You are on page 1of 3

CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

A. LƯỠNG TÍNH SÓNG – HẠT CỦA VẬT CHẤT. HỆ THỨC de BROGLIE. HỆ


THỨC BẤT ĐỊNH HEISENBERG. HẠT CHUYỂN ĐỘNG TRONG GIẾNG THẾ

1. Một liên kết đôi oxy - carbon trong một phân tử hữu cơ nhất định hấp thụ bức xạ có tần số
6.0×1013 s-1.
a. Bước sóng của bức xạ này bằng bao nhiêu?
b. Tính năng lượng của photon ứng với bức xạ này? (J, kJ mol-1)

2. Phải mất 208,4 kJ để tách một mol electron từ các nguyên tử trên bề mặt kim loại rubidium.
Nếu kim loại rubidium được chiếu xạ với ánh sáng 254 nm thì động năng cực đại mà các
electron được giải phóng là bao nhiêu?

3. Nhiễu xạ neutron được sử dụng để xác định cấu trúc của các phân tử.
a. Tính bước sóng de Broglie của neutron chuyển động với tốc độ 1,00% tốc độ ánh
sáng.
b. Tính vận tốc của neutron có bước sóng 75 pm

4. Tính vận tốc của các electron có bước sóng de Broglie tương ứng là 1,0.102 và 1,0 nm.

5. Một nguyên tử của một nguyên tố đang chuyển động với tốc độ bằng 1% tốc độ ánh sáng.
Bước sóng de Broglie được xác định là 3,31.10-3 pm. Đây là nguyên tố nào.

6. Nguyên lý bất định Heisenberg có thể được thể hiện qua hệ thức toán học:

Trong đó E là năng lượng, t là thời gian. hình thức


Chỉ ra rằng đơn vị của biểu thức vế trái hệ thức trên giống với đơn vị của biểu thức vế trái của hệ
thức bất định Heisengerg thường dùng:

7. Nguyên tử hydro có bán kính xấp xỉ 0,05nm. Giả sử rằng chúng ta biết tọa độ của
electron với độ chính xác 1% bán kính nguyên tử hydro, hãy tính độ bất định về vận tốc của
electron bằng nguyên lý bất định Heisenberg. So sánh giá trị này với độ bất định về vận tốc của
quả bóng có khối lượng 0,2 kg và bán kính 0,05 m, có tọa độ được xác định với độ chính xác
1% bán kính của nó.

8. Sử dụng nguyên lý bất định Heisenberg, tính độ bất định về tọa độ trong các trường hợp sau:
a. một electron chuyển động với tốc độ 0.100 m / s
b. một quả bóng chày (khối lượng 145 g) chuyển động với tốc độ với 0.100 m / s

10. Một electron chuyển động trong một hộp thế một chiều đòi hỏi bước sóng 8080 nm để kích
thích electron từ n=2 lên n=3. Tính chiều rộng của hộp thế này.

11. Một electron chuyển động tự do trong hộp thế một chiều có chiều rộng 10,0nm bị kích thích
từ trạng thái cơ bản sang trạng thái năng lượng cao hơn bằng cách hấp thụ một photon bức xạ
điện từ với bước sóng 1.374 *10-5m. Xác định trạng thái năng lượng cuối cùng cho quá trình
chuyển đổi này.

12. Áp dụng mô hình hạt chuyển động tự do trong giếng thế một chiều cho phân tử H2, hãy:
a) Đánh giá khoảng không gian chuyển động của electron trong phân tử.
b) Biên độ dao động của nguyên tử H trong phân tử H2
c) So sánh các giá trị tính được ở câu a) và b) với khoảng cách H-H trong phân tử H2
(0.074 nm) và rút ra nhận xét
Cho sự chênh lệch mức năng lượng giữa trạng thái kích thích thứ nhất với trạng thái cơ
bản của phân tử H2 là ΔE = 1080 kJ/mol. Tần số dao động của các nguyên tử H trong phân tử là
υ = 1,32. 1014 s-1

13. Áp dụng mô hình hạt chuyển động tự do trong giếng thế một chiều cho phân tử butadiene-1,3
a) Hãy vẽ giản đồ năng lượng và sơ đồ điền electron π của phân tử. Xác định SLT (n) ứng
với HOMO và LUMO của hệ. Phân tử có bao nhiêu electron độc thân (theo mô hình này)?
b) Hãy xác định khoảng chuyển động của các electron π trong phân tử butadiene biết rằng
khi kích thích 1 electron π từ HOMO lên LUMO phân tử hấp thụ bức xạ của photon có bước
sóng 210 nm. So sánh kết quả tính được với chiều dài mạch C của hệ (0.42 nm) và giải thích sự
khác biệt
c) Năng lượng liên hợp Econj được xác định gần đúng bằng khoảng 5% tổng năng lượng
các electron π của hệ, có nghĩa là, năng lượng của các electron chuyển động trong một mô hình
giả lập là các nối đôi và đơn riêng rẽ cao hơn năng lượng của các electron π chuyển động trong
hệ liên hợp. Giả thiết rằng các nối đôi được coi là các hộp thế một chiều có chiều rộng là W.
Xác định W.

14. Phân tử X chứa 10 electron π. Chuyển động của các electron π có thể được mô tả bởi mô
hình giếng thế 2 chiều 0, 8 x 0,4 nm
1. Vẽ giản đồ NL và sự sắp xếp các electron vào các mức NL
2. Ở trạng thái cơ bản, phân tử X là thuận từ hay nghịch từ
3. Tính λmax ứng với bức xạ phát ra khi X chuyển từ TTCB lên trạng thái kích thích thứ 1.
4. Có bao nhiêu cực đại trong đồ thị của (HOMO)2

15. Fullerene dạng cầu có công thức phân tử C60 được cấu tạo từ các nguyên tử C liên kết với
nhau thành các vòng 5 hoặc 6 cạnh theo kiểu than chì với độ dày một – nguyên – tử. Ở mỗi đỉnh
của các vòng cacbon là một nguyên tử cacbon liên kết với 3 nguyên tử C khác bằng các liên kết
σ.
Để mô tả trạng thái các electron π của C60 có thể sử dụng mô hình hạt chuyển động tự do
trong hình cầu bán kính r với các mức năng lượng được tính theo công thức:
ħ𝟐
𝑬𝑳 = 𝑳. (𝑳 + 𝟏)
𝟐𝒎𝒓𝟐
Trong đó: m – khối lượng electron, L – số lượng tử obitan (L= 0, 1, 2…). Với mỗi giá trị của L
có 2L+1 obitan có cùng mức năng lượng
a) Có bao nhiêu electron π trong C60 ?
b) Hãy tính bán kính r nếu biết rằng hiệu năng lượng giữa HOMO và HOMO-1 là 296
kJ/mol
c) Có thể có bao nhiêu electron độc thân trong C60 ở trạng thái cơ bản
d) Thực nghiệm cho thấy trong C60 không còn electron độc thân. Để giải thích điều này,
người ta coi rằng ứng với L>2 thì sẽ tách thành các nhóm chứa 1, 3, 4 hoặc 5 mức năng lượng
như nhau. Hãy cho biết với L=5 sẽ tách thành các mức năng lượng như thế nào?
e) Sử dụng mô hình tách các mức năng lượng ở câu d) hãy cho biết số electron độc thân của
K3C60 và K6C60 ở trạng thái cơ bản.

f)

You might also like