You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG CUỐI KÌ 1 – MÔN HÓA LỚP 10

1. Cấu trúc:
- Mức độ đề: 40 % Nhận biết; 30 % Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
- Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm, (gồm 28 câu hỏi: nhận biết: 16 câu, thông hiểu: 12 câu), mỗi câu 0,25 điểm;
- Phần tự luận: 3,0 điểm (Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).
- Nội dung nửa đầu học kì 1: 25% (2,5 điểm)
- Nội dung nửa học kì sau: 75% (7,5 điểm)
2. Nội dung ôn tập
- Thành phần cấu tạo của nguyên tử.
– Khái niệm về nguyên tố hoá học; số hiệu nguyên tử và kí hiệu nguyên tử.
– Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối, tính nguyên tử khối trung bình.
– Khái niệm về orbital nguyên tử (AO), hình dạng của AO (s, p),số lượng electron trong 1 AO.
– Dựa vào đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử dự đoán được tính chất hoá học cơ bản
(kim loại hay phi kim) của nguyên tố tương ứng.
– Viết được cấu hình electron nguyên tử theo lớp, phân lớp electron và theo ô orbital khi biết số hiệu nguyên tử
Z.
– Phân loại được nguyên tố (dựa theo cấu hình electron: nguyên tố s, p, d, f; dựa theo tính chất hoá học: kim
loại, phi kim, khí hiếm).
– Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A).
– Xu hướng biến đổi độ âm điện và tính kim loại, phi kim của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì, trong
một nhóm (nhóm A).
- Xu hướng biến đổi thành phần và tính chất acid/base của các oxide và các hydroxide theo chu kì. Viết được
phương trình hoá học minh hoạ.
- Bài tập liên quan đến % các nguyên tố trong oxit cao nhất.
- Bài tập liên quan đến tính chất hóa học đặc trưng của kim loại thuộc nhóm IA, IIA.
- Mối liên hệ giữa vị trí (trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học) với tính chất và ngược lại.
– Quy tắc octet. Vận dụng được quy tắc octet trong quá trình hình thành liên kết hoá học cho các nguyên tố
nhóm A.
– Khái niệm liên kết ion. Trình bày được sự hình thành liên kết ion (nêu một số ví dụ điển hình tuân theo quy
tắc octet).
- Giải thích vì sao các hợp chất ion thường ở trạng thái rắn trong điều kiện thường (dạng tinh thể ion).
– Khái niệm liên kết cộng hóa trị.
– Khái niệm về liên kết cho nhận.
– Phân biệt các loại liên kết (liên kết cộng hoá trị không phân cực, phân cực, liên kết ion) dựa theo độ âm điện.
– Giải thích sự hình thành liên kết  và liên kết  qua sự xen phủ AO.
–Trình bày khái niệm năng lượng liên kết (cộng hoá trị).
– Lấy được ví dụ về liên kết cộng hoá trị (liên kết đơn, đôi, ba) khi áp dụng quy tắc octet.
– Viết được công thức Lewis, công thức cấu tạo của một số chất đơn giản.
–Khái niệm liên kết hydrogen. Nêu vai trò, ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới tính chất vật lí của một số chất.
– Khái niệm về tương tác van der Waals và ảnh hưởng của tương tác này tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi
của các chất.
– Vận dụng để giải thích được sự xuất hiện liên kết hydrogen (với nguyên tố có độ âm điện lớn: N, O, F).
3. Một số câu hỏi ôn tập.
Câu 1: Almelec là hợp kim của aluminium với một lượng nhỏ magnesium và silicon (98,8% aluminium;
0,7% magnesium và 0,5% silicon). Almelec được sử dụng làm dây điện cao thế do nhẹ, dẫn điện tốt
và bền. Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hãy:
a) Sắp xếp theo thứ tự tăng dần về bán kính nguyên tử của các nguyên tố hóa học có trong almelec.
b) Cho biết thứ tự giảm dần về độ âm điện của các nguyên tố hóa học có trong almelec.
Câu 2: Cho các nguyên tố sau: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Hãy sắp xếp các nguyên tố
trên theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử.
Câu 3: Cho các hợp chất sau: Al 2O3, Na2O, SiO2, MgO, SO3, P2O5, Cl2O7. Hãy sắp xếp theo xu hướng biến
đổi tính acid – base. Giải thích.
Câu 4: Sắp xếp các hợp chất sau theo xu hướng biến đổi tính acid – base: NaOH, H 2SiO3, HClO4, Mg(OH)2,
Al(OH)3, H2SO4.
Câu 5: Phosphorus được dùng vào mục đích quân sự như sản xuất bom, đạn cháy, đạn khói. Nguyên tố
phosphorus ở ô số 15, chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Hãy cho biết:
a) Cấu hình electron của phosphorus.
b) Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử phosphorus.
c) Phosphorus là kim loại hay phi kim.
d) Công thức oxide cao nhất của phosphorus.
e) Công thức hợp chất khí của phosphorus với hydrogen.
f) Công thức hydroxide cao nhất của phosphorus.
g) Oxide và hydroxide cao nhất của phosphorus có tính acid hay base.
h) Viết công thức lewis, công thức cấu tạo của PH3, PF5, P2O5.
Câu 6: Nguyên tố magnesium thuộc ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn.
a) Viết cấu hình electron của magnesium, nêu một số tính chất cơ bản của đơn chất và oxide,
hydroxide chứa magnesium.
b) So sánh tính kim loại của magnesium với các nguyên tố lân cận trong bảng tuần hoàn.
c) Viết sơ đồ tạo thành hợp chất ion trong hợp chất MgO.
d) So sánh nhiệt độ nóng chảy của MgO và Na2O.
Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns 2np4. Trong hợp chất hydride
(hợp chất của nguyên tố X với hydrogen), X chiếm 94,12% khối lượng.
a) Xác định phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxide cao nhất.
b) Viết công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X, hydroxide tương ứng và nêu tính chất acid –
base của chúng.
Câu 8: Nguyên tố X thuộc nhóm IVA, được sử dụng làm tác nhân ghép nối để bám dính các sợi thủy tinh và
sợi carbon. Oxide cao nhất của X chứa 53,3% oxygen về khối lượng, thường được dùng để sản xuất
cửa sổ, lọ thủy tinh.
a) Tính nguyên tử khối của X.
b) X là nguyên tố nào?
c) Viết công thức electron, công thức lewis của XH4, XF4.
Câu 9: Hãy dự đoán xu hướng nhường, nhận electron của mỗi nguyên tử trong từng cặp nguyên tử sau. Viết
số electron theo lớp quá trình các nguyên tử nhường, nhận electron để tạo ion.
a) K (Z = 19) và O (Z = 8).
b) Li (Z = 3) và F (Z = 9).
c) Mg (Z = 12) và P (Z = 15).
Câu 10: Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử: H2O, F2, CCl4 và NF3.
Câu 11: Cho các ion: Li+, Ca2+, Al3, F–, O2–, . Hãy viết công thức tất cả các hợp chất ion (tạo nên từ một
loại cation và một loại anion) có thể được tạo thành từ các ion đã cho. Cho biết tổng điện tích của các
ion trong hợp chất bằng 0.
Câu 12: Hoàn thành các sơ đồ tạo thành ion sau:
a) ; b) ;
c) ; d) .
Câu 13: Viết công thức electron, công thức cấu tạo và công thức Lewis của các phân tử sau:
a) Bromine (Br2); b) Hydrogen sulfide (H2S);
c) Ammonia (NH3); d) Ethene (C2H4);
e) Ethyne (C2H2); g) Oxygen (O2).
Câu 14: Dựa vào giá trị độ âm điện, dự đoán loại liên kết (liên kết cộng hóa trị phân cực, liên kết cộng hóa trị
không phân cực, liên kết ion) trong các phân tử: MgCl2, AlCl3, HBr, O2, H2 và NH3.
Câu 15: Trong hai chất ammonia (NH3) và phosphine (PH3), theo em chất nào có nhiệt độ sôi và độ tan trong
nước lớn hơn? Giải thích.
Câu 16: Những nguyên tử hydrogen nào trong phân tử ethanol (C 2H5OH) không tham gia vào liên kết
hydrogen? Vì sao?
4. Đề tham khảo
Câu 1: Liên kết trong phân tử nào sau đây là liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. O2. B. HCl. C. N2. D. Cl2.
Câu 2: Các hạt cơ bản cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử là
A. Neutron và electron B. Proton và electron
C. Proton và Neutron D. Electron, Neutron và Proton
Câu 3: Nguyên tố hóa học là
A. tập hợp các nguyên tử có cùng số neutron B. tập hợp các nguyên tử có cùng số khối
C. tập hợp các nguyên tử có cùng số proton D. tập hợp các nguyên tử có cùng số lớp e.
Câu 4: Cho các nguyên tử sau: X (Z = 8, A = 16), Y (Z = 9, A = 19), E (Z = 8, A = 18), G (Z = 7, A = 15). Các
nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là
A. X và Y. B. Y và E. C. Y và E. D. A và G.
Câu 5: Phân lớp có mức năng lượng thấp nhất là
A. s. B. p. C. d. D. f.
Câu 6: Phân lớp p chứa số electron tối đa là
A. 6. B. 2. C. 10. D. 14.
Câu 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có
A. 8 nhóm A và 8 nhóm B. B. 8 nhóm A và 10 nhóm B.
C. 10 nhóm A và 8 nhóm B. D. 7 nhóm A và 8 nhóm B.
Câu 8: Chu kì là dãy các nguyên tố mà các nguyên tử có cùng
A. số lớp electron. B. số khối (A). C. số hiệu nguyên tử (Z). D. Số proton.
Câu 9: Cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp, liên kết giữa hai nguyên tử là
A. liên kết cộng hóa trị phân cực. B. liên kết cộng hóa trị không phân cực.
C. liên kết cộng hóa trị kiểu cho – nhận. D. liên kết ion.
Câu 10: Khi tạo liên kết hóa học thì nguyên tử có xu hướng
A. đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm He. C. nhường electron để tạo thành ion dương.
B. đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm. D. nhận electron để tạo thành ion âm.
Câu 11: Trong các phản ứng hóa học, các electron nào tham gia vào quá trình tạo thành liên kết?
A. chỉ có các electron thuộc phân lớp s. B. chỉ có các electron thuộc phân lớp p.
C. chỉ có các e thuộc lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng. D. chỉ có các electron thuộc lớp trong cùng.
Câu 12. Liên kết ion trong phân tử hay tinh thể được tạo thành
A. nhờ lực đẩy giữa các ion âm. B. nhờ lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu.
C. nhờ lực đẩy giữa các ion dương. D. giữa hai nguyên tử, trong đó có một nguyên tử nguyên tố oxygen.
Câu 13: Nguyên tử nitrogen (Z=7) và nguyên tử aluminium (Z=13) có xu hướng nhận hay nhường lần lượt bao
nhiêu electron để đạt được cấu hình electron bền vững?
A. Nhận 3 electron, nhường 3 electron. B. Nhận 5 electron, nhường 5 electron.
C. Nhường 3 electron, nhận 3 electron. D. Nhường 5 electron, nhận 5 electron.
Câu 14. Liên kết cộng hóa trị được tạo thành
A. giữa nguyên tử kim loại điển hình và nguyên tử phi kim điển hình.
B. giữa hai nguyên tử bằng lực hút tĩnh điện.
C. giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.
D. giữa nguyên tử kim loại và nguyên tử oxygen.
Câu 15. Năng lượng liên kết của các phân tử được liệt kê trong bảng sau
Liên kết Năng lượng liên kết (kJ/mol)
Cl–Cl 243
Br–Br 193
I–I 151
Hãy chọn phương án đúng khi so sánh độ bền liên kết giữa Cl2, Br2 và I2.
A. I2 > Br2 > Cl2. B. Br2 > Cl2 > I2. C. Cl2 > I2 > Br2. D. Cl2 > Br2 > I2.
Câu 16. Trong phân tử nào sau đây có liên kết ba?
A. CO2. B. O2. C. N2. D. Cl2.
2 3
Câu 17: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X có dạng [Ne]3s 3p . Phát biểu nào sau đây là sai?
A. X ở ô số 15 trong bảng tuần hoàn. B. X là một phi kim.
C. Nguyên tử của nguyên tố X có 9 electron p. D. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 phân lớp electron.
Câu 18: Trong tự nhiên, nguyên tố Cu có hai đồng vị là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của Cu là
63,54. Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị 63Cu là
A. 27%. B. 50%. C. 54%. D. 73%.
Câu 19: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
A. Tính kim loại tăng, độ âm điện tăng. B. Tính kim loại tăng, bán kính nguyên tử tăng.
C. Tính phi kim tăng, bán kính nguyên tử tăng. D. Tính phi kim tăng, độ âm điện tăng.
Câu 20: Cho các nguyên tử của nguyên tố X, Y, Z lần lượt có số hiệu nguyên tử là 11, 12, 19. Sắp xếp tính
kim loại tăng dần
A. X<Y<Z. B. Z<Y<X. C. Y<X<Z. D. Y<Z<X.
Câu 21: Cho các nguyên tử của nguyên tố X, Y, Z, T lần lượt có số hiệu nguyên tử là 9, 11, 17, 20. Nguyên tử
của nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là
A. X. B. Z. C. T. D. Y.
Câu 22: Nguyên tố chlorine thuộc nhóm VIIA của bảng tuần hoàn. Công thức hóa học của oxide, hydroxide
(ứng với hóa trị cao nhất) của nguyên tố trên lần lượt là:
A. Cl2O3; HClO3. B. Cl2O5; HClO4. C. Cl2O7; HClO4. D. ClO4; HClO.
Câu 23: Oxide cao nhất của nguyên tố R là R2O5, trong đó R chiếm 34,146% về khối lượng. Nguyên tố R là
A. S. B. As. C. P. D. N.
Câu 24. Cho hai nguyên tố X (Z = 20) và Y (Z = 17). Công thức hợp chất tạo thành từ hai nguyên tố X, Y và
liên kết trong phân tử là
A. XY; liên kết cộng hóa trị. B. X2Y3; liên kết cộng hóa trị.
C. X2Y; liên kết ion. D. XY2; liên kết ion.
Câu 25. Cho biết hiệu độ âm điện (Dc) giữa hai nguyên tử trong khoảng: 0,4 < Dc < 1,7. Có thể dự đoán được
được loại kiên kết giữa hai nguyên tử đó là
A. liên kết cộng hóa trị không phân cực. B. liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. liên kết ion. D. liên kết cho – nhận.
Câu 26. Năng lượng liên kết (Eb) là
A. năng lượng cần thiết để phá vỡ một liên kết hóa học trong phân tử ở thể khí thành các nguyên tử ở thể khí.
B. năng lượng cần thiết để phá vỡ một liên kết hóa học trong phân tử ở thể rắn thành các nguyên tử ở thể rắn.
C. năng lượng cần thiết để phá vỡ một liên kết hóa học trong phân tử ở thể lỏng thành các nguyên tử ở thể lỏng.
D. năng lượng cần thiết tạo thành một liên kết hóa học trong phân tử.
Câu 27: Chất nào sau đây có liên kết hydrogen mạnh nhất?
A. NH3. B. H2O C. H2S. D. HCl
Câu 28: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. I2. B. Br2 C. Cl2. D. F2
Phần tự luận
Câu 29. Kim loại M thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn, trong oxit cao nhất M chiếm 74,194 % về khối
lượng.
a) Tìm M.
b) Viết sơ đồ tạo thành hợp chất ion MCl.
Câu 30. Viết công thức electron, công thức cấu tạo và công thức Lewis của các phân tử sau:
a) Bromine (Br2); b) Ammonia (NH3);
Câu 31. Nhiệt độ sôi của các hợp chất với hydrogen của các nguyên tố nhóm VA, VIA và VIIA được biểu
diễn qua đồ thị sau:

Giải thích nhiệt độ sôi cao bất thường của các hợp chất hydrogen của các nguyên tố đầu tiên trong mỗi
nhóm. Nhận xét nhiệt độ sôi của các hợp chất với hydrogen của các nguyên tố còn lại ở mỗi nhóm và giải thích
nguyên nhân của sự biến đổi nhiệt độ sôi của chúng.
Câu 32. Cho biết phân tử BF3 có cấu trúc phẳng, phân tử CCl4 có cấu trúc hình tứ diện đều. Hãy cho biết có
bao nhiêu phân tử phân cực và không phân cực dưới đây? Giải thích.

You might also like