You are on page 1of 8

Đề 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)


1. Trong bảng tuần hoàn, theo chiều từ trái sang phải các nguyên tố của một chu kỳ được sắp xếp như thế nào?
A. Theo sự tăng dần bán kính nguyên tử. B. Theo thứ tự khối lượng nguyên tử tăng dần.
C. Theo thứ tự tăng dần số hiệu nguyên tử. D. Theo thứ tự khối lượng nguyên tử giảm dần.
2. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p64s1. Số hiệu nguyên tử của X?
A. 18. B. 19. C. 20. D. 39.
3. Nguyên tố nào sau đây có tính chất hóa học tương tự Na (z = 11)?
A. 8 O . B. 19 K . C. 13 Al . D. 17 Cl .
4. Cho cấu trúc của phân tử N2H4 như hình dưới đây. Mỗi nguyên tử nitrogen còn mấy cặp electron chưa tham gia liên
kết?
H :N : N : H
H H
A. 2. B. 0. C. 1. D. 3.
5. Hình dưới đây biểu diễn sự hình thành liên kết giữa hai nguyên tử A, B. Loại liên kết được tạo thành có tên gọi là

A. liên kết cho nhận. B. liên kết ion. C. liên kết hydrogen. D. liên kết cộng hóa trị.
6. Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?
A. HCl. B. K2O. C. N2. D. CH4.
7. Trong một nhóm A, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, giá trị nào dưới đây không
thay đổi?
A. Năng lượng ion hóa. B. Độ âm điện C. Điện tích hạt nhân. D. Số electron lớp ngoài cùng.
8. Các hợp chất ion thường ở trạng thái rắn trong điều kiện thường là do
A. có cấu trúc tinh thể và lực hút tĩnh điện mạnh. B. có cấu trúc rỗng và lực hút tĩnh điện mạnh.
C. các ion đạt được cấu hình bền vững của khí hiếm. D. có cấu trúc tinh thể và lực hút tĩnh điện yếu.
9. Liên kết hoá học là
A. sự kết hợp của chất tạo thành vật thể bền vững.
B. sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
C. sự kết hợp của các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững.
D. sự kết hợp của các phân tử hình thành các chất bền vững.
10. Cho dãy các ion sau: Al3+ , SO24− , NH +4 , Fe3+ , PO34− , OH − , Cl − . Số ion đa nguyên tử là
A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.
11. Orbital s có dạng hình nào?
A. Hình cầu. B. Hình số nổi. C. Hình tròn. D. Hình bầu dục.
12. Cho các nguyên tố: 13 Al , 11 Na , 4 Be , 12 Mg . Trong các hydroxide sau, hydroxide nào mạnh nhất?
A. Be(OH)2. B. Al(OH)3. C. Mg(OH)2. D. NaOH.
13. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tính phi kim mạnh nhất? Cho biết nguyên tố này có trong thành phần của
hợp chất teflon, được sử dụng để tráng chảo chống dính.
A. Iodine (z = 53). B. Bromine (z = 35). C. Fluorine (z = 9) D. Chlorine (z = 17).
14. Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo bởi bao nhiêu loại hạt cơ bản?
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
15. Liên kết hydrogen là loại liên kết hóa học được hình thành giữa các nguyên tử nào sau đây?
A. Phi kim có độ âm điện lớn và nguyên tử hydrogen.
B. Phi kim và hydrogen trong hai phân tử khác nhau.
C. F, O, N,… có độ âm điện lớn, đồng thời có cặp electron hóa trị chưa liên kết và nguyên tử hydrogen linh động.
D. Phi kim và hydrogen trong cùng một phân tử.
16. Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không phân cực?
A. HCl. B. Cl2. C. NH3. D. H2O.
17. Năng lượng liên kết của các phân tử được liệt kê trong bảng sau
Liên kết Năng lượng liên kết (kJ/mol)
Cl–Cl 243
Br–Br 193
I–I 151
Hãy chọn phương án đúng khi so sánh độ bền liên kết giữa Cl2, Br2 và I2.
A. Br2 > Cl2 > I2. B. I2 > Br2 > Cl2. C. Cl2 > Br2 > I2. D. Cl2 > I2 > Br2.
18. Cho hai nguyên tố X (Z = 19), Y (Z = 8). Công thức hợp chất tạo thành từ nguyên tố X, Y và liên kết trong phân tử

A. XY, liên kết cộng hóa trị. B. X2Y3, liên kết cộng hóa trị. C. X2Y, liên kết ion. D. XY2, liên kết ion.
19. Nguyên tử copper có kí hiệu là 29 Cu . Số hạt proton, neutron và electron tương ứng của nguyên tử này là
64

A. 29, 29, 29. B. 29, 35, 29. C. 29, 29, 35. D. 35, 29, 29.
20. Cấu hình của nguyên tử sau biểu diễn bằng ô lượng tử. Thông tin nào không đúng khi nói về cấu hình đã cho?

A. Nguyên tử có 7 electron. B. Nguyên tử có 2 lớp electron.


C. Lớp ngoài cùng có 3 electron. D. Nguyên tử có 3 electron độc thân.
21. Sulfur (S) dạng kem bôi được sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Nguyên tử sulfur có phân lớp electron ngoài cùng
là 3p4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nguyên tử sulfur?
A. Lớp ngoài cùng của sulfur có 6 electron. B. Sulfur nằm ở nhóm VIA.
C. Hạt nhân nguyên tử sulfur có 16 electron. D. Trong bảng tuần hoàn sulfur nằm ở chu kỳ 3.
22. Hình sau biểu thị bán kính của các nguyên tử 13 Al , 11 Na , 19 K , 12 Mg (không theo thứ tự).

a b c d
a, b, c, d tương ứng với nguyên tố nào, theo thứ tự sẽ là
A. Na, Mg, Al, K B. Al, Mg, Na, K C. K, Al, Mg, Na D. K, Na, Mg, Al
23. Cho các chất sau: F2, Cl2, Br2, I2. Chất có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. I2. B. Br2. C. Cl2. D. F2.
24. Dãy nào sau đây gồm các chất chỉ có liên kết ion?
A. NaCl, K2S, Al2O3. B. H2, SiO2, MgS. C. N2, CaO, HBr. D. O2, HI, NaF.
25. Cho số hiệu nguyên tử của Li = 3, O = 8, Na = 11, Mg = 12, P =15, S = 16, Cl = 17, Ar = 18, Fe = 26. Dãy chứa các
nguyên tố thuộc khối nguyên tố p?
A. Fe, Ar, Cl. B. O, S, P. C. Na, Li, Mg. D. Li, O, Ar.
26. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. X có số thứ tự 15, chu kì 3, nhóm VA. B. X có số thứ tự 14, chu kì 3, nhóm IVA.
C. X có số thứ tự 13, chu kì 3, nhóm IIIA. D. X có số thứ tự 12, chu kì 3, nhóm IIA.
27. Quá trình hình thành phân tử X2 có sự xen phủ orbital như sau

X2 không thể là chất nào sau đây?


A. F2. B. H2. C. Br2. D. Cl2.
28. Nguyên tử nào đã tham gia vào quá trình dưới đây?

A. Ca (z = 20). B. Mg (z = 12). C. Na (z = 11). D. Al (z = 13).


II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
29: (1 điểm) Cấu hình electron của nguyên tử aluminium (Al) là 1s22s22p63s23p1.
a) Số hiệu nguyên tử của nguyên tố Al là bao nhiêu? Al là nguyên tố kim loại hay phi kim? Vì sao?
b) Biểu diễn sự phân bố electron của Al vào các ô orbital và cho biết Al có bao nhiêu electron độc thân ở trạng thái
cơ bản.
30: (1 điểm)
a) Giải thích sự hình thành liên kết ion trong phân tử MgCl2.
b) Viết công thức electron, công thức Lewis, công thức cấu tạo của phân tử H2S.
31: (0,5 điểm) Oxide cao nhất của nguyên tố R thuộc nhóm VIA có 60% oxygen về khối lượng. Xác định nguyên tố R.
32: (0,5 điểm) So sánh nhiệt độ sôi của C2H5OH và CH3OCH3. Giải thích.
Đề 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
1. Đặc điểm của hạt electron là
A. mang điện tích dương và có khối lượng. B. mang điện tích âm và có khối lượng.
C. không mang điện và có khối lượng. D. mang điện tích âm và không có khối lượng.
2. Lớp L có số electron tối đa là
A. 32. B. 18. C. 8. D. 2.
3. Lớp M không có phân lớp nào sau đây?
A. 3s. B. 3p. C. 3d. D. 3f.
4. Số nguyên tố trong chu kì 4 là
A. 2. B. 8. C. 18. D. 32.
5. X thuộc nhóm IVA. Công thức oxide cao nhất của X là
A. XO2. B. XO. C. XO3. D. X2O5.
6. Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân biến đổi nào sau đây đúng?
A. Độ âm điện giảm. B. Bán kính nguyên tử tăng C. Tính phi kim giảm. D. Độ âm điện tăng.
7. Nguyên tử nguyên tố nhóm IA nào sau đây có bán kính nhỏ nhất?
A. Li (Z=3). B. Na (Z=11). C. K (Z=19). D. Cs (Z=55).
8. Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là
A. np2. B. ns2. C. ns2np2. D. ns2np4.
9. Theo quy tắc octet, xu hướng chung của các nguyên tử nguyên tố nhóm IA là nhường
A. 2 electron. B. 3 electron. C. 1 electron. D. 4 electron.
10. Sodium chloride là một hợp chất có thể tan trong nước lạnh và có nhiệt độ nóng chảy cao. Liên kết trong
phân tử sodium chloride là liên kết
A. cộng hóa trị không phân cực. B. liên kết ion. C. hydrogen. D. cộng hóa trị phân cực.
11. Trong các hợp chất sau: CaO, Ba(NO3)2, Na2O, KF, K2SO4, NH4Cl, số hợp chất chứa ion đa nguyên tử là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
12. Phân tử nào sau đây có liên kết ion?
A. NH3. B. H2S. C. HCl. D. NaBr.
13. Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử
A. bằng nhiều electron chung. B. bằng sự cho – nhận electron.
C. bằng một hay nhiều cặp electron chung. D. bằng một hay nhiều electron độc thân.
14. Phân tử nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực?
A.O2. B. Cl2. C. H2. D. NH3.
15. Phát biểu nào sau đây về tính chất của hợp chất cộng hóa trị là sai? #A. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt
độ sôi thấp.
B.Tồn tại ở thể rắn, lỏng hoặc khí trong điều kiện thường.
C.Tất cả các hợp chất cộng hóa trị đều dẫn điện tốt.
D.Hợp chất cộng hóa trị phân cực tan tốt trong dung môi phân cực.
16. Một trong những tương tác giữa các phân tử là
A. Liên kết ion. B. Liên kết hydrogen. C. Liên kết cộng hóa trị. D. Liên kết cho - nhận.
17. Nguyên tử 2713Alcó số lượng các loại hạt proton, electron và neutron lần lượt là:
A. 14, 13 và 13. B. 14, 14 và 13. C. 13, 13 và 14. D. 13, 14 và 13n.
18. Nguyên tố có Z=15 thuộc loại nguyên tố
A. f. B. s. C. p. D.#d.
19. Nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA có cấu hình electron là
A. [Ne]3s23p1. B. [Ne]3s23p4. C. [Ne]3s23p3. D. [Ne]3s23p6.
20. Cho cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố sau: X (1s22s22p63s23p64s1), Y (1s22s22p63s1), Z (1s22s22p63s2),
T (1s22s2). Dãy các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại từ trái sang phải là:
A. T, Z, X, Y. B. X, Y, T, Z. C. T, Z, Y, X. D. T, Y, Z, X.
21. Cho các nguyên tố cùng chu kỳ: 11Na,12Mg, 13Al và 14Si. Dãy các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm
dần tính kim loại từ trái sang phải là:
A. Na, Si, Mg, Al. B. Na, Mg, Al, Si. C. Si, Al, Mg, Na. D. Si, Na, Al, Mg.
22. Phát biểu nào sau đây về Ca (Z=20) không đúng?
A. Có 2 electron hóa trị. B. Là nguyên tố kim loại.
C. Hóa trị cao nhất với oxygen là II. D. Oxide cao nhất của calcium có tính axit.
23. Theo quy tắc octet nguyên tử nào sau đây nhận 1 electron để đạt cấu trúc ion bền?
A. X (Z = 8). B. Y (Z = 9). C. T (Z = 11). D. Q (Z = 12).
24. Cho các phát biểu sau về hợp chất ion:
(a)Liên kết được tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
(b)Được tạo thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình.
(c)Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
(d)Thường tồn tại ở trạng thái khí ở điều kiện thường.
Số phát biểu đúng là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
25. Nguyên tử X có 12 electron, nguyên tử Y có 17 electron. Công thức hợp chất và loại liên kết hình thành
giữa hai nguyên tử này là
A. XY2, liên kết ion. B. X3Y2, liên kết cộng hóa trị. C. X2Y, liên kết cộng hóa trị. D. XY, liên kết ion.
26. Phân tử nào sau đây được tạo thành từ sự xen phủ p – p?
A. Cl2. B. H2. C. HCl. D. H2S.
27. Dãy nào sau đây gồm các phân tử đều phân cực?
A. HCl, N2, NaCl, H2O. B. HCl, NH3, NaCl, CO2. C. HCl, NH3, NaCl, O2. D. HCl, NH3, NaCl, H2O.
28. Chất nào sau đây không thể tạo được liên kết hydrogen?
A. H2O. B. CH4. C. CH3OH. D. NH3.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)
29. : (1 điểm) Cho nguyên tố X (Z = 16). Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn và nêu một số tính chất
cơ bản của đơn chất và hợp chất chứa X.
30. : (1 điểm)
(a) Giải thích sự hình thành liên kết ion trong phân tử K2O.
(b) Viết công thức electron và công thức Lewis của phân tử NH3.
31. (0,5 điểm) Dựa vào kiến thức đã học về liên kết hóa học hãy giải thích vì sao khí hydrogen chloride tan
tốt trong nước, khí oxygen tan ít trong nước.
32. (0,5 điểm) Cho ba nguyên tố X, Y, T thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn. X và Y kế tiếp trong cùng một
chu kì, X và T kế tiếp trong cùng một nhóm. Tính kim loại của ba nguyên tố giảm dần theo thứ tự T, X, Y.
Mặt khác X có hai electron lớp ngoài cùng thuộc phân lớp 3s. Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của X, Y
và T.
Đề 3
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
1. Ví trí của nguyên tố có Z = 15 trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì 4, nhóm VIB B. Chu kì 4, nhóm IIA C. Chu kì 3, nhóm VA D. Chu kì 3, nhóm IIB
2. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. electron và neutron. B. electron, proton và neutron C. neutron và electron. D. proton và neutron.
7
3. Số neutron trong nguyên tử 3 Li là
A. 4. B. 7. C. 11. D. 3.
4. Sự phân bố electron theo ô orbital nào dưới đây là đúng?

A. B. C. D.
12 14 14
5. Có 3 nguyên tử. 6 𝑋; 7 𝑌; 6 𝑍. Những nguyên từ nào là đồng vị của một nguyên tố?
A. X, Y. B. Y, Z. C. X, Y, Z. D. X, Z.
6. Nguyên tố T có 3 lớp electron, lớp 3 có 7 electron, nguyên tố T có số hiệu nguyên tử là
A. 7. B. 17. C. 19. D. 9.
7. Số liên kết σ và π có trong phân tử H−C  C−H lần lượt là
A. 2 và 3 B. 3 và 1 C. 3 và 2 D. 2 và 2
8. Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử có số hiệu nào sau đây có xu hướng nhường 2 electron để đạt tới cấu
hình electron bền vững theo quy tắc octet?
A. Z = 10. B. Z = 9. C. Z = 11. D. Z = 12.
9. Cho các nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong dãy trên được
xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là
A. F, O, Li, Na. B. F, Na, O, Li. C. F, Li, O, Na. D. Li, Na, O, F.
10. Cho biết: H (Z = 1); N (Z = 7); Cl (Z = 17). Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ
orbital p-p ?
A. H2 B. HCl C. NH3 D. Cl2
11. Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào sau đây
là hợp chất ion?
A. NaF. B. CO2. C. CH4. D. H2O.
12. Cặp chất nào sau đây đều tạo được liên kết hydrogen giữa các phân tử ?
A. H2S, HCl. B. CH4, SiH4. C. PH3, NH3. D. HF, H2O.
13. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm B, được đánh số từ IB đến VIIIB. Vậy tổng số cột của các nhóm B trong bảng tuần hoàn

A. 8. B. 9. C. 10. D. 11.
14. Cho biết: N (Z = 7), O (Z = 8), F (Z = 9). Dãy gồm các đơn chất được sắp xếp theo thứ tự giảm dần năng lượng liên
kết là
A. N2, O2, F2. B. F2, O2, N2. C. O2, F2, N2. D. O2, N2, F2.
15. Các nguyên tố có cấu hình electron X: 1s 2s 2p 3s ; Z: 1s 2s 2p 3s 3p ; Q:1s22s22p63s2. Tính kim loại tăng dần là
2 2 6 1 2 2 6 2 3

A. Z, Q, X. B. Z, X, Q. C. X, Q, Z. D. X, Z, Q.
16. Cho biết: 1H, 6C, 7N, 8O, 11Na, 12Mg, 16S, 17Cl. Nhóm nào sau đây gồm các phân tử đều có liên kết “cho – nhận” ?
A. NaCl, CO2. B. NH4NO3, HNO3. C. HCl, MgCl2. D. H2S, HCl.
17. Sự phân bố electron không đồng đều trong một nguyên tử hay một phân tử hình thành nên
A. một ion dương. B. một ion âm. C. một lưỡng cực vĩnh viễn. D. một lưỡng cực tạm thời.
18. Cho các phát biểu sau:
(1) Trong một chu kì đi từ trái qua phải tính kim loại tăng dần.
(2) Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là fluorine.
(3) Những nguyên tử đồng vị thì có cùng số proton.
(4) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một cột.
(5) Các nhóm A có số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự của nhóm (trừ He).
Số phát biểu sai làA. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
2−
19. Anion X có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Công thức oxide cao nhất của X, hydroxide tương ứng
và tính acid – base của chúng lần lượt là
A. XO (basic oxide), X(OH)2 (base). B. X2O (basic oxide), XOH (base).
C. XO3 (acidic oxide), H2XO4 (acid). D. XO2 (acidic oxide), H2XO3 (acid).
20. Ở Trạng thái cơ bản
- Phân lớp electron ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là np2n+1.
- Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố Y là 7.
- Số hạt mang điện trong nguyên tử Z nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử X là 20 hạt.
Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Nguyên tố X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp. B. X là nguyên tố có tính phi kim mạnh.
C. Oxide và hyđroxide của Z có tính base. D. Tính kim loại của Y mạnh hơn Z.
B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
1. (2 điểm) Cho nguyên tố R (Z = 16).
a) Viết cấu hình electron nguyên tử R và phân bố electron theo orbital. R là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm ?
b) Xác định vị trí R trong bảng tuần hoàn hóa học (chu kì, nhóm).
c) Viết công thức oxide cao nhất và công thức hydroxide tương ứng của R.
2. (2 điểm) Cho biết: Na (Z = 11), C (Z = 6), O (Z = 8); Fe (Z = 26).
a) Giải thích sự hình thành liên kết ion trong phân tử Na2O.
(Bước 1: viết các quá trình nhường – nhận electron từ các nguyên tử thành ion tương ứng, kèm cấu hình electron.
Bước 2 : các ion trái dấu hút nhau tạo thành hợp chất).
b) Viết công thức electron và công thức Lewis của phân tử CO2. Cho biết số cặp electron chưa tham gia tạo liên kết
(cặp electron hoá trị riêng) trong phân tử CO2.
3. (1 điểm)
a) Trong tự nhiên chlorine có hai đồng vị bền: 3717 Cl
35
chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là 17 Cl . Tính nguyên
tử khối trung bình của chlorine. Tính thành phần % theo khối lượng của 17 35
Cl trong tinh thể CaCl2.4H2O. (các kết quả
làm tròn đến hai chữ số thập phân).
(Cho biết nguyên tử khối trung bình: Ca = 40,08; O = 15,99; H = 1).
b) Cho biết khối lượng phân tử của nước (H2O), ammonia (NH3), methanne (CH4) lần lượt bằng: 18, 17, 16. Nước
sôi ở 100 oC, ammonia sôi ở −33,35 oC và methane sôi ở −161,58 oC. Giải thích vì sao các chất trên có khối lượng phân
tử xấp xỉ nhau nhưng nhiệt độ sôi của chúng lại chênh lệch nhau.
Đề 4
PHẦN A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
1: Số liên kết σ và liên kết π trong phân tử acetylene (C2H2) lần lượt là
A. 2 và 1. B. 3 và 1. C. 3 và 2. D. 1 và 1.
2: Sự phân bố electron không đồng đều trong một nguyên tử hay một phân tử hình thành nên
A. một lưỡng cực vĩnh viễn. B. một ion dương. C. một lưỡng cực tạm thời. D. một ion âm.
3: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có bán kính nhỏ nhất?
A. Ge (Z = 32). B. Si (Z = 14). C. As (Z = 33). D. P (Z = 15).
4: Sự xen phủ có sự tham gia của orbital nào luôn là xen phủ trục?
A. p. B. s. C. f. D. d.
5: Cho dãy các chất sau: N2, H2, NH3, SO2, HCl, CO. Số chất trong dãy mà phân tử chứa liên kết
cho - nhận là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
6: Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố potassium (Z=19) phải
A. nhường đi 1 electron. B. nhường đi 3 electron. C. nhường đi 2 electron. D. nhường đi 4 electron.
7: Cho các phát biểu sau:
(a) Nước đá nổi được trên mặt nước lỏng là do nước đá có cấu trúc tinh thể phân tử với bốn phân tử H2O phân bố ở
bốn đỉnh của một tứ diện đều, bên trong là cấu trúc rỗng.
(b) Nhện nước di chuyển được trên mặt nước là do chân của nhện nước có chứa các chất kị nước (không phân cực),
các chất này đẩy nước giúp cho chân của nhện nước không bị bao bọc và tụt xuống mặt nước.
(c) Khi khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng thì tương tác van der Waals tăng.
(d) Nguyên tử có tính kim loại càng mạnh thì có độ âm điện càng cao.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
8: Liên kết ion được hình thành bởi?
A. một hay nhiều cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp.
B. nhiều cặp electron dùng chung và các cặp electron này lệch về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
C. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
D. một hay nhiều cặp electron dùng chung.
9: Chất nào sau đây không có liên liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. O2. B. NH3. C. HCl. D. H2O.
10: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là
A. 1s22s22p6. B. 1s22s22p53s2. C. 1s22s22p63s1. D. 1s22s22p63s2.
11: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần?
A. Số hiệu nguyên tử. B. Bán kính nguyên tử. C. Độ âm điện của nguyên tử. D. Khối lượng nguyên tử.
12: Ion F- có tên gọi là
A. Ion sodium. B. Ion fluoride. C. Fluorine. D. Ion fluorine.
13: Hợp chất nào sau đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử?
A. CH4. B. PH3. C. CH3OH. D. HI.
14: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm Neon (Z = 10) khi
tham gia hình thành liên kết hóa học?
A. Sulfur (Z = 16). B. Fluorine (Z = 9). C. Hydrogen (Z = 1). D. Chlorine (Z = 17).
15: Xét ba nguyên tố có cấu hình electron lần lượt: X: 1s 2s 2p 3s Q: 1s 2s 2p 3s
2 2 6 1 2 2 6 2
Z: 1s22s22p63s23p1
Tính base tăng dần của các hydroxide là
A. Z(OH)3 < Q(OH)2 < XOH. B. Z(OH)3 < XOH < Q(OH)2.
C. XOH < Q(OH)2 < Z(OH)3. D. XOH < Z(OH)3 < Q(OH)2.
16: Chất nào sau đây được hình thành bằng liên kết ion?
A. HCl. B. K2O. C. CO2. D. SO2.
-PHẦN B. TỰ LUẬN (6 điểm)
1. (1,0 điểm). Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, tổng số hiệu nguyên
tử của A và B là 23, biết ZB > ZA. Tìm tên hai nguyên tố A, B?
2. (1,5 điểm). Nguyên tố R thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn. Trong oxide cao nhất, R chiếm 27,27% về khối lượng.
Tìm tên nguyên tố R và công thức hydroxide cao nhất của R?
3. (1,0 điểm). Cho biết một số thông tin sau:
Nguyên tố Phosphorus (P) thuộc chu kì 3, nhóm VA. Nguyên tố Chlorine (Cl) thuộc chu kì 3, nhóm VIIA.
Nguyên tố Arsenic (As) thuộc chu kì 4, nhóm VA. Nguyên tố Sulfur (S) thuộc chu kì 3, nhóm VIA.
Hãy sắp xếp các nguyên tố trên theo xu hướng giảm dần tính phi kim?
4. (1,0 điểm).
a. Viết công thức cấu tạo của các chất: NH3, N2, CH4?
b. Biết tổng năng lượng liên kết trong phân tử CH4 là 1660 kJ/mol. Tính năng lượng liên kết trung bình của một liên
kết C – H?
5. (1,0 điểm). Cho bảng giá trị độ âm điện của một số nguyên tố sau:
Nguyên tố Ca H Cl O
Độ âm điện 1,00 2,20 3,16 3,44

Hãy xác định loại liên kết trong phân tử CaCl2, H2O?
6. (0,5 điểm). Hình dưới đây mô tả mô hình ô mạng tinh thể NaCl, giải thích vì sao bán kính ion Na+ nhỏ hơn bán kính
ion Cl-?

Đề 5
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)
1. Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực
A. Khoa học xã hội. B. Du lịch. C. Công nghệ thông tin. D. Khoa học tự nhiên.
2. Đồng vị của cùng 1 nguyên tố là những nguyên tử có cùng
A. Số khối. B. Số hạt proton. C. Số hạt neutron. D. Khối lượng hạt nhân.
3. Oxide cao nhất của 1 nguyên tố R ứng với công thức RO2. Nguyên tố R đó là
A. Nitrogen. B. Carbon. C. Magnesium. D. Phosphorus.
4. Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì
A. bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm. B. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng.
C. bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng. D. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm.
5. Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì
A. kim loại mạnh nhất là caseium. B. phi kim mạnh nhất là iodine.
C. kim loại yếu nhất là caesium. D. phi kim yếu nhất là fluorine.
6. Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron: 1s 2s 2p . Công thức hợp chất oxide ứng với hóa trị cao nhất của R
2 2 3

và hydride (hợp chất của R với hydrogen) tương ứng là


A. RO2 và RH4. B. R2O5 và RH3. C. RO3 và RH2. D. R2O3 và RH3.
7. Nguyên tố X có công thức oxide cao nhất là XO2, trong đó tỉ lệ khối lượng của X và O là 3:8. Công thức XO2 là
A. NO2. B. SO2. C. SiO2. D. CO2.
8. Cấu hình electron của nguyên tử 24 Cr là
A. 1s22s22p63s23p63d54s1. B. 1s22s22p63s23p64s23d4.
C. 1s22s22p63s23p64s13d5. D. 1s22s22p63s23p63d44s2.
9. Anion X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s 3p6. Tổng số electron ở lớp vỏ của X2– là?
2– 2

A. 9. B. 16. C. 20. D. 18.


10. Trong nguyên tử, quan hệ giữa số hạt electron và proton là?
A. Số hạt electron nhỏ hơn số hạt proton. B. Số hạt electron lớn hơn số hạt proton.
C. Bằng nhau. D. Không thể so sánh được các hạt này.
11. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron đã xây dựng đến phân lớp 3d 2. Tổng số electron của nguyên tử
nguyên tố X là?
A. 20. B. 24. C. 18. D. 22.
12. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai). Số proton có trong nguyên tử X

A. 8. B. 7. C. 5. D. 6.
13. Trong các hydoxide của các nguyên tố chu kì 3, hydroxide có tính acid mạnh nhất là
A. H3PO4. B. HClO4. C. H2SO4. D. H2SiO3.
14. Nguyên tố X được sử dụng rộng rãi để chống đóng băng và khử băng như một chất bảo quản. Nguyên tố Y là nguyên
tố thiết yếu cho các cơ thể sống, đồng thời nó được sử dụng nhiều trong việc sản xuất phân bón. Nguyên tử của nguyên
tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y có một electron ở lớp ngoài cùng 4s.
Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 3. Nguyên tử X, Y lần lượt là
A. kim loại và khí hiếm. B. khí hiếm và kim loại. C. phi kim và kim loại. D. kim loại và kim loại.
15. Trong phân tử, các electron chuyển động không ngừng, khi các electron tập trung về một phía sẽ hình thành nên
A. một lưỡng cực tạm thời. B. anion. C. cation. D. một lưỡng cực vĩnh viễn.
16. Cho các chất sau: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực

A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
17. Điều này sau đây đúng khi nói về liên kết hydrogen liên phân tử?
A. Là lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
B. Là lực hút giữa các nguyên tử trong một hợp chất cộng hóa trị.
C. Là lực hút giữa các phân tử khác nhau.
D. Là lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H (thường trong các liên kết H–F, H–N, H–O ở phân tử này) với một trong
các nguyên tử có độ âm điện mạnh (thường là N, O, F) ở một phân tử khác.
18. Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng
số hạt mang điện trong nguyên tử R là
A. 23. B. 10. C. 11. D. 22.
19. Quy tắc octet không đúng với trường hợp phân tử chất nào sau đây?
A. PCl5. B. SiO2. C. H2S. D. Br2.
20. Không cần sử dụng hiệu độ âm điện, có bao nhiêu phân tử trong số các phân tử sau có liên kết ion BaCl2, CS2, Na2O
và HI?
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
21. Trong phân tử nitrogen, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết
A. ion mạnh. B. cộng hóa trị phân cực. C. ion yếu. D. cộng hóa trị không có cực.

You might also like