You are on page 1of 12

GV: Quách Phạm Thùy Trang TÀI LIỆU ÔN TẬP CHO ĐỘI DỰ TUYỂN QG MÔN HÓA

0975855880 Chuyên đề: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÓA HỌC LƯỢNG TỬ - 1 -


Email: quachphamthuytrang@gmail.com

I. Năng lượng của hệ 1 hạt nhân – 1 electron (quang phổ nguyên tử hidro)
Câu 1:

7. Phổ của He+ có nhiều dãy vạch, dãy pickering ứng với mức chuyển về mức n = 4. Xác định bước sóng của
những bức xạ thuộc miền khả kiến.

Câu 2.(V2-2015)1. Trong một thí nghiệm, người ta ghi được phổ phát xạ (phổ vạch) đối với một ion giống
hydro (chỉ chứa một electron) ở pha khí. Các vạch phổ của ion khảo sát được biểu diễn theo hình phổ đồ
dưới đây:
Tất cả các vạch phổ thu được đều đặc trưng cho các bước chuyển từ trạng thái
kích thích về trạng thái ứng với n = 3. Căn cứ vào các dữ kiện đã cho, hãy:
a. Cho biết bước chuyển electron nào ứng với vạch A và vạch B ghi trên phổ đồ?
b. Giả sử độ dài bước sóng  = 142,5 nm ứng với vạch B. Tính độ dài bước sóng
cho vạch A theo nm.
2. Năng lượng dao động của phân tử hai nguyên tử AB (khí) có độ dài liên kết không đổi được gọi là dao
 1
động tử điều hòa được xác định theo hệ thức Ev   v   h e . Ở đây v = 0, 1, 2, 3... được gọi là số lượng tử
 2
1 K
dao động; h là hằng số Planck và e là tần số của dao động tử điều hòa. ve 
2 
mA mB
Trong đó K là hằng số lực, μ là khối lượng rút gọn (  AB  , mA, mB là khối lượng của nguyên tử A
m A  mB
và B).
Trường hợp phân tử AB là một dao động tử điều hòa và không kể đến chuyển động quay thì phổ dao
động chỉ gồm một vạch duy nhất ứng với biến thiên năng lượng bằng hiệu hai mức năng lượng liền kề và do
đó tần số của bức xạ bị hấp thụ bằng tần số của dao động tử, ta có: ∆E = Ev+1 – Ev = h và  = e
Hãy tính năng lượng  (kJ/mol) với độ chính xác 4 số sau dấu phẩy cho mỗi phân tử sau 12C16O,
GV: Quách Phạm Thùy Trang TÀI LIỆU ÔN TẬP CHO ĐỘI DỰ TUYỂN QG MÔN HÓA
0975855880 Chuyên đề: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÓA HỌC LƯỢNG TỬ - 2 -
Email: quachphamthuytrang@gmail.com

12
C18O, 13C18O. Biết hằng số lực (K) của bốn phân tử trên là như nhau và bằng 1901,9 Nm-1.

Câu 3: Cho biết: h = 6.627∙10-34 J∙s, c = 3∙108 m∙s-1.


Năm 1888, Rydberg và Ritz đã phát hiện ra một công thức kinh nghiệm để xác định vị trí của các vạch phổ

hydrogen bằng sự hấp thụ ánh sáng:  – bước sóng, R – hằng số Rydberg, n1 và n2 – các số
tự nhiên. Các dãy quang phổ dưới đây tương ứng với sự chuyển (nhảy) của electron từ các trạng thái n2 khác
nhau đến trạng thái cho sẵn n1.
Các dãy phổ n1 n2 λ, nm
1 3 ~100
Layman
1 121
Brackket 4 1456
Ballmer 3
1. Sử dụng dữ liệu từ bảng, tính hằng số Rydberg và hoàn thành bảng bằng cách bổ sung các dữ kiện còn
thiếu.
Năm 1913, Bohr đã phát triển mô hình của ông về nguyên tử hydrogen. Mô hình này dựa trên giả thiết rằng
nguyên tử có các quỹ đạo tròn ổn định, trong đó các electron có vị trí xác định mà không bức xạ năng lượng.
Electron chuyển từ quỹ đạo n1 đến n2 sẽ kéo theo việc hấp thụ hoặc bức xạ ánh sáng (photon) có bước sóng

xác định. Thế năng của electron trong trường tĩnh điện của hạt nhân là ; е = 1.6∙10-19 C – điện
tích cơ bản, ε0 = 8.85∙10-12 F/м – hằng số điện, rn – bán kính của orbital thứ n; và rn = a0n2, а0 – bán kính của
quỹ đạo Bohr thứ nhất (bán kính Bohr). Cho biết giá trị động năng của nguyên tử hydrogen chỉ nhỏ bằng ½
và ngược dấu với thế năng của nó.
2. Dãy nào tương ứng với sự chuyển electron về trạng thái cơ bản?
3. Cho biết hằng số R, tính năng lượng của 1 mol nguyên tử hydrogen ở trạng thái cơ bản.
4. Tính bán kính Bohr a0 và khoảng cách cực tiểu giữa các quỹ đạo thứ 3 và thứ 2.
5. Tính năng lượng ion hoá của nguyên tử hydrogen.
6. Cho biết năng lượng tổng của phân tử H2 là -3070 kJ/mol (năng lượng được đo từ năng lượng của hạt
nhân và các electron ở trạng thái nghỉ, nằm ở những vị trí cách xa nhau vô tận), tính năng lượng liên kết
giữa các nguyên tử H trong phân tử này.

Câu 5: Các hiệu ứng đồng vị


Vào cuối thế kỉ trước, việc phát hiện deuterium (D) đã góp phần quan trọng vào hiểu biết về các đồng vị và
mở rộng những giới hạn ứng dụng của chúng. Các hợp chất deuterium được dùng làm chất đánh dấu đồng vị
không phóng xạ để nghiên cứu các phản ứng, đặc biệt là trong các hệ sinh học, do sự thay thế deuterium có
thể gây ra những biến đổi tính chất lí-hoá của hợp chất.
Sự khám phá deuterium được ghi nhận là công lao của nhà Hoá học Mỹ Harold Urey khi ông quan sát thấy
phổ nguyên tử của deuterium dưới dạng các vạch mờ, đi kèm với dãy Balmer của hydrogen.
1. Đối với một nguyên tử H có khối lượng hạt nhân M và khối lượng electron m, bước sóng của ánh sáng
phát ra tương ứng với dãy Balmer tỉ lệ nghịch với ‘’khối lượng rút gọn’ của nguyên tử - xác định theo
công thức =( )
. Biết bước sóng ứng với vạch đầu tiên trong dãy Balmer của hydrogen ( ) là
6564.7 Å, tính hiệu bước sóng của các vạch đầu tiên trong dãy Balmer của deuterium và hydrogen (nghĩa
là tính − ) mà Urey quan sát được. Biết rằng: MH = 1.6737 × 10–27 kg và MD = 3.3436 × 10–27 kg.
Urey chỉ quan sát được các vạch mờ trong quang phổ D do hàm lượng của D trong các mẫu khí hydrogen tự
nhiên là rất thấp (trung bình chỉ có khoảng 0.1998 % mol HD, còn D2 không đáng kể). Để xác minh những
GV: Quách Phạm Thùy Trang TÀI LIỆU ÔN TẬP CHO ĐỘI DỰ TUYỂN QG MÔN HÓA
0975855880 Chuyên đề: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÓA HỌC LƯỢNG TỬ - 3 -
Email: quachphamthuytrang@gmail.com

vạch mờ quan sát được không phải là của tạp chất, Urey đã thử tăng tỉ lệ D trong các mẫu khí hydrogen –
quá trình này thường được gọi là “làm giàu đồng vị”.
Quá trình này thực hiện được bằng cách hoá hơi chậm, lợi dụng chênh lệch về áp suất hơi chất lỏng của H2
và HD. Ở 14.1 K và 53 mmHg, Urey ước tính tỉ lệ áp suất hơi của các chất lỏng tinh khiết = 0.4. Dữ
kiện này sẽ được sử dụng cho câu hỏi dưới đây.
Cho 2.002 gam hydrogen lỏng (có 0.20 % mol HD; khối lượng riêng 0.077 gam.cm-3) vào một bình định
mức kín, dung tích 12 L ở 14 K. Làm bay hơi chậm cho đến khi đạt trạng thái cân bằng, áp suất đo được là
53 mm Hg.
2. Xác định số mol của các phân tử khí trong bình ở trạng thái cân bằng. Giả sử rằng cả H2 và HD đều là
khí lí tưởng. Chú ý rằng sự thay đổi thể tích hydrogen lỏng trong quá trình bày hơi gần như không ảnh
hưởng đến áp suất khí. Trong tất cả các tính toán, hãy làm tròn tới chữ số thập phân thứ tư.
3. Tính % mol HD trong phase lỏng ở trạng thái cân bằng.


4. Hiệu suất làm giàu đồng vị được đánh giá bởi hệ số tách - xác định bởi công thức: = (Trong đó

xi và x’i lần lượt là phần mol của chất i trong mẫu trước và sau quá trình). Tính hệ số làm giàu của HD
trong chất lỏng.
Khối lượng riêng thường phản ánh thành phần các đồng vị của chất khí. Cho một mẫu khí chứa H2 và HD
được trộn lẫn trong bình chứa dung tích 1000 cm3. Ở điều kiện tiêu chuẩn, lượng khí này nặng 0.1105 gam.
5. Tính phần mol của HD trong hỗn hợp, giả sử rằng HD và H2 đều là khí lí tưởng.
Cũng có thể làm giàu deuterium trong nước lỏng bằng cách điện phân kéo dài nước, dựa vào sự khác biệt về
thế khử chuẩn của H+ và D+. Đối với phản ứng: H+(aq) + D+(aq) + 2e = HD(g), E0 = –0.0076V (sử dụng điện
cực hydrogen tiêu chuẩn làm điện cực tham chiếu).
6. Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. HD khó bị oxid hoá hơn H2. B. Sự làm giàu deuterium diễn ra trong phase nước.
+ +
C. H dễ bị khử hơn so với D . D. HD không tạo thành ở cathode.
7. Viết bán phản ứng có thể xảy ra ở anode với chất phản ứng là HDO.
8. Dưới đây là một bình điện phân nước. Nếu không khuấy dung dịch thì có thể dự đoán ở phần nào của
bình điện phân (A hay B) sẽ có nồng độ HDO cao hơn khi quá trình điện phân xảy ra?
A. Cực A. B. Cực B. C. Trong A và B bằng nhau.
Nghiên cứu về hoá học của nước trở nên thú vị và nhiều thách thức hơn khi xét tới
ảnh hưởng của các đồng vị. Ví dụ, hỗn hợp nhân tạo của nước “nhẹ” (H2O) và nước
“nặng” (D2O) bị tự phân li và tái hợp, tạo thành hỗn hợp mới gồm H2O, D2O
và HDO, theo cân bằng:
H2O (l) + D2O (l)⇌ 2HDO (l) (K= 3.86 ở 298 K)
Chú ý rằng K = [HDO (l)] / [H2O (l)][D2O (l)], trong đó [X] = nồng độ mol
của X (mol.dm-3).
9. Tính thành phần hỗn hợp (khi cân bằng) được tạo thành bằng cách trộn
lẫn 20 mL D2O với 80 mL H2O ở 298 K. Cho biết khối lượng riêng của H2O và D2O ở 298 K lần lượt là
997.05 và 1104.36 kg.m-3. Giả sử khi trộn lẫn các chất với nhau tạo thành dung dịch lí tưởng.
10. Hằng số tự phân li của D2O là 1.1 × 10-25, còn của H2O là 1 × 10-14. Hoạt độ của các chất lỏng (chứ
không phải nồng độ) được dùng để xác định hằng số phân li. Điều này chứng tỏ rằng
A. Liên kết O-H mạnh hơn O-D. B. Liên kết O-D mạnh hơn O-H.
C. D2O có tính acid yếu hơn H2O. D. D2O có tính acid mạnh hơn H2O.
Về mặt lí thuyết thì sự thay thế đồng vị không ảnh hưởng đến các tính chất hoá học của phân tử, do không
tác động đến cấu hình electron của phân tử. Tuy nhiên trong thực tế, sự thay đổi hạt nhân làm ảnh hưởng đến
GV: Quách Phạm Thùy Trang TÀI LIỆU ÔN TẬP CHO ĐỘI DỰ TUYỂN QG MÔN HÓA
0975855880 Chuyên đề: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÓA HỌC LƯỢNG TỬ - 4 -
Email: quachphamthuytrang@gmail.com

độ bền liên kết. Khác biệt về tốc độ của phản ứng có sự phá vỡ liên kết chứa H với liên kết chứa D được gọi
là hiệu ứng đồng vị động học.
11. Xét một phản có sự phá vỡ liên kết C-H trong hợp chất Z trong giai đoạn quyết định tốc độ phản ứng. Đồ
thị nồng độ - thời gian nào sau đây biểu diễn chính xác ảnh hưởng của sự thế deuterium (các thông số
khác của phản ứng đều giữ nguyên)?

Câu 6:1. Chứng minh biết giá trị động năng của nguyên tử hydrogen chỉ nhỏ bằng ½ và ngược dấu với thế
năng của nó.
Z2
2. Chứng minh rằng có thể sử dụng công thức: En  13,6 2 (eV ) để tính năng lượng của electron trong từ
n
trường hạt nhân trong hệ 1 electron – 1 hạt nhân.
(Cho điều kiện bền lượng tử: p.r = n.h/2π)

II. Mô hình 1 e, 1 hạt nhân mở rộng – Dùng công thức gần đúng Slaiter để tính các các năng lượng
cấu hình
Câu 1. Tính các giá trị năng lượng ion hóa của C( Z=6), O(Z=8) và F(Z=9) theo đơn vị eV? So sánh và giải
thích sự khác nhau giữa 3 giá trị I1 của 3 nguyên tố? So sánh và giải thích sự khác nhau của các giá trị I đối
với 1 nguyên tố?
Câu 2. Cho biết và chứng minh bằng tính toán cụ thể
a. Đối với Fe (z=26) thì cấu hình electron là [Ar]3d8 hay [Ar]3d64s2?
b. Đối với Fe2+ (z=26) thì cấu hình electron là [Ar]3d6 hay [Ar]3d44s2 hay [Ar]3d54s1 ?
c. Đối với Cu+ (z=29) thì cấu hình electron là [Ar]3d10 hay [Ar]3d84s2 hay [Ar]3d94s1?

III. Hạt chuyển động trong hộp thế


Câu 1. Electron π của phân tử etylen hấp thụ một bước sóng λ= 1625 Å khi chuyển từ

Câu 2. Căn cứ vào lí thuyết HMO hãy xác định xem những hợp chất nào dưới đây ứng với năng lượng
electron π thấp nhất. C4H6 C4H4
GV: Quách Phạm Thùy Trang TÀI LIỆU ÔN TẬP CHO ĐỘI DỰ TUYỂN QG MÔN HÓA
0975855880 Chuyên đề: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÓA HỌC LƯỢNG TỬ - 5 -
Email: quachphamthuytrang@gmail.com

c) Coi liên kết C- C có độ dài trung bình là 1,4 A0. Hãy tính bước sóng ứng với mức chuyển năng lượng từ
HOMO lên LUMO trong butađien-1,3 và xiclobutadien?
α, β là như nhau trong khung C4H6 và α, β là như nhau trong khung C4H4.

Câu 3. QG 2013
1. Kết quả tính hóa học lượng tử cho biết Li2+ có năng lượng electron ở các mức En (n là số lượng tử chính)
như sau: E1 = -122,400 eV; E2 = -30,600 eV; E3 = -13,600 eV; E4 = -7,650 eV.
a. Tính giá trị năng lượng trên KJ/mol (có trình bày chi tiết đơn vị)
b. Giải thích sự tăng dần năng lượng từ E1 đến E4 của ion Li2+.
c. Tính năng lượng ion hóa ion Li2+ (theo eV) và giải thích.
2. Chuyển động của electron π dọc theo mạch cacbon của một hệ liên hợp mạch hở được coi là chuyển động
tự do của vi hạt trong hộp thế một chiều. Năng lượng của vi hạt trong hộp thế một chiều được tính bởi biểu
n2 h2 -31
thức: En  2 , trong đó n = 1,2,3,,,; h là hằng số Planck; m là khối lượng của electron; m = 9,1.10 kg; a
8m.a
là chiều dài mạch cacbon được tính theo công thức a =(N+1).lC-C, cở đây N là số lượng C; lC-C là độ dài trung
bình của liên kết C-C. Ứng với mỗi năng lượng En nêu trên, người ta xác định được một obitan phân tử (viét
tắt MO-π) tương ứng, duy nhất. Sự phân bố electron π vào các MO-π cũng tuân theo các nguyên lý và quy
tắc như sự phân bố electron vào các obitan nguyên tử.
Sử dụng mô hình cho hạt chuyển đông tự do trong hộp thế một chiều cho hệ electron π cho hệ liên hợp của
phân tử octatetraen có lC-C = 1,4Ao.
a. Tính các giá trị En (n = 1÷5) theo J. Biểu diễn sự phân bố các electron π trên các MO-π của giản đồ năng
lượng và tính tổng năng lượng của các electron π thuộc Octatetraen theo kJ/mol. Cho biết Octatetraen có lC-C
= 1,4Ao.
b. Tính số sóng (cm-1) của ánh sáng cần thiết để kích thích electron từ mức năng lượng cao nhất có electron
(HOMO) đến mức năng lượng thấp nhất không có electron (LUMO).

Câu 4. Tính năng lượng ion hóa của Elilen, buta-1,3-dien; xiclobutadien, octatetraen liên hợp dựa vào các
dữ kiện đã lấy trong câu 1, 2, 3.

Câu 5. Khảo sát phân tử Annulen[18] (C18H18), theo mô hình hạt chuyển động trong giếng thế 1 chiều dạng

vòng, năng lượng của electron π được cho bởi công thức ; trong đó me
-31 -34
= 9,11.10 kg; h=6,626.10 J.s; L là chu vi của vòng, n là số lượng tử (n = 0, ±1,
±2, ±3…). Cho độ dài liên kết trung bình giữa 2 nguyên tử cacbon là 1,40A0. Hãy
xác định bước sóng tương ứng với mức chuyển electron có năng lượng thấp nhất?

Annulen[18]

Câu 6. Các mức năng lượng của hệ e-π trong các phân tử có thể tính toán với độ chính xác khác nhau tùy
thuộc vào độ phức tạp của mô hình tính toán, tuy nhiên tất cả các tính toán chính xác, hiện đại nhất hiện nay
đều phải liên quan đến giải Phương trình Schrödinger rất phức tạp trong cả việc xây dựng phương trình và
việc tính toán. Tuy nhiên, hiện này có một phương pháp khá đơn giản mà vẫn giúp giải quyết khá hiệu quả
bài toán năng lượng của hệ e-π là bài toán: Hạt chuyển động trong giếng thế. Ví dụ như hệ liên hợp không
phân nhánh trans-1,3,5-hexatrien
GV: Quách Phạm Thùy Trang TÀI LIỆU ÔN TẬP CHO ĐỘI DỰ TUYỂN QG MÔN HÓA
0975855880 Chuyên đề: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÓA HỌC LƯỢNG TỬ - 6 -
Email: quachphamthuytrang@gmail.com

Các trạng thái lượng tử cho phép hàm sóng của electron có các bước sóng λ = nL/2, với n là các số
nguyên dương bắt đầu từ 1 đến ∞, L là chiều dài của phân tử(m). Chiều dài hiệu dụng của Etylen và trans-
1,3,5-hexatriene lần lượt là 289pm và 867pm. Các mức năng lượng cho phép của hệ e-π cho bởi phương
n2 h2
trình: En  h là hằng số Planck (J.s), me là khối lượng của electron, sử dụng tính toán chính xác đến 2
8me L2
con số.
1. Hãy tính: 2 mức năng lượng đầu tiên của hệ e-π trong etylen và 4 mức năng lượng đầu tiên của hệ e-π
trong 1,3,5-hexadiene.
2. Hãy điền các e vào các mức năng lượng ở trên tuân theo nguyên lí Pauli và xác định giá trị của số lượng
tử n của mức năng lượng cao nhất bị chiếm trong mỗi trường hợp.
3. Tính năng lượng ứng với sự chuyển e từ HOMO lên LUMO trong mỗi trường hợp.
4. Phân tử trong củ cà rốt làm nó có màu cam là β-carotene, sử dụng mô hình hạt chuyển động trong hộp thế
dự đoán mức năng lượng chuyển từ HOMO lên LUMO trong phân tử này, từ đó xác định bước sóng hấp
thụ dài nhất của β-carotene, độ dài của hệ β-carotene là L = 1850 pm.

trans-β-carotene

Câu 7. Một số phân tử có hệ e-π liên hợp kín (cyclic conjugated π-systems), Benzene và coronene là những
ví dụ điển hình cho kiểu phân tử này.

n 2 h2
Với kiểu hệ e-π như trên, mức năng lượng của electron cho bởi biểu thức: En  . Trong trường hợp
8 2 me R 2
này, số lượng tử n là số nguyên nhận giá trị từ 0 đến  và R là bán kính của hệ(m). không giống hê thẳng,
hệ vòng ngưng tụ tròn này n có thể nhận cả giá trị âm và giá trị dương với chiều thuận và ngịch kim đồng hồ,
trong trường hợp này n=0 là một giá trị năng lượng của hệ. Trong phạm vi bài tập này, giả sử bán kính vòng
của benzene là 139pm và coronene là 368pm.
1. Mô tả sự phân bố electron π của benzene và coronene phân bố vào các mức năng lượng và mức năng
lượng thấp nhất không chứa e.
2. Tính năng lượng của sự chuyển eletron từ HOMO lên LUMO cho benzene và coronene.
3. Dự đoán xem 2 chất đã cho có màu không thông qua việc xác định bước sóng hấp thụ dài nhất của 2 phân
tử đã cho.

Câu 8: Sự lớn mạnh của ngành công nghiệp hoá chất diễn ra trong thế kỷ 19 đặc biệt trong việc sản xuất
thuốc nhuộm. Vào thời điểm đó, người ta khó giải thích được tại sao những chất này lại có màu. Trong khi
GV: Quách Phạm Thùy Trang TÀI LIỆU ÔN TẬP CHO ĐỘI DỰ TUYỂN QG MÔN HÓA
0975855880 Chuyên đề: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÓA HỌC LƯỢNG TỬ - 7 -
Email: quachphamthuytrang@gmail.com

đó, cơ học lượng tử đã phát triển một mô hình đơn giản mà cho một giải thích tốt đáng kinh ngạc của màu
sắc. Các phân tử này đều có hệ thống e-π liên hợp phẳng, các eπ liên hợp đó được xem xét như các hạt
chuyển động trong hộp thế có bề dầy L. Theo cơ học lượng tử, các electron này có thể coi là sóng đứng với
bước sóng λ (sóng đứng – một loại sóng không xuất hiện khi truyền qua môi trường, nhưng xuất hiện và dao
động tại chỗ, trong trường hợp này bước sóng thỏa mãn điều kiện L = n. λ/2). Mỗi bước sóng tương ứng với
một năng lượng cụ thể. Khi ánh sáng được hấp thụ bởi một phân tử một electron tạo ra một sự chuyển đổi từ
trạng thái năng lượng thấp đến một trạng thái năng lượng cao hơn. Đối với năng lượng khác biệt ∆E cho bởi
biểu thức ∆E = hc/λ (c: tốc độ ánh sáng, h: Hằng số Planck, λ: bước sóng của ánh sáng hấp thụ). Khi bước
sóng này nằm trong vùng nhìn thấy được của quang phổ (400 đến 750 nm) phân tử xuất hiện màu. Trong mô
hình "hạt chuyển động trong hộp thế" sự biến động trong động năng cho bởi biểu thức Ev = ½ mv2)
n2 h2
1. Chứng minh ra rằng năng lượng có thể của các e-π trong một phân tử được cho bởi biểu thức En 
8me L2
(n: số lượng tử). Gợi ý: động lượng p = m.v = h/λ, m: khối lượng electron, v: tốc độ electron).
Võng mạc mắt người có chứa chất rhodopsin hấp thụ ánh sáng. Nó chứa một protein (opsin) với võng mạc
chất gắn với nó. Cấu trúc của phân tử, cùng với độ dài liên kết, được cho trong hình dưới đây.
Các nguyên tử C từ 7 đến 12 đồng phẳng. Các mũi tên
cong cho thấy rằng các liên kết C5-C6 nằm trên mặt
phẳng khoảng 59 ° và C13-C14 nằm trên mặt phẳng
khoảng 39 ° so với mặt phẳng này.

2. Khi tính toán theo mô hình "hạt chuyển động trong hộp thế" tính năng lượng kích thích đầu tiên cho mạch
từ C7 đến C12 thì bước sóng ứng với năng lượng này là λ = 231 nm. Trên thực tế sự hấp thụ để xảy ra kích
thích đầu tiên thực nghiệm đo được lại là 380 nm. Hãy giải thích?
3. Khi võng mạc liên với opsin để hình thành nên rhodopsin sự hấp thụ hóa xảy ra ở bước sóng khoảng
600nm. Nếu ta muốn giải thích điều này bằng mô hình "hạt chuyển động trong hộp thế " một số nguyên tử
phải buộc phải đồng phẳng. Đó là các nguyên tử nào? Trả lời bằng cách tính toán bước sóng chính xác khi
các nguyên tử liên quan bổ sung được kết hợp vào hệ thống liên hợp của hộp thế.
4. Bước đầu tiên trong cả một cơ chế phức tạp của sự nhìn thấy là phản ứng đồng phân hóa cis → trans của
chất trợ màu retinal nằm trong phân tử rhodopsin. Sự hấp thụ ánh sáng khả kiến của cis-retinal dẫn đến sự
biến đổi cấu dạng của liên kết đôi:

Năng lượng của chất phản ứng và của sản phẩm được xác định như là một hàm tuần hoàn của đại lượng xác
định tọa độ phản ứng x: Đơn vị năng lượng là eV
–19
(1 eV = 1.60⋅10 J = 96500 J/mol), x = 0 ứng với chất đầu, x = π – ứng với sản phẩm. Vẽ giản đồ năng
lượng cho phản ứng này.
a. Chỉ ra liên kết đôi nào đã tham gia vào phản ứng đồng phân hóa này và chỉ ra đại lượng xác định
tọa độ phản ứng.
b. Xác định biến thiên năng lượng của phản ứng và năng lượng hoạt hóa ở đơn vị kJ/mol.
c. Bước sóng lớn nhất mà cis – retinal có thể hấp thụ là bao nhiêu?
GV: Quách Phạm Thùy Trang TÀI LIỆU ÔN TẬP CHO ĐỘI DỰ TUYỂN QG MÔN HÓA
0975855880 Chuyên đề: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÓA HỌC LƯỢNG TỬ - 8 -
Email: quachphamthuytrang@gmail.com

d. Từ kết quả ở c Hãy tính l. So sánh giá trị này với cấu trúc của phân tử retinal ta rút ra được điều
gì ?

Câu 9. Các phân tử của thuốc nhuộm được cho dưới đây với x = 0, 1, 2 ... chứa một hệ thống e-π liên hợp.

Hệ thống này có thể được mô tả bởi "hạt trong lý thuyết hộp", trong đó
một hạt với khối lượng m được giới hạn giữa hai bức tường với khoảng
cách L.Với hệ liên hợp mạch hở, các trạng thái lượng tử cho phép hàm
sóng của electron có các bước sóng λ = nL/2, với n là các số nguyên dương bắt đầu từ 1 đến. Các mức năng
n2 h2
lượng cho phép của hệ e-π cho bởi phương trình: En  trong đó h là hằng số Planck (J.s), me là khối
8me L2
lượng của electron. L là chiều dài của hộp giữa hai nguyên tử N: L = b⋅l + γ. b = số liên kết giữa các nguyên
tử N.l = độ dài liên kết trung bình trong mạch liên hợp. γ = thông số thực nghiệm cho việc mở rộng hệ thống
e - π vượt quá biên giới với N nguyên tử. l và γ được coi là hằng số trong mỗi chất thuốc nhuộm cụ thể.
1. Xác định số electron π trong hệ liên hợp giữa N nguyên tử, số liên kết b và N là số orbital bị chiếm bởi e-π
ở trạng thái cơ bản theo x.
2. Bước sóng dài nhất λmax phổ được xác định bằng sự chuyển đổi các electron từ (HOMO) lên (LUMO).
xác định một phương trình cho λmax như là một hàm của l và γ theo x.
3. Đối với hai thuốc nhuộm đầu tiên của chuỗi, bước sóng dài nhất được đo bằng λmax = 592,2 nm và λmax
= 706,0 nm tương ứng. Tính l và γ.
4. Một trong những thuốc nhuộm này có một dải hấp thụ ở λ = 440.9 nm. Chỉ ra rằng x = 3 và sự chuyển đổi
electron không phải từ HOMO tới LUMO nhưng đến mức cao hơn kế tiếp.

Câu 10. Cấu trúc electron của vật liệu ngưng tụ thường là khác với nguyên tử cô lập. Chẳng hạn, các mức
năng lượng của chuỗi một chiều của các nguyên tử natri được biểu diễn ở các hình dưới đây:

Na1 Na3 Na4

Các hình trên chỉ ra những sự thay đổi của mức năng lượng của các trạng thái bắt nguồn từ mức 3s của natri.
Khoảng cách giữa các mức năng lượng giảm xuống do số nguyên tử Na tăng lên. Khi số nguyên tử natri (N)
vô cùng lớn thì khoảng cách giữa các mức năng lượng trở nên rất nhỏ, không đáng kể so với năng lượng
nhiệt. Các electron 3s của natri đang chiếm cứ các mức năng lượng thấp có thể dời lên các mức năng lượng
cao dẫn tới đặc tính của kim loại. Bởi vậy, các electron 3s có thể được coi là những hạt tự do chuyển động
trong hộp thế một chiều.
1. Năng lượng của các electron tự do chuyển động trong hộp thế một chiều được xác định theo hệ thức:
E = .Trong đó, n là số lượng tử (n = 1, 2, 3, ...); h là hằng số Planck; m là khối lượng electron; L là
chiều dài của chuỗi các nguyên tử Na một chiều, L = ao(N – 1) với N là số nguyên tử Na và ao là khoảng
cách gần nhất giữa 2 nguyên tử cạnh nhau. Tìm biểu thức tính năng lượng của mức cao nhất bị chiếm.
2. Cho biết 1,00 mg Na tạo ra chuỗi một chiều với ao = 0,360 nm. Hiệu giữa mức năng lượng thấp nhất và
cao nhất đều có electron là bao nhiêu?
3. Nếu hiệu các mức năng lượng cao nhất có electron và thấp nhất không có electron là 4.10-21 J thì số
nguyên tử Na (N) bằng bao nhiêu? Biết N là số chẵn.
GV: Quách Phạm Thùy Trang TÀI LIỆU ÔN TẬP CHO ĐỘI DỰ TUYỂN QG MÔN HÓA
0975855880 Chuyên đề: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÓA HỌC LƯỢNG TỬ - 9 -
Email: quachphamthuytrang@gmail.com

Câu 11: Trong cơ học lượng tử mô hình của một hạt trong một hộp chiều mô tả một hạt bị hạn chế để di
chuyển giữa hai bức tường không thể tháo gỡ với khoảng cách L. Mức năng lượng cho phép của một hạt như

vậy là . Với h = hằng số Planck, n = số lượng tử, m = khối lượng của hạt, L = bề đày của hộp.
Để áp dụng mô hình của một hạt trong một hộp cho các phân tử có hệ liên hợp, các eπ liên hợp được coi như
các hạt chuyển động tự do dọc theo chuỗi trung tâm liên hợp của phân tử.
1. Các phân tử với công thức dưới đây có một chuỗi liên hợp giữa hai đầu
a) Vẽ các hình thức cộng hưởng của phân tử này và xác định số electron tham
gia vào hệ liên hợp trong phân tử này.
b) Viết biểu thức của năng lượng chuyển đổi từ trạng thái năng lượng này
sang trạng thái kế tiếp (n→ n + 1).
c) Chiều dài sóng của ánh sáng hấp thụ bởi phân tử này được xác định thực nghiệm là λ = 605 nm. Tính
chiều dài của chuỗi liên hợp củ phân tử này?
2. Cyanin, pinacyanol, và dicarbocyanin thể hiện dưới đây, là các phân tử thuốc nhuộm có một chuỗi liên
H3C CH3 hợp giữa hai đầu.
N C C C N cyanine a. Vẽ các hình thức cộng hưởng của ba phân tử này.
H H H
H3C CH3
b. Chiều dài hộp có thể được lấy làm khoảng cách
giữa hai nguyên tử nitơ, được đo dọc theo các liên kết
cacbon-carbon, cộng với một chiều dài liên kết ở hai
H3C CH3
N C C C N
bên của mỗi nguyên tử nitơ. Xác định số electron (N)
pinacyanol
H H H 2 của giếng thế trong mỗi phân tử thuốc nhuộm.
H3C 2 CH3
c. Trên thực nghiệm, biên độ hấp thụ electron tối đa
của các phân tử này, λmax, được ghi lần lượt là 525,
H3C CH3 605 và 705 nm đối với cyanine, pinacyanol và
N C C C N dicarbocyanine dicarbocyanine. Tính ΔE cho cyanine, pinacyanol và
H H H 3
H3C CH3 dicarbocyanine.
d. Dự đoán chiều dài của chuỗi, trong đó các electron có thể di chuyển tự do trong các phân tử này.

Câu 12: Các hợp chất hydrocacbon đa vòng thơm(PAHs) là tác nhân gây ô nhiễm, chúng là thành phần của
các diod phát quang và là môi trường giữa các vì sao. Ở đây chúng ta đề cập đến các hydrocacbon đa vòng
xếp thẳng hàng, trong đó các vòng benzene được nối liên tục thành chuỗi có độ dài khác nhau, chúng ta lấy 3
ví dụ cụ thể là Benzene, anthracene và pentacene dưới đây

Chiều rộng của 1 vòng benzene là d = 240pm, kích thước này để xác định kích thước chiều ngang theo
phương trục x của anthracene (da) và pentacene (dp). Giả định một cách đơn giản, các e-π của benzene được
mô hình hóa theo dạng bị hạn chế trong hộp vuông, theo mô hình này các e-π liên hợp của PAHs có thể coi
như các hạt tự do trong một hộp chữ nhật 2 chiều trong mặt phẳng xy. Đối với các e trong hộp thế 2 chiều
theo các trục x và y, trạng thái năng lượng lượng tử của các e được tính bởi công thức
GV: Quách Phạm Thùy Trang TÀI LIỆU ÔN TẬP CHO ĐỘI DỰ TUYỂN QG MÔN HÓA
0975855880 Chuyên đề: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÓA HỌC LƯỢNG TỬ - 10 -
Email: quachphamthuytrang@gmail.com

Câu 13: Các mức năng lượng của một electron trong một hộp thế một chiều được cho bởi biểu thức:
E = Trong đó, n là số lượng tử (n = 1, 2, 3, ...); h là hằng số Planck; m là khối lượng electron; L là bề
dày của hố thế.
1. Các electron trong một phân tử liên hợp được coi là các hạt riêng biệt trong hộp thế. Giả thiết N electrons
π trong hệ liên hợp được sắp xếp theo đúng nguyên lý của cơ học lượng tử.
a. Lập biểu thức cho ΔE(LUMO – HOMO) khi một electron được kích thích từ HOMO tới LUMO.
b. Xác định bước sóng λ của sự hấp thụ từ HOMO đến LUMO.
2. Áp dụng mô hình hạt chuyển động trong hộp thế một chiều đối với ba phân tử thuốc nhuộm có các cấu
trúc sau (xem công thức cấu trúc). Giả thiết rằng các electron π chuyển động dọc theo mạch liên hợp giữa hai
nhóm phenyl với chiều dài L = (2k + 1) (0.140) nm, trong đó k là số liên kết đôi.
a) 1,4-diphenyl-1,3-butadiene
(Kí hiệu là BD)

b) 1,6-diphenyl-1,3,5-hexatriene
(Kí hiệu là HT)

c) 1,8-diphenyl-1,3,5,7-octatetraene
(Kí hiệu là OT)

a. Tính chiều dài hộp thế L (Å) cho mỗi thuốc nhuộm đã cho.
b. Xác định bước sóng λ (nm) của sự hấp thụ các phân tử của thuốc nhuộm.
3. Tính lại chiều dài hộp L (Å) cho ba phân tử thuốc nhuộm ở trên nếu góc liên C - C – C trong mạch liên
hợp là 120o và chiều dài trung bình của liên kết C - C là 0.140 nm.
4. Cho dữ liệu thực nghiệm sau đây về bước sóng λ hấp thụ.
Hợp chất BD HT OT
 (nm) 328.5 350.9 586.1

a. Xác định chiều dài hộp L (Å) của mạch liên hợp cho mỗi trong thuốc nhuộm ở trên.
b. Lập bảng các giá trị của chiều dài mạch liên hợp cho các thuốc nhuộm được tính toán ở trên bằng ba
phương pháp khác nhau, được kí hiệu là 1, 2 và 3. Chọn phương pháp phù hợp nhất với dữ liệu thực nghiệm.

Câu 14: 1. Mô hình hạt trong hộp một chiều có thể được mở rộng đến hộp hai chiều kích thước Lx và Ly với
2
h 2  n 2x n y 
biểu thức năng lượng: E =    Hai số lượng tử nx, ny độc lập có thể giả định các giá trị số
8 m  L2x L2y 
nguyên. Xem xét một electron bị giới hạn trong một hộp hai chiều là Lx = 8,00 nm ở hướng x và Ly = 5,00
nm theo hướng y.
GV: Quách Phạm Thùy Trang TÀI LIỆU ÔN TẬP CHO ĐỘI DỰ TUYỂN QG MÔN HÓA
0975855880 Chuyên đề: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÓA HỌC LƯỢNG TỬ - 11 -
Email: quachphamthuytrang@gmail.com

a. Cho biết giá trị các số lượng tử cho ba mức năng lượng cho phép đầu tiên? Tính ba năng lượng đầu tiên,
Enxny, theo thứ tự tăng năng lượng?
b. Tính bước sóng của ánh sáng cần thiết để di chuyển một electron từ trạng thái kích thích đầu tiên sang
trạng thái kích thích thứ hai.
2. Tương tự, mô hình hạt trong hộp một chiều có thể được mở rộng đến một hộp hình chữ nhật có kích thước
2
h 2  n 2x n y n 2z 
Lx, Ly, và Lz, với biểu thức năng lượng: E =     Ba số lượng tử nx, ny, và nz độc lập, có
8 m  L2x L2y L2z 
trị số nguyên. Một phân tử oxy được giới hạn trong một khối lập phương có thể tích 8,00 m3. Giả sử rằng
phân tử này có năng lượng là 6.173 x 10-21 J; nhiệt độ T = 298 K
1
2 2 2 2
a. Tính giá trị của n  (n  n  n ) đối với phân tử này?
x y z

b. Giả sử rằng hai mức năng lượng gần nhất tương ứng với n và n + 1. Biến thiên năng lượng giữa các mức n
và n + 1 được tính bằng bao nhiêu?
3. Trong cơ học lượng tử, một mức năng lượng được cho là suy biến nếu nó tương ứng với hai hoặc nhiều
trạng thái đo khác nhau của một hệ lượng tử. Xem xét một hạt trong khối lập phương, mức năng lượng có
giá trị bằng 21/3 lần so với mức thấp nhất là suy biến bậc mấy?

Câu 15: Trong cơ học lượng tử, sự chuyển động của các electron π dọc theo một chuỗi trung lập các nguyên
tử cacbon liên hợp có thể được mô hình bằng cách sử dụng phương pháp 'hạt trong một hộp'. Năng lượng
n2h 2
của electron π được cho bởi phương trình: En  Trong đó n là số lượng tử (n = 1, 2, 3, ...), h là hằng
8mL2
số Planck, m là khối lượng của electron, và L là chiều dài của hộp mà có thể xấp xỉ bằng L = (k + 2) × 1,40
Å (k là số liên kết đôi liên hợp dọc theo chuỗi cacbon trong phân tử). Một photon có bước sóng thích hợp
có thể thúc đẩy một điện tử π từ quỹ đạo phân tử bị chiếm dụng cao nhất (HOMO) tới quỹ đạo phân tử thấp
nhất chưa được giải phóng (LUMO). Một công thức bán thực nghiệm gần đúng dựa trên mô hình này liên
(k  2) 2
quan đến bước sóng λ, với số lượng liên kết đôi k và hằng số B như sau: λ (nm) = B  (1)
(2k  1)
1. Sử dụng công thức bán thực nghiệm này với B = 65,01 nm tính giá trị bước sóng λ (nm) cho
octatetraene(CH2 = CH – CH = CH – CH = CH – CH = CH2).
2. Từ phương trình (1) (biểu diễn bước sóng λ (nm) tương ứng với việc chuyển electron từ HOMO sang
LUMO theo k và các hằng số cơ bản, và do đó tính toán giá trị lý thuyết của hằng số B)
3. Chúng tôi muốn tổng hợp một polyene liên hợp mà kích thích của một electron π từ HOMO đến
LUMO đòi hỏi một bước sóng hấp thụ gần 600 nm. Sử dụng biểu thức từ phần 2, xác định số liên kết
đôi liên hợp (k) trong polyene này và cho cấu trúc của nó. [Nếu không làm được ý 2, sử dụng phương
trình bán kinh nghiệm với B = 65,01 nm để hoàn thành ý 3]
4. Đối với phân tử polyene trong ý 3, tính toán biến thiên năng lượng giữa HOMO và LUMO, ΔE, (kJ
mol). Trong trường hợp không làm được ý 3, lấy k = 5 để tính.
5. Mô hình hạt trong hộp một chiều có thể được mở rộng đến hộp ba chiều kích thước Lx, Ly và Lz với
2
h 2  n x2 n y n z2 
biểu thức năng lượng: En x ,n y ,n z    Ba số lượng tử nx, ny, và nz độc lập, có trị số
8m  L2x L2y L2z 
nguyên.
a. Cho biết giá trị các số lượng tử nx, ny, và nz ứng với 3 mức năng lượng đầu tiên.
b. Các Enx ,n y , nz có cùng năng lượng gọi là suy biến. Vẽ giản đồ năng lượng thể hiện tất cả các mức năng
lượng, bao gồm tất cả các mức suy biến, tương ứng với số lượng tử có giá trị 1 hoặc 2 cho một hình hộp
lập phương.
GV: Quách Phạm Thùy Trang TÀI LIỆU ÔN TẬP CHO ĐỘI DỰ TUYỂN QG MÔN HÓA
0975855880 Chuyên đề: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÓA HỌC LƯỢNG TỬ - 12 -
Email: quachphamthuytrang@gmail.com

Câu 16: Dị vòng thơm inđol là hợp phần truyền tín hiệu kích hoạt các hoạt động của tế bào
như serotonin (truyền dẫn xung thần kinh), axit 3-inđolylaxetic (kích thích sinh trưởng cây
non và chồi rất mạnh thông qua tín hiệu thụ thể), Calis (điều trị rối loạn cương dương
thông qua tín hiệu thụ thể đặc hiệu trên tế bào biểu mô thành mạch máu),… Chuyển động N
H
của electron  trong inđol tương tự hạt trong giếng thế tròn, gây ra tính thơm và các trạng Indol
thái “chấm lượng tử’’ thu phát năng lượng dưới dạng vi tín hiệu điện tử.
Giả thiết năng lượng của các electron  trong hệ vòng thơm inđol tính theo mô hình hạt trong giếng thế
n2h2
tròn, năng lượng En tính theo biểu thức: En  . Trong đó n là số lượng tử chính (n = 0,  1,  2, 
8me 2 r 2
3,…; h là hằng số Planck, h = 6,6261.10-34J.s.=, me là khối lượng electron, me = 9,1094.10-31Kg,  = 3,1416;
r(m) là bán kính của giếng thế tròn.
1. Tính chu vi và bán kính chuyển động của các electron  . Giả thiết chu vi chuyển động của electron 
bằng chu vi giếng thế tròn và bằng chiều dài mạch liên hợp; độ dài liên kết trung bình giữa cacbon và cacbon
o o
là 1,4 A ; độ dài liên kết trung bình giữa cacbon và nitơ là 1,25 A .
2. Tính bước sóng  (nm) của photon kích thích 1 electron từ HOMO lên LUMO. Biết c = 2,9979.108(m/s).

You might also like