You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1 – MÔN HÓA HỌC LỚP 11

NĂM HỌC 2021-2022


(Kiểm tra giữa học kỳ 1 – Trắc nghiệm)
Câu 1: Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các
A. ion trái dấu. B. anion (ion âm). C. cation (ion dương). D. chất.
Câu 2: Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện?
A. Dung dịch đường. C. Dung dịch rượu.
B. Dung dịch muối ăn. D. Dung dịch benzen trong ancol.
Câu 3: Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?
A. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch.
B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.
C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước.
D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa - khử.
Câu 4: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. MgCl2. B. HClO3. C. Ba(OH)2. D. C6H12O6 (glucozơ).
Câu 5: Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2,
CH3COONH4. Số chất điện li là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 6: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh?
A. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, H2S. B. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH.
C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH. D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.
Câu 7: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu?
A. H2S, H2SO3, H2SO4. B. H2CO3, H3PO4, CH3COOH, Ba(OH)2.
C. H2S, CH3COOH, HClO. D. H2CO3, H2SO3, HClO, Al2(SO4)3.
Câu 8: Trong dung dịch axit nitric (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?
A. H+, NO3-. B. H+, NO3-, H2O.
C. H+, NO3-, HNO3. D. H+, NO3-, HNO3, H2O.
Câu 9: Trong dung dịch axit axetic (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?
A. H+, CH3COO-. B. H+, CH3COO-, H2O.
C. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O. D. CH3COOH, CH3COO-, H+.
Câu 10: Phương trình điện li viết đúng là
A. NaCl → Na2+ + Cl2− . B. Ca(OH)2 → Ca2 + + 2OH − .
C. C2 H 5OH → C2 H 5 + + OH − . D. CH3COOH → CH3COO− + H + .
Câu 11: Dung dịch chất nào sau đây (có cùng nồng độ) dẫn điện tốt nhất?
A. K2SO4. B. KOH. C. NaCl. D. KNO3.
Câu 12: Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,10 mol/l, dung dịch nào dẫn điện kém nhất?
A. HCl. B. HF. C. HI. D. HBr.
Câu 13: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A. HCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. KCl.
Câu 14: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?
A. HCl. B. K2SO4. C. KOH. D. NaCl.
Câu 15: Muối nào sau đây là muối axit?
A. NH4NO3. B. Na3PO4. C. Ca(HCO3)2. D. CH3COOK.
Câu 16: Dãy gồm các axit 2 nấc là:
A. HCl, H2SO4, H2S, CH3COOH. B. H2CO3, H2SO3, H3PO4, HNO3.
C. H2SO4, H2SO3, HF, HNO3. D. H2S, H2SO4, H2CO3, H2SO3.
Câu 17: Trong dung dịch H3PO4 (bỏ qua sự phân li của H2O) chứa bao nhiêu loại ion?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 18: Đặc điểm phân li Zn(OH)2 trong nước là
A. theo kiểu bazơ. B. vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.
C. theo kiểu axit. D. vì là bazơ yếu nên không phân li.
Câu 19: Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Al(OH)3. B. Ba(OH)2. C. Fe(OH)2. D. Mg(OH)2.
Câu 20: Các dung dịch NaCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là
A. NaOH. B. Ba(OH)2. C. NH3. D. NaCl.
Câu 21: Các dung dịch NaCl, HCl, CH3COOH, H2SO4 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH nhỏ nhất là
A. HCl. B. CH3COOH. C. NaCl. D. H2SO4.
Câu 22: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết
A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch.
B. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.
C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
D. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li.
Câu 23: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?
A. HCl. B. K3PO4. C. KBr. D. HNO3.
Câu 24: Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. AlCl3 và CuSO4. B. HCl và AgNO3.
C. NaOH và HNO3. D. NaHSO4 và NaHCO3.
Câu 25: Trong dung dịch ion CO3 cùng tồn tại với các ion
2-

A. NH4+, Na+, K+. B. Cu2+, Mg2+, Al3+.


C. Fe2+, Zn2+, Al3+ . D. Fe3+, HSO4-.
Câu 26: Dãy ion nào sau đây có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch?
A. Na+, Cl- , S2-, Cu2+. B. K+, OH-, Ba2+, HCO3-.
C. Ag+, Ba2+, NO3-, OH-. D. HSO4- , NH4+, Na+, NO3-.
Câu 27: Các ion nào sau không thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. Na+, Mg2+, NO3-, SO42-. B. Ba2+, Al3+, Cl–, SO42-.
C. Cu2+, Fe3+, SO42-, Cl– . D. K+, NH4+, OH–, PO43-.
Câu 28: Chất nào dưới đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa phản ứng được với dung dịch NaOH?
A. Na2CO3. B. Na2SO4. C. NaHSO4. D. NaHCO3.
Câu 29: Cho phản ứng sau: Fe(NO3 )3 + X ⎯⎯
→ Y + KNO3 . Vậy X, Y lần lượt là:
A. KCl, FeCl3. B. K2SO4, Fe2(SO4)3.
C. KOH, Fe(OH)3. D. KBr, FeBr3.
Câu 30: Cho phản ứng sau: X + Y ⎯⎯
→ BaCO3  + CaCO3  + H 2 O . Vậy X, Y lần lượt là:
A. Ba(HCO3)2 và Ca(HCO3)2. B. Ba(OH)2 và Ca(HCO3)2.
C. Ba(OH)2 và CaCO3. D. BaCO3 và Ca(HCO3)2.
Câu 31: Cho dung dịch các chất sau: NaHCO3 (X1); CuSO4 (X2); (NH4)2CO3 (X3); NaNO3 (X4); MgCl2
(X5); KCl (X6). Những dung dịch không tạo kết tủa khi cho Ba vào là:
A. X1, X4, X5. B. X1, X4, X6. C. X1, X3, X6. D. X4, X6.
Câu 32: Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, có bao nhiêu chất tác
dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2?
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 33: Cho các dung dịch riêng biệt: HNO3, Ba(OH)2, NaHSO4, H2SO4, NaOH. Số chất tác dụng với dung
dịch Ba(HCO3)2 tạo kết tủa là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 34: Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành
kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là
A. 4. B. 6. C. 3. D. 2.
Câu 35: Phương trình 2H + S → H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng
+ 2-

A. FeS + HCl → FeCl2 + H2S. B. H2SO4 đặc + Mg → MgSO4 + H2S + H2O.


C. K2S + HCl → H2S + KCl. D. BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S.
Câu 36: Phương trình ion: Ca2 + + CO32 − ⎯⎯
→ CaCO3  là của phản ứng xảy ra giữa cặp chất nào sau đây?
(1) CaCl2 + Na2CO3; (2) Ca(OH)2 + CO2;
(3) Ca(HCO3)2 + NaOH; (4) Ca(NO3)2 + (NH4)2CO3.
A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (1) và (4). D. (2) và (4).
Câu 37: Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 → (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 →
(3) Na2SO4 + BaCl2 → (4) H2SO4 + BaSO3 →
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 →
Dãy gồm các phản ứng có cùng một phương trình ion thu gọn là:
A. (1), (3), (5), (6). B. (3), (4), (5), (6).
C. (2), (3), (4), (6). D. (1), (2), (3), (6).
Câu 38: Cho các phản ứng sau: (1) NaHCO3 + NaOH; (2) NaOH + Ba(HCO3)2; (3) KOH + NaHCO3; (4)
KHCO3 + NaOH; (5) NaHCO3 + Ba(OH)2; (6) Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2; (7) Ca(OH)2 + Ba(HCO3)2. Hãy cho
biết có bao nhiêu phản ứng có phương trình ion thu gọn là:
→ CO32 − + H 2 O
OH − + HCO3− ⎯⎯
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 39: Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch riêng biệt, mất nhãn: NaCl, HCl, NaHSO4, Na2CO3 là
A. KNO3. B. NaOH. C. BaCl2. D. NH4Cl.
Câu 40: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn
hợp X vào nước (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa:
A. NaCl, NaOH, BaCl2. B. NaCl, NaOH.
C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2. D. NaCl.
Câu 41: Cặp công thức của Liti nitrua và nhôm nitrua là:
A. LiN3 và Al3N B. Li3N và AlN
C. Li2N3 và Al2N3 D. Li3N2 và Al3N2
Câu 42: Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và bao nhiêu lít khí Hidro để điều chế 17 gam NH 3? Biết
rằng hiệu suất chuyển hóa thành amoniac là 25%. Các thể tích khí đo được ở đktc.
A. 44,8 lít N2 và 134,4 lít H2 C. 22,4 lít N2 và 67,2 lít H2
B. 22,4 lít N2 và 134,4 lít H2 D. 44,8 lít N2 và 67,2 lít H2
Câu 43: Trong phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân sắt (III) nitrat, tổng các hệ số bằng
bao nhiêu?
A. 5 B. 7 C.9 D. 21
Câu 44: Trong những nhận xét dưới đây về muối amoni, nhận xét nào là đúng?
A. Muối amoni là tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion hidroxit
B.Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước, khi tan điện li hòa toàn thành cation amoni
và anion gốc axit.
C.Dung dịch muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm đặc, nóng cho thoát ra chất khí làm
quỳ tím hóa đỏ
D.Khi nhiệt phân muối amoni luôn luôn có khí amoniac thoát ra
Câu 45: Dãy nào dưới đây gồm các chất mà nguyên tố nitơ có khả năng vừa thể hiện tính khử vừa
thể hiện tính Oxi hóa khi tham gia phản ứng ?
A. NH3, N2O5, N2, NO2 B. N2, NO, N2O, N2O5
C. NH3, NO, HNO3, N2O5 D. NO2, N2, NO, N2O3
Câu 46: Trong những nhận xét dưới đây nhận xét nào là không đúng?
A.Nguyên tử nitơ có 2 lớp electron và lớp ngoài cùng có 3 lớp electron
B.Số hiệu của nguyên tử nitơ bằng 7
C.3 electron ở phân lớp 2p của nguyên tử nitơ có thể tạo được 3 liên kết cộng hóa trị với các
nguyên tử khác
D.Cấu hình electron của nguyên tử nitơ là 1s22s22p3 và nitơ là nguyên tố p
Câu 47: Khi hòa tan 30 g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong dung dịch HNO3 1M lấy dư, thấy
thoát ra 6,72 lít khí NO (đktc). Khối lượng của đồng (II) oxit trong hổn hợp ban đầu là
A. 1,2 g B. 4,25g C. 1,88 g D. 2,52g
Câu 48: Hòa tan 12,8g kim loại hóa trị II trong 1 lượng vừa đủ dung dịch HNO3 60%, thu được
8,96 lít (đktc) một khí duy nhất màu nâu đỏ. Tên của kim loại là:
A. đồng B. chì C. kẽm D. magie
Câu 49: Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho nó tác dùng với dung dịch
kiềm, vì khí đó:
A. Thoát ra một chất khí màu lục nhạt
B.Thoát ra một chất khí không màu, mùi khai, làm xanh giấy quỳ tím ẩm
C.Thoát ra một chất khí màu nâu đỏ, làm xanh giấy quỳ tím ẩm
D.Thoát ra chất khí không màu, không mùi
Câu 50: Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại ?
A. NO B. NH4NO3 C. NO2 D. N2O5
Câu 51: Phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo ra khí NO. Tổng các hệ số trong phương trình của phản
ứng Oxi hóa khử này bằng:
A. 22 B. 20 C. 16 D. 12
Câu 52: Phản ứng giữa kim loại magiê với axit nitric đặc, giả thiết chỉ tạo ra đinitơ oxit. Tổng các
hệ số trong phương trình hóa học bằng:
A. 10 B. 18 C. 24 D. 20
Câu 53: Khí nitơ tương đối trơ ở nhiệt độ thường là do:
A. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.
B. Nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm nitơ
C. Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử nitơ còn một cặp electron chưa tham gia liên kết
D.Trong phân tử N2 có liên kết 3 rất bền
Câu 54: Amoniac phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ( các điều kiện coi
như có đủ)
A. HCl, O2, Cl2, CuO, dung dịch AlCl3 B. H2SO4, PbO, FeO, NaOH
C. HCl, KOH, FeCl3, Cl2 D. KOH, HNO3, CuO, CuCl2
Câu 55: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây?
A. (NH4)3PO4 B. NH4HCO3 C. CaCO3 D. NaCl
Câu 56: Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm cho kim loại Cu tác dụng với dung dịch HNO3
đặc. Hiện tượng quan sát nào sau đây là đúng?
A. Khí không màu thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh
B. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch không màu
C.Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh
D.Khí không màu thoát ra, dung dịch không màu
Câu 57: Axit nitric đặc , nóng phản ứng được với tất cả các chất trong nóm nào sau đây?
A. Mg(OH)2, CuO, NH3, Ag B. Mg(OH)2, CuO, NH3, Pt
C. Mg(OH)2, NH3, CO2, Au D. CaO, NH3, Au, FeCl2
Câu 58: Hòa tan 1,2 g kim loại X vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,22 lít khí nitơ ở đktc (giả
thiết phản ứng chỉ tạo ra khí N2). Vậy X là:
A. Zn B. Cu C. Mg D. Al
Câu 59: Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào sau đây dều cho sản phẩm là kim loại , khí nitơ
đioxit và khí Oxi
A. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2 B. Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3
C. Ca(NO3)2, LiNO3, KNO3 D. Hg(NO3)2, AgNO3
Câu 60: Đốt cháy hổn hợp gồm 6,72 lít khí Oxi và 7 lít khí amoniac ( đo ở cùng điều kiện nhiệt độ
và áp suất). Sau phản ứng thu được nhóm các chất là:
A. Khí nitơ và nước C. Khí Oxi, khí nitơ và nước
B. Khí amoniac, khí nitơ và nước D. Khí nitơ oxit và nước

You might also like