phân tử ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi nhiều hơn khối lượng phân tử.
Bài 46. Cation X+ do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố nhóm A tạo nên. Tổng số proton trong X+ là
11. Điều khẳng định nào sau đây sai?
A. Có liên kết cho nhận trong công thức cấu tạo của X+.
B. Liên kết giữa các nguyên tử trong X+ là liên kết cộng hóa trị.
C. X+ là thuộc loại ion đa nguyên tử.
D. Có hai ion X+ thỏa mãn đề bài.

---------------------- HẾT ----------------------

Lê Thanh Hải–TT luyện thi THỦ KHOA, 03 An Trung Đông 4, Sơn Trà. 0913.59 88 44. Tr. 4/4

You might also like