You are on page 1of 33

Vì một kì VChO đại thắng!

Bài số 1: Hydro là nguyên tố phổ biến trong vũ trụ. Sự sống trong vũ trụ phụ thuộc lớn vào nguyên tố đơn giản này.
a. Có khoảng 1023 ngôi sao trong vũ trụ, giả sử chúng giống với mặt trời (bán kính 700.000 km, khối lượng riêng 1,4
g/cm3, 3/4 hydro, 1/4 heli). Tính số lượng proton có trong vũ trụ.
b. Hydro thực tế là nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ. Bước chuyển electron của một nguyên tử hydro tuân theo

(1 1
)
công thức Δ E i→ f =C 2 − 2 với C là 1 hằng số. Để có thể phát hiện bước chuyển 𝛥E(3→2) (ứng với bước sóng
i f
656.3 nm trong dãy Balmer), electron của nguyên tử hydro cần phải được kích thích lên mức năng lượng n = 2. Tính
bước sóng của bước chuyển 𝛥E(1→2).
c. Theo định luật Wien, bước sóng λ ứng với bức xạ có cường độ lớn nhất phát ra từ vật đen có nhiệt độ T có công
thức λT = 0,0029 m.K. Tính nhiệt độ bề mặt của ngôi sao có bước sóng bức xạ vật đen tương ứng với bước chuyển n
= 1 đến n = 2 của nguyên tử hydro.
d. Trạng thái cơ bản của nguyên tử hydro được chia làm 2 mức với sự khác nhau rất nhỏ do tương tác giữa momen
từ của proton và electron. Năm 1951, Purcell phát hiện một vạch phổ với tần số 1420 MHz do sự tách mức tinh tế
này. Hydro ngoài không gian không thể bị kích thích bởi ánh sáng thông thường từ các ngôi sao. Tuy nhiên, bức xạ
nền vũ trụ có thể kích thích cho quá trình tách mức rất nhỏ này. Tính nhiệt độ của vật đen có tương ứng với bước
chuyển tại 1420 MHz này.
Bài số 2: Dao động của phân tử 2 nguyên tử hai nguyên tử dạng A-B có độ dài liên kết coi như không thay đổi được

gọi là dao động điều hòa. Tần số dao động tử vdd (s-1) được tính theo công thức v dd=
1 k
2π µ √ , trong đó k là hằng số

lực (N.m-1), đặc trưng cho độ bền liên kết phân tử, µ là khối lượng rút gọn của phân tử, được tính bằng công thức

( )
mA mB 1
µ= . Năng lượng dao động của phân tử E v được tính bởi công thức E v = v + h v dd, với v là số lượng tử dao
m A +m B 2
động (v = 0, 1, 2, 3…).
1. Khi nghiên cứu 1H35Cl va 1H79Br, thực nghiệm cho biết ứng với sự chuyển mức năng lượng v = 0 đến v = 1, chúng
hấp thụ bức xạ có số sóng tương ứng 2885 và 2650 cm -1. Cho biết 1H = 1,008; 35Cl = 34,97; 79Br = 78,92.
a. Xác định hằng số lực k đối với 2 phân tử HCl và HBr trên
b. So sánh độ bền liên kết H-Cl với H-Br, giải thích tại sao.
2. Trường hợp phân tử AB dao động từ điều hòa và không kể đến chuyển động quay, thì phổ dao động chỉ gồm một
vạch duy nhất ứng với biến thiên năng lượng bằng hiệu hai mức năng lượng liền kề và do đó tần số bức xạ bị hấp thụ
bằng tần số của dao động từ, ta có:
ΔE=E v+1−E v =hv và v=v e

Hãy tính năng lượng ε (kJ/mol) với độ chính xác 4 số sau dấu phẩy cho các phân tử sau: C16O, 12C18O, 13C16O,
12

C O. Biết rằng hằng số lực của 4 phân tử trên là như nhau và bằng 1901,9 N/m.
13 18

Bài số 3: I. Nhiễu xạ tia X là một phương pháp phổ biến trong xác định cấu trúc tinh thể. Trong một thí nghiệm
nhiễu xạ tia X trên tinh thể NaCl, người ta biết được khoảng cách giữa 2 mặt phẳng đơn tinh thể NaCl là 0,282 nm.
Tia X đơn sắc được chiếu vào tinh thể, tia có góc lệch nhỏ nhất ứng với tia phản xạ trên các lớp tinh thể NaCl liền kế
nhau, có giá trị 2θ = 14°, bậc phản xạ n = 1. Cho biết phương trình Bragg có dạng nλ = 2dsinθ. Tìm hiệu điện thế
nhỏ nhất đã dùng để tạo ra tia X dùng trong thí nghiệm?
II. Một trong những công thức bán kinh nghiệm để tính năng lượng mạng lưới tinh thể U L được đề nghị bởi

Kapustinskii như sau , trong đó ν là số ion trong công thức thực


nghiệm của hợp chất ion, r + và r− lần lượt là bán kính của cation và anion theo Å, Z + và Z− tương ứng là điện tích của
cation và anion. Sử dụng công thức kinh nghiệm Kapustinskii để tính U L (theo kJ.mol−1) của tinh thể LiCl. Cho biết
bán kính của cation Li+ là 0,62Å; bán kính của cation Cl− là 1,83Å; 1 cal = 4,184 J.
Bài số 4: I. Kết quả phân tích một phức của platin(II) cho biết có 64,8% khối lượng Pt, 23,6% Cl, 4,65% N, 1,66%
H, và 5,32% O. Xác định công thức phân tử của phức chất, biết công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất.
0
Vẽ các đồng phân có thể có của phức đã cho. Cho biết phức này tồn tại giữa 2 dạng là phức A và phức B. ∆ H f của 2
phức này là -396 (kJ/mol) (phức A) và -402 (kJ/mol) (phức B). Xác định công thức cấu tạo của 2 phức này, giải
thích sự khác biệt về enthalpy tạo thành của A và B. Xác định hằng số cân bằng của phản ứng A ⇌ B , giả sử rằng A
và B có cùng giá trị entropy tạo thành. Giả sử ban đầu trong một dung dịch chỉ chứa phức A có nồng độ 0,01M, tính
nồng độ của A và B tại thời điểm cân bằng.
II. 1. Người ta tổng hợp được phức [NiSe4]2- và [ZnSe4]2- với phối tử 2 càng Se22-, 2 phức này có cấu trúc vuông
phẳng và tứ diện. Xác định phức nào là vuông phẳng và tứ diện, đề nghị cấu trúc cho 2 phức chất này.
2. [Ru(SCN)2(CN)4]4- là phức chất của ruteni, kí hiệu là C. Mô tả sự hình thành của phức theo thuyết VB. Vẽ các
đồng phân có thể có của phức này. Trong C, liên kết được tạo thành giữa ion trung tâm Ru 2+ với nguyên tử N hay S
của phối tử SCN-, giải thích tại sao? Cho biết phức này là thuận từ hay nghịch từ, vì sao?
3. Viết công thức cấu tạo và xác định cấu trúc của các phức sau, sử dụng thuyết VB giải thích ngắn gọn về sự tạo
thành liên kết của các phức này: Mn2(CO)10, Fe(CO)5, Co2(CO)8.
III. NH3 có khả năng phản ứng với nhiều ion kim loại chuyển tiếp. Alfred Werner (Nobel Hóa học 1913) đã phân lập
thành công một số phức chất giữa CoCl 3 va NH3, trong đó có phức chất bát diện với công thức phân tử H12N4Cl3Co.
Tùy thuộc vào điều kiện tổng hợp, phức chất này có màu tím hoặc xanh. Khi cho lượng dư AgNO 3 tác dụng với 1
mol phức chất này đều thu được 1 mol AgCl kết tủa. Hãy xác định các công thức có thể có của phức chất trên.
Bài số 5: Lưu huỳnh và hợp chất:
1. Lưu huỳnh tạo nhiều hợp chất khác nhau với oxi và halogen (với lưu huỳnh là nguyên tử trung tâm). Những hợp
chất này phần lớn đều thuộc loại hợp chất phân tử, và phần nhiều dễ bị thủy phân trong nước. Viết công thức Lewis,
và cấu tạo của SCl2, SO3, SO2ClF, SOCl2, SF4, và SBrF5.
2. Một hợp chất X có chứa lưu huỳnh, oxi, và một hoặc nhiều hơn những halogen sau F, Cl, Br, I. Một lượng nhỏ
chất này được đem thủy phân trong nước, trong đó không xảy ra quá trình oxi hóa – khử, và tất cả các sản phẩm đều
tan. Một dãy các thuốc thử đã được sử dụng để xác định ion nào có mặt trong dung dịch thu được. Cho biết ion nào
được thử bởi các thuốc thử: a. AgNO 3/HNO3; b. Ba(NO3)2; c. Điều chỉnh pH về 7 bằng NH 3 rồi thêm Ca(NO3)2. Với
2 thuốc thử dưới đây, xác định ion được đem thử và viết phương trình phản ứng xảy ra trong dung dịch: d. KMn O4,
sau đó thêm Ba(NO3)2.; e. Cu(NO3)2.
3. Trong thí nghiệm nêu trên, kết quả của các phép thử là như sau: a. Có kết tủa vàng xuất hiện; b. Không có kết tủa;
c. Không phản ứng; d. Màu tím đặc trung của KMnO4 biến mất, và xuất hiện kết tủa khi thêm Ba(NO 3)2; e. Không có
kết tủa. Dựa vào kết quả của thí nghiệm, cho biết công thức có thể có của hợp chất X.
4. Cuối cùng, người ta thực hiện thí nghiệm định lượng để xác định công thức chính xác của X. 7,190 g X được đem
hòa vào nước tạo thành 250 mL dung dịch Y. Thêm HNO 3 dư và AgNO3 vừa đủ vào 25 mL Y và cho kết tủa hoàn
toàn. Kết tủa được làm khô, đem cân thì thấy khối lượng là 1,452 g. Xác định công thức của hợp chất X và viết
phương trình phản ứng của X với nước.
Bài số 6: Nguyên tử Hydro và phân tử H2 là một trong những đối tượng nghiên cứu chinh của hóa học lượng tử
từ thời kì sơ khai. Khi nghiên cứu về phổ nguyên tử hydro, bước sóng quan sát được biểu diễn dưới dạng 1
chuỗi, với công thức lần đầu được xác lập bởi một giáo viên người Thụy Sỹ là Johann Jakob Balmer (Banme)
( )
4
1 1 1 me e −1
như sau: =R H 2 − 2 , với n= 3, 4, 5, …, và R H = 2 3 =109678 cm là hằng số Rydberg (Ritbe). Công
λ 2 n 8 ε0 h c
thức trên có thể được áp dụng dễ dàng cho mọi nguyên tử/ion 1 electron
1. Tính bước sóng dài nhất theo Å trong “dãy Balmer” của ion He+. Lưu ý rằng điện tích hạt nhân của ion này là
khác so với hydro là 1.
2. Một công thức có dạng giống với công thức của Balmer, được áp dụng cho dãy phổ của hydro từ mức năng
lượng cao nhất xuống mức năng lượng thấp nhất. Thiết lập công thức đó và tính năng lượng ở trạng thái cơ bản
của của nguyên tử hydro.
3. Một nguyên tử hydro muonic được định nghĩa là nguyên tử hydro có electron được thay thế bởi một hạt có
khối lượng nặng hơn – hạt muon. Khối lượng của 1 muon bằng 207 lần khối lượng 1 electron, với điện tích giữ
nguyên là -1. Hạt này có thời gian tồn tại rất ngắn, nhưng ở đây ta bỏ qua tính chất này. Xác định năng lượng
thấp nhất và bán kính Bo thứ nhất của nguyên tử hydro muonic. Biết bán kinh Bo thứ nhất của nguyên tử hydro
là a0 = 0.53 Å .
4. Một phân tử hydro có thể bị tách ra theo 2 con đường sau:
(i) H2→ H + H
−¿¿

(ii) H 2 → H +¿+ H ¿

Biểu đồ biểu diễn năng lượng E và khoảng cách giữa 2 hạt


nhân R trong phân tử hydro được cho dưới đây:
a. Điền vào ô trống cách (i) và (ii) tương ứng và giải thích
b. Xác định năng lượng phân ly liên kết (eV) theo cách (i)
và cách (ii)
c. Từ các dữ kiện trên, tính ái lực electron của nguyên tử
hydro.

Bài số 7: Chiếu chùm tia X có bước sóng λ = 1,5406 Å qua tinh thể than chì. Tia có
góc lệch nhỏ nhất ứng với tia phản xạ trên các lớp than chì liền kề nhau, có giá trị 2θ =
26,586°. Cho biết độ dài liên kết C-C trong cùng 1 lớp than chì là 0,1421 nm. Phương
trình Bragg có dạng 2dsinθ = nλ.
a. Xác định khoảng cách giữa 2 lớp than chì liên kề (theo nm).
b. Tính khối lượng riêng của than chì (g/cm3).
Khi đun nóng than chì với kim loại kali thu được hợp chất có công thức đơn giản nhất KCx với x là 1 số nguyên.
Trong hợp chất này các nguyên tử K xâm nhập vào mạng lưới tinh thê vủa than chì, sắp xếp theo từng lớp xen
giữa tất cả các nguyên tử C. Trong một lớp, các nguyên tử K cách đều nhau và chiếm vị trí phía trên và phía
dưới tâm của một số hình lục giác tạo bởi các nguyên tử C. Hình bên mô tả cấu trúc của KC x (góc nhìn từ trên
xuống), trong đó các lớp nguyên tử C và các lớp nguyên tử K là hoàn toàn trùng lên nhau:
c. Xác định công thức của hợp chất KCx trên.
d. Chiếu tia X có bước sóng λ = 1,5406 Å qua tinh thể KC x thu được tia có góc lệch nhỏ nhất có giá trị 2θ =
16,402°. Tính khối lượng riêng của hợp chất này, giả thiết rằng độ dài liên kết C-C là không đổi so với than chì.
e. Trên thực tế, khối lượng riêng của KC x là 1,948 g/cm3. Tính độ dài (nm) của liên kết C-C và giải thích sự
thay đổi độ dài liên kết trong hợp chất này.
Bài số 8: Một phức chất của kim loại chuyển tiếp có chứa phối tử nghịch từ có thể là phức thuận từ hoặc phức
nghịch từ, phụ thuộc vào số electron độc thân trong cấu hình electron của ion trung tâm. Độ lớn của tính thuận
từ của một phức chất được gọi là mômen từ hiệu dụng (µ eff), và được đo với đơn vị từ Bohr (BM). Với những
phức của các ion kim loại d, mômen từ hiệu dụng có giá trị gần với mômen từ spin, và được tính theo số
electron chưa ghép đôi, kí hiệu là n, của cấu hình ion trung tâm: µ ( spin )=√ n(n+ 2) (BM)
1. Mômen từ hiệu dụng của 2 phức K4[Mn(CN)6).3H2O va K4[Mn(SCN)6] là 2.18 và 6.06 BM.
a. Tính số electron độc thân của ion trung tâm của mỗi phức trên. Phức nào là phức spin cao, phức nào spin
thấp?
b. Giải thích sự khác nhau về mômen từ của 2 phức trên
2. Tính mômen từ spin của phức [Ni(H2O)6]Cl2.
Trong thực tế, mômen từ hiệu dụng của phức trên là 3.25 BM. Điều này là thường gặp với những phức của Ni 2+
(d8) bởi chúng không tuân theo công thức mômen từ spin. Trong những trường hợp như vậy, mômen từ hiệu

(
dụng có thể được tính theo công thức gần đúng sau: µ ( eff ) =µ ( spin ) 1+ )
4k
∆O
(BM), với k là hằng số, được đo

theo đơn vị cm-1. Với phức của Ni2+, hằng số này là 315 cm-1. ∆ O là năng lượng tách trường bát diện, với giá trị
8500 cm-1 với phức Ni2+.
3. Tính mômen từ hiệu dụng của phức [Ni(H2O)6]Cl2 với các dữ kiện trên
Dibenzoylmetan (DBM) là một phối tử chelat phổ biến, có khả
năng tạo phức bền với nhiều ion kim loại chuyển tiếp.
Phản ứng trao đổi phối tử của Ni(OAc)2.4H2O với DBM trong
EtOH – H2O cho một phức A đơn nhân màu lục nhạt; phức này
mất đi 6.8% khối lượng khi đun nóng trong không khí ở 210°C
để tạo thành chất rắn B màu xanh lục. Hợp chất B được chuyển
hóa thành phức chất tinh thể màu nâu C đơn nhân có cấu hình
vuông phẳng bằng phương pháp kết tinh lại trong toluen khan; B và C là 2 dạng thù hình của nhau. Trong khi B
là thuận từ với mômen từ hiệu dụng là 3,27 BM, C lại có tính nghịch từ. Khi B và C được bảo quản ngoài
không khí, chúng dần dần chuyến hóa thành A. Quá trình này xảy ra nhanh hơn nhiều khi có mặt một số dung
môi hữu cơ.
4. Biểu diễn cấu trúc electron trong obitan d của ion trung tâm trong phức C và xác nhận tính nghịch từ của hợp
chất này
5. Xác định công thức phân tử của A.
6. Mômen từ hiệu dụng của A là 3.11 BM. Dự đoan hình học phân tử phù hợp nhất của hợp chất này và vẽ tất
cả các đồng phân của nó.
7. Có thể dự đoán gì về hình học phân tử, cũng như cấu trúc của B?
Bài số 9: Platin và các kim loại cùng nhóm tạo thành các phức vuông phẳng. Cơ chế của các phản ứng của
chúng được nghiên cứu rất nhiều. Chẳng hạn, người ta biết rằng phản ứng thế vào các phức này xảy ra với việc
giữ nguyên cấu hình hóa học lập thể.
Người ta cũng biết rằng tốc độ thay thế phối tử X bởi một phối tử Y trong phân tử chịu ảnh hưởng của bản chất
của phối tử T nằm ở vị trí trans so với X. Hiện tượng ấy gọi là hiệu ứng trans. Khi T là một trong những phân tử
hoặc ion trong dãy dưới đây, tốc độ thế vào vị trí trans so với nó giảm từ trái sang phải
CN− > H− > NO2−, I− > Br−, Cl− > pyridine, NH3, OH−, H2O
Sự điều chế cis- và trans-Pt(NH3)2Cl2 phụ thuộc vào hiệu ứng trans. Sự điều chế đồng phân cis của hợp chất trên
(một chất dùng trong điều trị ung thư với tên gọi là cisplatin) được thực hiện bằng phản ứng của K 2PtCl4 với
NH3.

Viết sơ đồ điều chế các đồng phân lập thể của [Pt(NH3)(NO2)Cl2]− từ K2PtCl4, NH3 và NO2−.
Bài số 10: 1. Cho ion phức [Cr(H2O)6]2+ có năng lượng ghép đôi P là 23500 cm−1. Năng lượng tách Δ là 13900
cm−1. Tính năng lượng ổn định trường tinh thể đối với phức spin cao và spin thấp. Phức nào bền hơn và tại sao?
2. Giải thích tại sao ion Co2+ trong dung dịch ammoniac rất dễ bị oxi hóa trong lên Co 3+ trong khi đó trong môi
trường nước Co3+ lại kém bền và dễ bị khử thành Co2+? Cho biết các thông số sau:
Ion P (kJ/mol) Phối tử ∆ (kJ/mol)
Co3+ 250,5 H2O 217,0
NH3 273,2
Co2+ 304,2 H2O 110,9
NH3 132,4
3. Tính thế khử chuẩn của cặp [Co(NH3)6] /[Co(NH3)6]2+, cho biết:
3+

[Co(NH3)6]3+ β kb =6.166 ∙10−36

[Co(NH3)6]2+ β kb =7.074 ∙10−5


ECo ¿
3+ ¿/Co =1,84(V )¿
¿

Bài số 11: Nước cường toan được điều chế bằng cách trộn dung dịch HNO 3 đặc và dung dịch HCl đặc, trong đó
tỉ lệ mol HNO3 : HCl = 1 : 3 sẽ tối ưu. Vàng không tan được trong dung dịch HNO 3 đặc nhưng tan được trong
nước cường toan (phản ứng *).
1. Viết phương trình hóa học của phản ứng *.
2. Tính hằng số bền tổng cộng của phức chất [AuCl4]−, biết rằng
Au3+ + 3e → Au E° = +1,5V
[AuCl4]− + 3e → Au + 4Cl− E° = +1,0V
Giải thích tại sao vàng không tan trong dung dịch HNO3 đặc nhưng tan được trong nước cường toan?
Bài số 12: 1. Cho biết thế điện cực chuẩn của cặp Cu2+/Cu là 0,34V. Hằng số bền của phức [Cu(NH 3)4]2+ là
1011,75. Tính thể điện cực chuẩn của cặp [Cu(NH3)4]2+/Cu. Từ đó so sánh tính oxi hóa của Cu2+ và [Cu(NH3)4]2+

2. Hiệu ứng vòng càng làm tăng độ bền của phức chất vòng càng so với phức chất phối tử một càng. Cho hai
phản ứng tạo phức chất sau

Ni2+ (aq) + 6NH3 (aq) ⇌ [Ni(NH3)6]2+

Ni2+ (aq) + 3en (aq) ⇌ [Ni(en)3]2+ (en là viết tắt của Etylen điamin)

Hãy so sánh các giá trị ∆H°; ∆S° và hằng số cân bằng K của hai phản ứng tạo phức trên? Giải thích.

Bài số 13: Sục khí NH3 vào dung dịch SCl2 sinh ra chất rắn dễ nổ màu đỏ S 4N4 . Cấu trúc của chất này có thể
biểu diễn bằng nhiều cách; một trong những cách là như sau:

a) Hãy viết phương trình cho sự tạo thành S4N4 từ NH3 và SCl2 .
b) Viết chu trình Born-Haber cho sự tạo thành S4N4 và dùng các dữ kiện cho dưới đây để xác định entanpi tạo
thành S4N4
c) Dùng dùng các dữ kiện cho thêm và trả lời phần (a) để xác định sự thay đổi entanpi của phản ứng NH 3 với
SCl2
Phân tử S4N4 rất dễ tham gia phản ứng hóa học bao gồm cả phản ứng oxi hóa và khử . Xử lí S 4N4 với lượng dư
AsF5 trong in sunfu dioxit sinh ra muối [S4N4][AsF6]2 , còn xử lí với lượng dư SnCl2·2H2O trong metanol thu
được S4N4H4.
d) Hãy viết phương trình phản ứng cho hai phản ứng này.
E(S–S) = 226 kJ mol–1 E(N≡N) = 946 kJ mol–1
E(S–N) = 273 kJ mol–1 E(S=N) = 328 kJ mol–1
ΔHvap(S8) = 77 kJ mol–1 ΔHvap(S4N4) = 88 kJ mol–1
ΔfH (NH3) = – 45.9 kJ mol–1 ΔfH (SCl2) = – 50.0 kJ mol–1
ΔfH (HCl) = – 92.3 kJ mol–1
Bài số 14: Chuyển động của electron π dọc theo mạch cacbon của hệ liên hợp mạch hở được coi là chuyển động
tự do của vi hạt trong hộp thế một chiều. Năng lượng của vi hạt trong hộp thế một chiều được tính theo công

thức với h là hằng số Plank, me là khối lượng electron. Đối với hệ liên hợp, a là chiều
dài của mạch, giá trị này có thể được tính bằng công thức a = (N+1)lC-C. Đối với mỗi giá trị của En, người ta xác
định được một MO-π tương ứng, duy nhất. Sự phân bố các electron π vào các MO-π cũng tuân theo các nguyên
lý và quy tắc như sự phân bố electron vào các AO. Sử dụng mô hình vi hạt chuyển động tự do trong hộp thế một
chiều cho hệ electron của phân tử liên hợp mạch hở Octatetraen, hãy:
1. Tính các giá trị năng lượng En (n = 1 ÷ 5) theo J. Biểu diễn sự phân bố các electron trên các MO của giản đồ
các mức năng lượng và tính tổng năng lượng của các electron thuộc Octatetraen theo kJ/mol. Cho biết phân tử
Octatetraen có ℓC-C = 1,4 Å.
2. Xác định số sóng của ánh sáng cần thiết để kích thích 1 electron từ mức năng lượng cao nhất có electron
(HOMO) lên mức năng lượng thấp nhất không có electron (LUMO).
Chuyển động của electron trong hệ liên hợp hai chiều có thể coi như chuyển động trong hộp thế, nhưng là hộp

( )
2 2
h2 nx n y
hai chiều. Biếu thức tính năng lượng của electron lúc này có dạng hơi khác: E xy = + , với L là độ dài
8 m L2x L2y
cạnh của hộp thế, n là số lượng tử chính của electron, không phụ thuộc vào nhau. Graphene là một hệ liên hợp
dạng mạng lục giác 2 chiều, trong đó mỗi nguyên tử cacbon tạo thành 1 đỉnh. Xét một lớp graphene hình vuông
có L1 = L2 = 11Å.
3. Tính số electron trong 1 lớp graphene này. Xác định HOMO, LUMO, sự chênh lệch năng lượng giữa 2 mức
này (hay còn được gọi là vùng cấm Eg).
Các mô hình vi hạt trong hộp thế một chiều và hai chiều có thể mở rộng ra đến ba chiều không gian. Biểu thức

( )
2 2 2
h2 n x n y n z
E
năng lượng cho hộp thế lúc này được biểu diễn như sau: xyz = + + . Xét một vi hạt trong hộp thế
8 m L2x L2y L2z
hình lập phương với độ dài L.
4. Chỉ ra 5 mức năng lượng thấp nhất khác nhau và biểu diễn chúng trên các MO của giản đồ các mức năng
lượng.
Bài số 15: I. Từ nhiệt độ phòng đến 1185K sắt tồn tại dạng α (Fe-α) với cấu trúc lập phương tâm khối, từ
1185K đến 1667K Fe chuyển sang dạng Fe-γ với cấu trúc lập phương tâm diện. Ở 293K sắt có khối lượng riêng
là 7,874 g/cm3.

1. Tính bán kính của nguyên tử sắt.

2. Tính khối lượng riêng của sắt ở 1250K. Bỏ qua sự ảnh hưởng của sự dãn nở vì nhiệt và giả thiết rằng bán
kính nguyên tử sắt là như nhau ở 2 dạng tinh thể.
3. Thép là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó có một số khoảng trống giữa các nguyên tử sắt bị chiếm bởi các
nguyên tử cacbon. Trong lò luyện thép (lò thổi) sắt dễ nóng chảy khi chứa 4,3% cacbon về khối lượng. Nếu
được làm lạnh nhanh thì các nguyên tử cacbon vẫn được phân tán trong mạng lập phương tâm khối, hợp kim
được gọi là martensite cứng và giòn. Kích thước tế bào cơ bản của Fe-α không đổi.
a) Tính số nguyên tử cacbon trung bình trong mỗi tế bào cơ bản của Fe-α.
b) Tính khối lượng riêng của hợp kim martensite.
Cho: Fe = 55,85; C = 12,01; số Avogađro NA = 6,022. 1023 mol−1.

II. Cho M là một kim loại hoạt động. Oxit của M có cấu trúc mạng lập phương với cạnh ô mạng cơ sở a = 5,555
Å. Trong mỗi ô mạng cơ sở, ion O2- chiếm đỉnh và các tâm của hình lập phương, còn ion kim loại chiếm các
hốc tứ diện. Khối lượng riêng của oxit là 2,4 g/cm3.
1. Vẽ cấu trúc 1 ô mạng oxit, xác định số ion kim loại và ion O2- trong một ô mạng.
2. Xác định kim loại M, công thức oxit của M.
3. Tính bán kính ion kim loại M (theo nm), biết bán kính ion O2- là 0,140 nm.
4. Phản ứng trực tiếp của M với oxi có thể là một trong những phương pháp điều chế oxit trên. Tuy nhiên, trên
thực tế phản ứng này còn tạo ra những sản phẩm phụ không mong muốn khác. Xác định các sản phẩm này và
viết phương trình hóa học của các phản ứng.
Bài số 16: Hóa học về bo hydrua được phát triển lần đầu tiên
bởi Alfred Stock (1876-1946). Hơn 20 hợp chất bo hydrua
với công thức chung BxHy đã được xác định. Hợp chất đơn
giản nhất trong loại hợp chất này là diborane – B2H6.
1. Sử dụng dữ kiện sau, xác định công thức phân tử cho 2
hợp chất bo hydrua A và B

Chất Trạng thái (298K, 1 bar) %m(B) M(g/mol)


A Lỏng 83.1 65.1
B Rắn 88.5 122.2
William Lipscomb được nhận giải Nobel Hóa học năm 1976 nhờ công trình nghiên cứu về cấu trúc của bo
hydrua thể hiện những vấn đề trong liên kết hóa học. Lipscomb nhận thấy rằng, trong tất cả các bo hydrua, mỗi
nguyên tử B có 2 liên kết 2-electron bình thường với ít nhất 1 nguyên tử H (B-H). Tuy nhiên, có nhiều loại liên
kết khác nhau trong bo hydrua và ông đã phát triển phương pháp mô tả cấu trúc của một borane bằng cách gán
cho nó 1 số STYX với:
S = số cầu B-H-B trong phân tử
T = số liên kết 3 tâm BBB trong phân tử:
Y = số liên kết 2 tâm B-B trong phân tử
X = số nhóm BH2 trong phân tử
Thí dụ với B2H6 thì số STYX là 2002
2. Đề xuất 2 cấu trúc của tetraborane B4H10 với cùng số STYX là 4012
3. Một hợp chất của bo có công thức phân tử B4CCl6O, biết rằng hợp chất có 2 loại nguyên tử B khác nhau với
tỉ lệ 1:3, và có 1 nối 3 CO trong cấu trúc phân tử. Đề xuất cấu trúc của hợp chất này.
4. Tính entanpy liên kết của liên kết đơn B-B trong B2Cl4 sử dụng những dữ kiện sau:
Liên kết Năng lượng liên kết (kJ/mol) Hợp chất ∆ f H 0(kJ/mol)
B-Cl 443 BCl 3 -403
Cl-Cl 262 B2 Cl 4 -489

5. Xác định công thức của các hợp chất trong sơ đồ sau và viết các phương trình phản ứng xảy ra:
Bài số 17: Phản ứng “gỡ” của nhiều protein, đặc biệt là protein có
kích cỡ nhỏ, có thể được biểu diễn bằng cân bằng ở hình bên. Giả
sử như phản ứng này xảy ra trong 1 bước, cân bằng giữa 2 dạng này
bị chuyển dịch phụ thuộc vào nhiệt độ, với nhiệt độ chảy Tm được
định nghĩa là nhiệt độ khi lượng protein dạng “gấp” và dạng “gỡ” là
bằng nhau.

Dạng Gỡ ⇌ Dạng Gấp

Để xác định nồng độ protein dạng “gấp” và “gỡ” tại một nhiệt độ xác định, người ta sử dụng phương pháp phổ
phát quang. Cường độ tín hiệu phát quang tại bước sóng 356 nm của một mẫu protein Chymotrypsin Inhibitor 2
(CI2) nồng độ 1.0 µM được đo dưới dạng một hàm của nhiệt độ với khoảng nhiệt độ 58°C đến 66°C. Kết quả
được thu thập trong bảng dưới đây:

Nhiệt độ (°C) 58 60 62 64 66
Cường độ phát quang 27 30 34 37 40

Cho biết rằng 1 mẫu protein CI2 dạng “gấp” 1.0 µM có cường độ phát quang là 21 tại 356 nm. Giá trị này với
mẫu protein dạng “gỡ” là 43 tại 356 nm.

a. Giả sử rằng cường độ phát quang tỉ lệ với nồng độ protein, tính phần trăm protein dạng gỡ, kí hiệu là x, tại
mỗi nhiệt độ. Từ đó đưa ra biểu thức liên hệ giữa hằng số cân bằng K và giá trị x tại nhiệt độ xác định, từ đó
tính các giá trị K theo nhiệt độ ở trên và tính giá trị Tm

b. Giả sử rằng các giá trị ∆ H 0 và ∆ S 0 không phụ thuộc vào nhiệt độ. Lập một biểu đồ thích hợp để liên hệ K và
nhiệt độ, từ đó xác định ∆ H 0 và ∆ S 0 cho phản ứng “gỡ” protein. Tính hằng số cân bằng K tại nhiệt độ phòng.

Hằng số tốc độ bậc nhất cho phản ứng “gấp” protein CI2 có thể được xác định bởi cường độ phát quang dưới
đây khi 1 mẫu protein đã “gỡ” được “gấp” trở lại. 1 mẫu 1.0 µM CI2 đã “gỡ” hoàn toàn được thực hiện phản
ứng “gấp”, và nồng độ của nó, theo µM, được ghi lại trong bảng dưới đây:

Thời gian (ms) 0 10 20 30 40


Nồng độ (µM) 1 0.64 0.36 0.23 0.14
c. Lập biểu đồ thích hợp để liên hệ nồng độ và thời gian, từ đó xác định hằng số kf của phản ứng “gấp” protein
tại 25°C. Từ đó xác định hằng số tốc độ của phản ứng “gỡ” protein tại 25°C. Cho biết tại 20°C hằng số tốc độ
của phản ứng “gấp” protein là 33 s-1. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng “gấp”.
Bài số 18: I. Kim loại X có những hợp chất có tính chất hóa học rất thú vị. Điện phân dung dịch chứa 1,092 g
oxit A của X trong HCl thu được khí màu xanh lục ở anode, và một lượng tương đương (về số mol) của clorua
B màu tím ở cathode, với khối lượng 1,89 g. Khử B bằng Mg trong khí quyển CO, áp suất cao (200 atm) thu
được hợp chất phức C màu vàng (không chứa clo) với khối lượng 2,772 g. C tác dụng với axit clohydric thu
được 2 khí: khí hydro và khí D màu vàng (khối lượng D thu được là 2,628 g). Đun nóng D trong môi trường khí
trơ thu được kim loại X (đây là một trong những cách tinh chế kim loại trong công nghiệp, bằng cách này có thể
thu được nhiều kim loại với độ tinh khiết 99,99%). Khi làm lạnh khí D, người ta thấy D dần đime hóa.

1. Biện luận để xác định kim loại X và các hợp chất trong bài, rồi viết ptpư.
2. Kim loại X khá khó tan trong axit HNO3 ở điều kiện thường, nhưng lại tan tốt trong hỗn hợp HNO3 và HF.
Giải thích hiện tượng này, và viết ptpư của X trong HNO3/HF.
3. Vẽ cấu trúc của anion trong C và D, xác định dạng học của chúng. Viết ptpư của D với H2 và O2.
4. Trong công nghiệp để điều chế kim loại X từ oxit A người ta làm thế nào?
5. Giải thích tại sao D lại có khả năng đime hóa?
II. Cho biết A là một kim loại hoạt động hóa học trung bình. E là hợp chất tam nguyên tố, trong đời sống E là
một hóa chất thông dụng, bền trong dung dịch cũng như trạng thái rắn; trong E kali chiếm 40,27% khối lượng
còn oxi chiếm 32,96% khối lượng

a. Xác định các chất từ A đến F, viết phương trình phản ứng theo sơ đồ trên.
b. Xác định số oxi hóa của A trong F, vẽ cấu trúc của chất này.
Bài số 19: Vào năm 1888, hai nhà khoa học Rydberg và Ritz đã tìm ra cách để xác định vị trí của vạch phổ
1 1 1
( )
nguyên tử hydro với công thức nổi tiếng: λ =R H 2 − 2 , với λ là bước sóng, RH là hằng số Rydberg, n1, n2 là
n1 n2
các số tự nhiên khác 0. Cho các dãy phổ quen thuộc với bước sóng tương ứng được cho trong bảng dưới đây.
Dãy phổ n1 n2 λ, nm
Lymann 1 3 ~100
1 121
Brackket 4 1456
Balmer 3
1. Xác định hằng số Rydberg theo dữ liệu cho trong bảng trên, điền nốt những ô trống còn lại trong bảng.
Năm 1913, Bohr đã phá triển và công bố mô hình về nguyên tử Hydro (mô hình Bohr). Mô hình này dựa trên
giả thiết rằng nguyên tử H có quỹ đạo cố định hình tròn, với electron có cố định và không phát năng lượng.
Electron nhảy từ quỹ đạo n1 sang n2 thông qua việc hấp thụ, hoặc phát ra, ánh sáng (photon) với bước sóng nhất
−e2
định. Thế năng của electron trong trường điện từ của hạt nhân được xác định theo công thức En = , với e
4 π ε0 rn
là điện tích cơ bản, ε0 = 8,85.10-12 F/M – hằng số điện môi, rn là bán kính quỹ đạo thứ n, với rn = a0n2, a0 là bán
kính Bohr thứ nhất. Cho biết giá trị động năng của electron trong nguyên tử H nhỏ hơn 2 lần so với thế năng và
trái dấu.
2. Dãy phổ nào tương ứng với bước nhảy electron về trạng thái cơ bản?
3. Sử dụng hằng số Rydberg ở câu 1, tính năng lượng của 1 mol nguyên tử hydro ở trạng thái cơ bản.
4. Tính bán kính Bohr thứ nhất và khoảng cách tối thiểu giữa quỹ đạo số 2 và 3.
5. Tính năng lượng ion hóa của nguyên tử Hydro.
6. Giả sử tổng năng lượng của phân tử H2 là –3070 kJ/mol, với hạt nhân và electron đều ở trạng thái nghỉ. Tính
năng lượng liên kết của phân tử H2.
Bài số 20: Tảo nâu (trong hình) là một giống tảo chứa một lượng iot đáng kể. Trên
thực tế, nguyên tố iot lần đầu được phát hiện vào năm 1811 bởi nhà hóa học Pháp
Bernard Courtois khi ông cố gắng điều chế thuốc nổ từ tảo biển. Một lượng tảo nâu
khối lượng 100 g được đem chiết với nước, dung dịch thu được được chiếu tia UV
trong bình phản ứng kín (dung dịch vẫn chứa oxi hòa tan) cho đến khi lượng iotua
chuyển hết thành iot tự do.
1. Viết phương trình phản ứng của quá trình trên.
Quan sát dung dịch sau khi chiếu UV, người ta nhận thấy iot không kết tủa và tách khỏi dung dịch. Tuy nhiên
khi thêm cetyltrimetylammoni bromua C16H33(CH3)3NBr (CMTA+Br-), có kết tủa A chứa cation hữu cơ được
hình thành. Kết tủa này sau đó được rửa sạch, làm khô, và đem cân thấy khối lượng là 1,205 g. Kết tủa được
hòa tan vào hỗn hợp nước – etanol (tỷ lệ thể tích 1:1) trong bình Erlenmeyer thể tích 100 mL và chỉnh tới mốc
của bình. Đem 10 mL dung dịch chuẩn độ với dung dịch 0,1 M natri thiosunfat thấy hết 3,9 mL.
2. Tính khối lượng iot (I2) có trong kết tủa A, xác định thành phần kết tủa này (anion và cation) và viết phương
trình phản ứng sinh ra A.
3. Tính % khối lượng nguyên tố iot trong 100 g tảo nâu.
Một lượng nhỏ NaI, số mol 8,0 mmol, được thêm vào 100 mL dung dịch NaIO3 0,04 M trong HBr 1M, người ta
thấy ban đầu có sự xuất hiện của màu đen đặc trưng, nhưng màu dung dịch nhanh chóng biến mất do sự tạo
thành của hợp chất B không màu trong dung dịch.
4. Viết phương trình phản ứng xảy ra, cho biết NaI và NaIO3 phản ứng với nhau là vừa đủ.
5. Khi thêm vào dung dịch 12 mmol NaI với lượng dư CMTA thu được 12 mmol kết tủa A. Viết phương trình
phản ứng chuyển hóa B thành A.
6. Viết phản ứng thủy phân B, dung dịch có tính axit hay bazơ sẽ thúc đẩy sự thủy phân? Giải thích bằng
phương trình phản ứng.
Bài số 21: Phản ứng oxi hóa ion iotua bằng hydro peroxit trong môi trường axit xảy ra khá chậm. Khi thêm vào
hỗn hợp phản ứng những hợp chất có thể kết hợp được với iot, màu của iot sinh ra sẽ chỉ xuất hiện sau một
khoảng thời gian nhất định (thời gian “lag”). Do đó, phản ứng loại này thường được gọi với
cái tên phản ứng “đồng hồ iot”, và thời gian “lag” hoàn toàn có thể được tính toán dựa vào
lượng chất ban đầu phản ứng. Khi cho H2O2 0,125M, KI 0,05M (nồng độ chất được tính từ
thời điểm bắt đầu phản ứng) được trộn với axit ascorbic AA (hình bên) ở pH 4,5, thời gian
iot bắt đầu xuất hiện phụ thuộc vào nồng độ axit ban đầu như sau:
[AA], M thời gian τ, s
1,25.10-4 4
5.10 -4
16
1,25.10 -3
40
1. Viết phương trình: a) Phản ứng oxi hóa chậm iotua thành iot (phản ứng 1); b) Phản ứng gây ra thời gian lag
(công thức phân tử của AA là C6H8O6) (phản ứng 2); c) Liên hệ giữa thời gian τ với nồng độ AA ban đầu; d)
Động học của tốc độ tiêu thụ H2O2 theo phản ứng (1) với pH không đổi, giả sử bậc của iotua là 1 (kí hiệu hằng
số tốc độ là k1).
2. Cho tốc độ tiêu thụ AA và phản ứng (1) là bằng nhau, tính: a) Tốc độ tiêu thụ AA theo phản ứng và giá trị
hằng số k1; b) Thời gian “lag” τ với hỗn hợp H2O2 0,05M, KI 0,05M và AA 1,25.10-3M tại pH 4,5.
3. Ion molybdat có thể được dùng làm xúc tác cho phản ứng của iotua với peroxit, do axit supemolybdic
H2MoO5 và anion của nó oxi hóa iotua nhanh hơn peroxit rất nhiều. Giả sử rằng molybdat tồn tại dưới dạng
H2MoO5, viết phương trình động học của phản ứng dưới dạng tổng quát (kí hiệu hằng số tốc độ là kMo). Xác
định giá trị hằng số kMo với nồng độ MoO42- 1.10-4M, nếu thời gian “lag” là 50s với điều kiện của ý 2c. Từ đó
tính thời gian “lag” khi nồng độ MoO42- là 3.10-4M.
Bài số 22: Có rất nhiều loại xi măng khác nhau trên thị trường hiện nay, nhưng một trong số những loại xi
măng được sử dụng nhiều nhất là xi măng Poóc-lăng. Thành phần chính của loại xi măng này gồm hơn 90%
clanke (clinker), với phần trăm khối lượng thành phần trong bảng bên dưới. Tính chất của xi măng Poóc-lăng
hầu hết được quyết định bởi 2 hợp chất canxi silicat là X và Y trong clanke, % khối lượng canxi trong X và Y
lần lượt là 52,6% và 46,5%, còn với silic là 12,3% và 16,3%. Trên thực tế, có khoảng 2-3% clanke là những
hợp chất phụ gia, như oxit của kali, natri, phosphor, mangan, v.v, nhưng trong bài tập này sẽ không được nhắc
đến.
Tên gọi tắt C4AF C3A M
Thành phần X Y Ca4Al2Fe2O10 Ca3Al2O6 MgO
% khối lượng 62,0 16,0 8,5 12,0 1,5
Nguyên liệu thô để lam clanke là những khoáng vật quen thuộc: đá vôi (canxit), đất sét (cao lanh,
Al2O3.2SiO2.2H2O), periclase (MgO), hematit và cát thạch anh (cát trắng). Tất cả các khoáng vật trên đều chứa
tạp chất SiO2 với 8,5% khối lượng. Ngoài SiO2, quặng hematit còn chứa 4,1% nhôm oxit, còn đất sét chứa 4,6%
sắt(III) oxit. Clanke thu được khi cho tất cả những nguyên liệu trộn theo tỷ lệ và nung ở nhiệt độ cao (1500°C)
với dòng không khí nóng thổi liên tục trong lò quay đặc biệt. Sau khi được nghiền nhỏ và làm nguội, clanke
được trộn với thạch cao sống, trong điều kiện nhiệt độ cao thạch cao sống sẽ mất nước thành thạch cao khan,
hay còn được biết tới với cái tên “vữa thạch cao Pari”, để cho ra xi măng Poóc-lăng. Lượng thạch cao thêm vào
phải đảm bảo % khối lượng sunfua trioxit trong sản phẩm cuối là 3%.
Do thành phần của nguyên liệu thô thay đổi khá nhiều, tỷ lệ các nguyên liệu đem trộn phải được điều chỉnh hợp
lý. Chất lượng của xi măng phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ của X và Y, tức là tỷ lệ của SiO2, Al2O3 và Fe2O3 trong
clanke. Do đó, chỉ số bão hòa vôi LSF được sử dụng, với công thức được tính như sau:
% (CaO)
LSF=
2,80 % ( SiO2 ) +1,18 % ( Al 2 O3 ) +0,65 % (Fe2 O3 )
Chỉ số này cho biết tỷ lệ giữa X và Y trong xi măng, nếu LSF = 1 thì chỉ có X và không có Y, còn với LSF > 1,
khi đó xi măng có X và CaO tự do. Chỉ số LSF rất quan trọng để chuẩn hóa hàm lượng thành phần xi măng và
kiểm soát tính chất cúa nó.
1. Xác định các hợp chất X và Y, đề xuất tên gọi tắt của 2 hợp chất này.
2. Xác định khối lượng nguyên liệu để sản xuất 100 tấn xi măng Poóc-lăng.
3. Tính % khối lượng các oxit trong xi măng.
4. Tính giá trị LSF của xi măng Poóc-lăng, biết rằng trên thực tế xi măng này có LSF khoảng 1.
Bài số 23: Bọ nổ (bombardier beetle) được biết đến với cơ chế tự vệ rất đặc biệt. Khi gặp nguy hiểm chúng có
khả năng phóng ra một dung dịch rất nóng để xua đuổi kẻ thù. Dung dịch này được hình thành qua phản ứng
hóa học gồm 1 cặp hợp chất được đưa trực tiếp vào “buồng phản ứng” ở đuôi với nguồn dự trữ trong cơ thể con
bọ. Một trong những chất phản ứng là đại diện của lớp hợp chất hydroquinone (BH2).
1. % khối lượng oxi trong BH2 là 25,78%. Xác định hợp chất này và cấu trúc của nó.
Hydro peroxit là hợp chất thứ 2 trong hỗn hợp phản ứng. Các phản ứng sau đây diễn ra trong “buồng phản ứng”
với enzyme xúc tác (catalase) và enzyme peroxidase:
BH2(l) → B(l) + H2(k) (1); H2O2(l) → H2O(l) + 1/2O2(k) (2); H2(k) + 1/2O2(k) → H2O(l) (3).
2. Viết phương trình tổng cộng của BH2 với H2O2.
Biết entanpi tạo thành chuẩn của H2O(l) và H2O2(l) lần lượt là -285,83 kJ/mol và -187,78 kJ/mol.
3. Xác định entanpi chuẩn của phản ứng (2) và (3).
Thế khử chuẩn của điện cực BH2/B lần lượt là 0,7175V ở 0°C và 0,6805V ở 50°C.
4. Tính entanpi chuẩn của phản ứng (1) và phản ứng tổng cộng ở câu 2.
5. Hỗn hợp trong “buồng phản ứng” được xác đụng gồm 10% BH 2, 25% H2O2, còn lại là nước (% khối lượng).
Giả sử hỗn hợp phản ứng có tính chất nhiệt động giống với nước (nhiệt dung riêng 4,2 J/K.g ở thể lỏng, 2 J/K.g
ở thể hơi, nhiệt hóa hơi 2256 J/g). Tính nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp dung dịch phản ứng. Cho rằng không có
sự trao đổi nhiệt với môi trường.
Bài số 24: Kim loại A được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp khử oxit B, thu được sau quá trình
đốt quặng sunfua của A, với cacbon. Sunfua của A hầu hết thu từ quá trình xử lý quặng sunfua đa kim loại
(CuS, PbS), và kim loại A được biết đến là một trong những thành phần quan trọng nhất trong hợp kim “kim
loại của Wood” (trong hình). Kim loại A chỉ tan trong axit có tính oxi hóa. Ví dụ phản ứng của A với HNO 3
30% tạo thành nitrat C, hợp chất này thủy phân mạnh trong nước tạo các muối bazơ, với một hợp chất có thành
phần [A6O4(OH)4](NO3)6.4H2O. Do đó, sau khi hòa tan A trong axit người ta thường giữ lượng axit dư để tránh
sự thủy phân này. Thêm dung dịch kiểm vào C thu được kết tủa D. Hợp chất E thu được khi oxi hóa D bằng kali
pesunfat trong môi trường kiềm. E có thể được dùng trong tổng hợp vô cơ như một chất oxi hóa mạnh. Do đó,
phản ứng giữa E với một sunfat kim loại chuyển tiếp cho hợp chất màu đậm F, dung dịch chứa F hấp thụ rất
mạnh ánh sáng màu vàng-xanh lá. B được hình thành khi đun nóng D tới 150°C, trong quá trình này khối lượng
chất rắn giảm 10,4%. Chất B là chất rắn tinh thể màu vàng, nó thường được điều chế bằng phương pháp nhiệt
phân các phức chất hữu cơ của A, với các phối tử như axetat, β-đixeton, v.v. Hợp chất E’ giống với E có thể
được điều chế trực tiếp từ B bằng cách nung chảy B với natri peoxit trong luồng không khí được thổi liên tục.
1. Xác định các hợp chất A – F trong bài, hoàn thiện các phương trình phản ứng.
2. Hợp kim “kim loại của Wood” được tạo từ phần lớn A và một kim loại khác, khiến tính chất đặc trưng của
hợp kim này là nhiệt độ nóng chảy khá thấp. Xác định kim loại này và dự đoán một số ứng dụng thực tiễn của
hợp kim này.
3. Xác định cấu trúc của cation [A6O4(OH)4]6+, biết ion này có cấu trúc đối xứng cao và có 3 mặt phẳng gương.
4. Màu của chất F là gì? Hãy đưa ra một lời giải thích về màu sắc của F.
Bài số 25: Với mục tiêu làm giảm thiểu tác động đến với môi trường, công ty
Coca-Cola đã phát triển và cho sản xuất các chai nhựa thân thiện với môi
trường, loại nhựa mà theo nhà sản xuất có chứa tới 30% nguyên liệu có nguồn
gốc thực vật. Trên thực tế, các chai nhựa này đều có chứa polime X, được hình
thành từ quá trình trùng ngưng etylen glycol với axit cacboxylic hai chức có
công thức phân tử C8H6O4.
1. Cho biết các đồng phân của axit cacboxylic trên, và dự đoán cấu trúc của polime X được dùng trong chai
nhựa.
2. Dựa vào % khối lượng của nguyên liệu có nguồn gốc thực vật, xác định thành phần nào của nhựa X thu được
từ nguyên liệu thô là thực vật?
3. Trên thực tế, cây mía là nguyên liệu thô chính dùng cho việc sản xuất những chai nhựa sinh học như trên.
Trong số các loài thực vật cây mía có khả năng hấp thụ CO2 rất tốt và quang hợp hiệu quả. Hãy đề xuất quá
trình công nghiệp điều chế nguyên liệu được nhắc tới ở câu 2. Viết các phương trình phản ứng.
4. Trên thực tế, nhựa công nghiệp (làm từ than đá, dầu mỏ) có những tính chất vật lý và hóa học tương tự với
nhựa sinh học. Vì vậy, để phân biệt nhựa sinh học (làm từ mía) và nhựa công nghiệp thông thường, người ta có
thể sử dụng phương pháp phân tích đồng vị. Xác định đồng vị nào được phân tích và nguyên nhân dẫn đến sự
khác nhau giữa 2 loại nhựa này.
5. Trong một bài báo khoa học, % khối lượng của nguyên liệu sinh học trong nhựa được xác định là 31,25%.
Giải thích về kết quả này bằng phép toán hoặc công thức.
6. Công nghệ PlantBottle (“Chai Thực vật”) đã được bắt đầu từ năm 2009, và đến năm 2014, khoảng 20 tỷ chai
nhựa sinh học đã được sản xuất. Công ty Coca-Cola đã công bố rằng với công nghệ “Chai Thực vật”, công ty đã
tiết kiệm được khoảng 445000 barrel dầu thô (1 barrel = 159 L). Hãy tính khối lượng của một chai nhựa mà
công ty Coca-Cola đã dùng cho việc tính toán trên. Cho biết dầu thô có khối lượng riêng khoảng 0,85 g/L, coi
như dầu thô chỉ chứa octan.
Bài số 26: Các hợp chất đa-nitơ (polynitrogens) trong thực tế có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực nhiên liệu, và
chúng đặc biệt thu hút nhiều sự chú ý vào những năm cuối thế kỉ 20, đầu thế kỉ 21, khi hợp chất có chứa ion
+¿¿
N 5 lần đầu tiên được công bố vào năm 1999.
+¿¿
a. Cho biết hình học phân tử của N 5 và vẽ công thức Lewis của ion này với các cặp e tự do và điện tích trên
các nguyên tử, cũng như các công thức cộng hưởng bền của nó.
−¿ ¿
Mới đây hơn cũng đã có các công trình công bố sự tồn tại của hợp chất có chứa ion N 5 , với cấu trúc có đôi
chút khác biệt so với ion N +¿.
5
¿

−¿ ¿
b. Cho biết hình học phân tử của ion N 5 và xác định cấu trúc của ion này, với các công thức công hưởng bền.
+¿¿
Phản ứng tổng hợp một hợp chất có chứa ion N 5 là ¿ được thực hiện bằng cách cho axit hidrazoic tác dụng với
muối ¿
c. Viết phương trình hóa học xảy ra trong phản ứng trên
Muối ¿có thể được điều chế từ N 2 F 2 với axit Lewis mạnh là As F 5 như sau:
nC ( graphit ) + As F5 →C n ∙ As F5

2 Cn ∙ As F 5+ N 2 F 4 → 2 ¿

trans−N 2 F 2+ As F 5 → ¿

d. So sánh và giải thích tính bền nhiệt động của 2 đồng phân trans và cis. Vẽ công thức Lewis của 2 đồng phân
này, cũng như ion ¿. Đề xuất trạng thái lai hóa có thể có của các nguyên tử N trong các hợp chất trên.
Khi giữ đồng phân trans- N 2 F 2 tại nhiệt độ phòng (298K) một thời gian, cân bằng giữa 2 đồng phân cis và trans
được thiết lập. Cho biết các thông số nhiệt động:
Đồng phân 0
∆ H f (kJ/mol)
0
S (J/K.mol)
trans- N 2 F 2 67,31 262,1
N
cis- 2 2F 62,03 266,5
e. Xác định tỉ lệ đồng phân cis/trans tại thời điểm cân bằng
Muối ¿ là một chất rắn, bền ở điều kiện thường, nhưng có phản ứng gây nổ mạnh khi cho tác dụng với nước.
f. Viết phương trình phản ứng xảy ra, giả sử rằng trong phản ứng này As F 5 không bị nước thủy phân.
+¿¿ +¿¿
Một muối khác có chứa ion N 5 là ¿ thường được sử dụng làm chất đầu để điều chế các muối N 5 khác thông
−¿ ¿
qua phản ứng trao đổi với các muối có anion lớn, như Sb F 6 và B(C F 4 )−¿.
4
¿
Cho biết rằng muối CsSbF6 tan ít
trong dung môi HF, còn muối KSbF6 tan ít trong dung môi SO2.
g. Viết các phản ứng điều chế các muối ¿ ¿ ¿ và ¿. Nêu rõ các muối cần sử dụng và dung môi thích hợp.
Khi phân hủy thật cẩn thận muối ¿ ¿ ¿ người ta thu được 2 hợp chất ¿ và N5F. Muối đầu tiên là một chất rắn
−¿¿
trắng và bền nhiệt hơn so với muối ¿. Khi nghiên cứu phổ NMR Sn-119 người ta thấy ion Sn F 5 trên thực tế
là hỗn hợp của các anion dimer và tetramer.
h. Vẽ cấu trúc các anion này, biết rằng số phối trí của Sn là 6 và một số nguyên tử F đóng vai trò làm cầu nối.
Bài số 26: Sự quang phân li là quá trình một nguyên tử phân mảnh sau khi hấp thụ một photon có năng lượng
đủ lớn để phá vỡ liên kết hóa học. Sự phá vỡ liên kết hóa học là một trong những quá trình hóa học quan trọng
nhất và đã được nghiên cứu chi tiết.
Trong thí nghiệm sau, một tia laze được bắn xuyên qua chùm tia chứa các phân tử Cl2, sự phân li xảy ra tại điểm
va chạm. Một tia laze thứ hai ion hóa những nguyên tử clo vừa tạo thành (mà không ảnh hưởng đến tốc độ), sau
đó một điện trường thích hợp được sử dụng để có thể đưa các ion này bay dọc với độ dài 40 cm đến một vị trí
đầu dò nhạy cảm.
Hình ảnh các phân mảnh Cl ở đầu dò được cho bên
phải .Chú ý rằng hình ảnh này tượng trưng cho sự phân bố
hình chiếu hai chiều của sự phân bố tốc độ ba chiều.

a) Người ta dùng điện trường có hiệu điện thế 3000 V để định hướng những nguyên tử Cl đã bị ion hóa đến đầu
dò. Thời gian bay của chúng là bao lâu? Dùng khối lượng mol nguyên tử Cl là 35 g.mol-1.
b) Hình ảnh xuất hiện là một vòng đơn của các nguyên tử Cl là kết quả của sự bảo toàn năng lượng và động
lượng. Đường kính bên ngoài của vòng là 12,68 mmm. Nguyên tử Cl đã đạt được tốc độ khi xảy ra sự quang
phân?
c) Năng lượng phân li liên kết của Cl2 là 243 kJ.mol-1. Xác định bước sóng của tia laze.
Bài số 27: Đối với phản ứng của chất khí H + C2H4 → C2H5 , hằng số tốc độ của phản ứng bậc hai biến đổi theo
nhiệt độ như sau:

T/K 198 298 400 511 604

k × 1012 / cm3 mol–1 s–1 0.20 1.13 2.83 4.27 7.69


a) Dùng các dữ kiện trên để tính năng lượng hoạt hóa Ea và hệ số trước lũy thừa A của phản ứng.
Công thức sau đây là kết quả của thuyết va chạm đơn giản của phản ứng lưỡng phân tử áp dụng cho hằng số tốc
độ phản ứng:

k =σ
√ 8kB T
πμ ( )
exp −
Ea
RT
Trong đó µ là khối lượng giảm của chất phản ứng và σ là diện tiếp xúc của phản ứng.
b) Dùng kết quả ở phần (a) để tính σ của phản ứng ở 400K.
c) So sánh trị số thu được với diện tiếp xúc của va chạm xấp xỉ 4.0 × 10–13 m2
Bài số 28: a. Hãy tính thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa khử
[Fe(CN)6]3–/[Fe(CN)6]4– trong dung dịch nước theo dữ kiện sau đây :
E°(Fe3+(aq) | Fe2+(aq)) = + 0.770 V
Fe3+(aq) + 6CN–(aq) ⇌ [Fe(CN)6]3–(aq) log10 Kc = 43.9
Fe2+(aq) + 6CN–(aq) ⇌ [Fe(CN)6]4–(aq) log10 Kc = 36.9
b. Cho thế điện cực chuẩn như sau :
In+(aq) + e– ⇌ In(s) E° = – 0.13 V
In3+(aq) + 3e– ⇌ In(s) E° = – 0.34 V
Tl+(aq) + e– ⇌ Tl(s) E° = – 0.34 V
Tl3+(aq) + 3e– ⇌ Tl(s) E° = + 0.72 V
Tính hằng số cân bằng của phản ứng dị li 3M+ (aq) → M3+ (aq) + 2M (s) cho In và Tl. Nhận xét kết quả.
Bài số 29: Hydro là một nguồn năng lượng hứa hẹn trong tương lai.
Một trong những cách điều chế hydro hiệu quả là phân hủy nước với
xúc tác quang học. Cơ chế của quá trình “vi diệu” này được trình bày
trong hình bên. Titan dioxide có thể được dùng làm chất xúc tác
quang học cho quá trình này. Khi được tiếp quang năng (photon) lớn
hơn vùng trống của chất bán dẫn (E g), electron bị kích thích lên vùng
dẫn, để lại lỗ trống (h+) trong vùng hóa trị. Hiệu suất sự chuyển dịch
electron bị giảm đi do sự tự kết hợp của cặp electron – lỗ trống; để
ngăn cản quá trình này chất bán dẫn thường được trộn thêm lượng
nhỏ kim loại chuyển tiếp.
1. Trong các kim loại dưới đây, kim loại nào có thể được thêm vào chất bán dẫn, tại sao? Cho biết thế khử
chuẩn của các cặp ion/ kim loại như sau:
Ion E0 (Ion/KL), V Ion E0 (Ion/KL), V
Fe3+ -0,037 Pt2+ 1,12
Mn2+ -1,19 Ru2+ 0,445
Co2+ -0,28 Cu2+ 0,521
Ce 3+
-2,34 Ag+ 0,7996
Trong những hệ thống có những hạt có kích thước nhỏ hơn 100 nm, hiệu ứng kích thước – kích thước của các
hạt ảnh hưởng tới tính chất lý hóa của chất – trở nên đáng kể. Mối liên hệ giữa vùng trống với kích thước hạt
a b
nano của chất bán dẫn oxit được biểu diễn bởi công thức: E g=E g 0 + 2 − , với Eg0 – vùng trống của dạng hạt
R R
lớn, a = h /8μ, μ = me .mh /(me + mh ) – khối lượng rút gọn của khối lượng hiệu dụng electron và lỗ trống, R –
2 * * * *

bán kính hạt nano, b = 1,8e2/4πεε0, e – điện tích electron, ε0 – hằng số điện môi, ε – điện thẩm.
2. Tính giá trị năng lượng vùng trống cho hạt nano TiO 2 với R = 2 nm, nếu Eg0 = 3,0 eV, ε = 184, μ = 0,74me; b)
Bước sóng ánh sáng kích thích sự dẫn điện tăng hay giảm nếu chuyển từ dạng hạt lớn sang dạng nano?; c) Tính
khối lượng hiệu dụng của electron và lỗ trống nếu me* = 12,5 mh*.
3. Hiệu suất quá trình tạo ra hydro có thể được xác định bằng hiệu suất lượng tử φ – tỷ lệ số electron “hiệu
dụng” với số photon tạo ra từ nguồn sáng. Tính giá trị φ (theo %), biết tốc độ sản sinh hydro tối đa với xúc tác
TiO2 là 5,6 μmol/phút, nguồn sáng công suất P = 67 mW, bước sóng 421 nm.
Động học các phản ứng trên bề mặt xúc tác quang học có thể được mô
tả bằng mô hình Langmuir – Hinshelwood: A+ Z K A AZ k P+ Z , với Z


– tâm hấp phụ, A – chất nền hữu cơ, P – sản phẩm, K A – hằng số hấp
phụ, k – hằng số tốc độ phản ứng. Tốc độ sản sinh hydro tron qg
K A C0 A
phản ứng này là W = knA, với nA = là mức độ bao phủ bề
1+ K A C0 A
mặt. Đồ thị của W là một đường cong có thể được tuyến tính thành
phương trình sau: y = 3,27 + 1,78x (xem hình)
4. a) Xác định các ẩn x và y; b) tính các giá trị k và KA.
Bài số 30: Trong hóa học vô cơ có những hợp chất thể hiện tính chất vật lý và hóa học giống với các hợp chất
hữu cơ. Trong bài tập này, 3 nhóm hợp chất như vậy được giới thiệu, với những sự tương đồng không ngờ với
các hợp chất hữu cơ.
A. Cacbon là nguyên tố có các dạng thù hình rất đa dạng: graphite, kim cương, fullerene, graphene, ống nano
cacbon. Hợp chất lưỡng nguyên tố E có thể hình thành các cấu trúc giống hệt với nguyên tố cacbon. E 3 đẳng
electron với tế bào C6 trong cấu trúc của graphite. Tỉ lệ nguyên tố trong E là 1:1. Ở áp suất 7 GPa và nhiệt độ
1500°C, E chuyển sang cấu trúc kim cương. Độ cứng của kim cương “giả” này kém so với kim cương thật,
nhưng nó bền nhiệt và bền hóa học hơn kim cương nên hợp chất này được sử dụng rộng rãi để làm chất đánh
bóng thép.
Các nguyên tố trong E cũng tạo nên hợp chất M, một chất lỏng không màu. Chất M thường được gọi là “benzen
vô cơ” do nó có mùi tương tự benzen, và cấu trúc tương tự benzen. Do sự chênh lệch về độ âm điện giữa các
nguyên tố, “benzen vô cơ” hoạt động hóa học hơn so với benzen. Sơ đồ điều chế các hợp chất E và M được cho
dưới đây:
1. Xác định E và M, xác định các chất trong sơ đồ phản ứng và hoàn thiện các phương trình phản ứng.
2. Dù cho việc điều chế kim cương nhân tạo hiện nay không còn quá khó khăn với công nghệ phát triển, kim
cương “giả” E vẫn tỏ ra hiệu quả hơn kim cương nhân tạo trong việc đánh bóng thép. Việc sử dụng kim cương
để đánh bóng thép có nhược điểm gì so với việc sử dụng E?
B. Ngoài E ra, các hợp chất của kim loại chuyển tiếp cũng có cấu trúc giống với một số dạng thù hình của
cacbon. Một trong những công trình nghiên cứu nổi bật gần đây là về “graphene vô cơ” để tạo ra các chất bán
dẫn điện quang có đối tượng nghiên cứu là các kim loại chuyển tiếp. Hợp chất lưỡng nguyên tố N là một trong
những hợp chất đầu tiên có thể tạo được những lớp đơn nguyên tử giống với graphene. Quá trình điều chế hợp
chất N này bao gồm các bước sau đây: đầu tiên một lượng 1 mmol muối ammoni B được đem nhiệt phân thu
được 183,6 mL khí có mùi đặc trưng (nhiệt độ 100°C và áp suất 1 atm); 1,008 g oxit O với kim loại C hóa trị 6
và phần trăm về khối lượng của nguyên tố oxy trong oxit O là 33,3%; và 91,8 mL hơi nước. Sau đó, những lớp
đơn nguyên tử của hợp chất N được hình thành khi cho oxit O phản ứng với hydro sunfua trong dòng khí hydro
ở 400°C.
3. Xác định các hợp chất B, C, oxit O và N. Sản phẩm nào sẽ được tạo thành nếu phản ứng diễn ra khi không có
mặt của dòng khí hydro? Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
C. Vào tháng 5 năm 2015, trên tạp chí Science có một bài báo được công bố về việc tổng hợp thành công ion vô
cơ PxNy- giống với anion xiclopentadienyl (Cp). Phổ khối của ion này cho biết số khối m/z của nó là 104.
4. Xác định công thức phân tử của anion này, nếu phổ 15N NMR của anion cho 2 tín hiệu, x và y là các số tự
nhiên. Từ đó xác định các công thức cộng hưởng của PxNy-.
5. Ngoài PxNy- còn có những hợp chất vô cơ chứa nitơ, phosphor và lưu huỳnh đẳng electron với anion Cp. Viết
ít nhất 2 công thức phân tử và cấu trúc của các hợp chất vô cơ này.
6. Nêu quy tắc Huckel về tính thơm của hợp chất hữu cơ, từ đó chứng minh các hợp chất M và PxNy- là các hợp
chất thơm.
Bài số 31: Phương pháp làm mát bằng laze là cách nhanh và hiệu quả để làm lạnh ion xuống nhiệt độ rất lạnh.
3
Động năng trung bình của một phân tử liên hệ với nhiệt độ bởi
E= 2 k B T , ở đây k là hằng số Boltzmann.
B

a. Nguyên tử canxi bị rò rỉ ra khỏi lò nung ở 600 oC. Hãy tính động năng trung bình của nguyên tử canxi và từ
đó suy ra động lượng và tốc độ của nguyên tử 40Ca, khối lượng nguyên tử tương đối của đồng vị 40Ca là 39,96.
b. Các nguyên tử di chuyển vào một bẫy ion mà tại đó các nguyên tử được quang ion hóa và đặt bẫy . Khi ở
trong bẫy này các ion được bắn phá bằng ánh sáng laze với độ dài sóng 396,96 nm. Hãy tính tần số, năng lượng
và động lượng của một photon tương ứng với độ dài sóng này.
c. Các ion đi qua chu trình quang học nhiều lần. Các ion hấp thụ photon từ laze khi chúng di chuyến ngược
chiều với ánh sáng laze(đây là hệ quả của hiệu ứng Doppler) và rồi phát xạ lại một photon theo một hướng ngẫu
nhiên. Kết quả thực sự của quá trình này là làm chậm dần chuyển động của ion. Hãy tính sự thay đổi động
lượng trung bình và tốc độ của mỗi chu trình và số photon được hấp thụ để chuyển electron sang trạng thái nghỉ.
(thực tế trong quá trình này người ta thấy nhiệt độ giảm khoảng 0,5 mK)
d. Hãy viết cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của ion Ca + và tính động lượng góc spin và obitan của electron
độc thân.
e. Về cấu hình dạng kích thích, sự làm mát bằng laze chuyển các eletron độc thân bị kích thích sang obitan p
thích hợp thấp nhất. Hãy tính động lượng góc spin và obitan của electron độc thân.
f. Ở trạng thái kích thích này electron phải chịu một từ trường vì chuyển động tự quay của nó xung quanh hạt
nhân đã tích điện. Trong trường này spin của electron có thể kí hiệu cùng chiều hoặc ngược chiều và hai trạng
thái có năng lượng khác nhau ít. Tổng số động lượng j của động lượng góc của các electron có giá trị từ
|l−s| đến |l+s| là số nguyên. Hãy tính trị số của j.
g. Trong hai mức, sự dịch chuyển trong làm mát bằng laze là đưa đến mức thấp hơn, còn sự dịch chuyển từ
trạng thái cơ bản sang mức cao hơn có độ dài sóng là 393,48 nm. Hãy tính sự khác nhau về năng lượng giữa hai
mức thu được từ cấu hình kích thích.
Bài số 32: Tuổi của đá thu thập được từ mặt trăng trên tàu vũ trụ Apollo 16 được xác định bằng tỉ lệ 87
Rb / 86Sr
và 87Sr / 86Sr của các mẫu khoáng vật khác nhau.
Khoáng 87
Rb / 86Sr 87
Sr / 86Sr
A (Plagioclaze) 0.004 0.699
B (Tinh chất) 0.180 0.709
a) 87Rb phóng xạ b– , hãy viết phương trình phản ứng hạt nhân. Thời gian bán hủy là 4.8 × 1010 năm.
b) Hãy tính tuổi của loại đá này. Giả thiết ban đầu tỉ lệ 87Sr / 86Sr trong mẫu A và B bằng nhau và 87Sr và 86Sr
bền.
Bài số 33: Một vị giáo sư Hóa nọ có sở thích chăm sóc bể thủy cung mini
(hình bên) với pH của nước là 7,2, nồng độ oxi hòa tan 3,12.10-4M. Ông
đọc một cuốn sách về thực vật thủy sinh, trong đó nói rằng những loài
thực vật trong bể của ông cần được cung cấp sắt vi lượng, với nồng độ lý
tưởng [Fe] = 2µM. Cho các thông tin sau: pKsp(Fe(OH) 3) = 37,4; với pH
7,2 tỷ lệ số mol phối tử EDTA (Y 4-) là 8.10-4; phản ứng
1 1 −¿ ¿
3 +¿+ OH ¿
2+ ¿+ O2+ H 2 O ⇄ Fe ¿
Fe 4 2 có K = 105, hằng số bền các phức của sắt với
EDTA như sau:
Phức chất FeIIY FeIIIY Fe(OH)2+ Fe(OH)2+ Fe(OH)3
Hằng số bền β 10 14
10 25
10 12
1022 1030
1. Xác định phần mol Fe3+ tự do trong dung dịch tại pH 7,2. Quá trình nào khiến cho nồng độ sắt tự do là nhỏ ở
pH này? Có thể bổ sung sắt cho bể thủy cung bằng cách thêm trực tiếp sắt (III) sunfat vào bể? Tính tổng nồng
độ tối đa của sắt trong bể.
2. Giáo sư tìm hiểu thêm và biết được rằng sắt sẽ được hấp thu hiệu quả hơn nếu sắt ở dạng oxi hóa +2. Quá
trình nào sẽ xảy ra nếu thêm sắt (II) sunfat vào dung dịch? Viết các phương trình phản ứng. Phần trăm sắt hòa
tan ở dạng 2+ là bao nhiêu, giả sử có 2 µM sắt (II) sunfat được thêm vào ở pH 7,2 và đạt được cân bằng.
3. Một lời khuyên từ các chuyên gia để tăng độ hòa tan của sắt và độ bền của sắt (II) bằng cách sử dụng dạng
phức chelat của sắt, chẳng hạn bằng cách thêm EDTA vào sắt sunfat. Tính phần mol Fe 3+ tự do trong dung dịch
tại pH này, nếu vị giáo sư thêm vào lần lượt muối sắt (II) (2 µM) và một lượng gấp rưỡi EDTA. Dạng tồn tại
chủ yếu của sắt (III) trong điều kiện này là gì? Tính phần mol của nó. Có kết tủa sắt (III) hydroxit trong trường
hợp này không? Tính phần trăm sắt (II) tự do nếu thêm vào dung dịch một lượng sắt (II) và một lượng gấp rưỡi
EDTA, trong dung dịch lúc này dạng tồn tại của sắt là gì?
Bài số 34: Phương pháp phân tích trắc quang là một phương pháp rất nhạy để xác
định nồng độ rất nhỏ các chất trong dung dịch, phương pháp này dựa trên sự hấp
thụ quang ở những bước sóng nhất định của một số phân tử. Nicotinamide adenine
dinucleotide (NAD) là một coenzym tồn tại ở 2 dạng oxi hóa (NAD +) và khử
(NADH) như trong hình, và coenzym này tham gia vào các phản ứng oxi hóa khử
trong các tế bào sống.
1. Viết phản ứng oxi hóa axit oxalic bằng coenzym này.
Từ dung dịch ban đầu chứa 25 mM NAD+ và một lượng axit oxalic thiếu so với NAD+, một lượng 5,0 mL được
đem pha loãng thành dung dịch 1000 mL, thu được dung dịch 2. Độ hấp thụ quang của dung dịch 2 được đo ở 2
bước sóng khác nhau, 260 nm và 340 nm (A(2)). Tương tự, 5,0 mL dung dịch NADH 4,0 mM được pha loãng
(tới thể tích chưa rõ) cho dung dịch 3, và độ hấp thụ A(3) được đo ở 2 bước sóng trên. Các kết quả được cho
dưới bảng sau. Cho biết các thí nghiệm trắc quang đều dùng cuvet có độ dài 5 mm.
λ, nm A(2) A(3)
260 0,981 1,047
340 0,325 0,433
2. Dựa vào phổ hấp thụ sau, cho biết màu sắc của dung dịch I.
3. Ở bước sóng nào trong khoảng 240 – 390 nm độ truyền qua của dung
dịch 1 là tối đa?
4. Từ bảng trên và sơ đồ, xác định nồng độ NAD + và NADH trong dung
dịch 1, tìm hệ số hấp thụ quang của NAD + và NADH ở 2 bước sóng 260
nm và 340 nm.
5. Mẫu NADH 4,0 mM đã được pha loãng bao nhiêu lần để tạo dung dịch 3?
6. Xác định nồng độ NAD nhỏ nhất có thể phát hiện được bằng phương pháp này, biết độ truyền qua tối đa mà
máy có thể phân biệt được là 99%.
I0
Cho biết độ hấp thụ quang của dung dịch tuân theo định luật Lambert–Beer: A=log =εcl=∑ ε i c i l, với A –
I
độ hấp thụ quang, I – cường độ ánh sáng, ε – hệ số hấp thụ, c – nồng độ chất trong dung dịch, l – chiều dài
I
cuvet. Độ truyền qua được tính theo công thức T = .100%.
I0

Bài số 35: Vào năm 1807, nhà hóa học nổi tiếng Humphry Davy đã thu được 2 kim loại A và B bằng phương
pháp điện phân các hợp chất nóng chảy của chúng. 2 kim loại này hoạt động hóa học khá mạnh, vì vậy chúng
không tồn tại dạng đơn chất ngoài tự nhiên. Khi đốt cháy kim loại B trong không khí tạo thành hợp chất C với
% khối lượng O là 45,1%, còn khi đốt A tạo thành hợp chất khác là H màu vàng nhạt với % khối lượng O là
41%. Cả C và H đều được ứng dụng trong các lĩnh vực quan trọng như hàng không vũ trụ hay hải dương học.
Khi để hợp chất C đem tác dụng với CO2 thu được hợp chất D, và dung dịch sau khi D phản ứng với HCl chứa
chất E, là một chất quan trọng để điều chế B trong công nghiệp bằng cách nung chảy E với A, thậm chí phương
pháp này còn được sử dụng phổ biến để điều chế B hơn phương pháp điện phân. Phản ứng giữa C và dung dịch
nhôm sunfat được axit hóa bằng axit sunfuric tỏa nhiệt mạnh, khi làm lạnh dung dịch này thu được những tinh
thể chất F trong suốt. Khi cho dung dịch chứa F tác dụng với natri peclorat, chất kết tủa trắng G được hình
thành, đây là một trong số những hợp chất ít tan hiếm hoi của B.
1. Xác định các hợp chất A – H, viết các phương trình phản ứng đã xảy ra.
2. Nêu lý do tại sao phản ứng điều chế B từ phản ứng giữa A và E lại có thể xảy ra?
3. A và B có thể phản ứng với nhau tạo thành các hợp chất liên kim loại. Một trong số những hợp chất này có %
khối lượng B là 45,9%. Xác định hợp chất này, viết phương trình phản ứng của nó với nước.
Bài số 36: Các nguyên tố halogen có thể có nhiều số oxi hóa khác nhau, dẫn tới việc có một số lượng rất lớn
các hợp chất có mặt các nguyên tố này, và rất nhiều hợ
p chất troing số đó có cấu trúc và tính chất thú vị. Tuy nhiên, cần phải rất cẩn trọng khi làm việc với những hợp
chất halogen, khi rất nhiều hợp chất tiềm ẩn nguy cơ chát nổ và độc hại rất cao.
Các hợp chất X, Y1, Y2, và Z có cùng thành phần định tính. Số oxi hóa của nguyên tử trung tâm trong các hợp
chất tăng dần theo chiều X < Y1, Y2 <Z. Hợp chất B thu được từ flo hóa hợp chất lưỡng nguyên tố A (%mF =
34,86%) có thể cho ra Y1 (%mF = 52,53%) hoặc Y2 bằng cách thủy phân không hoàn toàn. Hợp chất Y2
nguyên chất có thể thu được bằng 3 cách: a) bằng phản ứng của A với một chất khí vàng nâu C; b) flo hóa khí
vàng cam D; c) hydroflo hóa chất lỏng đỏ sẫm E. Hợp chất lưỡng nguyên tố C-E có cùng thành phân định tính.
Số oxi hóa của nguyên tử trung tâm trong C-E tăng dần theo chiều C <D <E, và số oxi hóa của nguyên tử này là
giống nhau trong A và C. Phản ứng giữa HgO và chất khí F là một trong số những phương pháp ít ỏi để điều
chế chất C nguyên chất.
Hợp chất Y2 có thể bị oxi hóa bởi chất oxi hóa rất mạnh như PtF6 để tạo 2 muối G và H có cùng số mol. Cho G
và H lần lượt tác dụng với nitryl florua thu được Y2 và chất mới Z. Sơ đồ phản ứng được cho cụ thể dưới đây:

a. Xác định các hợp chất trong bài, viết các phương trình phản ứng xảy ra trong sơ đồ trên
b. Xác định cấu trúc và cho biết lai hóa của nguyên tử trung tâm trong các hợp chất B, C, D; các cation trong G,
H; và X, Y1, Y2, Z.
c. Giải thích hiện tượng dẫn điện của chất lỏng E.
d. Viết phản ứng thủy phân C, D, E.
Bài số 37: Hòa tan oxit Co3O4 vào dung dịch HCl, thu được muối A1. Cho A1 tác dụng với dung dịch NH3 đặc
dư thu được phức chất A2 màu hồng nhạt. Sục khí oxi dư vào dung dịch chứa phức chất A2, sau phản ứng
người ta thu được phức chất A3 dạng khan, màu xanh, nghịch từ. Phức chất này kém bền, bị thủy phân chậm
trong dung dịch HCl loãng tạo khí Z không màu và phức chất đơn nhân A4, nghịch từ. Cho 1,340 g A3 tác dụng
vừa đủ với AgNO3 dư thu được 1,665 g kết tủa trắng. Oxi hóa A3 bằng lượng Cl2 vừa đủ, thu được phức A5,
thuận từ. Cho toàn bộ lượng A5 tác dụng với AgNO3 dư thu được 2,081 g kết tủa. Nhiễu xạ tia X cho biết A5 là
phức chất 2 nhân, 2 nguyên tử Co trong phức là tương đương nhau. Kết quả phân tích hàm lượng % về khối
lượng của Co và N trong A3, A4, A5 như sau:
Hợp chất A3 A4 A5
%N 30,30 27,94 28,17
%Co 25,54 23,55 23,72
1. Xác định các chất A1-A5 trong bài, viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Giải thích về từ tính của phức A5.
Bài số 38: Muối nitrat ngậm nước A của kim loại M có công thức M(NO 3)3.nH2O được đem đi phân tích nhiệt
trong khoảng nhiệt độ 120-550°C, quá trình hình thành các sản phẩm cùng % khối lượng bị mất đi được trình
bày dưới đây:
%m(hụt) (%) 43,2 57,6 81,6 84,0 86,4
Chất tạo thành B C D E F
Biết rằng F là oxit, thường được dùng trong công nghiệp xây dựng. Quá trình từ B ra C mất đi đúng 3 phân tử
nước. Xác định các hợp chất trong bài, viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài số 39: Phức chất của crom (III) với ammonia có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu những tính chất
cơ bản của phức chất, đặc biệt là phức tứ diện.
a. Để có thể điều chế những phức chất này, người ta thường bắt đầu bằng việc chuẩn bị dung dịch muối crom
(II). Từ crom kim loại có thể điều chế dung dịch muối này như thế nào, nêu rõ các điều kiện cần thiết.
b. Dung dịch ammonia và một lượng ammoni clorua được thêm vào dung dịch muối crom (II), sau đó sục dòng
khí oxi liên tục qua dung dịch, thu được kết tủa màu đỏ có chứa 28,75% khối lượng nitơ. Xác định công thức
kết tủa và viết phương trình phản ứng. Ngoài oxi, chất nào có thể được dùng làm chất oxi hóa cho phản ứng
này? Giải thích sự lựa chọn và viết phương trình phản ứng.
c. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi không có khí oxi (môi trường khí trơ).
d. Giải thích tại sao không thể thực hiện phản ứng điều chế phức chất ammonia của crom (III) bằng phản ứng
giữa dung dịch crom (III) và ammoniac/ muối amoni?
Bài số 40: Phép đo độ dẫn điện (conductometry) là một trong số những phương pháp phân tích điện hóa được
sử dụng từ lâu. Phương pháp này được dựa trên phép đo về độ dẫn điện σ [S/m] (S là đơn vị Siemens, 1S = Ω-1).
Độ dẫn điện có mối liên hệ với sự có mặt của ion trong dung dịch. Mỗi ion đều có độ dẫn điện mol đặc trưng, kí
hiệu λ [S.m2/mol], phụ thuộc vào điện tích z và độ linh động μ [S.m 2/C]: λ = |z|μF, với F là hằng số Faraday.
Tổng độ dẫn điện của dung dịch là tổng độ dẫn điện của mỗi ion: σ = ∑ σ i=∑ λi ci , với ci là nồng độ mol của
ion [mol/L].
1. Độ linh động của ion OH- và H+ lần lượt là 2,07.10-7 và 3,63.10-7 S.m2/C. Tính độ dẫn điện của nước tinh
khiết ở nhiệt độ phòng.
Trong thí nghiệm đầu tiên, 50 mL axit mạnh HA được chuẩn độ bằng
dung dịch kiềm 0,5M. Biểu đồ phụ thuộc giữa độ dẫn điện của dung dịch
và thể tích dung dịch kiềm được cho dưới đây (xem hình).
2. Những ion nào là nguyên do của tính dẫn điện trong dung dịch, trước,
trong, và sau điểm tương đương? Coi như sự phân ly của nước là không
đáng kể.
3. Xác định axit HA và dung dịch kiềm đã sử dụng, biết rằng độ dẫn điện
mol [mS.m2/mol] của các ion được cho trong bảng sau:
Ion Li+ Na+ K+ Cl- Br- ClO4-

λ 3,86 5,01 7,35 7,63 7,80 6,52


4. Tính độ dẫn điện của dung dịch sau khi thêm 6,0 mL dung dịch kiềm.
Trong thí nghiệm thứ hai, 20 mL hỗn hợp axit HCl và axit hữu cơ yếu H nB (Ka ~ 10-5 – 10-6) được pha loãng tới
100 mL và chuẩn độ bằng dung dịch KOH 0,6 M. Kết quả của phép chuẩn độ được cho trong bảng dưới đây:
V, mL 0 1 2 3 4 5 6 7 8 10 12
σ, S/m 0,600 0,489 0,377 0,267 0,233 0,278 0,324 0,489 0,655 0,985 1,312
5. Có bao nhiêu proton của axit yếu HnB đã được chuẩn độ? Tính nồng độ 2 axit trong dung dịch ban đầu.
Bài số 41: Để xác định nồng độ dung dịch CoCl2, một nhà khoa học trẻ thêm 5,0 mL dung dịch kali nitrit 0,2M
vào dung dịch cần phân tích có thể tích 100 mL, sau đó thêm 2 mL dung dịch đệm axetat, đun sôi và để trong
4h. Chất kết tủa màu vàng K3[Co(NO2)6] tách ra được đem lọc, rửa với dung dịch 0,01 KNO3, rồi đem hòa tan
vào dung dịch H2SO4 và pha loãng tới 100 mL. 10 mL dung dịch này được đem chuẩn độ với dung dịch KMnO4
0,05M cho đến khi dung dịch bắt đầu chuyển màu hồng tím thấy hết 13,75 mL.
1. Viết các phương trình phản ứng i) hình thành K 3[Co(NO2)6]; ii) phản ứng của KMnO4 với ion nitrit trong môi
trường axit; iii) phản ứng của KMnO4 với K3[Co(NO2)6], biết rằng coban được khử hoàn toàn về số oix hóa +2.
2. Tính nồng độ coban (g/L) trong dung dịch gốc.
3. Tính độ tan của K3[Co(NO2)6] trong dung dịch sau khi nó được hình thành. Cho biết pK sp = 9,367, coi như
nước và [Co(NO2)6]3- thủy phân không đáng kể. Từ đó tính sai số chuẩn độ trong thí nghiệm này.
4. Tại sao người ta lại phải rửa kết tủa bằng dung dịch KNO3 chứ không phải nước cất?
Bài số 42: Ammoniac là một hợp chất rất thú vị trong hóa vô cơ, bởi trong một vài điều kiện, đặc biệt ở nhiệt
độ thấp, nó thể hiện tính chất khá giống so với nước – H2O. Oxit A là một trong những oxit được tạo bởi kim
loại X khi tác dụng với oxi, X là một kim loại hoạt động hóa học rất mạnh, với quang phổ có màu tím thủy
chung. Trong ammoniac lỏng, phản ứng giữa A và ammoniac tạo nên 2 hợp chất B và C đều chứa kim loại X.
Hợp chất C có khả năng phản ứng cao, sơ đồ phản ứng của C với các hợp chất khác nhau như sau:
Cho biết:
Pư (1) là C tác dụng với PCl5 sinh ra 3 sản phẩm G, F, E.
Pư (2) là pư thủy phân C.
Pư (3) là C tác dụng với F.
Pư (4) là C tác dụng với N2O cho D là hợp chất kém bền, dễ phân hủy.
a. Xác định kim loại X và các hợp chất trong bài (trừ G).
b. Biết rằng G bị thủy phân trong nước nóng tạo thành 2 muối có cùng thành phần định tính. Xác định G, cấu
trúc của nó và viết pư thủy phân G.
c. Kim loại X tác dụng với oxi, ngoài sinh ra A còn sinh ra những sản phẩm nào? Viết ptpư tạo các sản phẩm đó
và hoàn thiện các pư 1-4.
Bài số 43: Quá trình điều chế một hợp chất vô cơ A được thực hiện như sau: Bước thứ nhất, 31.5g axit oxalic
dạng dihydrat được cho hòa tan vào 200mL nước ấm (70℃ ). Thêm vào dung dịch này 6.32g bột kali
pemanganat theo từng lượng nhỏ, khuấy đều. Phản ứng hoàn toan, 6.90g kali cacbonat được thêm vào dung
dịch từ từ, dung dịch sau phản ứng đem làm nguội tới 4-5℃ rồi thêm 160 mL nước lạnh, thu được hợp chất A1.
1. Xác định A1 và viết các phương trình phản ứng đã xảy ra trong bước thứ nhất để điều chế A.
Bước thứ hai của quá trình được thực hiện trong bóng tối. 1.58g kali pemanganat dạng bột được thêm vào dung
dịch thu được sau bước 1. Hỗn hợp được khuấy mạnh trong 10 phút ở nhiệt độ 0-2 ℃ . Dung dịch thu được có
màu đỏ tía được làm nguội, lọc lạnh, rồi thêm 200mL etanol rất lạnh. Kết tủa A tách ra (dạng hydrat) có % khối
lượng kali là 23,92%, được cho làm khô ở nhiệt độ phòng trong không khí.
2. Xác định công thức của A, viết các phương trình phản ứng xảy ra trong bước 2 của quá trình. Viết phương
trình tổng cộng phản ứng điều chế A. Tính hiệu suất quá trình biết lượng chất A thu được là 12,8g
3. Nếu bước thứ 2 được thực hiện trong điều kiện có ánh sáng, người ta nhận thấy còn thu được 2 hợp chất B và
C với lượng nhỏ (% khối lượng kali trong C là 22,65%) Xác định công thức B và C, viết phương trình hóa học
giải thích sự hình thành của B và C.
4. Dung dịch A cô đặc có màu đỏ tím sẫm. Khi pha loãng hoặc axit hóa dung dịch, nó chuyển sang màu vàng
nâu. Viết phương trình hóa học để giải thích hiện tượng trên.
Bài số 44: Hai nguyên tố X và Y có thể tao thành những hợp chất lưỡng nguyên tố đa dạng, chúng có thể là
những chất khí, chất lỏng, thậm chí là chất rắn. 9 hợp chất lưỡng nguyên tố A – I được giới thiệu trong sơ đồ
chuyển hóa sau:

Khi xử lý hợp chất A với dung dịch natri hypoclorit, chất lỏng không màu B được tạo thành, hợp chất này
không thể thu được bằng phản ứng trực tiếp từ các nguyên tố X và Y. Chất lỏng này có khá giàu năng lượng và
thường được dùng làm nhiên liệu tên lửa. Có thể thu được B từ phản ứng của chất rắn trắng K với dung dịch
natri hypoclorit, từ 0,72 g K có thể thu được 0,384 g chất lỏng B bằng phương pháp này. Thủy phân hoàn toàn
K thu được 2 chất khí A và W (d W = 1,964 g/L, đktc). Chất lỏng dễ bay hơi C được điều chế lần đầu tiên bằng
phản ứng giữa B và axit L, khi dùng dư axit sẽ oxi hóa C thành những lượng bằng nhau về số mol các chất khí
Y, Z và nước. Khi tương tác với axit mạnh, C đóng vai trò như 1 bazơ (ví dụ như trong muối M), nhưng C cũng
có thể tạo muối với các chất A và B tạo thành các muối D và E tương ứng. Điều chế 0,855 g muối E theo dãy
B→C→E cần sử dụng 0,864 g B, hiệu suất của 2 bước phản ứng lần lượt là 80% và 95%. Đun nóng C từ từ ở
áp suất thấp thu được lượng nhỏ hợp chất kém bền F. F nhanh chóng chuyển hóa thành chất khí màu vàng G; F
có thể phản ứng trực tiếp với oxi tạo thành axit L ở điều kiện thường. Hợp chất H chưa được cô lập ở trạng thái
tinh khiết, nhưng nó tồn tại dưới dạng muối H.HCl là sản phẩm phụ của phản ứng giữa A với natri hypoclorit.
H.HCl có thể thu được trực tiếp từ phản ứng giữa B và J. Hợp chất công hóa trị I là một dẫn xuất của G, có
nhiều đồng phân cấu tạo khác nhau. Khi nung nóng I đồng phân hóa cho muối D, hoặc sinh ra B và một lượng
tương đương khí Y. Hợp chất K và H có cấu trúc giống nhau.
1. Xác định các hợp chất A – I và các hợp chất J – M, W, X, Y, Z.
2. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ trên.
3. F tồn tại dưới 2 dạng khác nhau về năng lượng. Biễu diễn công thức Lewis cho 2 dạng này, cho biết có những
hạt (phân tử hoặc nguyên tử) nào đẳng điện tử với F.
4. Tại sao H.HCl là sản phẩm phụ của phản ứng giữa A với natri hypoclorit? Giải thích bằng các phương trình
phản ứng.
Bài số 45: Phân tử A2 với hạt nhân A có số spin khác 0 có một loại đồng phân đặc biệt, đó là đồng phân spin.
Hạt nhân A với số lẻ các nucleon được mô tả bởi thống kê Fermi – Dirac, và đồng phân ortho-A2 (o-A2) có tổng
spin I là lẻ (I = Σi), còn đồng phân para-A2 (p-A2) có tổng spin là chẵn.
1. Tím giá trị I cho o-H2 và p-H2, chỉ ra hướng của spin bằng các mũi tên. Biết rằng các nucleon cơ bản đều có
giá trị spin là 1/2
Với phản ứng chuyển hóa p-H2 ⇄ o-H2 hằng số cân bằng K = χo/χp = f(T) ở nhiệt độ T thấp (xem bảng dưới).
Tuy nhiên ở T cao, K không phụ thuộc vào T, với K = 2,98 (400 K); 3,00 (500 K); 3,00 (600K).
2. Từ các phương trình liên quan giữa ΔG°, ΔH°, ΔS°, thiết lập phương trình tuyến tính liên hệ giữa K và T. Từ
đó tính toán và điền vào các ô trống trong bảng dưới đây:
T, K 20 30 40 60 100
χp, % mol 97 65,8 38,6
K 1,89.10-3 0,127
3. Tính ΔH° và ΔS°, cho rằng chúng không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Vào năm 2010, J. Ingues đề xuất một quá trình 3 bước cho phản ứng chuyển hóa ở nhiệt độ T cao. Bước đầu
tiên p-H2 (1 atm, 600K, V, χp = 1) chuyển thành o-H2 (1 atm, 600K, V, χo = x) với entropy ΔSI = 9,2x J/K. Bước
thứ hai o-H2 và p-H2 được trộn vào nhau, hệ lúc này có entropy ΔS II = –R[xlnx + (1-x)ln(1-x)]. Bước cuối cùng
là bước đưa nhiệt độ từ 600K về nhiệt độ T, với ΔSIII = CV.ln(T/600).
4. Điều kiện cần để K không phụ thuộc vào nhiệt độ là gì? Cho biết dlnK/dT = ΔH°/RT2.
5. Tính giá trị ΔSI+II = ΔSI + ΔSII với x = 0,6; 0,7; 0,8; 0,85. Từ đó lập sơ đồ liên hệ ΔSI+II = f(x), xác định x để
ΔSI+II max, từ đó tính K0 và so sánh nó với giá trị các giá trị K ở nhiệt độ T cao đã cho.
6. Xác định nhiệt độ T nhỏ nhất mà quá trình chuyển hóa có thể được áp dụng, nếu biến thiên entropy sau bước
thứ hai và tại nhiệt độ T là bằng nhau (hint: tổng biến thiên entropy bằng 0).
Hạt nhân của những nguyên tử A với số chẵn các hạt nuleon được mô tả bởi thông kê Bose – Einstein, với o- A2
có spin chẵn, còn p-A2 có spin lẻ. Giá trị của χi tỷ lệ với số trạng thái có thể có là 2I+1.
7. Tính giá trị I của các đồng phân ortho- và para của deuteri (o-D2 và p-D2).
8. Tính lượng tối đa mà mỗi đồng phân có thể đạt được với 2 phân tử H 2 và D2, cho biết đồng phân nào bền
vững hơn.
Bài số 46:
Trong bộ môn Hóa Lý, không có cách nào có thể dự đoán hoạt động của chất xúc
tác trong một phản ứng dựa trên tính chất lý-hóa đơn thuẩn, hay nói cách khác là
không hề có khái niệm “thuyết xúc tác” chung. Để có thể đưa ra những dự đoán
này, các nhà hóa học cần phải hiểu được cơ chế của phản ứng xúc tác. Để thực hiện
việc này, cần phải thực hiện những nghiên cứu về động học của phản ứng và đưa ra
sơ đồ động học hợp lý. Sơ đồ này thường bao gồm chuỗi các hợp chất trung gian,
cũng như sản phẩm phụ trong quá trình phản ứng.
Một sơ đồ biểu diễn buồng phản ứng dùng trong phản ứng xúc tác dị thể được cho ở
hình bên. Để xác định một các định tính hoạt động của chất xúc tác, những thuật ngữ sau thường được sử dụng:
tốc độ chuyển hóa sản phẩm C (tỷ lệ số mol chất phản ứng so với chất đưa vào), sự chọn lọc sản phẩm S(X) (tỷ
lệ số mol sản phẩm X so với tất cả sản phẩm tạo thành), và hiệu suất Y(X) của sản phẩm.
1. Lập biểu thức tính hiệu suất sinh ra sản phẩm X theo tốc độ chuyển hóa và sự chọn lọc sản phẩm.
Để nghiên cứu sơ đồ động học, người ta thay đổi thời gian tiếp xúc của chất xúc tác với chất phản ứng, do có
thể dễ dàng thay đổi tốc độ đưa chất phản ứng mà không làm thay đổi khối lượng xúc tác. Sau đó, dựa vào phân
bố sản phẩm theo tốc độ đưa chất phản ứng, sơ đồ động học của phản ứng có thể được đề xuất.
2. Lập biểu thức tính thời gian tiếp xúc τ (s) của chất xúc tác với chất phản ứng theo khối lượng xúc tác m (kg),
khối lượng riêng ρ (kg.m-3) và tốc độ đưa chất phản ứng V (L.phút-1).
Nghiên cứu quá trình chuyển hóa có xúc tác từ chất A thành chất B được thực hiện trong buồng phản ứng như
trên tại nhiệt độ 200°C. Xúc tác có khối lượng 500 g trong tất cả các thí nghiệm, khối lượng riêng của xúc tác là
1000 kg.m-3. Tốc độ đưa chất phản ứng V được thay đổi tử 1 đến 30 L.phút -1. Quá trình phản ứng sinh ra những
sản phẩm phụ C, D, và E ngoài sản phẩm B và chất A không phản ứng. Với mỗi tốc độ đưa chất, hiệu suất tạo
thành B – E được cho dưới bảng sau:
Y, %
V, L.phút-1 B C D E
30,0 0 2 0 9
5,0 2 18 4 26
2,5 6 22 9 38
1,5 17 15 12 46
1,0 40 5 2 50
3. Tính thời gian tiếp xúc của chất xúc tác, theo s, với chất phản ứng dựa trên tốc độ đưa chất. Dựa trên tốc độ
tính được, và lượng chất thu được theo thời gian tiếp xúc, đề xuất sơ đồ động học cho phản ứng này, giả sử các
phản ứng đều là bậc nhất và một chiều. Ví dụ về sơ đồ động học như sau: X → Y → Z.
4. Tính tốc độ chuyển hóa A với mỗi tốc độ đưa chất phản ứng. Giả sử như chỉ có phản ứng chuyển hóa A thành
B xảy ra trên bề mặt xúc tác, thiết lập biểu thức liên hệ tốc độ chuyển hóa A theo thời gian tiếp xúc.
5. Tính tốc độ chuyển hóa A ở 210°C, tốc độ đưa chất 5L.phút -1, với các điều kiện khác tương tự. Cho năng
lượng hoạt hóa của phản ứng chuyển hóa A thành B là 50 kJ/mol.
Bài số 47: Cho thế điện cực chuẩn và bán phản ứng của hợp chất clo như sau :

Môi trường kiềm E°/ V Môi trường axit E/ V

ClO 4  H 2O / ClO 3  2OH  0.37 ClO 4  2H + / ClO 3  H 2O 1.20

ClO3  H 2O / ClO 2  2OH  0.30 ClO3  3H + / HClO 2  H 2O 1.19

ClO 2  H 2O / ClO   2OH  0.68 HClO 2  2H + / HOCl  H 2O 1.67

ClO  H 2O / 12 Cl 2  2OH  0.42 HOCl  H + / 12 Cl 2  H 2 O 1.63

1
2
Cl 2 / Cl  1.36 1
2
Cl 2 / Cl  1.36

Hãy tính các đại lượng:

a. Tích số ion của nước Kw.

b. Hằng số cân bằng của phản ứng dị li clo tạo sản phẩm với số oxi hóa +1 và – 1 trong môi trường axit và môi
trường kiềm.
c. Trị số pKa của HOCl.

d. Nồng độ của HOCl và ClO- trong dung dịch ở pH = 7,5 biết tổng nồng độ của hypoclorit (clorat (I)) là
0,20 mmol .dm–3, và thế điện cực của quá trình khử clo ở pH này với hoạt độ của clo bằng đơn vị. Điều kiện này
là đặc trưng của một bể bơi.
Bài số 48: Để xác định nồng độ bismuth trong dung dịch, 25,0 mL dung dịch Bi3+ được axit
hóa được trộn với 20 mL cloroform, thêm chất chỉ thị xanh metylthymol và chuẩn độ với
dung dịch ammoni oxalat chuẩn (phản ứng A), bình được lắc liên tục sau khi mỗi lượng
chất chuẩn được thêm vào. Sau khi thêm 14,36 mL dung dịch oxalat 0,1M, màu xanh
dương của dung dịch chuyển sang màu xanh lá, sự thay đổi về màu có thể thấy rõ khi tách
pha. Cho rằng 1 mL dung dịch oxalat tương ứng với 13,93 mg Bi.
1. Viết phản ứng A, sử dụng tính toán để xác nhận chất sinh ra sau phản ứng.
2. Tính nồng độ Bi3+ trong dung dịch theo mol/L và g/L.
3. Màu xanh dương của dung dịch là do phức chất của bismuth với chất chỉ thị (Ind3-): Bi3+ + Ind3- → BiInd.
Giải thích ngắn gọn quy tắc của quá trình chuẩn độ này bằng cách viết phương trình phản ứng chuẩn độ và xác
định hợp chất nào có màu vàng (khiến dung dịch chuyển màu xanh lá).
Khi nồng độ bismuth nhỏ, phép chuẩn độ chính xác hơn được thực hiện. Khi thêm KBr dư vào 100,0 mL mẫu
dung dịch, có chất kết tủa trắng (như trên hình) được tạo thành (phản ứng D), kết tủa này nhanh chóng hòa tan
(phản ứng E) thu được dung dịch có màu vàng nhạt. Dung dịch này được trung hòa bằng từng lượng nhỏ NaOH
đến khi huyền phù kết tủa bắt đầu hình thành, không tan khi khuấy mạnh (phản ứng F). Sau đó, dung dịch
hexaammin crom(III) nitrat được thêm vào để kết tủa hết bismuth trong dung dịch (phản ứng G). Kết tủa này
được rửa bằng KBr, sau đó rửa với nước nóng; nó nhanh chóng bị thủy phân bởi nước nóng, tạo ra kết tủa trắng
giống với phản ứng đầu tiên (phản ứng H). Thêm dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch thu được, đun nóng
(phản ứng J), thấy có khí thoát ra, khí này được hấp thụ hoàn toàn bằng dung dịch axit boric (phản ứng K).
Dung dịch thu được đem chuẩn độ bằng HCl 0,1M với chất chỉ thị metyl da cam thấy cần 17,2 mL.
5. Viết các phương trình phản ứng từ D – L. Xác định các kết tủa trong phản ứng D, cũng như H, và hợp chất
màu vàng nhạt của phản ứng E.
6. Xác định nồng độ bismuth trong dung dịch ban đầu theo mol/L.
Bài số 49: Cho suất điện động của pin
Pt | H2 (g) (p =1.0 bar) | HBr (aq) (1.010−4 M) | CuBr | Cu
bằng 0.559 V ở 298 K. (Giả sử tất cả các cấu tử trong pin đều lí tưởng)
a. Hãy viết phương trình bán phản ứng của điện cực bên phải và điện cực bên trái, phương trình Nernst của pin
và thế điện cực chuẩn của điện cực CuBr.
b. Tính nồng độ của ion Cu+(aq) trong pin nêu trên.
c. Suất điện động của pin thay đổi bao nhiêu nếu áp suất của hidro tăng gấp đôi.
Bài số 50: Chu trình Born-Haber là một ứng dụng phổ biến của định luật Hess,
và là một phương pháp sơ đồ thuận tiện cho việc nghiên cứu nhiệt động học của
các phản ứng hóa học. Một chu trình các phản ứng hình thành clorua của kim
loại A được cho ở hình bên, các quá trình trong chu trình là như sau: thăng hoa
kim loại A (II), ion hóa A (III, IV), phân cắt liên kết clo (V), ion hóa nguyên tử
clo (VII). Năng lượng các quá trình được cho trong bảng dưới đây:
Quá trình II III IV V VI
E, kJ/mol 164 549 1064 243 -349
Khi cacbonat A hòa tan vào dung dịch axit clohydric, một lượng 69,7 kJ nhiệt được hấp thụ: ACO 3(r) +
2HCl(dd) → ACl2(dd) + CO2(k)+ H2O(l). ACl2 kết tinh tạo thành tinh thể hexahydrat, để có thể làm khô hoàn
toàn clorua này thành dạng cần dùng 344,3 kJ nhiệt.
1. a) Tính năng lượng mạng lưới tinh thể Ett của ACl2, viết thành phần các hạt trong trạng thái B. Cho nhiệt hình
thành các chất như sau:
Hợp chất ACO3(r) ACl2(dd) H2O(l) H2O(k) ACl2.6H2O(r) CO2(k)
ΔfH0298K, kJ/mol -1220 -805,4 -285,8 -241,8 -2664 -393,5
2. Kim loại A có khối lượng riêng 2,54 g/cm , và cấu trúc tinh thể lập phương tâm mặt. Bán kính của nguyên tử
3

A = 0,217 nm. Xác định kim loại A.


Chu trình 2 chiều trên mô tả các quá trình diễn ra ở nhiệt độ cố định, cũng như áp suất và các điều kiện khác.
Với mô hình Born-Haber 3 chiều, hướng phản ứng được ưu tiên về mặt nhiệt động của các phản ứng phức tạp
có thể được dự đoán một cách khá chính xác. Trong chu trình Born-Haber 3 chiều dưới đây, sơ đồ của phản ứng
của kim loại A với H2 và Cl2 ở 3 nhiệt độ khác nhau 348, 298, và 170K. Ở 170K cả HCl và Cl2 đều là các chất
lỏng.

Cho biết: QT = ΔrH0T, a = ΔfH0348K(HCl, k); c = ΔHtt + 3RT; f = [Cp(A2+, k) + 2Cp(Cl-, k) + 2Cp(H2, k)]ΔT; g =
[Cp(ACl2, r) + Cp(H2, k)]ΔT; h = ΔfH0298K(HCl, k) = -92,3 kJ/mol; j = ΔHtt + 3RT; o = ΔfH0170K(HCl, l); b = -
2976 kJ/mol; e = 4,39 kJ/mol; d = 4,171 kJ/mol; k = -92,9 kJ/mol; l = -92,09 kJ/mol; n = -76,97 kJ/mol.
3. Viết biểu thức biểu diễn các quá trình b, d, e.
4. Tính các giá trị Q trong biểu đồ trên, cho biết các giá trị nhiệt dung riêng như sau:
Hợp chất HCl(k) HCl(l) Cl2(l) Cl2(k) H2(k) ACl2(r)
Cp J/mol.K 29,16 152,6 67,03 33,84 28,83 54,42
Bài số 51: Hầu hết các hợp chất chứa liên kết B–H đều có độ hoạt động hóa học cao. Tuy nhiên, trong một số
hợp chất thì điều này lại không chính xác. Năm 1955, dựa trên cơ sở các tính toán lý thuyết, anion
dodecahydrododecaborat (2-) và những cấu trúc đẳng điện tử sẽ có độ bền cao. Anion này trước đó được coi là
anion của hợp chất không tồn tại dodecaboran (14). Năm 1960, muối natri của anion trên được điều chế lần đầu
tiên, và có độ bền tương đối cao. Nghiên cứu cấu trúc của muối này cho biết anion của nó có cấu trúc vô cùng
đối xứng. Tất cả các nguyên tứ bo được xếp trên các đỉnh của đa diện đều 12 đỉnh (khối 20 mặt), và người ta tin
rằng cấu trúc đều của anion này cũng như các cấu trúc đẳng điện tử có tính thơm 3 chiều, giải thích tính bền cao
của các hợp chất này.
1. Nêu ra ít nhất 2 chất tồn tại với bộ khung 3 chiều có dạng đa diện và gọi tên chúng.
2. Tính độ bội trong mỗi liên kết trong anion dodecahydrododecaborat(2-).
3. Anion dodecahydrododecaborat(2-) không bị phá hủy ở nhiệt độ 95°C trong môi trường kiềm (NaOH) đặc
cũng như axit (HCl) đặc. Axit A tương ứng với anion này được tách khỏi dung dịch nước và có tính axit hơi
mạnh hơn axit sunfuric. Tính % khối lượng bo trong axit A.
4. Quá trình tổng hợp natri dodecahydrododecaborat(2-) có thể được thực hiện như sau: đầu tiên natri
octahydrotriborat(1-) được điều chế từ điboran và natri tetrahydroborat. Nhiệt phân sản phẩm của bước trên tại
180°C thu được sản phẩm cuối cùng là natri dodecahydrododecaborat(2-). Xác định cấu trúc của anion sản
phẩm của bước đầu tiên, viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình.
5. Nếu trong anion dodecahydrododecaborat(2-) một nguyên tử bo bị thay thế bởi nguyên tử cacbon mà không
làm thay đổi tính thơm 3 chiều của hệ, một anion vô cùng bền vũng B được tạo thành, góp phần vào sự khám
phá một trong những siêu axit (axit C) mạnh nhất vào thời điểm hiện tại. Để điều chế axit này, anion B (trong
muối cesi) được clo hóa bằng SO2Cl2 trong khí quyển argon, sau đó muối thu được có thể được chuyển thành
siêu axit C sau một vài bước phản ứng. Xác định công thức của siêu axit C
6. Siêu axit C và những hợp chất tương tự có khả năng proton hóa được metan ở điều kiện thường, và tạo muối
bền vững với cacbocation metyl. Tuy nhiên, khi rửa muối này với xiclohexan ở nhiệt độ phòng, sản phẩm bị lẫn
một muối khác. Viết phương trình phản ứng sinh ra muối mới và đề xuất cấu trúc của muối này.
7. Vào năm 2013, một siêu axit D được điều chế với cấu trúc tương tự C, nhưng có tính axit mạnh hơn nhiều so
với C. Nó có khả năng proton hóa được CO 2 tạo thành cation E có cầu nối, điều mà những siêu axit như HF-
SbF5 hay HSO3F-SbF5 không làm được. Do đó, D có thể được coi là siêu axit mạnh nhất. Đề xuất công thức của
axit D và cation E.
Bài số 52: Các chất đa điện ly (polyeletrolyte – PE) thường là các đại phân tử chứa những nhóm có khả năng
điện ly trong dung dịch. PE cũng có thể tương tác với các hạt mang điện khác trong dung dịch thông qua cơ chế
trao đổi ion.
1. Vẽ cấu trúc của các đơn vị monomer của các polyme sau: polypropilen, polymetyl metacrylat, polivinyl
clorua, polyetylen oxit, polyvinylammoni bromua, poly-4-stirensunfonic axit. Xác định chất là PE trong các
polyme trên.
Một loại polyme tan trong nước là chitosan được điều chế thông qua sự thủy phân chitin, một polyme tự nhiên
có nhiều trong vỏ loài giáp xác, với sự có mặt của axit axetic. Cấu trúc của chitin như sau:
2. Xác định phản ứng thủy phân chitin trong axit axetic sinh ra chitosan. Xác định số
nhóm mang điện trong 1 đại phân tử chitosan nếu khối lượng phân tử là 492310 g/mol và
khối lượng mol trung bình của 1 đơn vị chitosan là 164,10 g/mol.
Chitosan tồn tại ở dạng polycation trong môi trường axit, do đó nó có khả năng tương tác
với những hạt mang điện âm trong dung dịch. Thí dụ, tương tác của chitosan với hợp chất A (chỉ chứa C, H, O,
% khối lượng C trong A là 50%, % khối lượng O là 44,44%) cho một kết tủa phức liên đa điện ly
(interpolyeletrolyte complex – IC). Điểm đông đặc của dung dịch 1% muối natri của A là –0,208°C (hằng số
nghiệm lạnh của nước là –1,86°C.kg/mol)
3. Xác định công thức đơn giản nhất của A và công thức thực. Cho rằng muối natri của A điện ly hoàn toàn.
Hợp chất màu vàng B được điều chế bằng phản ứng giữa ammoni molybdat(VI) với axit phosphoric trong
lượng axit nitric (phản ứng oxi hóa khứ không xảy ra), trên thực tế phản ứng trước kia là phương pháp để xác
định hàm lượng phosphor trong một mẫu dung dịch. Hợp chất B thuộc về một lớp hợp chất đặc biệt với anion
phức chất đa nhân. Axit tương ứng của các hợp chất này có tính chất giống với các đa axit và có khả năng tương
tác với các đa bazơ để tạo phức IC.
4. Viết phương trình tạo thành hợp chất B. Biết khi làm khan B thu được chất rắn chứa 1,65% khối lượng
phosphor và 61,36% kim loại. Có bao nhiêu anion của B ứng với 1 phân tử chitosan trong phức IC giữa B và
chitosan?
Entanpi của phản ứng tạo thành phức IC gần bằng 0, phản ứng này có thể xảy ra được do sự thay đổi entropy rất
lớn do sự giải phóng vào dung dịch những ion nhỏ gắn với polyme ban đầu.
5. Xác định những ion nhỏ được giải phóng trong các phản ứng tạo phức IC của: i) các chất đa điện ly ở ý 1; ii)
chitosan và axit tương ứng với B.
Bài số 53: Áp suất chất khí được cho là lực mà chất khí tác dụng lên một đơn vị diện tích thành bình , hoặc lên
một đơn vị diện tích bề mặt tưởng tượng được đặt trong lòng chất khí. Lực này xuất hiện do sự va chạm giữa
các hạt chất khí với bề mặt . Đối với khí lí tưởng , tần số va chạm (số va chạm trong một giây) với một đơn vị
p
diện tích bề mặt được cho bằng công thức: Z bề mặt = , với p là áp suất và T là nhiệt độ của khí, m là
√ 2 πm k B T
khối lượng của các hạt khí và kB là hằng số Boltzmann (kB = 1.38×10–23 J K–1).
Ở mực nước biển, áp suất khí quyển là 101,3 kPa, nhiệt độ trung bình của một ngày hè ở Anh Quốc là 15oC.
a. Dùng số liệu gần đúng là không khí gồm 79% nitơ và 21% oxi, hãy tính khối lượng mol phân tử trung bình
của không khí.
b. Phổi người có diện tích bề mặt khoảng 75m2. Mỗi lần hít thở trung bình mất khoảng 5 giây. Hãy xác định số
va chạm với bề mặt phổi trong một lần hít thở vào một ngày hè ở. Giả sử rằng dưới áp suất khí quyển áp suất
trong phổi là hằng số; điều này hợp lí vì áp suất trong phổi thay đổi nhỏ hơn 1% trong mỗi lần hô hấp.
c. Phổi người có thể hoạt động khi áp suất tăng lên gấp 20 lần áp suất khí quyển. Nếu một thợ lặn thở bằng cách
dùng ống thở, chúng ta có thể dùng số liệu này để xác định xem người thợ lặn có thể bơi dưới nước cách mặt
nước bao nhiêu.
Áp suất người thợ lặn chịu đựng được dưới nước khi cách bề mặt nước một khoảng cách d được xác định bằng
lực tác dụng lên một đơn vị diện tích bởi khối lượng nước phía trên . Lực tác dụng bởi trọng lực trên một khối
lượng m là F = mg, ở đây g = 9.8 m s–2 là gia tốc trọng lực.
d. Hãy viết biểu thức khối lượng của một thể tích nước theo thiết diện A và độ sâu d.
e. Từ biểu thức lực tác dụng của thể tích nước lên người thợ lặn trong câu (c), hãy cho biết biểu thức về sự khác
nhau về áp suất mà người thợ lặn chịu đựng ở độ sâu d và trên bề mặt nước.
f. Tính độ sâu cực đại mà người thợ lặn có thể bơi được dưới bề mặt nước khi đang dùng ống thở.
Bài số 54:

Trong thí nghiệm đo độ dài liên kết hidro nội phân tử của chất B, người ta đã đo độ dịch chuyển hoá học của
proton nhóm amid obs ở những nhiệt độ khác nhau.

T/K obs / ppm


220 6.67

240 6.50

260 6.37

280 6.27

300 6.19
Độ dịch chuyển hoá học quan sát được, obs , là trị số trung bình của độ dịch chuyển của proton N – H khi nhóm
amid đã tạo liên kết hidro hoàn toàn, h , và khi hoàn toàn tự do, f.
a) Lập biểu thức để tính độ dịch chuyển hoá học quan sát được của proton N – H , obs .

b) Lập biểu thức để tính hằng số cân bằng K của quá trình: A B theo obs , h và f .
c) Cho biết : h= 8,4 ppm và f = 5,7 ppm, tính hằng số cân bằng của quá trình tạo vòng ở các nhiệt độ khác
nhau.
d) Xác định sự biến đổi entanpi chuẩn của quá trình A → B và sự biến đổi entropi chuẩn ở 300K.
e) Hãy cho biết ý nghĩa của biểu thức ở phần trả lời (b).
Bài số 55: Hợp chất X được tổng hợp trong phòn thí nghiệm như sau: 10 g CuSO4.5H2O được hòa tan hoàn
toàn vào hỗn hợp chứa 80 mL nước, sau đó thêm 4 mL axit sunfuric đặc. Đun hỗn hợp với 10 g bột thiếc mịn
đến khi dung dịch không màu. Đem dung dịch này phản ứng với dung dịch ammonia thu được một kết tủa Z.
Đem rửa kết tủa này bằng nước đến khi không còn ammoniac nữa, rồi cho từng lượng nhỏ Z vào dung dịch axit
nitric, khuấy đều, đến khi dung dịch bão hòa (pH dung dịch về gần 7). Tiếp tục đun sôi dung dịch thêm 2 phút,
rồi lọc bỏ phần không tan, và làm nguội rất từ từ dung dịch. Kết quả thu được là 1,05 g chất X dạng tinh thể
được hình thành. Khi đun nóng, X nhanh chóng bị phân hủy hoàn toàn thành Y, là một hợp chất nhị phân và là
thành phần chính của quặng thiếc, kèm theo 17,49% khối lượng mất đi. Sản phẩm phân hủy dạng hơi được đưa
qua 1 g đồng (II) sunfat khan, thấy khối lượng tăng 6,9%. Xác định Y, X, và Z. Viết các phương trình phản ứng
xảy ra. Điều kiện thí nghiệm quan trọng nào đã bị lược bỏ đi? Dự đoán cấu trúc cation trong X, biết rằng các
nguyên tử kim loại trong cation này là tương đương nhau. Điều gì sẽ xảy ra nếu thêm axit hoặc kiềm vào dung
dịch chứa X?
Bài số 56: Sự polyme hóa đồng đều về cấu hình bất đối của hydrocacbon không no được coi là một trong số
những mảng quan trọng nhất trong công nghiệp hóa học hữu cơ (đặc biệt là ngành công nghiệp được mọi nhà
ưa thích: in tiền). Quá trình polyme hóa này thường được xúc tác bởi muối của những cation không thẳng kích
thước lớn với điện tích dương cao, có thể tấn công điện tích âm phân bố theo liên kết pi của phân tử olefin.
Anion cloroaluminat, như AlCl4-, sở hữu điện tích âm không định chỗ thường được dùng làm anion trong các
muối trên. Sự cần thiết của việc phát triển thêm những xúc tác mới có tính chất như trên thôi thúc các nhà hóa
học nghiên cứu về tương tác giữa hệ A – B, với A = Te(tinh thể) và B = TeCl4+ 4AlCl4. Hợp phần B thường
được coi như Teluri(IV) cloroaluminat – Te(AlCl4)4 – tuy nhiên hiện nay chưa quan sát được hợp chất này ở
dạng đơn lẻ. Quan sát sự tương tác giữa 2 hệ A và B, người ta thấy 3 hợp chất mới được hình thành – I, II, và
III, với hệ ban đầu chứa lần lượt 77.8%, 87.5%, và 91.7% số mol hợp phần A. Với hợp chất II và III, không
thấy có sản phẩm phụ tạo ra, nhưng sự hình thành của 1 mol hợp chất I đi kèm 134.7 g khí TeCl4 thoát ra.
Hợp chất I và II thu hút nhiều sự chú ý từ các nhà hóa học hơn cả. Chúng đều có màu hồng tím bắt mắt, và 1
phân tử hợp chất I và II đều phân ly thành 3 ion trong dung môi NaAlCl4 lỏng. Sử dụng phương pháp “nghiệm
lạnh” trong NaAlCl4 lỏng, người ta thấy khối lượng mol của những hợp chất này lần lượt là 1126 ± 43 g/mol và
867 ± 48 g/mol. Phổ IR của cả 2 hợp chất đều chỉ cho ra 1 tín hiệu, tương ứng với dao động của liên kết tạo bởi
nguyên tử Te; tín hiệu này ở vị trí 133 cm-1, rất thấp về năng lượng (hint: số sóng (tín hiệu) trong phổ IR có liên
quan đến độ dài của khối lượng của nguyên tử hình thành liên kết). Dữ kiện phổ 27Al – NMR của 2 chất I và II
cho biết trong mỗi hợp chất đều chỉ cho 1 tín hiệu duy nhất, tuy nhiên độ chuyển dịch của 2 tín hiệu này lại hơi
khác nhau.
1. Xác định công thức nguyên của các hợp chất I, II, và III.
2. Xác định công thức phân tử của I và II. Viết các cation và anion trong 2 hợp chất này và vẽ cấu trúc của
chúng. Viết các phương trình phản ứng điều chế I và II.
3. Cho biết hợp chất I hay II bền nhiệt hơn? Sử dụng phương trình hóa học liên quan để làm rõ lập luận của bạn.
4. Hợp chất III có cation có cấu trúc khá khác biệt so với I và II. Cho rằng công thức thực của III trùng với công
thức đơn giản nhất, đề xuất công thức cấu tạo của III.
Bài số 57: I. Liên kết hóa học có thể được xác định độ bền theo năng lượng của nó, thông qua entanpi quá trình
phá vỡ liên kết. Sau đây là cách tính liên kết Si-Si (trong tinh thể silic chăng?). Silan có công thức tổng quát
SinH2n+2. Chúng hầu hết có chứa liên kết Si-Si, nhưng trở nên vô cùng kém bền khi số nguyên tử Si tăng lên.
a. Tính năng lượng liên kết Si-Si của Si2H6 biết năng lượng liên kết H-H = 436 kJ/mol, Si-H = 304 kJ/mol,
nhiệt hình thành Si(k) = 450 kJ/mol, Si2H6 = 80,3 kJ/mol.
b. So sánh năng lượng liên kết Si-Si với C-C trong ankan (347 kJ/mol), từ đó đưa ra nhận xét về tính bền của
silan so với ankan tương ứng.
II. Giống với silic, bo tồn tại trong tự nhiên dưới dạng hợp chất oxo và không tồn tại bo nguyên tố tự do. Các
hợp chất oxo của bo khá đa dạng và phức tạp. Một trong số những hợp chất quan trọng nhất của nhóm hợp chất
này của bo có lẽ là borax (với tên dân dã là hàn the) với công thức nổi tiếng Na2B4O7.10H2O. Khi thủy phân
ion bo hydrua BH4-, khí hydro sinh ra và thu được dung dịch borat. Do hợp chất bo hydrua có thể ứng dụng làm
vật liệu chứa hydro tiềm năng, phản ứng trong dung dịch của ion borat đã được nghiên cứu khá kỹ lưỡng.
a. Một dung dịch 0.5 M B(OH)3 được nghiên cứu,
và đồ thị phụ thuộc giữa các dạng tồn tại của bo
trong dung dịch theo pH được công bố. Các dạng tồn
tại chính là B(OH)4-, B4O5(OH)4(2-),
B3O3(OH)4-.
Xác định dạng tồn tại tương ứng với các đường trên
đồ thị, vẽ cấu trúc của các dạng tồn tại trên
b. Borax là một chất chuẩn tốt trong bộ môn phân
tích, đặc biệt cho chuẩn độ acid. Các chất chuẩn độ
khác cho quá trình này có thể kế đến soda khan và
TRIS – (HOCH2)3CNH2. Trong 3 chất trên khi
chuẩn độ acid base sẽ cho sai số nhỏ nhất? Biết rằng
có sai số khi cân chất chuẩn là 0.1 mg, và cần chuẩn độ 40 mL dung dịch HCl 0.02M.
0Bài số 58: a. Một hợp chất kém bền của natri được đem phân tích nhiệt bằng cách trộn với chất nền trơ theo tỷ
lệ về khối lượng khác nhau. Kết quả phân tích được cho trong bảng dưới đây:
%A 20 50 70
%Δm 7.38 18.45 25.83
Xác định hợp chất này và cho biết trong công nghiệp người ta điều chế A như thế nào?
b. Khi dung dịch của 2 hợp chất chưa biết được trộn theo tỷ lượng, 1.25 g kết tủa chứa kim loại M được tạo
thành. Đun nóng kết tủa này đến hơn 1000°C thu được 0.7 oxit của M và một sản phẩm khí. Dung dịch nước
thu được được làm bay hơi cẩn thận thu được 2 g chất rắn khan, nhiệt phân cẩn thận chất rắn này ở 200°C chỉ
thu được sản phẩm khí, với thể tích 2.4615 L (400K, 1 atm). Làm lạnh đẳng áp về 273 K thấy thể tích khí giảm
còn 0.56 L. Xác định các hợp chất trong bài, viết các ptpư xảy ra.
c. Một hỗn hợp 2 nguyên tố dạng rắn với khối lượng 1.52 g được xử lý với lượng dư axit clohydric, thu được
896 mL khí và 0.56 g chất rắn không tan. Đem 1.52 g hỗn hợp này phản ứng với xút dư cũng thu được 896 mL
khí nhưng lượng rắn không tan có khối lượng 0.96 g. Nếu đem 1.52 g hỗn hợp rắn này đun nóng trong ampun
kín, thu được một hợp chất tan hoàn toàn trong HCl dư và thu được 448 mL khí. Tất cả lượng khí được đưa
ngay vào 1 bình kín chứa 1 L khí oxi tại 300K, 1.05 atm, thấy áp suất trong bình giảm dần về còn x atm. Xác
định các nguyên tố và hợp chất trong bài và tìm x.
Bài số 59: Quang hợp là một quá trình quan trọng trong tự nhiên và sinh thái, và nó cũng đã và đang thu hút sự
chú ý của các nhà Hóa học nhờ quy trình tưởng chừng rất ảo: điều chế trực tiếp glucose từ CO2 và nước:
CO 2 ( k )+ H 2 O (l ) →C 6 H 12 O6 ( r )+ O2(k ) (phản ứng 1). Cho các thông số nhiệt động: ΔH°(1) = 2816 kJ/mol,
ΔS°(1) = -186 J/mol.K. Giả sử tồn tại pin điện có điện cực thích hợp để thực hiện phản ứng khử oxy thành
nước, cũng như oxi hóa CO2 thành glucose.
a. Tính E° của pin điện trên.
b. Cần bao nhiêu mol photon, bước sóng 500 nm, để thực hiện phản ứng trên?
c. Tính công suất (kW) phát điện của một bể bơi hình vuông cạnh 10 m chứa đầy tảo xanh, với điện kiện ánh
sáng cho phép có thể sản xuất dòng điện 1 mA từ diện tích bề mặt tảo 1 cm2.
Bài số 60: Thiếc là một trong số những kim loại vô cùng đặc biệt. Ở nhiệt độ 298K (nhiệt độ phòng) và áp suất
thường, thiếc tồn tại dạng thiếc trắng, có tính chất vật lý của kim loại. Tuy nhiên, ở nhiệt độ thấp, đặc biệt ở
dưới 0°C, thiếc trắng chuyển thành dạng thù hình thiếc xám, với tính chất vật lý giống với một phi kim hơn.
Một tính chất rất đặc biệt của 2 dạng thù hình này là khi cho thiếc trắng tiếp xúc với thiếc xám, nó dần chuyển
thành thiếc xám. Do hiện tượng này giống với sự lan truyền của virus, đặc biệt là Covid19, nó thường được biết
đến với cái tên bệnh dịch thiếc.
a. Cho các thông số nhiệt động sau, tính nhiệt độ thiếc xám cân bằng với thiếc trắng (áp suất 1 bar)
Chất ΔfHo (kJ/mol) So(J/mol.K)
Sn (xám) -2,016 44.14
Sn (trắng) N/A 51.18
b. Thiếc trắng có cấu trúc tinh thể tứ phương, với a = b = 583.2 pm, c = 318.1 pm, với 4 nguyên tử Sn trong ô
mạng. Tính khối lượng riêng của thiếc trắng.
c. Thiếc xám có cấu trúc lập phương tâm diện được gọi là mạng kim cương như hình bên. Khi tinh thể thiếc
được đem đi nghiên cứu nhiễu xạ tia X (154.18 pm), góc phản xạ nhỏ nhất tương ứng với 2 mặt (111) liên tiếp
là 2θ = 23.74°. Tính khối lượng riêng của thiếc xám.
d. Áp suất dưới đáy vịnh Mariana, vực thẳm của đại dương, là 1090 bar. Với áp suất này, nhiệt độ thiếc trắng
bắt đầu chuyển hóa thành thiếc xám là bao nhiêu? Giả sử năng lượng, entropy, và thể tích mol (mol/ thể tích)
của 2 dạng thiếc là không phụ thuộc vào nhiệt độ.

You might also like