You are on page 1of 3

ÔN TẬP HỌC SINH GIỎI ĐT 1 – NGÀY 15-6-2022

Câu 1: Các đồng vị phóng xạ có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của sản
xuất và đời sống. Để ít nhiều hiểu được tầm quan trọng của các đồng vị phóng xạ, trong bài
tập này chúng ta sẽ khảo sát ví dụ về ứng dụng của đồng vị phóng xạ trong y học và trong
cung cấp năng lượng.
Xác định thể tích máu của bệnh nhân bằng phương pháp đo phóng xạ
1. Sự biến đổi của hạt nhân 6731Ga (với chu kì bán rã t1/2 = 3,26 ngày) thành hạt nhân bền 67
30Zn xảy ra khi hạt nhân Ga bắt một electron thuộc lớp K của vỏ electron bao xung quanh
67

hạt nhân. Quá trình này không phát xạ β+.


a) Viết phương trình phản ứng hạt nhân biểu diễn sự biến đổi phóng xạ của 67Ga.
b) Chùm tia nào được phát ra khi 67Ga phân rã?
2. 10,25 mg kim loại gali đã làm giàu đồng vị 67Ga được sử dụng để tổng hợp m gam dược
chất phóng xạ gali xitrat (GaC6H5O6.3H2O). Hoạt độ phóng xạ của mẫu (m gam) dược chất là
1,09.108 Bq. Chấp nhận rằng quá trình tổng hợp có hiệu suất chuyển hóa Ga bằng 100%.
a) Tính khối lượng của đồng vị 67Ga trong m gam dược chất được tổng hợp (cho rằng 67Ga là
đồng vị phóng xạ duy nhất có trong mẫu).
b) Tính hoạt độ phóng xạ của 1 gam dược chất gali xitrat được tổng hợp ở trên.
3. Ngay sau khi tổng hợp, toàn bộ m gam dược chất phóng xạ được hòa tan trong 100 mL
nước cất. Sau 8 giờ, 1 mL dung dịch này được tiêm vào tĩnh mạch bệnh nhân.
Sau khi tiêm 1 giờ, người ta lấy 1 mL mẫu máu của bệnh nhân và đo được hoạt độ phóng xạ
210,2 Bq .
a) Tính hoạt độ phóng xạ theo Bq của liều 1 mL dung dịch gali xitrat khi tiêm vào cơ thể
bệnh nhân.
b) Tính thể tích máu của bệnh nhân ra mL. Giả thiết rằng toàn bộ gali xitrat chỉ phân bố đều
trong máu.

Câu 2: Nhiên liệu urani


Urani tự nhiên có thành phần đồng vị (về khối lượng): 99,274% 238U; 0,7205% 235U;
0,0055% 234U. Các đồng vị này đều phóng xạ α. Chu kì bán rã của 238U: t1/2(238U) = 4,47.109
năm.
Trong tự nhiên, các đồng vị có mặt trong một chuỗi thoát biến phóng xạ nối tiếp, kết thúc ở
một đồng vị bền của chì có số khối từ 206-208, tạo thành một họ phóng xạ.
(Chỉ có họ neptuni mở đầu bằng 237Np kết thúc bằng 209Bi). Họ phóng xạ mở đầu bằng 238U
gọi là họ urani (cũng gọi là họ urani – rađi), còn họ phóng xạ mở đầu bằng 235U gọi là họ
actini.
a) Viết các công thức chung biểu diễn số khối của các đồng vị họ urani và họ actini.
b) Trong 4 đồng vị bền của chì: 204Pb, 206Pb, 207Pb và 208Pb, những đồng vị nào thuộc vào các
họ urani và họ actini? 234U có thuộc họ urani không?
c) Sau thời gian đủ dài, các đồng vị con cháu có thời gian bán rã rất ngắn so đồng vị mẹ sẽ có
hoạt độ phóng xạ bằng hoạt độ phóng xạ của mẹ (cân bằng thế kỉ). Trong một mẫu quặng có
chứa 10,00 gam urani tự nhiên có bao nhiêu gam 226Ra? Chu kì bán rã của rađi: t1/2(Ra) =
1600 năm.
Giả định rằng các đồng vị phóng xạ không bị rửa trôi hoặc bay hơi.

Câu 3:
a/ Bằng thuyết lai hóa VB giải thích sự tạo thành liên kết trong phân tử CO.
b/ Thuyết VB không thể giải thích được một bazơ Lewis yếu như CO lại có khả năng tạo
phức chất tốt và tạo nên những phức chất carbonyl bền vững. Dựa vào cấu hình electron của
phân tử CO theo thuyết MO, hãy giải thích sự tạo thành liên kết bền giữa kim loại và CO.
c/ Dựa vào thuyết VB hãy viết công thức cấu tạo của phức chất sau [Fe(CO) 6]Cl2. Biết rằng
nó nghịch từ.

Câu 4: Cho M là một kim loại hoạt động. Oxit của M có cấu trúc mạng lưới lập phương với
cạnh của ô mạng cơ sở là a = 5,555 Å. Trong mỗi ô mạng cơ sở, ion O 2- chiếm đỉnh và tâm
các mặt hình lập phương, còn ion kim loại chiếm các hốc tứ diện (tâm của các hình lập
phương con với cạnh là a/2 trong ô mạng). Khối lượng riêng của oxit là 2,400 g/cm 3.
a) Tính số ion kim loại và ion O2- trong một ô mạng cơ sở.
b) Xác định kim loại M và công thức oxit của M.
c) Tính bán kính ion kim loại M (theo nm) biết bán kính của ion O2- là 0,140 nm.
d) Nêu cách điều chế oxit của M.

Câu 5: Chuyển động của electron π dọc theo mạch cacbon của hệ liên hợp mạch hở được coi
là chuyển động tự do của vi hạt trong hộp thế một chiều. Năng lượng của vi hạt trong hộp thế
một chiều được tính theo công thức
E n= n2.h2 / (8ma2), trong đó n = 1, 2, 3...; h là hằng số Planck; m là khối lượng của
electron, m = 9,1.10-31 kg; a là chiều dài hộp thế. Đối với hệ liên hợp, a là chiều dài mạch
cacbon và được tính theo công thức a = (N+1)lC-C, ở đây N là số nguyên tử C, lC-C là độ dài
trung bình của liên kết C – C. Ứng với mỗi mức năng lượng En nêu trên, người ta xác định
được một obitan phân tử (viết tắt là MO – π) tương ứng, duy nhất. Sự phân bố electron π vào
các MO – π cũng tuân theo các nguyên lý và quy tắc như sự phân bố electron vào các obitan
của nguyên tử.
Sử dụng mô hình vi hạt chuyển động tự do trong hộp thế một chiều cho hệ electron π của
phân tử liên hợp mạch hở Octatetraen, hãy:

a) Tính giá trị các năng lượng En (n = 1:5) theo J. Biểu diễn sự phân bố các electron π
trên các MO – π của giản đồ các mức năng lượng và tính tổng năng lượng của các
electron π thuộc Octatetraen theo kJ/mol. Cho biết phân tử Octatetraen có lC-C = 1,4Å.
b) Xác định số sóng ۷ (cm-1) của ánh sáng cần thiết để kích thích 1 electron từ mức năng
lượng cao nhất có electron (HOMO) lên mức năng lượng thấp nhất không có electron
(LUMO).
Câu 6:
Electron π của liên kết đôi trong anken được xem như electron chuyển động tự do trong
giếng thế hai chiều. Biểu thức tính năng lượng của electron có dạng:

Biết Lx, Ly là chiều dài mỗi cạnh của giếng thế.


nx , ny là số lượng tử chính của electron, là các số nguyên dương không phụ thuộc vào nhau.
m là khối lượng electron; h là hằng số Planck
Xét một electron chuyển động trong một giếng thế hai chiều có L x = 8,00 nm, Ly = 5,00nm.
a) Cho biết giá trị các số lượng tử chính của electron này ứng với ba mức năng lượng thấp
nhất đầu tiên.
b) Tính bước sóng ۷ của bức xạ cần thiết để kích thích electron từ trạng thái kích thích đầu
tiên lên trạng thái kích thích thứ hai.

Câu 7:
Nguyên tố phi kim X phản ứng với Cl2 cho chất lỏng không màu A (tonóng chảy = -94 oC).
Chất A tác dụng với Cl2 dư trong dung môi CCl4 khan cho B (chất rắn màu trắng, tothăng hoa =
160 oC). Cho biết khối lượng phân tử của B bằng 1,516 lần khối lượng phân tử của A. Hãy
xác định A, B và vẽ cấu trúc phân tử của chúng.

You might also like