You are on page 1of 4

Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội ĐỀ THI OLYMPIC

Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam Môn Hóa học - Lớp 10


Năm học: 2008 – 2009
Thời gian: 120 phút
(Đề thi gồm 2 trang)

Câu I (5 điểm):
Cho sơ đồ:

X Y Z S X

Biết X, Y, Z là các hợp chất chứa lưu huỳnh với các số oxi hóa khác nhau. Xác định các chất thích hợp
và viết các phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ trên.

Câu II (4 điểm):
Hoàn thành các phương trình phản ứng và cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron các
phản ứng sau:
1. KClO3 + HBr  …
2. NaClO + KI + H2SO4  …
3. FexOy + HNO3  NpOq + …
4. FeS2 + Br2 + NaOH  Fe(OH)3 + Na2SO4 + NaBr + H2O

Câu III (2 điểm):


Hỗn hợp khí A gồm O 2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm CO và H 2 co tỉ khối so
với H2 là 7,5.Hãy xác định:
1. Thành phần % về thể tích các khí có trong A, B.
2. Tính số mol A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 26,88 lít B.
Biết các thể tích khí được đo ở ĐKTC.
Câu IV (4 điểm):
1. Một bình đựng 12,25 gam KClO3, cho vào đó một lượng dung dịch HCl đặc, dư. Kết thúc phản
ứng dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình A chứa 563,46 ml H2O và 15.24 gam I2.
a) Khối lượng bình A tăng bao nhiêu gam? Giả thiết không có khí HCl và hơi nước sang
bình A.
b) Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong bình A sau thí nghiệm.
c) Tính thể tích dung dịch NaOH 0,2M cần để trung hòa dung dịch có trong bình A.

2. Dung dịch A chứa 356 gam hỗn hợp X gồm NaBr và NaI. Cho A tác dụng với 0,4 mol Cl 2. Cô
cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được chất rắn B chỉ chứa 2 muối và có khối lượng 282,8 gam. Hãy
xác định % về khối lượng các chất trong X và trong B.

Câu V (5 điểm):
1. Hợp chất A tạo bởi ba nguyên tử của hai nguyên tố ở cùng một nhóm A, có tổng số proton là 32.
a) Hãy xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và cho biết kiểu liên kết trong A.
b) Trình bày tính chất hóa học của A và viết các phương trình hóa học minh họa.
2. Oxi hóa 12,6 gam Fe bằng oxi thu được 17,4 gam hỗn hợp chất rắn A (gồm 4 chất). Hòa tan hoàn
toàn A bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư được V lít khí SO2 (đktc).
a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính V.
c) Xác định thể tích dung dịch H2SO4 98% (d = 1,84 g/ml) tối thiểu đã tham gia phản ứng.
--------------------------------------------------------
Biết H = 1; C = 12; O = 16; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127;
Na = 23; K = 39; Fe = 56; Ba = 137;Mn = 55

ĐÁP ÁN OLYMPIC LỚP 10 KHÔNG CHUYÊN


Năm học 2008-2009

Đáp án Điểm
Câu I 5đ
Chọn đúng chất (VD: X-H2SO4 ; Y-H2S ; Z-SO2 ; …) 0,5đ
Viết 9 phương trình: 9 x 0,5 = 4,5đ
Chú ý: - Bị tắc ở một phương trình nào đó coi như sai hết
- Thiếu điều kiện hoặc không cân bằng trừ 0,25đ của pt
- Viết sai sản phẩm: không tính điểm pt
Câu II 4đ
Mỗi pt 1đ:
1/ KClO3 + 6HBr  3Br2 + KCl + 3H2O
2/ NaClO + 2KI + H2SO4  I2 + NaCl + K2SO4 + H2O
3/ (5p-2q)FexOy + (18p-8q)xHNO3  (3x-2y)NpOq + (5p-2q)xFe(NO3)3 + (9p-q)xH2O
4/ 2FeS2 + 15Br2 + 38NaOH  2Fe(OH)3 + 4Na2SO4 + 30NaBr + 26H2O
Câu III 2đ
1/ Trong hỗn hợp A, gọi số mol O2 là x và số mol O3 là y
0,5đ

Trong hỗn hợp B, gọi số mol CO là a và số mol H2 là b


0,5đ

2/ nB = 1,2 mol (0,6 mol CO và 0,6 mol H2)


CO + ½ O2  CO2 ; CO + 1/3O3  CO2
H2 + ½ O2  H2O ; H2 + 1/3O3  H2O 0,5đ
C+2  C+4 + 2e ; H20  2H+ + 2e
0,6 1,2 0,6 1,2  ne (cho) = 2,4 mol
Giả sử có x mol hỗn hợp A (0,6x mol O2 và 0,4x mol O3)
O2 + 4e  2O-2 ; O3 + 6e  3O-2
0,6x 2,4x 0,4x 2,4x  ne (nhận) = 4,8x 0,5đ
 x = 0,5 = nA
Câu IV 4đ
1/ = 0,1 mol ; = 0,06 mol 0,25đ
KClO3 + 6HCl  KCl + 3Cl2 + 3H2O
0,1 0,3 0,5đ
5Cl2 + I2 + 6H2O  2HIO3 + 10HCl
0,3 0,06 0,12 0,6
a. khối lượng bình A tăng = mClo = 21,3 gam 0,25đ
b. Bình A gồm HIO3 : 0,12 mol (21,12 gam)
HCl : 0,6 mol (21,9 gam) 0,5đ
mdd A = 600 gam  C% (HIO3) = 3,52% ; C% (HCl) = 3,65%
c. HIO3 + NaOH  NaIO3 + H2O
HCl + NaOH  NaCl + H2O 0,5đ
nNaOH = + nHCl = 0,72 mol  Vdd NaOH = 3,6 lít
2/ Tính khử của I- mạnh hơn Br-
 thứ tự phản ứng Cl2 + 2NaI  2NaCl + I2
0,5x x x
Khối lương giảm m = mNaI – mNaCl = 150x – 58,5x = 73,2  x = 0,8
p/ư= 0,5x = 0,4 = ban đầu  NaBr chưa phản ứng 1đ
Theo giả thiết: dung dịch sau phản ứng chỉ chứa 2 muối  NaI phản ứng hết
nNaI = 0,8  X gồm NaI: 120 gam (33,67%) và NaBr: 236 gam (66,34) 0,5đ
B gồm NaCl 46,8 gam (16,55%) và NaBr 236 gam (83,45%) 0,5đ
Câu V 5đ
1/ Số p = Z, = 32 : 3 = 10,67  có 1 nguyên tố có số Z < 10  thuộc chu kì 2 và 1 nguyên
tố thuộc chu kì 3.
Z < 10
C N O F
Si P S Cl
Theo giả thiết, 2 nguyên tố ở hai chu kì liên tiếp nên chỉ có thể là O (Z=8) và S (Z=16)  SO2 1đ

CTCT :
Liên kết cộng hóa trị phân cực
Tính chất hóa học: - Tính oxit axit 1đ
- Tính oxi hóa, tính khử
2/ a. Xác định A và 7 PTHH
PTHH gồm 3 pt tạo oxit  A gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 1đ
Và 4 pt của các oxit với H2SO4 đặc nóng
b. Fe  Fe3+ + 3e
0,225 0,225 0,675
 số mol Fe2(SO4)3 n = ½ = 0,1125 mol  = 3. =0,3375 mol
mO = 17,4 – 12,6 = 4,8 gam  nO = 0,3 mol
O + 2e  O2- ; S+6 + 2e  S+4
0,3 0,6 x 2x x
Theo định luật bảo toàn e: 0,675 = 0,6 + 2x  x = 0,0375 = nSO2  VSO2 = 0,84 lít 1đ
Từ pthh  = 0,3375 + 0,0375 = 0,375 mol.
0,5đ
 = 36,75 gam  mdd = 37,5 gam  Vdd = 20,38 ml

You might also like