You are on page 1of 8

Trường THCS Mỹ Hưng Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện

Năm học 2015- 2016


Môn thi: Hóa học - Lớp: 9
Đề chính thức Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề thi)

Câu 1 : (3 điểm)
1- Cho biết tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử của
nguyên tố A và B là 78, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang
điện là 26 hạt. Số hạt mang điện của A nhiều hơn số hạt mang điện của B là 28 hạt.
Hỏi A, B là nguyên tố gì ?
Cho biết điện tích hạt nhân của một số nguyên tố sau :
ZN = 7 ; ZNa = 11; ZCa = 20 ; ZFe = 26 ; ZCu = 29 ; ZC = 6 ; ZS = 16.
2 - Hợp chất của A và D khi hoà tan trong nước cho một dung dịch có tính
kiềm. Hợp chất của B và D khi hoà tan trong nước cho dung dịch E có tính axit
yếu. Hợp chất A, B, D không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch E. Xác
định hợp chất tạo bởi A và D; B và D; A,B,D. Viết phương trình phản ứng.
Câu 2 : (5 điểm)
1 - Tìm các chất A,B,C,D,E (hợp chất của Cu) trong sơ đồ sau và viết
phương trình hoá học :
A B C D
Cu

B C A E
2 - Chỉ dùng thêm nước hãy nhận biết 4 chất rắn : Na 2O, Al2O3, Fe2O3, Al
chứa trong các lọ riêng biệt. Viết các phương trình phản ứng.

Câu 3. (5,0 điểm)


Cho hỗn hợp gồm MgO, Al 2O3 và một oxit của kim loại hoá trị II kém hoạt
động. Lấy 16,2 gam A cho vào ống sứ nung nóng rồi cho một luồng khí H 2 đi qua
cho đến phản ứng hoàn toàn. Lượng hơi nước thoát ra được hấp thụ bằng 15,3 gam
dung dịch H2SO4 90%, thu được dung dịch H 2SO4 85%. Chất rắn còn lại trong ống
đem hoà tan trong HCl với lượng vừa đủ, thu được dung dịch B và 3,2 gam chất
rắn không tan. Cho dung dịch B tác dụng với 0,82 lít dung dịch NaOH 1M, lọc lấy
kết tủa, sấy khô và nung nóng đến khối lượng không đổi, được 6,08 gam chất rắn.
Xác định tên kim loại và %m trong A
Câu 4 : (3.0 điểm)
Cho 27,4 g Ba vào 400 g dung dịch CuSO 4 3,2 % thu được khí A, kết tủa B
và dung dịch C.
a, Tính thể tích khí A (đktc).
b, Nung kết tủa B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được bao
nhiêu gam chất rắn ?
c, Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch C
Câu 5. (4,0 điểm)
Hỗn hợp Mg, Fe có khối lượng m gam được hoà tan hoàn toàn bởi dung dịch
HCl. Dung dịch thu được tác dụng với dung dịch NaOH dư. Kết tủa sinh ra sau
phản ứng đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi giảm đi a gam so
với trước khi nung.
a/ Xác định % về khối lượng mỗi kim loại theo m, a
b/ áp dụng với m = 8g
a = 2,8g
Hướng dẫn chấm đề thi học sinh giỏi môn Hoá học 9
Câu 1 : (3 điểm)
1 - (1,5 điểm)
Gọi Z, N, E và Z', N', E' là số hạt proton, nơtron, electron của hai nguyên tử
A, B. Ta có các phương trình : (0,25 điểm)
Z + N + E + Z' + N' + E' = 78 .
hay : (2Z + 2Z' ) + (N + N') = 78 (1) (0,25 điểm)
(2Z + 2Z' ) - (N + N') = 26 (2) (0,25 điểm)
(2Z - 2Z' ) = 28
hay : (Z - Z' ) = 14 (3) (02,5 điểm)
Lấy (1) + (2) sau đó kết hợp với (3) ta có : Z = 20 và Z' = 6 (0,25 điểm)
Vậy các nguyên tố đó là : A là Ca ; B là C . (0,25 điểm)
2 - (1,5 điểm)
Hợp chất của A và D hoà tan trong nước cho một dung dịch có tính kiềm :
Hợp chất của A và D là CaO . (0,25 điểm)
Hợp chất của B và D khi tan trong nước cho dung dịch E có tính axit yếu :
Hợp chất của B và D là CO2 . (0,25 điểm)
Hợp chất A, B, D không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch E. Vậy
hợp chất đó là CaCO3 . (0,5 điểm)
PTHH : CaO + H2O Ca(OH)2
(r) (l) (dd)
CO2 + H2O H2CO3 (0.5 điểm)
(k) (l) (dd)
CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2
(r) (k) (l) (dd)
Câu 2 : (5 điểm)
1 – (3 điểm)
Chọn đúng chất, phù hợp với yêu cầu đề bài. (1 điểm)
Viết đúng các phương trình : (2điểm)
Học sinh làm đúng theo sơ đồ khác vẫn cho điểm tối đa .
A - Cu(OH)2 B- CuCl2 C - Cu(NO3)2 D- CuO E - CuSO4

(1) (2) (3) (4)


Cu(OH)2 CuCl2 Cu(NO3)2 CuO
Cu
(5) (6) (7) (8)
CuCl2 Cu(NO3)2 Cu(OH)2 CuSO4

(1) Cu(OH)2 + 2 HCl CuCl2 + 2 H2O

(2) CuCl2 + 2AgNO3 2AgCl + Cu(NO3)2

t0
(3) 2Cu(NO3)2 2CuO + 4 NO2 + O2

t0
(4) CuO + H2 Cu + H2O

(5) CuCl2 + 2AgNO3 2AgCl + Cu(NO3)2


(6) Cu(NO3)2 + 2 NaOH Cu(OH)2 + 2 NaNO3
(7) Cu(OH)2 + H2SO4 CuSO4 + 2H2O
(8) Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu .
Các chất trong PTHH phải ghi đầy đủ trạng thái chất mới cho điểm tối đa.
câu2(2 điểm) - Lấy một ít mỗi chất rắn cho vào từng ống nghiệm chứa nước.
Chất rắn nào tan là Na2O
Na2O + H2O 2NaOH
(r) (l) (dd)

* Lấy một ít mỗi chất rắn còn lại cho vào từng ống nghiệm chứa dung dịch
NaOH thu được ở trên :
Chất nào tan và có bọt khí thoát ra là Al .
2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2
(r) (dd) (l) (dd) (k)
Chất nào chỉ tan là Al2O3
Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO2 + H2O
(r) (dd) (dd) (l)
Chất nào không tan là Fe2O3 .

Câu 3: (5 điểm)

- Xác định tên kim loại (2điểm)


Gọi MO là oxit hóa trị 2
Khi nung hỗn hợp A ta có: MO + H_2 → M + H_2O
MgO và Al_2O_3 không phản ứng. Vậy lượng H_2O thoát ra là
của MO .
m_{H_2O} sau = 16,2 - m_{H_2SO_4} = 16,2 - 15,3.0,9 = 2,43
(g) . Nhưng lượng H_2Othực sự do MO tạo ra thì chỉ có 2,43 -
1,53 = 0,9 (g) => n_{H_2O} = 0,05 (mol) 
=> M = \frac{3,2}{0,05} = 64 (Cu).
- Xác định %m trong A (3điểm)
Biện luận: 
* Thiếu NaOH: 13,9< m(chất rắn sau nung)<16,4 >> 6,08 =>
Loại 
* Đủ NaOH (Al(OH)_3 không phản ứng): m(chất rắn sau
nung)=12,2 > 6,08 => loại 
=> NaOH dư
Đặt x, y lần lượt là số mol của MgO, Al_2O_3 có trong 16,5 gam
A. z là số mol Al2O3 trong hỗn hợp oxit sau khi nung trong ống
sứ ta có: chất rắn sau nung chỉ còn MgO: 
m_{MgO} = 40x = 6,08 => x = 0,152 . Mà :
m_A = m_{MgO} + m_{Al_2O_3} + m_{CuO} => m_{Al_2O_3} =
16,2-6,08-4 =6,12
m(MgO)=0,152.40=6.08 g =>37,53% 
m(CuO) = 4 g => 24,69% 
m(Al_2O_3) => 37,78
Câu 4 : (3 điểm)
Các phương trình ghi đầy đủ trạng thái chất mới cho điểm tối đa .
PTHH :
Ba + 2H2O Ba(OH)2 + H2 (1)
Ba(OH)2 + CuSO4 BaSO4 + Cu(OH)2 (2)
(0,5 đểm)
t0
BaSO4 BaSO4

t0
Cu(OH)2 CuO + H2O (3)
nBa = = 0,2 mol
(0,25 điểm)

nCuSO4 = = 0,08 mol

Từ (1) ta có:
VH2 = VA = 0,2 x22,4 = 4,48 lít . (0,25 điểm)
Từ (2) và (3) chất rắn gồm BaSO4 và CuO vì Ba(OH)2 dư nên:
nBaSO4 = nCu(OH)2 = nCuO = 0,08 mol
m chất rắn = 0,08.233 + 0,08. 80 = 25,04 (g) (0,5 điểm)
Trong dung dịch C chỉ còn Ba(OH)2
mdd = 400 + 27,4 - 0,2 . 2 - 0,08 .233 - 0,08 .98 = 400,52 (g)

C% Ba(OH)2 = 5,12 % (0,5điểm)

Câu 5: ( 4 điểm)

Do lượng HCl dư nên Mg, Fe được hoà tan hết 0,3đ


Mg + 2HCl  MgCl2 + H2 (1)
Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 (2)
Dung dịch thu được ở trên khi tác dụng với dung dịch NaOH dư thì toàn bộ 0,3đ
các kation kim loại được kết tủa dưới dạng hyđrôxit.
FeCl2 + 2NaOH  2NaCl + Fe(OH)2 (3)
MgCl2 + 2NaOH  NaCl + Mg(OH)2 (4)
Khi đem nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi xảy ra các phản ứng
0,4đ
Mg(OH)2  MgO + H2O (5)
4Fe(OH)2 + O2  2Fe2O3 + 4H2O (6)
Giả sử trong hỗn hợp ban đầu có x mol Mg và y mol Fe, theo giả thiết ta có
phương trình
24x + 56y = m (*)
Mặt khác theo định luật bảo toàn suy ra số phân tử gam Mg(OH) 2 là x; số phân tử
gam Fe(OH)2 là y. 0,5đ
Khi nung khối lượng các chất rắn giảm một lượng

18x + 18y - (**) 0,5đ

Giải hệ phương trình gồm (*) và (**) được


0,25đ
 256y = 6m - 8a  y = 0,5đ

Vậy khối lượng Fe = .56 0,25đ

Kết quả % về khối lượng của Fe

0,25đ

% về khối lượng của Mg


100% - % = % 0,25đ
b/ áp dụng bằng số:

%Fe : = 0,25đ

% Mg : = 100% - 70% = 30%

You might also like