You are on page 1of 25

BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP HÓA ĐẠI CƯƠNG


CHƯƠNG 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC
NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1. Nguyên tử được cấu tạo bởi các loại hạt cơ bản nào?
2. Trình bày nội dung 3 tiên đề của Bohr
3. Tính năng lượng của electron trong nguyên tử hidro ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích
khi electron ở lớp M (n = 3). Nguyên tử hidro ở trạng thái nào bền hơn? Vì sao?
4. Phát biểu lý thuyết sóng – hạt của De Broglie. Áp dụng giải thích tính chất (sóng – hạt) trong
chuyển động của tên lửa và chuyển động của electron trong nguyên tử.
5. Phát biểu Nguyên lý bất định của Heisenberg. Áp dụng để giải thích tại sao không thể xác
định chính xác vị trí của electron trong nguyên tử.
6. Các orbital toàn phần của nguyên tử Ψ n , l ,m , m (r, θ, φ) được đặc trưng bằng 4 số lượng tử (n, l,
s

m, ms). Hãy nêu ý nghĩa của các số lượng tử.


7. Orbital nguyên tử (AO) là gì? Mây electron (vân đạo) là gì? Hãy biểu diễn sự định hướng
trong không gian của các orbital s và px, py, pz.
8. So sánh mức năng lượng các orbital nguyên tử 3s, 3px, 3py, 3dxz, 4s, 4px, 4py, 4dxz, 5s, 5pz.
9. Phát biểu nguyên lí Pauli. Xác định giá trị các số lượng tử của 2 electron trong nguyên tử He
(Z = 2).
10. Trình bày nguyên lí vững bền và Quy tắcKleshkowski. Cho ví dụ minh họa.
11. Phát biểu quy tắc Hund. Xác định số electron độc thân trong nguyên tử cacbon ở trạng thái
cơ bản và trạng thái kích thích.
12. Viết cấu hình electron của nguyên tử Mn (Z = 25) và các ion Mn 2+; Mn4+ và Mn7+. Hãy cho
biết số electron độc thân trong mỗi nguyên tử và ion.
13. Viết cấu hình electron của từng nguyên tử hay ion sau và cho biết số electron độc thân có
trong mỗi nguyên tử hay ion: Sc (Z = 21); Ni2+ (Z = 28); Ag (Z = 47) và Br̶ (Z = 35).
14. Nguyên tố X có Z = 26. Viết cấu hình electron của X và của ion X2+, X3+. Giải thích tại sao
ion X2+ dễ bị oxy hóa thành ion X3+. Cho ví dụ phản ứng oxy hoá X2+thành X3+.
15. Cho bộ bốn số lượng tử của electron cuối cùng điền vào ô lượng tử của nguyên tử A:
n=3 l=1 ml = -1 ms = -1/2
a. Viết cấu hình electron của A dưới dạng ô lượng tử và cho biết vị trí, chu kỳ và nhóm của
nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn.
b. Xác định số electron độc thân của A ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích.
16. Xác định giá trị 4 số lượng tử ứng với electron chót cùng của Mg (Z = 12); Cl (Z = 17); Fe (Z
= 26); Se (Z = 34).
17. Viết cấu hình electron của nguyên tố X (Z= 47). Viết cấu hình electron hoá trị của X bằng ô
lượng tử và xác định các hoá trị có thể có của X.
18. Xác định bộ các số lượng tử của electron cuối cùng điền vào ô lượng tử của nguyên tử lưu
huỳnh (Z=16).
19. Thế nào là nguyên tố s, p, d, f?
20. Electron hóa trị là gì? Cách xác định electron hóa trị của các nguyên tố s, p, d, f.

1
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC

21. Trình bày định luật tuần hoàn Mendeleev. Định luật tuần hoàn của Mendeleev có bất cập gì?
Phát biểu định luật tuần hoàn theo quan điểm hiện đại.
22. Thế nào là một chu kỳ? một nhóm?
23. Viết công thức vỏ electron nguyên tử và sắp xếp các nguyên tố có số thứ tự sau đây theo từng
phân nhóm, chu kỳ: Z = 10; 14; 18; 19; 20; 26; 28; 30; 32; 37.
24. Nguyên tố X (Z = 34) và Y (Z = 23):
- Viết cấu hình electron của X và Y
- Hãy cho biết chu kỳ và nhóm của X và Y trong bảng tuần hoàn và tính chất
hoá học đặc trưng (kim loại hay không kim loại) của chúng.
25. Nguyên tố X (Z = 12) và Y (Z = 38):
- Xác định chu kỳ và nhóm của X và Y
- So sánh bán kính nguyên tử của X và Y
26. Nguyên tố X (Z = 20) và Y (Z = 34):
- Xác định chu kỳ và nhóm của X và Y
- So sánh độ âm điện của X và Y
27. Ion Cr3+ có phân lớp ngoài cùng là 3d3. Viết cấu hình electron của Cr3+, Cr2+ và Cr. Cho biết
vị trí (ô, chu kỳ, phân nhóm) của Cr trong bảng hệ thống tuần hoàn.
28. Viết cấu hình electron của nguyên tử của nguyên tố Ni và các ion Ni 2+, Ni3+. Xác định vị trí
(ô, chu kỳ, phân nhóm) của Ni trong bảng tuần hoàn. Cho biết Ni (Z=28).
29. Dựa vào cấu hình electron, hãy cho biết những nguyên tố nào sau đây thuộc cùng một chu kỳ
hoặc cùng một nhóm của bảng tuần hoàn: Na (Z = 11); S (Z = 16); N (Z = 7); P (Z = 15); O (Z =
8); K (Z = 19).
30. Trình bày cấu hình electron và định vị trí của các nguyên tử sau (chu kỳ, nhóm, phân nhóm)
trong hệ thống tuần hoàn. Nguyên tố nào là phi kim, kim loại, khí hiếm?
a) A (Z= 17)
b) B (Z=23)
c) C (Z=25)
d) D(Z=30)
31. Trình bày quy luật biến thiên về tính oxi hóa – khử, Tính kim loại – phi kim của các nguyên
tố trong bảng HTTH.
32. Độ âm điện của một nguyên tố là gì? Quy luật biến thiên độ âm điện của các nguyên tố trong
HTTH.
33. Sắp xếp các nguyên tử sau theo chiều tăng của bán kính: Mg, Na, K, , Al , giải thích? Trong
các nguyên tử trên nguyên tử nào có tính khử mạnh nhất, vì sao?
34. Viết cấu hình electron các nguyên tử sau: Na (Z=11), Mg (Z=12), Cl (Z=17) và Rb (Z= 37).
Sắp xếp theo thứ tự tăng dần của năng lượng ion hoá thứ nhất các nguyên tố trên. Giải thích.
35. Nguyên tử của nguyên tố A có 26 electron.
a. Viết cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của A. Xác định vị trí, nhóm và chu kỳ của
A trong bảng tuần hoàn.
b. So sánh bán kính của nguyên tử A, ion A2+ và ion A3+. Giải thích.

2
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC

36. Viết cấu hình electron của nguyên tử Cr (Z=24) và ion Cr 3+ và ion Cr6+. So sánh bán kính của
Cr, Cr3+ và Cr6+. Giải thích.
37. Ion X2- có phân lớp electron ngoài cùng là 3p 6. Xác định tên nguyên tố, chu kỳ và nhóm của
X trong bảng tuần hoàn hoá học.
38. Ion X3+ có phân lớp electron lớp ngoài cùng là 3d2.
a. Viết cấu hình electron của ion X 3+ và của nguyên tử X. Xác định số thứ tự, chu kỳ và nhóm
của X trong bảng tuần hoàn.
b. Hai electron 3d2 có thể ứng với những giá trị nào của các số lượng tử n, l, ml, ms?

CHƯƠNG 2: LIÊN KẾT HÓA HỌC – CẤU TẠO PHÂN TỬ


1. Trình bày các khái niệm: độ dài liên kết; góc liên kết; độ bội liên kết; năng lượng liên kết.
2. Độ phân cực của liên kết là gì? Momen lưỡng cực của liên kết là gì?
3. Trình bày quy tắc bát tử (octet)
4. Điều kiện để hình thành liên kết ion theo quan điểm của Kossel là gì? Giải thích sự hình thành
liên kết trong phân tử NaCl.
5. Các đặc điểm của liên kết ion?
6. Trình bày quan điểm của Lewis về cách hình thành liên kết cộng hóa trị. Viết công thức Lewis
của các chất sau: H2; O2; N2; H2O; CO2; C2H5OH; Cl2; C6H6.
7. Thế nào là liên kết công hóa trị phân cực? không phân cực? Cho ví dụ minh họa.
8. Liên kết phối trí (CHT cho – nhận) là gì? Cho ví dụ minh họa.
9. Trình bày các tiên đề cơ bản của thuyết liên kết hóa trị (thuyết VB) của Pauling và Sleiter.
10. Theo thuyết VB, hóa trị (cộng hóa trị ≡ số LK CHT) của một nguyên tố được xác định như
thế nào? Xác định hóa trị có thể có của các nguyên tố: O, S, P, F, Cl.
11. Giải thích tại sao nguyên tử N chỉ có 3 electron độc thân nhưng lại có khả năng hình thành 4
liên kết CHT (VD trong hợp chất ion NH4+)?
12. Theo thuyết VB, liên kết sigma (σ) và liên kết pi (π) được hình thành như thế nào? Đặc điểm
có bản của 2 loại liên kết này?
13. Trên quan điểm của thyết VB, hãy giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử sau: H 2,
O2, N2, Cl2, HCl, HF.
14. Trình bày luận điểm của thuyết lai hóa orbital nguyên tử của Pauling. Điều kiện để có sự lai
hóa? Các kiểu lai hóa thường gặp? Ý nghĩa của thuyết lai hóa?
15. Mô tả sự hình thành phân tử BeF 2 theo thuyết lai hóa. Cho biết: 4Be; 9F; góc liên kết ^F-Be-F
= 180o
16. Mô tả sự hình thành phân tử CCl 4 theo thuyết lai hóa. Cho biết: 6C; 17Cl; góc liên kết ^Cl-C-
Cl ≈ 109028’
17. Sử dụng thuyết lai hóa, hãy giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử BF 3. Cho biết: góc
liên kết ^FBF ≈ 1200; B (Z = 5); F (Z = 9)
18. Góc liên kết ^OCO trong phân tử CO2 bằng 180o. Hãy giải thích sự hình thành liên kết trong
phân tử CO2 bằng thuyết VB và lai hóa.

3
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC

19. Hãy cho biết trạng thái lai hóa của O trong phân tử H 2O và giải thích sự hình thành phân tử
này dựa trên thuyết VB và thuyết lai hóa. Giải thích góc liên kết HOH ≈104,5°.
20. Dùng thuyết lai hóa, hãy giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử NH 3. Biết góc liên kết
^HNH  1070 và H (Z = 1); N (Z = 7)
21. Dùng thuyết lai hóa, hãy giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử NF 3. Cho biết góc
liên kết ^FNF là 102o và 7N, 9F.
22. Sử dụng thuyết lai hóa hãy cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử carbon và giải thích sự
hình thành liên kết trong phân tử C2H6. Cho biết H (Z = 1), C (Z = 6).
23. Mô tả sự hình thành các liên kết trong phân tử HCN bằng thuyết VB và lai hoá. Biết phân tử
HCN có góc liên kết ^H-C-N = 180o.
24. Trên cơ sở của thuyết VB và lai hóa, hãy mô tả sự hình thành liên kết và hình dạng phân tử
formaldehyde (HCHO). Biết các nguyên tử carbon và oxy đều có lai hoá sp2.
25. Sắp xếp các hợp chất cộng hoá trị sau theo chiều tăng dần góc liên kết: 1) CH 4; 2) NH3; 3)
H2O và giải thích theo thuyết VB – lai hoá. Biết các nguyên tử trung tâm của cả 3 phân tử này
đều có lai hoá sp3.
26. Luận điểm của thuyết orbital phân tử (MO) về liên kết hóa học?
27. Tại sao không tồn tại phân tử Ne2? Giải thích bằng hai phương pháp VB và MO. Cho biết Ne
(Z = 10), phân tử Ne2 không có lai hóa 2s, 2pz.
28. Tại sao không tồn tại phân tử He2? Giải thích bằng hai phương pháp VB và MO. Cho biết He
(Z = 2), phân tử He2 không có lai hóa 2s, 2pz.
29. Dựa vào thuyết MO hãy giải thích tại sao phân tử O2 thuận từ. Cho biết 8O; phân tử O2 không
có lai hóa 2s, 2p.
30. Giải thích tại sao phân tử N2 có độ bội liên kết bằng 3 theo phương pháp MO. Cho biết: N
(Z=7); phân tử N2 có lai hóa 2s, 2p.
31. Thế nào là phân tử không phân cực? phân cực? Cho ví dụ minh họa.
32. Momen lưỡng cực của phân tử là gì?
33. Lực hút Van Der Waals (phân loại, bản chất) giữa các phân tử?
34. Điều kiện hình thành liên kết hidro giữa các phân tử? Cho ví dụ minh họa. Liên kết hidro có
ảnh hưởng gì đến tính chất của chất?
35. Giải thích vì sao nhiệt độ sôi của nước (100oC ở 1atm) lại cao hơn nhiều so với H2S (-60oC)?
36. Tetrachloruaethylene là một dung môi làm khô rất thông dụng có công thức cấu tạo như sau:

a. Dựa vào thuyết VB và lai hoá giải thích sự hình thành các liên kết trong phân tử, biết các
nguyên tử C1 và C2 có lai hoá sp2.
b. Phân tử này có phân cực không? Vì sao.
37. Góc liên kết ^HOH trong phân tử H2O gần bằng 104,5o.
- Dựa vào giá trị momen lưỡng cực của phân tử hãy cho biết dung môi nước có phân
cực hay không? Giải thích.
- Trong các chất sau: O2, HCl, CO2, SO2 chất nào tan tốt trong nước, chất nào tan ít
trong nước? Giải thích. Cho biết góc liên kết ^OCO ≈ 180o, ^OSO ≈ 120o

4
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC

CHƯƠNG 3: NHIỆT ĐỘNG HÓA HỌC


1. Phát biểu các định nghĩa về: hệ; môi trường; hệ đồng thể; hệ dị thể.
2. Thế nào là thông số khuếch độ, thông số cường độ; thông số trạng thái, thông số quá trình?
Cho ví dụ.
3. Trình bày các khái niệm công A, nhiệt Q. Quy ước dấu nhiệt Q và công A trong nhiệt động
học và nhiệt hóa học.
4. Phát biểu nội dung nguyên lý I Nhiệt động học. Nêu biểu thức toán học của Nguyên lý I.
5. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học là gì? Thế nào là hiệu ứng nhiệt đẳng tích, hiệu ứng
nhiệt đẳng áp? Vì sao trong bảng tra cứu người ta thường cho giá trị hiệu ứng nhiệt đẳng áp?
Phương trình nhiệt hóa học là gì?
6. Thế nào là sinh nhiệt, thiêu nhiệt, sinh nhiệt chuẩn, thiêu nhiệt chuẩn của một chất ?
7. Phát biểu định luật Hess và các hệ quả
8. Các cách phát biểu nguyên lý II Nhiệt động học.
9. Ý nghĩa vật lý của entropy(S)? Trong hệ cô lập entropy thay đổi như thế nào?
10. Trình bày tiêu chuẩn xét chiều của phản ứng dựa vào biến thiên thế đẳng nhiệt đẳng áp (năng
lượng tự do Gibbs).
11. Đốt cháy 1 mol benzen lỏng ở 25°C, l atm để tạo ra khí CO 2 và nước H2O(l), tỏa ra một nhiệt
lượng bằng 3267kJ. Xác định sinh nhiệt của benzen lỏng ở điều kiện đã cho về nhiệt độ và áp
suất, biết rằng sinh nhiệt chuẩn của CO2, H2O(l) tương ứng bằng - 393,5 và -285,8 kJ/mol.
12. Chiếc bật lửa gas chứa butan lỏng. Xác định lượng nhiệt tỏa ra khi lg butan lỏng trong bật lửa
bị đốt cháy, giả thiết rằng sản phẩm của sự đốt cháy là CO2 và hơi H2O.
Chất C4H10 CO2(k) H2O(k)
0
∆ H s (kJ/mol) -127 -393,5 -241,8
13. Quá trình cháy của etanol giải phóng lượng nhiệt lớn nên nó có thể được dùng để làm nhiên
liệu. Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 100 ml etanol ở điều kiện chuẩn:
C2H5OH(l) + 3O2(k) → 2CO2(k) + 3H2O(l)
Cho biết: sinh nhiệt chuẩn của C2H5OH(l), CO2(k) và H2O(l) lần lượt là:-65,9; -94,0 và -68,3
kcal/mol, khối lượng riêng của etanol d = 0,789 g/cm3.
14. Tính nhiệt lượng giải phóng ra khi oxi hóa 100 g đường glucose ở điều kiện chuẩn:
C6H12O6 (r) + 6O2 (k) = 6CO2 (k) + 6H2O (l)
Cho biết:
Chất C6H12O6(r) O2(k) CO2(k) H2O(l)
0
∆ H s (kcal/mol -304,6 0 -94,6 -68,3
)

15. Ở điều kiện chuẩn, khi cho 2,1g bột sắt phản ứng với lưu huỳnh thì tỏa ra 0,87 kcal:
Fe(r) + S(r) → FeS(r)
Tính nhiệt phân hủy của FeS(r). Cho biết nguyên tử lượng: Fe = 56; S = 32
16. Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng nhiệt nhôm ở điều kiện chuẩn:
Fe2O3(r) + 2Al(r) = Al2O3(r) + 2Fe(r)

5
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC

Cho biết: sinh nhiệt chuẩn của Fe2O3 và Al2O3 lần lượt là -196,3 và -399,1 kcal/mol
17. Ở điều kiện chuẩn (25°C), khi đốt cháy 9 g nhôm bằng oxi phân tử (lấy đủ) thì tỏa ra 65,5
kcal :
2Al (r) + 3/2O2 (k) = Al2O3 (r)
Hãy tính sinh nhiệt chuẩn của nhôm oxit (Al2O3). Cho biết khối lượng mol nguyên tử của Al
và O lần lượt là 27 và 16 g/mol.
18. Thiêu nhiệt của Ciclopropan (C3H6) ở điều kiện tiêu chuẩn là -499,84 kcal/mol, cho biết sinh
nhiệt của CO2 và H2O (lỏng) ở điều kiện tiêu chuẩn là -94,05 và -68,32 kcal/ mol. Tính sinh nhiệt
của Ciclopropan ?
19. Cho phản ứng sau: 2 P (r) + 3 Cl2 (k)  2 PCl3 (k) Ho = 574 kJ
Tính nhiệt lượng tỏa ra khi có 5 mol P phản ứng?
20. Barium carbonate (BaCO3, M = 197,39) bị phân huỷ ở nhiệt độ cao tạo thành oxide kim loại
và khí CO2: BaCO3 (r) →BaO (r) + CO2 (k)
Nếu H của phản ứng phân huỷ BaCO3 là 269,3 kJ, hãy tính nhiệt lượng (kJ) cần để phân huỷ
o

10 g BaCO3?
21. Phản ứng quang hợp tạo ra Glucose, C6H12O6 và O2 từ CO2 và H2O:
6CO2 (k) + 6H2O (l) → C6H12O6 (r) + 6O2 (k)
Cho biết:
Chất CO2 (k) H2O(l) C6H12O6(r) O2(k)
H 298,s (kcal/mol)
0
-94,1 -68,3 -304,6 -

a. Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng ở điều kiện tiêu chuẩn. Phản ứng toả nhiệt hay thu
nhiệt?
b. Tính nhiệt lượng của bức xạ mặt trời cần để sản xuất khoảng 7,0.10 14 kg glucose hằng
năm trên trái đất. Biết M(Glucose) =180,156.
22. Cho biết thiêu nhiệt chuẩn của benzen (khí) (C6H6) là -789,08 kcal/mol với sinh nhiệt chuẩn
của CO2(k) và H2O(l) lần lượt là - 94,05 và - 68,32 kcal/mol. Tính sinh nhiệt mol chuẩn của
benzene (khí).
23. Tính hiệu ứng nhiệt phản ứng sau ở điều kiện chuẩn: C2H4 (k) + H2 (k)  C2H6 (k)
Biết năng lượng liên kết: EH - H = 104 kcal/mol; EC - C = 83 kcal/mol; EC = C = 147 kcal/mol; EC - H =
99 kcal/mol
24. Tính hiệu ứng nhiệt chuẩn của phản ứng : 2C (than chì) + 3H2 (k)  C2H6 (k)
Biết thiêu nhiệt chuẩn của C (than chì), H2 (k), C2H6 (k) lần lượt là : -393,5 kJ/mol, -285,8 kJ/mol,
-3119,6 kJ/mol
25. Khi đốt cháy 1 mol glucose C6H12O6 thấy thoát ra 673 Kcal. Tính ΔHs0 của glucose biết ΔHs0
của CO2 và H2O tương ứng là -94,1 Kcal/mol và -68,3 Kcal/mol.
26. Cho 2 phương trình nhiệt sau:
2NO (k) + O2 (k) → 2NO2 (k) có ΔHo1 = -113,2 kJ
2N2O (k) + 3O2 (k) → 4NO2 (k) có ΔHo2 = -28,0 kJ
Tính ΔH0 của phản ứng: N2O (k) + ½ O2 (k) → 2NO (k)
Phản ứng toả nhiệt hay thu nhiệt?

6
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC

27. Tính sinh nhiệt chuẩn (∆H0298,s) của CH3OH (k), cho biết :
C (than chì) + O2(k)  CO2 (k) ∆Ho298 = - 393,5 kJ;
H2(k) + 1/2O2(k)  H2O(l); ∆Ho298 = - 285,8 kJ
CH3OH(k) + 3/2O2(k)  CO2(k) + 2H2O(l); ∆Ho298 = - 726,4 kJ
28. Phản ứng đốt chấy 1 mol acetone (C3H6O) thoát ra 1790 kJ nhiệt:
C3 H 6O(l) + O2 (k) ® H 2O(l) + CO2 (k) (1)
Cho biết Hos (CO2) = -393.5 kJ/mol, Hos (H2O) = -285.8 kJ/.mol. Hãy tính sinh nhiệt chuẩn
của acetone.
29. Nếu H0 của phản ứng: 2Mg + 2Cl2 (k) ® 2MgCl2 (r) bằng -1283,6 kJ, tính sinh nhiệt chuẩn
của MgCl2?
30. Tính biến thiên năng lượng tự do Gibbs (thế đẳng nhiệt đẳng áp) của phản ứng sau ở điều
kiện chuẩn :
H2(k) + 1/2O2(k) = H2O(l)
Cho biết :
H2O(l) O2(k) H2(k)
0
S298(J/K.mol) 69,91 205,133 130,684
0
∆ H s (kJ/mol) -285,83 - -
Tại sao khi trộn khí H2 và O2 ở điều kiện chuẩn phản ứng không xảy ra ?
31. Phản ứng sau sẽ diễn ra theo chiều nào ở 0°C và ở 100°C?
N2O4(k) 2NO2(k)
Cho biết: ∆H°298,s (Kcal/mol): 2,31 8,09
S°298 (cal/mol.K): 72,73 57,46
Xem ∆H°p/ư và ∆S°p/ư thay đổi không đáng kể theo nhiệt độ, các chất được lấy ở trạng thái
chuẩn.

32. Dung dịch hidroperoxide H2O2 (oxy già) được sử dụng để sát trùng vết thương. Phản ứng
phân hủy của H2O2:
H2O2(l) = H2O(l) + 1/2O2(k)
H2O2 có tự phân hủy ở điều kiện chuẩn hay không? Cho biết:
H2O(l) O2(k H2O2(l)
0
S298(J/K.mol) 69,94 205,03 92
∆ H 0s (kJ/mol) -285,84 - -187,61
Tại sao khi quan sát H2O2 ở điều kiện thường thì không thấy bọt khí O 2 nhưng khi cho dung dịch
oxy già vào vết thương thì sủi bọt mạnh?
33. Sự oxi hóa sắt xảy ra theo phản ứng : 4Fe(r) + 3O2(k) = 2Fe2O3(r)
Chứng minh rằng quá trình oxi hóa sắt tự xảy ra ở đkc. Cho biết:
Fe(r) O2(k) Fe2O3(r)
0
S298(J/K.mol) 27,15 205,133 90
0
∆ H s (kJ/mol) - - -822,2

7
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC

34. Cho phản ứng: CaCO3 (r) → CaO (r) + CO2 (k)
∆H°298,s (Kcal/mol) -288,5 -151,9 -94,0
S°298 (cal/mol.K) 22,2 9,5 51,1
Hãy: 1) Xác định chiều tự xảy ra của phản ứng ở điều kiện chuẩn, 298K.
2) Xác định nhiệt độ tại đó CaCO3 bắt đầu bị phân hủy
Xem ∆H°p/ư và ∆S°p/ư thay đổi không đáng kể theo nhiệt độ, các chất được lấy ở trạng thái
chuẩn.
35. Phản ứng sau có xảy ra ở điều kiện chuẩn hay không? Để thu được khí H 2 (dùng làm nhiên
liệu) bằng cách phân hủy hóa học H 2O(l) cần tiến hành phản ứng ở nhiệt độ nào? Kết luận tính
hiệu quả.
H2O(l) = 1/2O2(k) + H2(k)
Cho biết:
H2O(l) O2(k) H2(k)
0
S298(J/K.mol) 69,91 205,133 130,684
0
∆ H s (kJ/mol) -285,83 - -

36. Phản ứng: 2Al + 3MgO = Al2O3 + 3Mg có thể xảy ra ở điều kiện chuẩn (298K) hay không?
Cho:
Al Mg Al2O3 MgO
0
ΔH 298,s (Kcal/mol) 0 0 -399 -144
S0298 (cal/mol.K) 6,8 7,8 12,2 6,4

Giả sử ΔH0s và S0 của các chất không phụ thuộc vào nhiệt độ, ở nhiệt độ nào phản ứng trên xảy
ra?
37. a. Phản ứng: CH4(k) + H2O(k) = CO(k) + 3H2(k) có thể xảy ra ở điều kiện chuẩn không?
Cho biết: Sinh nhiệt chuẩn ΔH0298,s của CH4(k), H2O(k), CO(k) lần lượt là −74,8; −241,8 và
−110,5 (kJ/mol). Entropy chuẩn (S0298) của CH4(k), H2O(k); CO(k), H2(k) lần lượt là: 186,2;
188,7; 197,6 và 131 (J/K.mol).
b. Tại nhiệt độ nào thì phản ứng đã cho tự xảy ra? (Giả thiết rằng các chất được lấy ở trạng thái
chuẩn và ΔH0 , ΔS0 của phản ứng không phụ thuộc vào nhiệt độ).
38. a. Phản ứng sau có xảy ở điều kiện chuẩn (298K) hay không: NO(k) + 1/2O 2(k) → NO2(k).
Cho biết sinh nhiệt chuẩn (ΔHos,298) và entropy chuẩn (So298) của các chất như sau:
Chất NO(k) O2(k) NO2(k)
o
ΔH s,298 (kcal/mol) 21,60 − 8,09
So298 (cal/mol.K) 50,30 49,00 57,50
b) Giải thích bằng phản ứng hóa học: tại sao về mặt lý thuyết phản ứng giữa Cu kim loại và
HNO3 loãng sinh ra khí NO không màu nhưng thực nghiệm cho thấy xuất khí màu nâu NO2?
39. Ở điều kiện chuẩn (250C) phản ứng 2NaHCO3 (tt) → Na2CO3 (tt) + CO2 (k) + H2O (k) có xảy
ra không? Cho biết:

8
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC

NaHCO3 (tt) Na2CO3 (tt) CO2 (k) H2O (k)


0
∆H 298,s (kJ/mol) -948 -1131 -393,5 -241,8
S0298 (J/mol.K) 102,1 136 213,7 188,7
40. Phản ứng sau có tự xảy ở điều kiện chuẩn, 298K hay không:
3C (gr) + 2Fe2O3 (r) = 4Fe(r) + 3CO2(k)
Cho biết sinh nhiệt chuẩn, ở 298K của Fe2O3 (r), CO2(k) lần lượt là −196,22 và −94,1 (kcal/mol).
Entropy chuẩn, ở 298K của C(gr), Fe2O3 (r), Fe(r), CO2(k) lần lượt là 1,36; 20,88; 6,49; 51,10
(cal/mol.K).
Tính nhiệt độ tối thiểu để phản ứng trên có thể tự xảy ra? (Giả sử ΔH 0 và ΔS0 của phản ứng
không thay đổi theo nhiệt độ; các chất được lấy ở trạng thái chuẩn).
41. Tại nhiệt độ nào sự chuyển 1 mol nước lỏng thành hơi nước ở áp suất khí quyển 1 atm là một
quá trình tự diễn biến, biết nhiệt hóa hơi 1 mol nước lỏng bằng 40587,80 J và biến thiên entropy
của sự chuyển trạng thái này bằng 108,68J/K.
42. Phản ứng có tự xảy ra ở điều kiện chuẩn không: CaO(r) +3C(gr) = CaC2(r) +CO(k).
Cho biết sinh nhiệt chuẩn của CaO(r) ; CaC2(r); CO(k) là −152; −15;−28 (kcal/mol); entropy chuẩn
của CaO(r); C(gr) ; CaC2(r); CO(k) lần lươt là 9,5; 1,4; 17, 47 (cal/mol.K)
Tính nhiệt độ tối thiểu để phản ứng trên có thể tự xảy ra (ΔH0 và ΔS0 của của phản ứng không
thay đổi theo nhiệt độ; các chất ở trạng thái chuẩn)
43. Phản ứng sau có thể tự xảy ra ở điểu kiện chuẩn, 298K hay không: Pb (r) + Cl2 (k) PbCl2
(r). Cho biết:
Pb (r) Cl2(k) PbCl2 (r)
0
∆H 298,s (kcal/mol) – – –85,80
S0298 (cal/mol.K) 15,5 53,30 32,60
44. Cho phản ứng: 2CH3I(k)  CH3-CH3 (k) + I2(k)
Chất CH3I(k) CH3 - CH3(k) I2(k)
ΔH0 (kJ/mol) 20,5 - 84,67 62,24
 S0 (J/K. mol) 254,6 229,5 260,58
Phản ứng thuận có xảy ra được ở 300 C hay không? Giải thích. (Khi tính toán giả thiết rằng ΔH0
o

và ΔS0 không phụ thuộc vào nhiệt độ).


45. Cho phản ứng : Hãy dự đoán trong các phản ứng sau entropy biến đổi như thế nào (tăng hay
giảm)
C (than chì) + O2(k) → CO2(k)
C (than chì)  C (kim cương)
C(r) + 2H2(k) = CH4(k)
46. Cho phản ứng : NH3 (k) + HCl (k)  NH4Cl (k)
Sinh nhiệt chuẩn ở 298K của NH3, HCl, NH4Cl lần lượt bằng -46,3 kJ/ mol, -92,3 kJ/ mol,
-315,39 kJ/mol ; Entropy tiêu chuẩn ở 298K NH 3, HCl, NH4Cl 193,0 J/mol.K, 187,0 J/mol.K,
94,56 J/mol.K.Tính biến thiên năng lượng tự do Gibbs chuẩn của phản ứng (G) ở 298K?
47. Cho phản ứng : CH3OH (l) + 3/2 O2 (k)  CO2 (k) + 2 H2O (k)

9
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC

Enthapy tiêu chuẩn ở 298K của CH 3OH, O2, CO2, H2O lần lượt bằng –238,66 kJ/ mol, 0 kJ/ mol,
-393,5 kJ/mol, -241,82 kJ/mol ; Entropy tiêu chuẩn ở 298K CH3OH, O2, CO2, H2O 126,80
J/mol.K, 205,03 J/mol.K, 213,63 J/mol.K, 188,72 J/mol.K. Tính biến thiên enthapy tiêu chuẩn ở
298K, entropy tiêu chuẩn và biến thiên năng lượng tự do tiêu chuẩn của phản ứng ? Phản ứng tự
xảy ra ở điều kiên chuẩn, ở 298K không ?
48. Cân bằng các phản ứng sau và cho biết dấu của S trong từng phản ứng
NaHCO3(rắn)  Na2CO3(?rắn) + H2O(lỏng) + CO2 (khí)
Zn(rắn) + O2(khí)  ZnO (rắn)
49. Cho phản ứng: 2CO (k) + 2NO (k) → N2 (k) + 2CO2 (k)
Cho biết:
Chất CO (k) NO (k) N2 (k) CO2 (k)
0
S298(J/K.mol) 197,7 210,8 191,6 213,8
ΔH 0298, s(kJ/mol) -110,5 91,3 - -393,5
Hãy tính ΔH của phản ứng và xét chiều của phản ứng ở 298 K?
o

50. Kim loại Cu bị oxi hóa theo 2 phản ứng sau:


2Cu (r) + O2 (k) → 2CuO (r) có ΔHo1 = -310 kJ
2Cu (r) + ½ O2 (k) → Cu2O (r) có ΔHo2 = -169 kJ
Tính ΔH0 của phản ứng sau và cho biết phản ứng này thu nhiệt hay toả nhiệt:
Cu2O (r) + ½ O2 (k) → 2CuO (r)
51. Hãy tính nhiệt độ mà tại đó phản ứng sau tự xảy ra:
SiO2 (r) + 2C (r) + 2Cl2 (k) → SiCl4 (k) + 2CO (k)
Cho biết:
Chất SiO2(r) C(r) Cl2 (k) SiCl4 (k) CO (k)
0
S298(J/K.mol) 41,84 5,74 223,0 330,6 197,6
ΔH 0298, s(KJ/mol) -910,9 - - -657,0 -110,5
Giả sử ΔH và ΔS không thay đổi theo nhiệt độ, các chất được lấy ở trạng thái chuẩn.
o o

52. Các chất trong phản ứng sau có giá trị nhiệt động:
CuO (r) + C (r) →Cu (r) + CO (k)
Chất CuO (r) C (r) Cu (r) CO (k)
H0298,s (kcal/mol) -37,1 - - -26,4
G 298,s (kcal/mol)
0
-30,4 - - -32,8
a. Xác định H 298 của phản ứng và viết phương trình nhiệt hoá học cho phản ứng trên.
0

b. Xác định chiều phản ứng ở điều kiện chuẩn, 298K.


53. Tính G0298 và cho biết chiều của phản ứng oxy hoá 1 mol octane (C8H18):
C8H18 (l) + 25/2 O2 → 8CO2 (k) + 9H2O (l)
Cho biết:
Chất C8H18 (l) O2(k) CO2(k) H2O(l)
G0298,s (kJ/mol) 17,3 - -394,4 -237,2
54. Tính G0 và xét chiều phản ứng sau ở điều kiện chuẩn (250C, 1 atm):

10
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC

HgS (r) + O2 (k) ⇌ Hg (r) + SO2 (k)


Cho biết:
Chất HgS (r) O2(k) Hg(r) SO2(l)
H 298,s (kJ/mol)
0
-58,2 - - -296,8
0
S 298 (J/mol.K) 82,4 205,5 76,0 248,1
55. Cho phản ứng sau với các dữ kiện về nhiệt động của các chất ở 298 K:
CO2 (k) + H2 (k) →CO (k) + H2O (k)
Chất CO2 (r) H2 (k) CO (r) H2O (l)
H 298,s (kJ/mol)
0
-393,5 - -110,5 -241,8
0
S 298 (J/mol.K) 213,6 131,0 197,9 188,7
a. Xét chiều của phản ứng ở điều kiện chuẩn, 298K.
b. Hãy xác định nhiệt độ (oC) để phản ứng thuận bắt đầu xảy ra (coi H0, S0 = const).
56. Cho phản ứng sau: 2CO (k) + 2NO (k) →N2 (k) + 2CO2 (k)
Chất CO (k) NO (k) N2 (k) CO2 (k)
H0298,s (kJ/mol) -110,5 91,3 0 -393,5
0
S 298 (J/mol.K) 197,7 210,8 191,6 213,8
a. Tính H 298 của phản ứng và cho biết phản ứng toả nhiệt hay thu nhiệt.
0

b. Ở điều kiện chuẩn, 298K phản ứng có xảy ra hay không?

CHƯƠNG 4: ĐỘNG HÓA HỌC


1. Tốc độ phản ứng hóa học là gì?
2. Tốc độ trung bình, tốc độ tức thời của một phản ứng hóa học được tính như thế nào?
3. Phát biểu nội dung và biểu thức của định luật tác dụng khối lượng về ảnh hưởng của nồng độ
chất phản ứng đến tốc độ phản ứng.
4. Hãy cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng, quy tắc thực nghiệm Van’t Hoff
5. Khái niệm, đặc điểm và phân loại của chất xúc tác.
6. Thuyết trạng thái chuyển tiếp là gì? Vẽ giản đồ năng lượng tiến trình phản ứng thuyết trạng
thái chuyển tiếp cho phản ứng tỏa nhiệt A−C + B−D → A−C + C−D.
7. Khái niệm phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch. Cho ví dụ.
8. Vì sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động?
9. Cân bằng hoá học là gì? Ảnh hưởng của nồng độ đến cân bằng hoá học?
10. Trình bày nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chatelier. Ví dụ minh họa
11. Cho phản ứng thuận nghịch aA(k) + bB(k) dD(k) + eE(k). Thiết lập mối quan hệ giữa hằng
số cân bằng KC và Kp.
12. Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ của một chất là 0,024 mol/l. Sau 10 giây nồng độ của chất
còn lại 0,022 mol/l. Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong thời gian đó.
13. Tốc độ phản ứng đơn giản: 2SO2(k) + O2(k) = 2SO3(k) thay đổi như thế nào khi giảm thể tích
hỗn hợp khí 3 lần mà vẫn giữ nguyên nhiệt độ?
14. Cho phản ứng: H2 + I2 = 2HI
a) Viết biểu thức tốc độ cho phản ứng biết rằng ở nhiệt độ không đổi:

11
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC

Nếu tăng nồng độ hidro gấp đôi, giữ nguyên nồng độ iot thì tốc độ phản ứng tăng gấp đôi; nếu
tăng nồng độ iot gấp ba, giữ nguyên nồng độ hidro thì tốc độ phản ứng tăng gấp ba.
b) Xác định bậc phản ứng
15. Nghiên cứu phản ứng: H2 + I2 = 2HI cho thấy tốc độ phản ứng tăng gấp đôi khi tăng nồng độ của
H2 hoặc I2 lên 2 lần, giữ nguyên nồng độ chất còn lại.
a) Xác định bậc phản ứng. Viết biểu thức của định luật tác dụng khối lượng.
b) Nếu nồng độ của H2 là 0,04M và I2 là 0,10M, thì tốc độ phản ứng là 4,0.10 -4 mol/l.s. Nếu nồng độ
đầu của mỗi chất là 0,05M thì sau bao lâu 60% H2 phản ứng?
16. Nghiên cứu phản ứng: H2O2 + 2HI = I2 + H2O cho thấy bậc phản ứng riêng phần của H2O2 và HI
đều là 1. Nếu nồng độ của H2O2 là 0,05M và HI là 0,08M, thì tốc độ phản ứng là 4,0.10 -4 mol/l.s.
Nếu nồng độ đầu của mỗi chất là 0,04M thì sau bao lâu 50% H2O2 phản ứng?
17. Một phản ứng có hệ số nhiệt độ của tốc độ bằng 2,5. Ở 25°C, phản ứng kết thúc sau 75 phút.
Dựa vào quy tắc thực nghiệm Van’t Hoff, nếu tiến hành phản ứng ở 120°C thì sau bao lâu phản
ứng sẽ kết thúc.
18. Dựa vào quy tắc Vant’Hoff, hãy cho biết tốc độ của một phản ứng tăng lên bao nhiêu lần nếu
tăng nhiệt độ từ 40oC lên 100oC, biết rằng khi tăng 10oC thì tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần?
19. Một phản ứng có hệ số nhiệt độ của tốc độ bằng 2,5. Dựa vào quy tắc Van’t Hoff, hãy xác
định tốc độ phản ứng tăng lên mấy lần nếu tăng nhiệt độ phản ứng từ 25°C lên 120°C ?
20. Tốc độ phản ứng ở 25oC là 10-4 mol/l.s. Khi tăng nhiệt độ lên đến 75oC, tốc độ phản ứng tăng
lên 7.10-2 mol/l.s. Tính năng lượng hoạt hoá của phản ứng theo phương trình Arrhenius. Cho biết
R = 8,314 J/K.mol
21. Một phản ứng có năng lượng hoạt hóa bằng 20 Kcal. Dựa vào phương trình Arrhenius, nếu
tăng nhiệt độ phản ứng từ 25 °C lên 120°C thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần? Cho biết
R = 1,987 cal/mol.K.
22. Ở 35oC, hằng số tốc độ phản ứng k của phản ứng:
C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6
sucrose glucose fructose
-5 -1
là 6,2 x 10 s . Năng lượng hoạt hoá của phản ứng là 108 kJ/mol. Tính hằng số tốc độ phản ứng
ở nhiệt độ 45oC dựa vào phương trình Arrehnius. Cho biết R = 8,314 J/K.mol
23. Bằng thực nghiệm người ta thu được số liệu của phản ứng giữa NO và H2 ở nhiệt độ 700oC
như sau:
2NO (k) + 2H2 (k) → 2H2O (k) + N2 (k)
TNo Nồng độ H2 (M) Nồng độ NO (M) Tốc độ (M/s)
1 0,010 0,025 2,4.10-6
2 0,0050 0,025 1,2.10-6
3 0,010 0,0125 0,6.10-6
a. Viết phương trình động học và xác định bậc của phản ứng.
b. Xác định hằng số tốc độ phản ứng.
24. Cyclopropane (C3H6) là một khí dùng để gây mê. Cyclopropane có thể chuyển hoá dần dần
thành propylene theo thời gian ở một nhiệt độ như sau:

12
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC

Nồng độ ban đầu Cyclopropane (mol.L-1) Tốc độ tạo thành Propylene (mol.L-1 .s-1)
0,050 2,95 x 10-5
0,100 5,90 x 10-5
0,150 8,85 x 10-5
a. Viết phương trình động học của phản ứng trên?
b. Tính hằng số tốc độ phản ứng tại nhiệt độ thí nghiệm.
25. Khí carbon monoxide (CO) gây độc do phản ứng với Hemoglobin (Hb) trong máu theo
phương trình sau: 3CO (k) + 4Hb (l) ⟶ Hb4(CO)3
Số liệu thực nghiệm và động học phản ứng ở 200C như sau:
TNo CO (mmol/l) Hb (mmol/l) Tốc độ phân huỷ Hb (mmol/l.s)
1 1,50 2,50 1,05
2 2,50 2,50 1,75
3 2,50 4,00 2,80
a. Viết phương trình động học và bậc phản ứng.
b. Xác định hằng số tốc độ phản ứng.
c. Tính tốc độ phản ứng khi nồng độ của CO bằng 1,30 mmol/l và nồng độ của Hb bằng 3,20
mmol/l ở 20oC.
26. Một trong các phản ứng gây ra sự phá huỷ tầng Ozon của khí quyển là:
NO (k) + O3 (k) → NO2 (k) + O2 (k)
Trong 3 thí nghiệm, tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ các chất phản ứng như sau:
TNo [NO] (M) [O3] (M) Tốc độ v (M/s)
1 0,02 0,02 7,0.10-5
2 0,04 0,02 2,8.10-4
3 0,02 0,04 1,4.10-4
a. Viết phương trình tốc độ và xác định bậc phản ứng.
b. Tính hằng số tốc độ phản ứng.
27. Xét phản ứng tại 25oC:
2NO(k) + O2(k) ⇌ 2 NO2 (k)
Thí nghiệm [NO] (M) [O2] (M) Vận tốc đầu (M/s)
1 0,0020 0,0010 2,8.10-5
2 0,0040 0,0010 1,1.10-4
3 0,0020 0,0020 5,6.10-5

a) Viết biểu thức vận tốc phản ứng.


b) Tính hằng số vận tốc k ở 25oC.
28. Cho phản ứng đồng thể sau xảy ra ở 25oC :
aA + bB  cC

13
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC

Từ các dữ kiện đã cho (xem bảng), hãy viết biểu thức định luật tác dụng khối lượng và tính hằng
số tốc độ phản ứng ở nhiệt độ trên.
Thí Nồng độ đầu [A] Nồng độ đầu [B] Tốc độ đầu (M/s)
nghiêm
1 0,100 0,100 5,50x10-6
2 0,200 0,100 2,20x10-5
3 0,100 0,600 3,30x10-5

29. 14C (cacbon phóng xạ) thường được dùng để định tuổi mẫu vật khảo cổ. Chu kỳ bán hủy của
14
C là 5750 năm. Xem phản ứng phân hủy phóng xạ của 14C là phản ứng đơn giản bậc một. Tính
thời gian cần thiết để 90% lượng 14C bị phân hủy.
30. Quá trình phân hủy chất kháng sinh A tuân theo quy luật động học của phản ứng bậc 1. Tính
hằng số tốc độ phân hủy kháng sinh A và thời hạn sử dụng của nó ở 25 0C. Biết rằng sau 2 năm
hoạt tính kháng khuẩn của A giảm đi 50% và kháng sinh được xem là hết hạn sử dụng khi hoạt
tính của nó chỉ còn 80%.
31. Nồng độ của các loại thuốc dùng chữa bệnh thường được biểu diễn bằng số mg thuốc trên số
kg trọng lượng cơ thể. Nồng độ ban đầu của một loại thuốc dùng cho động vật là 25 mg/kg. Sau
2 giờ, nồng độ này giảm còn 15 mg/kg. Nếu sự đào thải thuốc ra khỏi cơ thể xảy ra theo phản
ứng bậc 1, hãy tính hằng số tốc độ của quá trình đào thải thuốc theo đơn vị phút-1.
32. Một bình 5L chứa l mol HI(k) được đun nóng tới 800°C. Xác định phần trăm phân li của HI
ở 800°C theo phản ứng 2HI <=> H2 + I2(k). Biết KC = 6,34.10-4.
33. Ở 600K đối với phản ứng:
H2(k) + CO2(k) <=> H2O(k) + CO(k)
Nồng độ cân bằng của H2, CO2, H2O và CO lần lượt bằng 0,600; 0,459; 0,500 và 0,425 mol/L.
a) Tìm Kc, Kp của phản ứng.
b) Nếu lượng ban đầu của H2 và CO2 bằng nhau và bằng 1 mol được đặt vào bình 5 lít thì
nồng độ cân bằng các chất là bao nhiêu?
34. Một bình phản ứng dung tích 10 lít chứa 0,1 mol H2 và 0,1 mol I2, ở 698K, có cân bằng: H2 +
I2 <=> 2HI, hằng số cân bằng KC = 54,4. Tính nồng độ cân bằng của H2, I2, và HI.
35. Cho phản ứng thuận nghịch: PCl5 (k)  PCl3 (k) + Cl2 (k)
Ở 3000C nồng độ cân bằng của PCl5 bằng 4,08.10-4 mol/l, của PCl3 và Cl2 đều bằng 0,01 mol/l.
Tính hằng số cân bằng KC và KP của phản ứng ở nhiệt độ trên. Cho R = 0,082 l.atm/mol.K
36. Cho phản ứng: 2NO2 (k)  N2O4 (k). Ở 250C hằng số cân bằng của phản ứng Kp = 7,04. Hãy
xác định chiều xảy ra của phản ứng đã cho ở 250C khi áp suất riêng phần ban đầu của khí NO 2 và
N2O4 lần lượt là:
1) 0,9 và 0,1 atm; 2) 0,1 và 0,9 atm.
37. Xét phản ứng thuận nghịch: H2 + I2 2HI. Ở 6000C, hằng số của tốc độ phản ứng thuận kt =
0,1280 l/mol.s và hằng số tốc độ pứ nghịch kn = 0,0020 l/mol.s.
a. Tính KC, Kp của phản ứng.
b. Giả sử lúc ban đầu trộn 2 mol H2 với 2 mol I2 ở trong bình có dung tích 5 lít. Khi đạt đến cân
bằng ở 6000C, nồng độ các chất sẽ là bao nhiêu?
14
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC

38. Ở 700K đối với phản ứng: H2 + CO2 H2O + CO nồng độ cân bằng của H2, CO2, H2O và
CO lần lượt bằng 0,700; 0,320; 0,640; 0,350 mol/l.
a. Tính KC, Kp của phản ứng.
b. Nếu lượng ban đầu của H2 và CO2 bằng nhau và bằng 3 mol được đặt vào bình 5 lít thì nồng
độ cân bằng các chất bằng bao nhiêu?
39. Cho 1 mol N2(k); 1 mol O2(k) vào một bình dung tích 10 lít ở 7500C xảy ra phản ứng sau:
N2 (k) + O2(k) 2NO(k).
0
a) Tính Kp. Cho biết: Kc = 81 ở 750 C.
b) Xác định nồng độ các khí khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng.
40. Ở 1000oC: H2 + CO2 H2O + CO nồng độ cân bằng của H2, CO2, H2O và CO lần lượt bằng
0,250; 0,330; 0,990; 0,750 mol/l.
a) Tính KC, Kp;
b) Nếu lượng ban đầu của H2 và CO2 bằng nhau và bằng 1 mol được đặt vào bình 4 lít thì nồng độ
cân bằng các chất bằng bao nhiêu?
41. Một mẫu HI (9,30.10-3 mol) được cho vào bình chứa có dung tích 2 lít ở 1000 K. Sau khi đạt
tới trạng thái cân bằng, nồng độ của I 2 bằng 6,29.10-4M. Tính Kc ở 1000K của phản ứng thuận
nghịch: H2(k) + I2(k) 2HI(k).
42. Khảo sát phản ứng thuận nghịch sau:
CO(k) + H2O CO2(k) + H2(k) có KC= 23,8 ở 600K
Nồng độ ban đầu của CO và H2O đều bằng 0,1 M. Tính nồng độ các chất phản ứng và sản phẩm
lúc cân bằng.
43. Cho cân bằng sau N2(k) + O2(k) 2NO(k), Kc = 1,7.10−3 ở 2300K.
Nếu nồng độ ban đầu của N2 và O2 ở 2300 K đều bằng 1,40M thì nồng độ NO, N2 và O2 khi phản
ứng đạt tới trạng thái cân bằng là bao nhiêu?
44. Cho phản ứng CO (k) +Cl2 COCl2 (k) xảy ra ở 1500C.
a) Nếu muốn cân bằng dịch chuyển theo chiều thu được nhiều sản phẩm hơn thì phải thay đổi
nồng độ các chất và áp suất của hệ như thế nào?
b) Tính hằng số Kc và Kp của phản ứng ở nhiệt độ trên. Biết nồng độ ban đầu của CO và Cl2 đều
bằng 0,1M và khi cân bằng chỉ còn 50% CO ban đầu. Cho biết R = 0,08205 atm.l/ mol.K
45. Tính số mol của ester lúc cân bằng đối với phản ứng:
C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O
Biết rằng ban đầu chỉ có 2 mol ethanol và 1 mol acetic acid; hằng số cân bằng theo nồng độ của
phản ứng ở nhiệt độ đã cho là KC = 4.
46. Cho phản ứng sau: CH4 (k) + 2H2S ⇆ CS2 (k) + 4H2 (k) ΔHo > 0
Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nào và giải thích khi:
a. Cho thêm CH4 (k) c. Giảm thể tích bình phản ứng
b. Lấy bớt CS2 (k) d. Tăng nhiệt độ phản ứng

47. Cho cân bằng: 2BrCl (k) Br2 (k) + Cl2 (k)
Tại 25oC, phản ứng có hằng số cân bằng Kc = 0,145.
Nếu cho nồng độ ban đầu của BrCl trong dung dịch là 0,05 M, tính nồng độ tại thời điểm cân
bằng của Br2 và Cl2?

15
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC

48. Cho cân bằng: N2O (k) + NO2 (k) ⇆ 3NO (k) có H0 = +155,7 kJ
Hãy cho biết cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều nào (có giải thích) với các thay đổi sau:
a. Cho thêm NO2 c. Tăng nhiệt độ phản ứng
b. Giảm NO d. Giảm thể tích bình phản ứng
49. Cho 1 mol PCl5 vào bình chân không, thể tích V ở nhiệt độ 525 K:
PCl5 (k) ⇆ PCl3 (k) + Cl2 (k)
Cân bằng được thiết lập với KP= 1,86 và áp suất của hệ là 2 atm.
Tính số mol mỗi chất tại thời điểm cân bằng.
50. Cho phản ứng sau: CH4 (k) + 2H2S (k) ⇆ CS2 + 4H2 (k) H > 0
Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nào (có giải thích) khi:
a. Cho thêm CH4(k) c. Giảm thể tích bình phản ứng
b. Lấy bớt CS2(k) d. Tăng nhiệt độ phản ứng
51. Cho phản ứng: CO (k) + 2H2 (k) ⇆ CH3OH (k)
có H0 = -18 kJ. Tại thời điểm cân bằng, lượng CH3OH sẽ thay đổi như thế nào (có giải thích)
khi thay đổi các điều kiện phản ứng như sau:
a. Cho thêm CO (k) b. Giảm nhiệt độ phản ứng
c. Giảm thể tích bình phản ứng d. Cho thêm chất xúc tác
52. Cho phản ứng: H2 (k) + I2 (k) = 2HI (k)
Khi không có mặt chất xúc tác, E a = 167 kJ, khi có mặt Pt làm chất xúc tác E a giảm còn 59 kJ.
Hỏi tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần khi có mặt chất xúc tác so với khi không dung xúc
tác ở nhiệt độ 600 K? Biết Hằng số khí lý tưởng R = 8,314 J/K.mol
53. Trộn 1 mol khí CO với 3 mol hơi H2O ở 850oC trong một bình phản ứng dung tích 1 lít:
CO2 (k) + H2 (k) ⇆ CO (k) + H2O (k)
Tại cân bằng, số mol CO2 thu được là 0,75 mol. Tính giá trị hằng số cân bằng Kp và Kc.
54. Ở 2000 K, phản ứng: H2(k) + CO2(k)  H2O(k) + CO(k) . Có hằng số cân bằng Kc =4,4.
Tính nồng độ của mỗi hóa chất ở mức cân bằng nếu một bình 1lít chứa lúc đầu 0,15 mol H 2 và
0,15 mol CO2 ở 2000K .

CHƯƠNG 5: DUNG DỊCH


1. Trình bày các khái niệm: dung dịch thực (dung dịch), dung dịch không điện ly, dung dịch điện
ly. Cho ví dụ minh họa
2. Nồng độ của dung dịch là gì? Trình bày một số loại nồng độ thông dụng.
3. Nồng độ đương lượng? Định luật đương lượng?
4. Giải thích vì sao quá trình hòa tan các hợp chất ion (VD các muối vô cơ, hữu cơ) thường thu
nhiệt.
5. Nguyên tắc pha loãng nồng độ axit mạnh (VD axit sulfuric) từ dung dịch đậm đặc. Vì sao quá
trình pha loãng các axit mạnh thường tỏa nhiệt?
6. Ảnh hưởng của nhiệt độ và áp suất đến quá trình hòa tan chất khí trong chất lỏng (VD quá
trình hòa tan O2 trong nước)?
7. Trong các loại vitamin sau loại nào tan tốt trong nước? Giải thích?
Vitamin A B6 C E

16
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC

Cấu tạo

8. Thế nào là dung dịch bão hòa, chưa bão hòa và quá bão hòa?
9. Khái niệm về độ tan (S).
10. Định nghĩa nhiệt độ sôi của chất lỏng. Tại sao khi càng lên cao thì nhiệt độ sôi của chất lỏng
càng giảm?
11. Thế nào là hơi bão hòa, áp suất hơi bão hòa?
12. Phát biểu nội dung và biểu thức của định luật Raoult I về độ hạ áp suất hơi của dung dịch so
với dung môi nguyên chất.
13. Phát biểu nội dung và biểu thức của định luật Raoult II về độ tăng nhiệt độ sôi và hạ nhiệt độ
đông đặc của dung dịch so với dung môi.
14. Hiện tượng thẩm thấu là gì? Cho ví dụ minh họa.
15. Trình bày thuyết điện ly Kablukov. Áp dụng viết phương trình điện ly của NaCl trong dung
môi nước.
16. Theo Bronsted-Lowry, thế nào là một axit, một bazơ? Cặp axit – bazơ liên hợp? Cho ví dụ
minh họa. Thiết lập mối quan hệ hằng số cân bằng K a và Kb của một cặp axit-bazơ liên hợp
HA/A−?
17. Thế nào là chất điện ly mạnh, chất điện ly yếu ? Cho ví dụ minh họa
18. Dung dịch đệm là gì? Nêu vài ứng dụng của dung dịch đệm.
19. Định nghĩa chất điện ly mạnh kém tan? Cho ví dụ? Điều kiện hòa tan và tạo thành kết tủa của
một chất điện ly mạnh kém tan AmBn(r)?
20. Ở 20°C, áp suất hơi nước bão hòa là 17,5 mmHg. Tính áp suất hơi bão hòa ở 20°C của dung
dịch chứa 0,2 mol đường hòa tan trong 450 g nước.
21. Tìm nhiệt độ bắt đầu sôi của dung dịch thu được khi hòa tan 100g sacarozơ (C 12H22O11) trong
1 lít nước (d = 1 g/cm3). Cho biết nước có Ks = 0,51. Nhiệt độ sôi của nước nguyên chất ở áp suất
1atm là 100oC.
22. a) Cần hòa tan bao nhiêu gam đường saccarozơ (C 12H22O11) vào 100 g nước để giảm điểm
đông đặc 0,5°. Cho biết hằng số nghiệm lạnh của nước là 1,86.
b) Cần hòa tan bao nhiêu gam đường saccarozơ (C12H22O11) vào 100 g nước để tăng điểm sôi
0,5°C. Cho biết hằng số nghiệm sôi của nước là 0,51.
23. Hòa tan 10g chất A (không điện ly, không bay hơi) trong 100g nước. Dung dịch thu được
đông đặc ở -2,12°C. Tính khối lượng mol chất A. Cho biết nước có Kđ = 1,86.
24. Một dung dịch được điều chế bằng cách hoà tan 18 g chất A không điện ly không bay hơi
trong 150 g nước. Dung dịch thu được có nhiệt độ bắt đầu sôi ts = 100,34 oC. Xác định khối
lượng mol phân tử của A, biết hằng số nghiệm sôi của nước Ks là 0,51oC.kg/mol.
25. Tính khối lượng ethylene glycol cần thêm vào 10 lít H2O để thu được một dung dịch có nhiệt
độ bắt đầu đông đặc bằng -23,3oC. Cho biết M (ethylene glycol) = 62,1; khối lượng riêng của
H2O d = 1g/cm3, hằng số nghiệm lạnh Kđ = 1,86oC.kg/mol.

17
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC

26. Cần lấy bao nhiêu gam Glucose (C 6H12O6, M = 180) hoà tan trong 150 ml H 2O để hạ nhiệt độ
đông đặc của dung dịch xuống -0,75oC. Cho biết Kđ (H2O) = 1,86 kg/mol.
27. Một dung dịch chứa 2,76 g chất tan không bay hơi, không điện ly trong 200 g nước, đông đặc
ở -0,279oC. Tính khối lượng phân tử (M) của chất tan này. Cho biết nước có hằng số nghiệm
lạnh Kđ (H2O) = 1,86 kg/mol
28. Hoà tan 0,98 g một chất tinh khiết không điện ly, không bay hơi vào 100 g dung môi benzen.
Dung dịch tạo thành có nhiệt độ bắt đầu sôi là 80,3 oC. Tính khối lượng mol phân tử (M) của chất
tan đó, biết nhiệt độ sôi benzen ts = 80,1oC và hằng số nghiệm sôi benzene Ks = 2,65 oC.kg/mol.
29. Nhiệt độ đông đặc của dung dịch nước chứa một chất tan không bay hơi là -1,5oC. Xác định:
a. Nhiệt độ sôi của dung dịch.
b. Áp suất hơi của dung dịch ở 25oC.
Biết hằng số nghiệm lạnh Kđ của nước là 1,86; hằng số nghiệm sôi ks của nước là 0,513. Áp suất
hơi của nước nguyên chất ở 25oC bằng 23,76 mmHg.
30. Ở 20oC, áp suất hơi nước bão hoà là 17,5 mmHg. Cần hoà tan bao nhiêu gam Glycerol (M =
92,09) vào 180g H2O để thu được dung dịch có áp suất hơi bão hoà là 17,0 mmHg.
31. Viết phương trình phản ứng thủy phân của từng muối sau: Al 2(SO4)3; K2CO3; FeCl3; NaCN.
Dung dịch của từng muối sau khi thủy phân có môi trường gì (axit, bazo hay trung tính)?
32. Viết phản ứng thuỷ phân của các muối sau: NaCl, KCN, CuSO4, CH3COONH4.
Cho quỳ tím vào dung dịch các muối trên. Hỏi khi đó quỳ tím có màu gì?
33. Viết phản ứng thuỷ phân của các muối sau: KCl, NaCN, FeCl3, CH3COONH4.
Cho quỳ tím vào dung dịch các muối trên. Hỏi khi đó quỳ tím có màu gì?
34. Mỗi dung dịch chứa một chất sau: KCl, Na2S, Fe(NO3)2, NH4NO3. Dung dịch nào có môi
trường axit, trung tính, kiềm? Giải thích bằng phản ứng thuỷ phân muối.
35. Các muối nào sau đây khi hoà tan trong nước có pH trung tính, acid hay base. Giải thích
bằng cách viết phương trình thuỷ phân.
a. Amoni hydrocarbonat c. Natri nitrat
b. Kali iodua d. Canxi acetat
36. Viết phương trình thuỷ phân các muối sau trong nước và cho biết môi trường mang tính acid,
base hay trung tính: KNO3, Na2S, NH4I, K3PO4.
37. Tính pH của từng dung dịch sau: H 2SO4 0,01M; Ba(OH)2 0,1M; C6H5NH2 0,01M (pKb = 9,4);
C6H5COOH 0,01M (pKa = 4,21)
38. Hòa tan hoàn toàn 6,8 g muối HCOONa vào 1 lít nước. Dung dịch thu được có pH bằng bao
nhiêu. Cho biết axit formic có Ka = 10-3.77
39. Tính pH của từng dung dịch sau: H2SO4 0,05M; Ba(OH)2 0,5M; C6H5NH2 0,1M (pKb = 9,4);
C6H5COOH 0,1M (pKa = 4,21); NH4OH 0,1 M (pKb = 4,75); CH3COOH 0,01M (pKa = 4,75).
40. Một ống nghiệm chứa amoniac 0,10 M (Kb = 10-4,8), nhỏ thêm 1-2 giọt phenolphtalein.
a. Tính pH và nhận xét màu của dung dịch.
b. Nếu ta tiếp tục thêm vài tinh thể amoni clorua (NH 4Cl), lắc đều. Giải thích hiện tượng xảy
ra trong ống nghiệm.
41. Trộn 500 ml dung dịch HCl 0,1M với 250 ml dung dịch HCl 0,2M. Tính pH của dung dịch
sau khi trộn.

18
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC

42. Ở 25oC, codeine (C18H21NO3) là một loại thuốc giảm đau có hằng số base K b = 1,63.10-6. Xác
định giá trị pH của dung dịch codeine 0,0115 M trong nước.
43. Độ điện ly của dung dịch acid acetic (CH 3COOH) 0,01 M là α =4,25 %. Tính pH của dung
dịch acid acetic trên.
44. Tính độ điện ly của acid HCN 0,05 M. Biết pKa = 9.
45. Tính pH của các dung dịch:
a) Trộn 50 ml dung dịch NaOH 0,1M với 50 ml dung dịch HCl 0,25M.
b) Dung dịch CH3COOH 0,05M (pKa = 4,75)
46. Cho dung dịch HCl có pH = 1, dung dịch Ba(OH)2 có pH = 13.
a) Tính nồng độ của các ion trong từng dung dịch.
b) Tính pH của dung dịch thu được khi trộn 2,25 lít dung dịch HCl với 2,75 lít dung dịch
Ba(OH)2 với pH như trên.
47. Có 1 lít dung dịch HNO3 2M. Cần thêm vào một lít dung dịch axit trên bao nhiêu lít dung
dịch NaOH 1,8M để thu được dung dịch có:
a) pH = 1
b) pH = 13
48a. Tính pH của dung dịch đệm sau: NH4OH 0,1 M + NH4Cl 1,0M. Cho Kb(NH4OH) = 1,76.10-5.
48b. Tính pH của các dung dịch
a) Hỗn hợp gồm 50 ml dd CH3COOH 0,1M với 50 ml dd CH3COONa 0,1M.
b) Thêm vào hỗn hợp trên 5ml HCl 0,1 M, pH của dd thay đổi như thế nào (pK CH3COOH =
4,75)
49. Cần thêm bao nhiêu gam NH4Cl vào 250 ml dung dịch NH4OH 0,3 M để thu được dung dịch
đệm có pH = 9,25. Cho biết pK(NH3) = 4,75 và M (NH4Cl) = 53,491.
50. Trộn hai thể tích bằng nhau của dung dịch NH 4OH 0,10M với dung dịch NH4Cl 0,10M. Hãy
tính pH của dung dịch đệm thu được. Biết pKb(NH3) = 4,75.
51. Tính pH của dung dịch đệm gồm HCN 10−3M và NaCN 10−2M. Biết Ka(HCN) = 6,17.10−10
52. Trộn 5 ml Ca(NO3)2 0,2 M với 5 ml NaF 0,02 M thì tủa CaF 2 có xuất hiện không? Cho: TCaF2
= 5,3.10– 9
53. Kết tủa MnS có xuất hiện không khi trộn những thể tích bằng nhau của các dung dịch
Mn(NO3)2 0,0005 M và Na2S 0,0006 M ? Cho: T(MnS) = 1,4.10–15.
54. Kết tủa FeS có xuất hiện không khi trộn những thể tích bằng nhau của các dung dịch
Fe(NO3)2 0,00002 M và Na2S 0,00005 M ? Cho: T(FeS) = 1,4.10–17.
55. Trộn hai thể tích bằng nhau của dung dịch Sr2+ 0,001M với dung dịch ion SO42- 0,001M. Kết
tủa SrSO4 có xuất hiện không? Cho: TSrSO4 = 3,2.10–7.
56. a) Kết tủa BaSO4 có xuất hiện không, khi trộn những thể tích bằng nhau của các dung dịch
Ba(NO3)2 4.10-5M và Na2SO4 2.10-5M?
b) Nồng độ tối thiểu của Na2SO4 là bao nhiêu thì bắt đầu xuất hiện kết tủa? Cho: T(BaSO4) = 1,5.10-9.
57. Tích số tan của AgCN ở 25oC là 1,6.10-14. Tính nồng độ tối thiểu của CN- để kết tủa bắt đầu xuất
hiện? Cho biết: nồng độ của ion Ag+ là C(Ag+) = 2.10-5M.
58. Kết tủa AgCl có xuất hiện không, khi trộn những thể tích bằng nhau của các dung dịch AgNO 3
2.10-5M và NaCl 2.10-5M? Cho T(AgCl) = 2,8.10-10.
19
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC

59. Cho từ từ dung dịch Na 2CO3 rất loãng vào dung dịch chứa đồng thời Ba 2+ 10-3 M và Ca2+ 10-2
M. Hỏi kết tủa nào xuất hiện trước và giải thích? Biết: TBaCO3 = 5.10-9 và TCaCO3 = 4,7.10-9
60. Trộn 50 ml dung dịch Ca(NO3)2 10-4 M với 50 ml dung dịch SbF3 2.10-4 M. Hỏi có kết tủa
CaF2 tạo thành không? Cho biết TCaF2 = 10-10,4.
61. Tính độ tan của Canxi phosphat trong nước biết Canxi phosphat có tích số tan là 10-32,5.
62. Kết tủa PbI2 có tạo thành không khi trộn hai thể tích bằng nhau dung dịch Pb(NO 3)2 0,02 M
và KI 0,02 M. Nếu pha loãng dung dịch KI 1000 lần rồi trộn như trên có kết tủa không, biết T =
9,8.10−9?
63. Cho dung dịch MgCl2 0,01M. Hỏi giá trị pH của dung dịch bằng bao nhiêu thì xuất hiện kết
tủa Mg(OH)2. Biết rằng: T Mg (OH ) =1,00.10−11,3.
2

64. Ở 25oC, tích số tan của CaSO4 là T(CaSO4) = 2,4.10−5. Khi trộn 50ml CaCl2 0,01M với 50ml
Na2SO4 0,01M ở nhiệt độ trên thì có tạo thành kết tủa CaSO4 không ?
65. Kết tủa Mg(OH)2 có tạo thành không khi trộn 100ml Mg(NO 3)2 1,5.10-3 M với 50ml NaOH
3.10-4M? Biết rằng tích số tan của Mg(OH)2 là 5.10-12.
66. Kết tủa MnS có xuất hiện không khi trộn những thể tích bằng nhau của các dung dịch
Mn(NO3)2 0,004 M và Na2S 0,0006 M ? Cho: T(MnS) = 1,4.10–15
67. Trộn 20ml dd CaCl2 0,2 M với 20ml dd Na2SO4 0,02 M. Có xuất hiện kết tủa không . Biết
CaSO4 có tích số tan là 6,1 .10-5
68. Ở 25oC tích số tan của SrSO4 bằng 3,8.10-7. Vậy trộn 100 ml SrCl2 0,001 M với 100ml K2SO4
0,002M thì có xuất hiện kết tủa SrSO4?

CHƯƠNG 6: ĐIỆN HÓA


1. Các khái niệm: phản ứng oxi hóa – khử; chất oxi hóa, chất khử; sự oxi hóa, sự khử; cặp oxi
hóa - khử liên hợp.
2. Thế nào là cặp oxi hóa-khử liên hợp? Cho ví dụ. Quy tắc xác định chiều của phản ứng oxi
hóa-khử giữa hai cặp oxi hóa-khử liên hợp? Cho ví dụ phản ứng oxi hóa-khử.
3. Thế nào là nguyên tố Ganvanic (pin điện hóa)? Ví dụ minh họa.
4. Trình bày nguyên tắc xác định thế oxi hóa - khử tiêu chuẩn của các cặp oxi hóa - khử. Ví dụ
cách xác định thế oxi hóa khử chuẩn của cặp Zn2+/Zn.
5. Trình bày nguyên tắc xác định pH của dung dịch bằng phương pháp thế điện cực.
6. Thế nào là sự điện phân? Ứng dụng của điện phân.
7. Điện phân với dương cực tan là gì ? Ứng dụng của điện phân với dương cực tan ?
8. Tại sao để điều chế kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm thì phải dùng phương pháp điện phân
nóng chảy mà không dùng điện phân dung dịch?
9. Viết quá trình khử nước trên catod và quá trình oxi hóa nước trên anod
10. Viết sơ đồ pin Daniel - Jacobie (pin Cu – Zn) và các phản ứng xảy ra trên các điện cực. Phương
trình tính sức điện động của pin.
11. Thế nào là điện cực hydro tiêu chuẩn (standard hydrogen electrode, SHE). Trình bày cách
xác định thế điện cực chuẩn E0(Zn2+/Zn) = −0,76V theo SHE.
12. Ăn mòn kim loại là gì? ví dụ cụ thể. Biện pháp phòng chống ăn mòn?

20
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC

13. Phát biểu nội dung và biểu thức của định luật Faraday.
14. Viết phản ứng xảy ra trong dung dịch chứa các chất có nồng độ ban đầu như sau:
[Br2] = 10-2M; [Br-] = 10-1M; [Cr2O72-] = 10-2M; [Cr3+] = 10-1M; dung dịch có pH = 1
Biết E°Br2/2Br- = 1,09V và E°Cr2O72-, 14H+/Cr3+,H2O = 1,33V
Nếu dung dịch có pH = 2 thì phản ứng xảy ra như thế nào?
15. Viết phương trình Nernst để tính thế oxi hóa – khử của cặp oxi hóa/khử liên hợp: MnO 4-,
8H+/Mn2+, 4H2O. Áp dụng để tính thế tại pH = 2, cho biết E MnO 4−¿ Mn 2+¿ =1,51V ¿ ; 0

[ MnO4-] = [Mn2+] = 1M
16. Viết phương trình Nernst để tính thế oxi hóa–khử của cặp oxi hóa/khử liên hợp:
Cr2O72-,14H+/2Cr3+, 7H2O. Áp dụng để tính thế tại pH = 2, cho biết ECr 2 O 72−¿ 2Cr 3+¿ =1,33 V ¿;
0

[Cr2O72-] = [Cr3+] = 1M
17. Hãy xác định chiều của phản ứng sau ở 250C và pH = 2: MnO4– + 5Fe2+ + 8H+  Mn2+ + 5
Fe3+ + 4H2O.
- 2+ 2+ 3+
Biết rằng: Dung dịch chứa các chất có nồng độ ban đầu: [MnO 4 ] =[Mn ] = [ Fe ]=[Fe ]=1M ;
Thế điện cực tiêu chuẩn của các cặp oxi hóa - khử là: E Fe3+ ¿Fe 2+¿ =0,77 V ¿; E MnO 4−¿ Mn 2+¿ =1,15V ¿
0 0

18. Xác định chiều hướng của phản ứng: 2Co 3+ +Pb2+ = 2Co2+ + Pb4+. Cho biết ở 250C: E0(Pb4+/Pb2+)
= 1,694 V; E0(Co3+/Co2+) = 1,808 V. [Pb4+] = [Pb2+] = [Co3+] = 0,1M; [Co2+]=0,01M.
19. Xác định chiều phản ứng sau ở 250C:
Pb + 2Cr3+ Pb2+ +2Cr2+
a) Các chất được lấy ở trạng thái chuẩn.
b) Cho biết: Nồng độ Pb2+ và Cr2+ đều bằng 1M; còn nồng độ Cr3+ bằng 0,01M. Eo(Pb2+/Pb)
= -0,126V; Eo(Cr3+/Cr2+) = -0,40V.
20. Viết phản ứng oxi hóa-khử xảy ra khi trộn 2 cặp oxi hóa-khử: Fe3+/Fe2+ và MnO4-,H+/Mn2+,H2O
trong dung môi nước ở 250C.
Cho biết: [Fe3+] = [Fe2+] = [MnO4-] = [Mn2+] = 1 M; pH = 3; thế tiêu chuẩn của các cặp Fe3+/Fe2+ và
MnO4-,H+/Mn2+,H2O lần lượt là +0,77V và +1,51V.
21. Sắp xếp tính oxy hoá theo thứ tự tăng dần cho các cặp oxy hoá/khử sau:
E 0Ca2+ /Ca =- 2,79V ; E 0Zn2+ /Zn =- 0,764V
E 0Fe2+ / Fe =- 0,437V ; E 0Fe3+ / Fe2+ =+0,771V
2−
22. Xác định chiều phản ứng oxi hoá-khử trong dung dịch có [Cr 2 O7 ] = 10−2 M; [Cr3+] = 10−1
M; pH = 0; [Fe3+] = [Fe2+] = 10−1 M; E0(Cr2O72−/Cr3+) = 1,33 V; E0(Fe3+/Fe2+) = 0,77 V.
23. Cho pin có sơ đồ cấu tạo như sau: (-) Zn│Zn2+(10-2M)║ Ag+(10-2M) │Ag (+)
- Viết phản ứng xảy ra trên các điện cực và phản ứng tổng cộng xảy ra trong pin
- Tính sức điện động của pin. Cho biết: E°Zn2+/Zn = - 0,76V; E°Ag+/Ag = 0,80V.
24. Cho pin có sơ đồ cấu tạo như sau: (-) Zn│Zn2+(10-1M)║Cu2+ (10-2M)│Cu (+)
- Viết phản ứng xảy ra trên các điện cực và phản ứng tổng cộng xảy ra trong pin
- Tính sức điện động của pin. Cho biết: E°Zn2+/Zn = - 0,76V; E°Cu2+/Cu = 0,34V.
25. Cho pin gồm 2 điện cực sau ở 250C: Cd│Cd2+ 0,1M và Pt, H2 (0,1 atm)│HCl (pH = 1).

21
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC

- Tính thế của từng điện cực. Viết các phản ứng xảy ra trong pin khi pin hoạt động.
- Tính sức điện động của pin.
Cho: E°Cd2+/Cd = - 0,40 V.
26. Cho pin gồm hai điện cực sau ở 298K: Ni│NiSO4 (10–3M) và Ag│AgNO3 (10-3 M).
- Tính thế của từng điện cực. Viết phản ứng xảy ra trong pin khi nối 2 điện cực bằng dây dẫn
kim loại.
- Tính sức điện động của pin. Cho biết: E¿ 2+¿∋¿ =−0,25V ¿; E0Ag +¿ Ag =0,8 V
0

27. Pin được tạo từ điện cực thứ nhất gồm một tấm Cu nhúng trong dung dịch CuSO4 0,1M; điện
cực thứ hai là dây Pt nhúng vào dung dịch Fe 2+, Fe3+ với [Fe3+] = 5 [Fe2+]. Viết sơ đồ pin và các phản
ứng điện cực xảy ra khi pin hoạt động. Tính sức điện động của pin. Cho biết: E 0(Fe3+/Fe2+) = 0,77 V;
E0(Cu2+/Cu) = 0,34 V.
28. Ở 25oC pin (-) Zn | Zn2+ (1M) || Cu2+ | Cu (+) có sức điện động 1,5V. Tính nồng độ Cu2+.
Cho Eo(Zn2+/Zn) = -0,76V; Eo(Cu2+/Cu) = -0,34V.
29. Cho một pin được cấu tạo từ hai điện cực Sn2+/Sn (E0 = -0,136V) và Fe2+/Fe (E0 = -0,44V).
a. Viết các phản ứng xảy ra trên 2 điện cực và phản ứng tổng quát khi pin hoạt động.
b. Tính sức điện động chuẩn của pin trên.
30. Cho một pin Galvanic được cấu tạo từ điện cực Mg nhúng trong dung dịch Mg(NO 3)2 1,0 M
và điện cực Ag nhúng trong dung dịch AgNO3 1,0 M.
a. Viết các phản ứng xảy ra ở 2 điện cực và ở trong pin.
b. Tính sức điện động chuẩn của pin.
Cho biết E0Ag+/Ag = 0,80 V và E0Mg2+/Mg = -2,37 V.
31. Cho nguyên tố Galvanic được tạo thành từ 2 bán pin sau: Ni2+ (aq) + 2e- ⇄ Ni (r)
Cr (r) ⇄ Cr3+ (aq) + 3e-
Cho biết EoNi2+/Ni = -0,25 V và EoCr3+/Cr = -0,74 V; R = 8,314 J/mol.K; F = 96500 C.
a. Viết phương trình tổng quát trong pin.
b. Xác định sức điện động pin khi [Ni2+] = 4,87.10-4 M và [Cr3+] = 2,48.10-3 M.
32. Cho phản ứng tổng quát xảy ra trong một pin Galvanic:
Pb (r) + 2Ag+ (dd) → Pb2+(dd) + 2Ag (r)
Cho biết E0Ag+/Ag = 0,80 V ; E0Pb2+/Pb = -0,13 V; F = 96500 C.
a. Viết các bán phản ứng xảy ra ở 2 điện cực của pin, xác định cathode và anode.
b. Tính sức điện động chuẩn của Pin và biến thiên năng lượng tự do Gibbs của phản ứng.

33. Một dung dịch gồm Cr2O72- 10-3M và Cr3+ 10-2M.


a. Viết phương trình xảy ra ở bán pin.
b. Tính thế của bán pin trong môi trường acid pH = 2. Cho biết E0(Cr2O72-/Cr3+) =1,232 V.
34. Xét nguyên tố Galvanic sau: Pt|Fe3+, Fe2+||Cl-, Cl2|Pt
a. Viết các phản ứng xảy ra ở từng điện cực và của pin
b. Electron mạch ngoài của pin sẽ di chuyển như thế nào ở điều kiện chuẩn?
Tính sức điện động chuẩn của pin. Cho biết EoFe3+/Fe2+ = 0,77 V; Eo2Cl-/Cl2 = 1,36 V.
35. Cho hai pin có ký hiệu và sức điện động tương ứng:

22
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC

Zn (r) | Zn2+dd ||Pb2+dd |Pb (r) có E01 = 0,63V


Pb (r) | Pb2+ dd ||Cu2+ dd |Cu (r) có E02 = 0,47V
Tính sức điện động chuẩn của pin Zn (r)|Zn2+ (dd)||Cu2+ (dd)|Cu (r) và viết các phản ứng xảy ra ở 2 điện
cực và trong pin này.
36. Cho một pin Galvanic có 2 bán phản ứng sau:
NiO2 (r) + 4H+ (aq) + 2e ⟶ Ni2+ (aq) + 2H2O; E0 = 1,7 V
Ag+ (aq) + e ⟶ Ag (r); E0 = 0,8V
a) Viết phương trình tổng quát của pin và sức điện động của Pin tại điều kiện chuẩn.
b) Tính sức điện động của pin tại pH = 2 và [Ni2+] = [Ag+] = 0,03 M., R = 8,314; F = 96500.
37. Cho phản ứng tổng quát xảy ra trong pin: Sn (r) + 2H+ (aq) ⟶ Sn2+(aq) +H2 (k)
Cho biết E0 (Sn2+/Sn) = -0,14 V; E0 (2H+/H2) = 0.
Tính sức điện động của pin:
a) Ở điều kiện chuẩn.
b) Ở pH = 2. Biết [Sn2+] = 1,0 M và pH2 = 1 atm. Cho biết R = 8,314 J/mol.K; F=96500
38. Cho 2 điện cực Ag|Ag+ và Cu|Cu2+; [Ag+] = 10-1M, [Cu2+] = 10-2 M
a) Viết sơ đồ của pin và phản ứng xảy ra trong pin.
b) Tính sức điện động của pin. Biết rằng E0(Cu2+/Cu) = 0,34V, E0(Ag+/Ag) = 0,80V.
39. Viết sơ đồ cấu tạo pin và tính sức điện động của pin được tạo thành từ hai điện cực sau ở
25oC: Pt, H2| 2H+ và Zn|Zn2+. Biết E0(Zn2+/Zn) = −0,76V, E0(2H+/H2) = 0,00V; [H+] = 0,01M,
[Zn2+] = 0,05M, p(H2) = 1atm.
40. Phản ứng sau đây có xảy ra ở điều kiện chuẩn hay không: Sn2+ + Cu → Sn + Cu2+
Biết E0(Sn2+/Sn) = −0,14V, E0(Cu2+/Cu) = +0,34V.
41. Thêm ít mảnh Cu vào dung dịch gồm CuSO4 0,5M; FeSO4 0,025M, Fe2(SO4)3 0,125M. Xác
định chiều phản ứng oxi hóa-khử sau ở 25oC:
a) Cu (r) + 2Fe3+ Cu2+ +2Fe2+
Cho biết: E0(Cu2+/Cu)=0,34V ; E0(Fe3+/Fe2+)= 0,77V.
42. Xác định chiều phản ứng sau ở 25oC: Pb + 2Cr3+ Pb2+ +2Cr2+
a) Các chất được lấy ở trạng thái chuẩn.
b) Nồng độ Pb2+ và Cr2+ đều bằng 1M; còn nồng độ Cr3+ bằng 0,01M.
Cho biết: E0(Pb2+/Pb) = –0,126 V; E0(Cr3+/Cr2+) = – 0,40 V
43. Cho pin có sơ đồ cấu tạo như sau: (-) Zn│Zn2+(0,1M)║(0,2M) Cu2+│Cu (+)
a) Viết phản ứng xảy ra trên các điện cực và phản ứng tổng cộng xảy ra trong pin
b) Tính sức điện động của pin. Cho biết: E°Zn2+/Zn = - 0,76V; E°Cu2+/Cu = 0,34V.
44. Cho pin có sơ đồ cấu tạo như sau: (-) Mg│Mg2+(0,1M)║(0,01M) Ag+│Ag (+)
a) Viết phản ứng xảy ra trên các điện cực và phản ứng tổng cộng xảy ra trong pin
b) Tính sức điện động của pin. Cho biết: E°Mg2+/Mg = -2,37V; E°Ag+/Ag = +0,80V.
45. Tìm sức điện động của nguyên tố sau : Sn(r) |Sn2+ (0,25M)|| Ag+ (0,05M)|Ag(r).
Biết Eo Sn2+/Sn = -0,14V, EoAg+/Ag=+0,80V.
46. Tìm sức điện động của nguyên tố sau : Sn(r) |Sn2+ (0,25M)||Cu2+ (0,05M)|Cu(r).
Biết Eo Sn2+/Sn = -0,14V, EoCu2+/Cu=+0,34V.

23
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC

47. Cho phản ứng: Sn( r ) + Pb 2+ (dd) ⇌Sn 2+ (r ) + Pb (r )


Biết Eo Sn2+/Sn =+0,14V Eo Pb2+/Pb=- 0,13 V . Vậy phản ứng xảy ra theo chiều nào khi:
a) Ở trạng thái chuẩn.
b) Ở 25oC nồng độ của Sn 2+ là 0,01 M và Pb 2+ là 0,1 M.
48. Viết sơ đồ các pin tương ứng với các phản ứng: (Cân bằng phản ứng, chỉ ra phản ứng tại
anot, catot)
Ag+ (dd) + Cu (r )  Ag ( r ) + Cu2+ (dd)
Fe 2+ (dd) + Cl2 (k)  Fe 3+ (dd) + Cl- (dd)
49. Hai điện cực kim loại Mg|Mg2+ và Cu|Cu2+ được ráp thành một pin điện.
a) Viết sơ đồ pin và phản ứng xảy ra trong pin
b) Tìm sức điện động của pin
Biết E o Cu 2+/Cu= 0,34V và E o Mg 2+/Mg= -2,36V
50. Hai điện cực Sn2+|Sn và Ag+|Ag được ráp thành một pin điện.
a) Viết sơ đồ pin và phản ứng xảy ra trong pin.
b) Tìm sức điện động chuẩn của pin
Biết: E o Sn2+/Sn = -0,136V ; Eo Ag+/Ag = 0,80V
51. Cho pin có sơ đồ cấu tạo như sau: (-) Zn│Zn 2+║ Ag+│Ag (+). Viết phản ứng xảy ra trên các
điện cực và phản ứng tổng cộng xảy ra trong pin. Tính sức điện động chuẩn của pin biết E°Zn2+/Zn
= - 0,76V Eo Ag+/Ag = 0,80V
52. Cho pin có cấu tạo: Mg(r)|Mg 2+(dd) (1M)||Zn2+(dd) |Zn(r). Nồng độ Zn2+ phải bằng bao nhiêu để
pin có sức điện động là 1,6V . Biết EoMg2+|Mg = -2,363V ; EoZn2+|Zn = -0,763V
53. Viết quá trình điện phân dung dịch nước của AgNO 3 với điện cực Pt. Tính lượng Ag và thể tích
khí (ở đktc) thoát ra ở các điện cực khi điện phân với cường độ dòng 2,4A trong 60 phút. Cho: Ag =
108, O = 16.
54. Hãy viết các phản ứng xảy ra trên điện cực và phản ứng điện phân khi điện phân dung dịch
đồng sulfat (CuSO4) với điện cực trơ Pt.
55. Cho một dung dịch NaCl bão hoà và 1-2 giọt phenolphthalein vào bình điện phân, với các
điện cực trơ. Cho dòng điện một chiều đi qua. Quan sát thấy dung dịch chuyển màu hồng và có
khí thoát ra. Giải thích hiện tượng bằng cách mô tả quá trình điện phân dung dịch NaCl.
56. Hãy viết các quá trình khử lần lượt xảy ra ở Cathode khi điện phân dung dịch có chứa các
cation: Fe3+, Ag+, Cu2+.
Cho biết EoFe3+/Fe2+ = +0,77 V; EoAg+/Ag2+ = +0,80 V và EoFe2+/Fe = -0,44 V; EoCu2+/Cu = -0,34 V
57. Viết phản ứng ở các điện cực và phản ứng điện phân của quá trình điện phân dung dịch bạc
nitrat (AgNO3) với điện cực bạc.
58. Tiến hành điện phân 200 ml dung dịch AgNO 3 trong bình điện phân với hai điện cực bằng
than chì cho đến khi catot bắt đầu xuất hiện bọt khí thì dừng lại. Để trung hòa dung dịch thu
được trong bình điện phân thì cần 500 ml dung dịch KOH 0,4M.
- Viết phản ứng điện phân và xác định nồng độ dung dịch AgNO3 ban đầu
- Sau điện phân khối lượng catot tăng hay giảm bao nhiêu gam?

24
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC

59. Tiến hành điện phân dung dịch chứa hỗn hợp các ion Ag + ; Ni2+ ; Al3+ và Pb2+. Sắp xếp thứ tự
các cation bị khử trên catot. Cho biết E0A +¿ Ag =0,8 V ; E¿ 2+¿∋¿ =−0,26 V ¿; E0Al 3+¿ Al =−1,66 V ;
0

E0Pb 2+¿ Pb=−0,13 V ;E0H 2O / H 2=−0,83V


60. Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4, điện cực trơ đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở cathode
thì dừng lại. Để yên dung dịch cho đến khi khối lượng cathode không đổi, thấy cathode tăng
thêm 3,2 g so với ban đầu.
a. Viết các phản ứng ở hai điện cực và phản ứng điện phân của quá trình điện phân dung dịch
CuSO4.
b. Xác định nồng độ (mol/l) của dung dịch CuSO4 ban đầu đem đi điện phân.
61. Điện phân 250 g dung dịch CuSO 4 8% cho đến khi lượng CuSO 4 trong dung dịch giảm đi
một nửa.
a) Mô tả quá trình điện phân dung dịch CuSO4.
b) Tính khối lượng kim loại bám trên Cathode. Biết M (CuSO4) = 160.

25

You might also like