You are on page 1of 4

ĐĂNG KÍ KHÓA LIVE VIP LỚP 11– IB CHO PAGE ĐỂ PA TƯ VẤN CON NHÉ!

KHÓA LIVE VIP 2K6


ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HÓA 11
CHƯƠNG 1 – SỰ ĐIỆN LI

THẦY NGUYỄN XUÂN NGỌC


LẦN 5
Thời gian làm bài 50 phút

Câu 1. Nước đóng vai trò gì trong quá trình điện li các chất tan trong nước?
A. Môi trường điện li. B. Dung môi không phân cực.
C. Dung môi phân cực. D. Tạo liên kết hiđro với các chất tan.
Câu 2. Trường hợp nào dưới đây thu được kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?
A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
B. Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH.
C. Cho CaCO3 vào lượng dư dung dịch HCl.
D. Sục CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2.
Câu 3. Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. HCl trong C6H6 (benzen). C. Ca(OH)2 trong nước.
B. CH3COONa trong nước. D.NaHSO4 trong nước.
Câu 4. Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm những chất điện li mạnh?
A. HNO3, Cu(NO3)2, H3PO4, Ca(NO3)2 B. CaCl2, CuSO4, H2S, HNO3.
C. H2SO4, NaCl, KNO3, Ba(NO3)2. D. KCl, H2SO4, HNO2, MgCl2.
Câu 5. Các dung dịch NaCl, HCl, CH3COOH, H2SO4 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH
nhỏ nhất là
A. HCl. B. CH3COOH. C. NaCl. D. H2SO4.
Câu 6. Trong dung dịch axit axetic (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào ?
A. H+, CH3COO-. B. H+, CH3COO-, H2O.
C. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O. D. CH3COOH, CH3COO-, H+.
Câu 7. Cho dãy các chất: KAl(SO4)3.12H2O, C2H5OH, C12H22O11(saccarozơ), CH3COOH,
Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 8. Hãy cho biết dãy các dung dịch nào sau đây có khả năng đổi màu quỳ tím sang đỏ
(hồng) ?
A. CH3COOH, HCl và BaCl2. B. NaOH, Na2CO3 và Na2SO3.
C. H2SO4, NaHCO3 và AlCl3. D. NaHSO4, HCl và AlCl3.
Câu 9. Theo thuyết A – re - ni - ut thì chất nào sau đây là bazơ?
A. NaOH. B. C2H5OH. C. CH3COOH D. HCl.
Câu 10. Phản ứng giữa các chất nào sau đây chắc chắn tạo ra sản phẩm là chất khí?
A. HCl và Na2CO3. B. NaHSO4 và BaCl2.
C. NaCl và AgNO3. D. H2SO4 và CH3COONa.
Câu 11. Cho các cặp chất sau:
CH3COOH và K2S; FeS và HCl; Na2S và HCl; CuS và H2SO4 loãng.
Số cặp chất nếu xảy ra phản ứng thì có phương trình ion rút gọn: 2H+ + S2- → H2S là:
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
DẠY TRÒ – DẠY – DẠY NGHĨ – TRÒ HỌC – HỌC NGHĨ - NGHĨ MỚI HỌC 1
ĐĂNG KÍ KHÓA LIVE VIP LỚP 11– IB CHO PAGE ĐỂ PA TƯ VẤN CON NHÉ!
Câu 12. Phản ứng hóa học nào sau đây có phương trình ion rút gọn: H+ + OH-→ H2O
A. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O. B. Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O.
C. KHCO3 + KOH → K2CO3 + H2O. D. Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + 2H2O.
Câu 13. Trộn các cặp dung dịch các chất sau với nhau:
(1) NaHSO4 + NaHSO3; (2) Na3PO4 + K2SO4;
(3) AgNO3 + FeCl3; (4) Ca(HCO3)2 + HCl;
(5) FeS + H2SO4 (loãng) ; (6) BaHPO4 + H3PO4;
(7) NH4Cl + NaOH (đun nóng); (8) Ca(HCO3)2 + NaOH;
(9) NaOH + Al(OH)3; (10) CuS + HCl.
Số phản ứng xảy ra là:
A. 8. B. 5. C. 7. D. 6.
Câu 14. Có 4 dung dịch: Natri clorua, rượu etylic (C2H5OH), axit axetic (CH3COOH), kali
sunfat đều có nồng độ 0,1 mol/l. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự
nào trong các thứ tự sau:
A. NaCl < C2H5OH < CH3COOH < K2SO4. B. C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4.
C. C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 < NaCl. D. CH3COOH < NaCl < C2H5OH < K2SO4.
Câu 15. Cho các hiđroxit sau: Mg(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2,
Fe(OH)3, Cr(OH)3, Cr(OH)2. Số hiđroxit có tính lưỡng tính là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 16. Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá
trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là:
A. (2), (3), (4), (1). B. (4), (1), (2), (3). C. (1), (2), (3), (4). D. (3), (2), (4), (1)
Câu 17. Dãy nào sau đây gồm các chất không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch
HCl?
A. CuS, Ca3(PO4)2, CaCO3. B. AgCl, BaSO3, Cu(OH)2.
C. BaCO3, Fe(OH)3, FeS. D. BaSO4, FeS2, ZnO.
Câu 18. Cho một mẫu hợp kim Na - Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và
3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là
A. 150ml. B. 75ml. C. 60ml. D. 30ml.
Câu 19. Cho 270 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào dung dịch X chứa 0,025 mol CO32- ; 0,1
mol Na+ ; 0,25 mol NH4+ và 0,3 mol Cl- và đun nóng nhẹ (giả sử H2O bay hơi không đáng kể).
Tổng khối lượng dung dịch X và dung dịch Ba(OH)2 sau phản ứng giảm đi bao nhiêu gam ?
A. 4,215 gam. B. 5,296 gam. C. 6,761 gam. D. 7,015 gam.
Câu 20. Một dung dịch chứa 2 cation: 0,02 mol Al , 0,03 mol Fe và 2 anion: x mol Cl-, y
3+ 2+

mol SO42-. Khi cô cạn dung dịch thu được 7,23 gam chất rắn khan. Dung dịch chứa 2 muối là:
A. Al2(SO4)3, FeCl2. B. Al2(SO4)3, FeCl3. C. AlCl3, FeSO4. D. AlCl3, Fe2(SO4)3.
21
Câu 21. Trong 2 lít dung dịch CH3COOH 0,01M có 12,522.10 phân tử và ion. Phần trăm số
phân tử axit CH3COOH phân li thành ion là:
A. 0,99%. B. 1,98%. C. 2,96%. D. 3,95%.
Câu 22. Hòa tan 47,4 gam phèn chua (KAl(SO4)2.12H2O) và 11,4 gam [Cu(NH3)4]SO4 vào
nước để thu được 500 ml dung dịch. Tính nồng độ mol của SO42- ?
A. 0,25. B. 0,4. C. 0,3. D. 0,5.
Câu 23. Dung dịch X gồm 6 ion: 0,15 mol Na , 0,10 mol Ba , 0,05 mol Al3+, Cl-, Br- và I-.
+ 2+

Thêm từ từ dung dịch AgNO3 2M vào dung dịch X đến khi được lượng kết tủa lớn nhất thì thể
tích dung dịch AgNO3 đã sử dụng là:
A. 150 ml. B. 300 ml. C. 250 ml. D. 500 ml.

DẠY TRÒ – DẠY – DẠY NGHĨ – TRÒ HỌC – HỌC NGHĨ - NGHĨ MỚI HỌC 2
ĐĂNG KÍ KHÓA LIVE VIP LỚP 11– IB CHO PAGE ĐỂ PA TƯ VẤN CON NHÉ!
Câu 24. Hòa tan 1,65 gam (NH4)2SO4 và 2,61 gam K2SO4 trong nước thu được 250 ml dung
dịch A. Lấy 50 ml dung dịch A tác dụng với 50 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,2M, lọc, rửa kết tủa
tạo thành, thu được m1 gam kết tủa và 120 ml dung dịch A1. Tính m1 và nồng độ ion Ba2+ ?
A. 1,2815 gam và 0,05M. B. 0,004 gam và 0,01M.
C. 1,2815 gam và 0,0375M. D. 0,004 gam và 0,0375M.
Câu 25. Dung dịch X có thể chứa 1 trong 4 muối là: NH4Cl ; Na3PO4 ; KI ; (NH4)3PO4. Thêm
NaOH vào mẫu thử của dung dịch X thấy khí mùi khai. Còn khi thêm AgNO3 vào mẫu thử của
dung dịch X thì có kết tủa vàng. Vậy dung dịch X chứa:
A. NH4Cl. B. (NH4)3PO4. C. KI. D. Na3PO4.
Câu 26. Ba dung dịch X, Y, Z thoả mãn:
- X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện;
- Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện;
- X tác dụng với Z thì có khí thoát ra.
X, Y, Z lần lượt là:
A. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4. B. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3.
C. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3. D. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2
Câu 27. Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng
nhau. Cho hỗn hợp X vào nước (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa:
A. NaCl, NaOH, BaCl2. B. NaCl, NaOH.
C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2. D. NaCl.
Câu 28. Có năm dung dịch đựng riêng biệt trong năm ống nghiệm: (NH4)2SO4, FeCl2,
Cr(NO3)2, K2CO3, Al(NO3)3. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào năm dung dịch trên. Sau khi
phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là: (giả sử trong môi trường chân không)
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 29. Sục khí H2S dư qua dung dịch chứa FeCl3; AlCl3; NH4Cl; CuCl2 đến khi bão hoà thu
được kết tủa chứa
A. CuS. B. S và CuS.
C. Fe2S3 ; Al2S3. D. Al(OH)3 ; Fe(OH)3.
Câu 30. Cho các mẫu phân bón sau: KCl, Ca(H2PO4)2 , NH4H2PO4và NH4NO3. Dùng 1 hóa
chất nào sau đây có thể phân biệt được các mẫu phân bón trên?
A. dung dịch NaOH B. dung dịch Ca(OH)2
C. dung dịch BaCl2 D. dung dịch AgNO3
Câu 31. Dung dịch A chứa a mol Na , b mol NH4+, c mol HCO3-, d mol CO32-, e mol SO42-
+

(không kể các ion H+ và OH- của H2O).Thêm (c + d + e) mol Ba(OH)2 vào dung dịch A, đun
nóng thu được kết tủa B, dung dịch X và khí Y duy nhất có duy nhất có khí mùi khai. Tính số
mol OH- trong X theo a, b, c, d, e ?
A. c + 2d + 2e – b. B. c + a + 2b – 2e +d. C. a. D. c + 2d.
Câu 32. Cho 0,2 mol CuO tan hoàn toàn H2SO4 20% đun nóng, sau đó làm nguội dung dịch
đến 100C. Tính khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O tách khỏi dung dịch,biết rằng độ tan của
CuSO4 ở 100C là 14,4gam/100g H2O
A. 30,7 gam. B. 27 gam. C. 24,6 gam. D. 9 gam.
Câu 33. Một loại phèn có công thức K2SO4.M2(SO4)3.nH2O. Lấy 7,11 gam phèn này nung tới
khối lượng không đổi thì còn lại 3,87 gam phèn khan. Mặt khác lấy 7,485 gam phèn đó hòa tan
vào nước rồi cho tác dụng với BaCl2 dư thì thu được 6,99 gam kết tủa. Kim loại M và giá trị n
lần lượt là:
A. Cr, 24. B. Al, 24. C. Fe, 24. D. Al, 12.

DẠY TRÒ – DẠY – DẠY NGHĨ – TRÒ HỌC – HỌC NGHĨ - NGHĨ MỚI HỌC 3
ĐĂNG KÍ KHÓA LIVE VIP LỚP 11– IB CHO PAGE ĐỂ PA TƯ VẤN CON NHÉ!
Câu 34. Thêm P2O5 vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X. Thêm vài giọt chỉ thị E vào
dung dịch X sau đó thêm từ từ V ml dung dịch HCl xM vào X thu được dung dịch Y, màu sắc
của dung dịch Y thay đổi theo thể tích HCl được cho dưới đây:
Thể tích dung dịch HCl (ml) V 1,4V
Màu của dung dịch thu được Vàng Da Cam
Trong một thí nghiệm khác, khi cho vài giọt chỉ thị E vào các dung dịch khác nhau thì quan
sát được màu như sau:
Dung dịch NaOH Na3PO4 Na2HPO4 NaH2PO4 H3PO4
Chỉ thị E Xanh Xanh Vàng Da cam Đỏ
Thành phần của dung dịch X là:
A.Na2HPO4 và Na3PO4. B. Na2HPO4 và NaH2PO4.
C. Na3PO4. D. NaOH và Na3PO4.
Câu 35. Dung dịch X gồm NaOH x mol/l và Ba(OH)2 y mol/l. Hấp thụ hết 0,55 mol CO2 vào
200 ml dung dịch X, thu được dung dịch M và 9,85 gam kết tủa. Nếu cho dung dịch H2SO4 vào
dung dịch M thì thu được kết tủa. Nếu hấp thụ 0,45 mol CO2 vào dung dịch X thì thu được kết
tủa và dung dịch N, lọc dung dịch N thì thu được 30,5 gam muối khan. Gỉa sử các phản ứng
đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x + 2y là:
A. 1. B. 5. C. 4. D. 3.

………………. HẾT ……………….

DẠY TRÒ – DẠY – DẠY NGHĨ – TRÒ HỌC – HỌC NGHĨ - NGHĨ MỚI HỌC 4

You might also like