You are on page 1of 1

HÓA 10 [1]

Bài 1. Nguyên tố calcium giúp xương chắc, khỏe. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử calcium
là 4s2. Hãy viết cấu hình electron đầy đủ của nguyên tử calcium và cho biết nguyên tố calcium là kim loại, phi
kim hay khí hiếm.
Bài 2. Cấu hình electron của:
- Nguyên tử X: 1s22s22p63s23p64s1;
- Nguyên tử Y: 1s22s22p63s23p4.
a) Mỗi nguyên tử X và Y chứa bao nhiêu electron?
b) Hãy cho biết số hiệu nguyên tử của X và Y.
c) Lớp electron nào trong nguyên tử X và Y có mức năng lượng cao nhất?
d) Mỗi nguyên tử X và Y có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu phân lớp electron?
e) X và Y là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Bài 3. Cấu hình electron của ion được thiết lập bằng cách nhận hoặc nhường electron, bắt đầu từ phân lớp
ngoài cùng của cấu hình electron nguyên tử tương ứng.
a) Viết cấu hình electron của ion Na+ và ion Cl–.
b) Nguyên tử Cl nhận 1 electron để trở thành ion Cl–, electron này xếp vào AO thuộc phân lớp nào
của Cl? AO đó là AO trống, chứa 1 hay 2 electron?
Bài 4.
1. Hợp chất M có công thức AB3. Tổng số hạt proton trong phân tử M là 40. Trong thành phần hạt nhân của A
cũng như B đều có số hạt proton bằng nơtron. A thuộc chu kì 3 trong bảng HTTH .

a. Xác định A, B. Viết cấu hình electron của A và B.


b. Xác định các loại liên kết có trong phân tử AB3 .
c. Mặt khác ta cũng có ion AB 32-. Trong các phản ứng hoá học của AB 3 chỉ thể hiện tính oxi hóa còn
AB32- vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử. Hãy giải thích hiện tượng trên. Cho ví dụ
minh họa.
2. Viết các phương trình phản ứng tạo ra (trực tiếp) KCl từ kali và hợp chất của kali

Bài 5. Hỗn hợp A gồm ba chất M2CO3, MHCO3, MCl ( M là kim loại kiềm). Hòa tan hoàn toàn 30,15 gam A
trong V ml dung dịch HCl 10,52% (có khối lượng riêng D= 1,05g/ml) dư, thu được dung dịch B và 5,6 lít khí
CO2 (ở đktc). Chia B làm 2 phần bằng nhau :
Cho phần một phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch KOH 1M, thu được m gam muối khan.
Cho phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 50,225 gam kết tủa.
a. Xác định tên kim loại M.
b. Tính thành phần phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp A.
c. Tính giá trị của V và m.
Bài 6.
1. Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau.
- Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).
- Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hòa
tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc).
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra?
b. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X và tính m?
2. Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong
tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử Z X < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu
được 8,61 gam kết tủa. Xác định X, Y và tính % khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu?

You might also like