You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2008-2009

MÔN THI: HÓA HỌC


Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề này gồm có hai trang)

Câu I: ( 2,0 điểm)


1. (a) X,Y đều là hai nguyên tố nhóm A. Nguyên tử X có tổng số electron s là 7, Y là nguyên tố p,
có số electron lớn hơn 15, có 3 lớp electron và có 2 electron p độc thân ở trạng thái cơ bản. Xác
định X, Y và gọi tên. (b) So sánh bán kính của ion A +, B2- và giải thích. (c) Viết sơ đồ hình
thành liên kết trong oxit bậc cao nhất của X. Viết công thức cấu tạo và cho biết dạng hình học
của oxit bậc cao nhất và hiđroxit tương ứng của Y.
2. (a) Xác định x, y và hoàn thành phương trình hạt nhân
(b) Một mẫu đá chứa 35 mg và 3 mg . Tính thời gian tồn tại của mẫu đá đó, biết chu
kì bán hủy của là 4,51.109 năm.
3. M là một kim loại có khối lượng nguyên tử là 1,0550817.10 -22 gam. Trong tự nhiên M có hai
đồng vị hơn kém nhau 2 nơtron. Tỉ lệ % số nguyên tử của đồng vị nhẹ hơn trong tự nhiên là
73%. Xác định số khối hai đồng vị và tính % về khối lượng của đồng vị nhẹ trong oxit MO.
(Cho: 1u = 1,6605.10-24 gam, O = 16, giá trị nguyên tử khối của mỗi đồng vị bằng số khối.)

Câu II: ( 2,0 điểm)


1. a) Xác định số oxi hoá của P, S, Pb trong các chất sau : POCl3; Na2S2O3; Pb3O4.
2. Hoàn thành và cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp cân bằng electron:
a) Fe3O4 + HI  FeI2 + I2 + ?
b) CrI3 + KOH + Cl2  K2CrO4 + KIO4 + ? + ?
3. Hòa tan 1,0 gam một quặng sắt chứa Fe2O3 và tạp chất trơ trong dung dịch HCl dư, loại tạp
chất, thu được dung dịch A. Dung dịch A phản ứng vừa đủ với một lượng dung dịch KI thu
được dung dịch B và chất rắn C. Chất rắn C tác dụng vừa đủ với 25 ml dung dịch Na 2S2O3 0,2
M. Tính % khối lượng Fe2O3 trong quặng sắt nói trên. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Câu III: ( 2,0 điểm)


1. a)  Viết phương trình hóa học thực hiện chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện phản ứng.

b) (SCN)2 là một halogen giả. Biết tính oxi hóa của Br 2 > (SCN)2 > I2. Viết phương trình hóa
học minh họa kết quả so sánh trên .
2. Tại sao có sự khác biệt về góc liên kết của Cl2O (1110) và OF2 (105 0) ?
3. Để tách brom có trong 1m3 nước biển dưới dạng NaBr, người ta cho một lượng dung dịch
H2SO4 vào một lượng nước biển; tiếp đến sục khí clo vào dung dịch mới thu được; sau đó dùng
không khí lôi cuốn hơi brom vào dung dịch Na2CO3 tới khi bão hoà brom. Cuối cùng cho
H2SO4 vào dung dịch đã bão hoà brom, thu hơi brom rồi hoá lỏng, được 28,05 ml Br 2 có khối
lượng riêng 3,12 g/ml ở 200C. Viết phương trình hoá học chủ yếu xảy ra trong quá trình đó và
cho biết vai trò của H 2SO4. Tính % khối lượng của brom trong nước biển biết khối lượng riêng
của nước biển là 1,25 g/ml.

      Trang 1/2


Câu IV: ( 2,0 điểm)
1. Cho hỗn hợp Fe và FeS tác dụng với dung dịch H 2SO4 đậm đặc nóng thu được dung dịch X
làm mất màu dung dịch K2Cr2O7 trong H2SO4 loãng. Viết phương trình hóa học của các quá
trình thí nghiệm trên.
2. A là hợp chất của lưu huỳnh, tan rất tốt trong nước tạo dung dịch X chứa một chất tan. Hòa tan
25,8 gam A vào nước thu được 200 ml dung dịch X ( D = 1,15 g/ml). Chia dung dịch X làm hai
phần bằng nhau. Phần 1 trung hòa vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 10% (D = 1,2 g/ml). Phần
2 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được một kết tủa trắng không tan trong axit. Xác định
công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của A.

Câu V: (2,0 điểm)


1. Hằng số cân bằng KC ở 250C của phản ứng Cl2 (k) ⇌ 2Cl (k) là 1,4.10-18 . Tính nồng độ Cl ở
250C lúc cân bằng biết nồng độ của Cl2 lúc cân bằng là 0,896 M. Từ đó cho biết ở 250C, clo tồn
tại chủ yếu ở dạng phân tử hay nguyên tử ?
2. Cho biết cân bằng 2FeCl2 (aq) + Cl2 (aq) ⇌ FeCl3 (aq) sẽ chuyển dời theo chiều nào khi sục một

lượng khí H2S thích hợp vào dung dịch? Cho .


3. Phản ứng chuyển hoá một loại kháng sinh trong cơ thể người ở nhiệt độ 37 0C có hằng số tốc độ
bằng 4,2.10-5 (s-1). Việc điều trị bằng loại kháng sinh trên chỉ có kết quả nếu hàm lượng kháng
sinh luôn luôn lớn hơn 2,00 mg trên 1,00 kg trọng lượng cơ thể. Một bệnh nhân nặng 58 kg
uống mỗi lần một viên thuốc chứa 300 mg kháng sinh đó.
a) Hỏi bậc của phản ứng chuyển hoá?
b) Khoảng thời gian giữa 2 lần uống thuốc kế tiếp là bao lâu?
c) Khi bệnh nhân sốt đến 38,50C thì khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc thay đổi như thế nào?
Biết năng lượng hoạt hoá của phản ứng bằng 93,322 kJ.mol1.

----------------HẾT ---------------

Chú ý: Học sinh được sử dụng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học và máy tính cá nhân đơn giản
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giám thị không giải thích gì thêm.

      Trang 2/2

You might also like