You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

NHIÊN THI ĐÁNH GIÁ CÔNG BẰNG HỌC KÌ I


TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN MÔN HÓA HỌC – LỚP 10 (2022 - 2023)

A. PHẦN LÝ THUYẾT
(Gồm: Chương trình hóa lớp 8, 9 và các chương 1, 2 của lớp 10).
Một số vấn đề cần chú ý
1. Các công thức tính: Mol, nồng độ, tỉ khối hơi của chất khí, khối lượng riêng.
2. Tính toán dựa trên phương trình hóa học.
3. Thành phần nguyên tử. Bài toán về thành phần nguyên tử.
4. Nguyên tố hóa học và đồng vị: Các khái niệm và tính toán về đồng vị.
5. Bảng tuần hoàn: Các khái niệm chu kì, nhóm; Xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn;
Các quy luật biến đổi tuần hoàn.

B. PHẦN BÀI TẬP


Câu 1: Hòa tan 1,6 gam Copper (II) oxide trong 100 gam dung dịch acid HNO 3 6,3%. Tính nồng độ C
% của các chất trong dung dịch thu được.
Câu 2: Có hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3, chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1 ngâm trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, phản ứng hoàn toàn thu 0,4 gam khí H2.
- Phần 2 nung nóng và cho dòng khí H2 dư đi qua thì thu được 33,6 gam Fe.
Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 13 gam Zn vào 400 gam dung dịch HCl 7,3% thì sau phản ứng hoàn toàn
thu được dung dịch X và V lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan.
1. Tính giá trị của V và m.
2. Tính nồng độ C% của các chất tan trong dung dịch X.
Câu 4: Hòa tan 6 gam MgO vào 500 ml dung dịch acid H2SO4 (có D=1,2 g/ml) vừa đủ.
1. Tính khối lượng acid H2SO4 đã phản ứng.
2. Tính nồng độ C% của dung dịch acid H2SO4 trên.
3. Tính nồng độ C% của dung dịch muối sau phản ứng.
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 6,2 gam Na2O vào 800 gam nước, sau phản ứng thu được dung dịch X.
1. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Tính m.
2. Tính nồng độ CM và C% của dung dịch X.
3. Để trung hòa dung dịch X phải dùng 500 ml dung dịch acid H2SO4 aM. Tính a.
Câu 6: Hòa tan 64 gam hỗn hợp A gồm Fe 2O3 và CuO (có tỉ lệ mol 1:2) vào 500 ml dung dịch acid
H2SO4 (vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn
khan.
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Tính phần trăm khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp A.
2. Tính giá trị của m.
3. Tính nồng độ mol/l của dung dịch acid H2SO4 đã tham gia phản ứng.
4. Tính nồng độ mol/l các chất trong dung dịch X.

1
Câu 7: a. Chlorine có 2 đồng vị là Cl và Cl. Cho biết nguyên tử khối trung bình của chlorine là
35,5. Tìm phần trăm số nguyên tử của đồng vị Cl trong hỗn hợp.
b. Biết rằng nguyên tố argon có ba đồng vị khác nhau, ứng với số khối 36; 38 và A. Phần trăm các
đồng vị tương ứng lần lượt bằng: 0,34%; 0,06% và 99,6%. Tính số khối của đồng vị A của nguyên tố
argon, biết rằng nguyên tử khối trung bình của argon bằng 39,98.
Câu 8: Trong tự nhiên copper có hai đồng vị và . Nguyên tử khối trung bình của copper
là 63,54.
a. Hãy xác định thành phần % mỗi đồng vị .
b. Tính hàm lượng % của đồng vị trong CuSO4 (cho O=16, S=32).
Câu 9: Nguyên tử khối trung bình của hydrogen điều chế từ một loại nước là 1,008. Hydrogen đó gồm
2 loại đồng vị và .
a. Tính tỉ lệ số nguyên tử của hai đồng vị trong mẫu hydrogen điều chế được.
b. Trong 100 gam nước nói trên có bao nhiêu nguyên tử đồng vị ? Biết O=16,000.
c. Tính % khối lượng đồng vị có trong loại nước này.
Câu 10: Hydrogen có ba đồng vị , và . Chlorine có hai đồng vị là và . Hãy
cho biết có bao nhiêu phân tử hydro chloride tạo thành từ các đồng vị khác nhau và tính phân tử khối
của mỗi phân tử.
Câu 11: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố: O (Z=8); Na (Z=11); P (Z=15), Cl
(Z=17); Ar (Z=18); Ca (Z=20), Fe (Z=26); Ni (Z=28), Cu (Z=29); Zn (Z=30).
Dựa vào cấu hình electron nguyên tử cho biết
- số lớp electron, số electron lớp ngoài cùng. số electron hóa trị.
- nguyên tố nào là kim loại, nguyên tố nào là phi kim, nguyên tố nào là khí hiếm?
- nguyên tố nào thuộc nguyên tố s, p, d, f?
- vị trí các nguyên tố trong BTH (ô, chu kì, nhóm).
Câu 12: Viết cấu hình electron các nguyên tử, cho biết loại nguyên tố (kim loại hay phi kim) của các
nguyên tố sau:
A: chu kì 2, nhóm VA B: chu kì 3, nhóm IIIA
C: chu kì 4, nhóm IA D: chu kì 3, nhóm VIA
E: chu kì 4, nhóm VIIB G: chu kì 4, nhóm VIIIB, có 4e độc thân
Câu 13: Hãy viết cấu hình electron nguyên tử, cho biết vị trí mỗi nguyên tố (X, Y, Z, A, B, C) trong bảng
tuần hoàn, biết
1. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p4.
2. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số electron ở các phân lớp p là 11.
3. Nguyên tử của nguyên tố Z có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1.
4. Các ion A+, C- và nguyên tử B đều có lớp electron ngoài cùng trong cấu hình là 2s22p6.
Câu 14: Nguyên tử của một nguyên tố hoá học X có tổng số các hạt (p, n, e) là 154 hạt, trong đó số hạt
mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 34 hạt.

2
1. Xác định số hiệu nguyên tử, số khối và tên của nguyên tố X. Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố
đó.
2. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X và xác định vị trí nguyên tố X trong bảng tuần
hoàn.
Câu 15: Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng hệ thống tuần hoàn
và có tổng số điện tích hạt nhân bằng 25.
1. Xác định số hiệu nguyên tử của X và Y.
2. Viết cấu hình electron nguyên tử X, Y và cho biết vị trí X, Y trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Câu 16: Oxide cao nhất của nguyên tố R có công thức R2O5. Hợp chất với hydrogen của nguyên tố đó
là chất khí chứa 8,82% hydrogen theo khối lượng.
1. Xác định nguyên tố R.
2. Trong hạt nhân nguyên tử R số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1 hạt. Viết cấu
hình electron nguyên tử của R.
3. Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn.
Câu 17: Hỗn hợp A gồm hai kim loại X và Y thuộc hai chu kì liên tiếp ở nhóm IIA. Cho 2,64 gam hỗn
hợp A tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch H2SO4 0,1M (loãng), thu được 2,016 lít khí (đktc).
1. Xác định X, Y và thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp A.
2. Tính thể tích V (lít) dung dịch H2SO4 đã dùng.
Câu 18: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn không
mang điện là 22 hạt.
a) Tính số hạt mỗi loại và viết kí hiệu nguyên tử của X.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử X và cho biết X là kim loại hay phi kim?
c) Xác định vị trí của nguyên tố X trong bảng hệ thống tuần hoàn.
d) Viết cấu hình electron của ion được hình thành từ X.
Câu 19: Tổng số hạt proton, neutron, electron trong phân tử MX3 là 196, trong đó số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Số hạt không mang điện của X lớn hơn của M là 4. Tổng số
hạt (p, n, e) trong ion X- nhiều hơn trong ion M3+ là 16.
1. Xác định công thức phân tử của MX3.
2. Viết cấu hình electron nguyên tử của M, X và cho biết vị trí các nguyên tố M, X trong bảng hệ
thống tuần hoàn.
3. Viết cấu hình electron của các ion M3+, X-.
Câu 20: Một hợp chất ion cấu tạo từ ion M2+ và X–, tổng số hạt cơ bản trong phân tử MX 2 là 186 hạt
trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 hạt. Số neutron của ion M 2+ nhiều
hơn X– là 12. Tổng số hạt trong ion M2+ nhiều hơn trong ion X– là 27 hạt.
1. Xác định công thức phân tử của MX2.
2. Viết cấu hình electron nguyên tử của M, X và cho biết vị trí các nguyên tố M, X trong bảng hệ
thống tuần hoàn.
3. Viết cấu hình electron của các ion M2+, M3+, X-.
---HẾT---

You might also like