You are on page 1of 3

SỞ GD VÀ ĐT BẮC NINH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ Môn: Hóa học- Lớp 10- Năm học 2017 – 2018
(Đề thi có 01 trang) Thời gian làm bài: 120 phút
Ngày thi 14/4/2018

Họ tên thí sinh: ………………………………… SBD: ……………

(Cho biết NTK của K=39; Mn=55; O=16; Fe=56; S=32; Ba=137; Mg=24; Ca=40; Cl=35,5; C=12)
Câu 1. (3 điểm). Chất X được tạo nên từ 2 nguyên tố A, B có CTHH là A2B. Phân tử X có tổng số
proton là 18. Số hiệu nguyên tử của A và B hơn kém nhau là 15.
a. Xác đinh CTHH, viết công thức electron, công thức cấu tạo của X.
b. Viết pthh xảy ra (nếu có) khi cho chất X tác dụng lần lượt với các khí O2, Cl2, SO2; các
dung dịch Cl2, CuCl2, FeCl2, FeCl3.
Câu 2. ( 3 điểm).
a. Từ KMnO4, NaHCO3, Fe, Na2SO3, FeS và dung dịch HCl đặc có thể điều chế được
những khí gì? Viết phương trình hoá học xảy ra.
b. Khi điều chế ra các khí trên (câu a) thường có lẫn hơi nước. Nếu dùng H2SO4 đặc hoặc
NaOH rắn thì không thể làm khô được chất khí nào ở trên? Giải thích và viết các pthh xảy ra
Câu 3. (3 điểm).
Có 6 lọ dung dịch được đánh số ngẫu nhiên từ 1 đến 6. Mỗi dung dịch không màu chứa một
chất tan: BaCl2, H2SO4, NaOH, MgCl2, Na2CO3, HCl. Người ta tiến hành các thí nghiệm và thu
được kết quả như sau:
Thí nghiệm 1: Dung dịch 2 cho kết tủa khi tác dụng với các dung dịch 3 và 4.
Thí nghiệm 2: Dung dịch 6 cho kết tủa khi tác dụng với các dung dịch 1 và 4.
Thí nghiệm 3: Dung dịch 4 cho khí bay lên khi tác dụng với các dung dịch 3 và 5.
Hãy lập luận để xác định các chất trong mỗi lọ dung dịch trên và viết các pthh đã xảy ra.
Câu 4. (3,5 điểm).
a. Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Fe, M(II) tan hết trong dung dịch HCl dư thu được 4,48 lit H2
(đktc). Mặt khác 3,6 gam kim loại M(II) trên tan hết trong dung dịch HCl thì cần chưa tới 310 ml
dd HCl 1M. Xác định kim loại M.
b. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, NaOH, Na2CO3 trong lượng vừa đủ
dung dịch H2SO4 40%, thu được 8,96 lít hỗn hợp 2 khí có tỉ khối so với H2 là 16,75 và dung dịch Y
có nồng độ 51,449%. Cô cạn dung dịch Y, thu được 170,4 gam muối khan. Tính m?
Câu 5. (3,5 điểm). Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe và S trong điều kiện không có không khí cho
đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Cho
phần 1 tan hết trong dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với khí hidro bằng 13.
a. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong X?
b. Cho phần 2 tác dụng hết với 55 gam dung dịch H2SO4 98%, đun nóng thu được V lít khí SO2
(đktc) và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng hết với dung dịch BaCl2 dư tạo thành 58,25 gam
kết tủa. Tính m, V?
Câu 6. (4 điểm). Hỗn hợp A gồm KClO3, Ca(ClO3)2, Ca(ClO)2, CaCl2 và KCl nặng 83,68 gam.
Nhiệt phân hoàn toàn A ta thu được chất rắn B chỉ gồm CaCl2, KCl và một thể tích oxi vừa đủ oxi
hoá SO2 thành SO3 để điều chế 191,1 gam dung dịch H2SO4 80%. Cho chất rắn B tác dụng với 360
ml dung dịch K2CO3 0,5M (vừa đủ) thu được kết tủa C và dung dịch D. Lượng KCl trong dung
dịch D nhiều gấp 22/3 lần lượng KCl có trong A.
a. Tính khối lượng kết tủa C?
b. Tính % khối lượng của KClO3 trong hỗn hợp A?
------------------------------------HÕt -----------------------------------
Đáp án HSG Hóa Lớp 10 năm 2017 - 2018
Nội Dung Điểm
Câu 1 a. TH 1
3 điểm 2Za+ Zb= 18
Za-Zb=15
→ Za =11 (Na), Zb =4 (Be) → A2B là Na2Be vô lý 0,25
TH2:
2Za + Zb =18
Zb – Za = 15
→ Za = 1 ( H); Zb = 16 (S) → H2S. 0,25
Vậy CTHH H2S; Cte là H:S:H; CTCT là H-S-H 0,75
b.
Viết đủ 6 pthh xảy ra và kết luận 1 TH không xảy ra: 0,25*7=1,7 1,75
Câu 2 a. điều chế ra được 6 khí là O2, Cl2, CO2, H2, SO2, H2S viết đủ 6 pthh 1,5
3 điểm b. H2SO4 đặc làm khô được O2, Cl2, CO2, SO2, H2. Không làm khô được
H2S 0,5
vì H2S + H2SO4 → SO2 + H2O
NaOH rắn làm khô được O2, H2, không làm khô được SO2, CO2, Cl2,
H2S 0,5
Vì xảy ra phản ứng : 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O.
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O. 0,5
2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O.
2NaOH + H2S → Na2S + H2O.

Câu 3 a. Vì dung dịch (4) cho khí khi tác dụng với dung dịch (3) và (5) → Dung
3 điểm dịch (4) là Na2CO3; (3), (5) là hai dung dịch chứa H2SO4 và HCl. 0,5
- Vì (2) cho kết tủa khi tác dụng với (3) và (4). Vậy (2) phải là dung dịch
BaCl2, (3) là dung dịch H2SO4, (5) là dung dịch HCl. 0,5
- Vì (6) cho kết tủa với (1) và (4) nên (6) là MgCl2, (1) là NaOH. Vậy: (1)
là NaOH, (2) là BaCl2, (3) H2SO4,(4) là Na2CO3, (5) là HCl, (6) là MgCl2
0,5
- PT:
+ Thí nghiệm 1: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
0,5
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl
+ Thí nghiệm 2; MgCl2 +2 NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl
0,5
MgCl2 + Na2CO3 → MgCO3 + 2NaCl
+ Thí nghiệm 3: Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O+ CO2
0,5
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

Câu 4 a. M + 2HCl → MCl2 + H2


3,5 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 0,5
điểm Ta có nM, Fe = 0,2 mol
→ KL molTB của Fe, M = 8/0,2 = 40 → M < 40 < 56 0,5
Mặt khác nHCl < 0,31 → nM < 0,155 → KL mol M > 3,6/,155 = 23,3
→ M là Mg (24) 0,5
b.
2Na + H2SO4 → Na2SO4 + H2
Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O 0,5
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 +CO2 + H2O 0,5

mol khi CO2 + H2 = 0,4 mol;


nNa2SO4 = 1,2 mol → nH2SO4 = 1,2 mol → mdd H2SO4 = 294 gam 0,25
mặt khác mdd Y = 1,2.142.100/51,449=331,2 gam 0,25
→ m = 331,2 + 0,4.2.16,75 – 294 = 50,6 gam 0,5
Câu 5 a. Fe + S → FeS
3,5 FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
điểm Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 0,5
MZ = 26 → sơ đồ đường chéo → nH2 : nH2S = 1:3
đặt nH2 = a mol → nH2S = 3a mol Tương ứng với phần 1. 0,5
→ nFe bđ = 2.4a; nS bđ = 2.3a mol
→ %mFe = 4.56/(4.56+ 3.32) = 70%
%mS = 30%. 0,5
b. Phần 2 có FeS: 3a; Fe: a mol
2 FeS + 10H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O 0,5
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl
Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 → 3BaSO4 + 2FeCl3 0,5
n Fe2(SO4)3 = 2a mol; n H2SO4 dư =0,55 – 18a
→ nBaSO4 = 6a + 0,55-18a = 0,25  a=0,025 mol 0,5
→ mX = 2.(4.0,025.56+ 3.0,025.32) = 16 gam
nSO2 = 4,5a + 1,5a = 6a = 0,15 mol  V SO2 = 3,36 lit. 0,5
Câu 6 2KClO3 → 2KCl + 3O2
4 điểm Ca(ClO3)2 → CaCl2 + 3O2 0,5
Ca(ClO)2 → CaCl2 + O2
2SO2 + O2 →2 SO3 0,5
SO3 + H2O → H2SO4
CaCl2 + K2CO3 → CaCO3 + 2KCl……………………………………… 0,5
0,18 0,18 0,36
a. nCaCO3 = 0,18 mol → mCaCO3 = 18 gam 0,5
b. nH2SO4 = 191,1.0,8:98 = 1,56 mol.
→ nO2 = 1/2nH2SO4 = 0,78 mol. 0,5
→Gọi nKClO3 = x.
BTKL: mB = 83,68 – 0,78*32 = 58,72.
Mà nCaCl2 = 0,18  nKCl trong B = 58,72 –0,18*111= 38,74 gam 0,5
→ nKCl trong D = 38,74 + 0,36.74,5 = 65,56 gam.
→ nKCl trong A = 65,56.3/22 = 8,94 gam. 0,5
→ nKCl do KClO3 = (38,74 – 8,94)/74,5 = 0,4 mol.
 %mKClO3 = 0,4.122,5/83,68 =58,56%. 0,5

Hết

You might also like