You are on page 1of 8

1.

1: Đồng vị phóng xạ A1 được tạo ra với tốc độ không đổi q hạt nhân trong 1s chịu biến
đổi theo sơ đồ:
λ1 λ2
A1 A2 A3 (bền)
Tìm qui luật biến đổi lượng hạt nhân của đồng vị A1, A2, A3.
a) Giả sử lúc đầu A1, A2, A3 không có trong mẫu.
b) Giả sử lúc đầu không có A2, A3 chỉ có A1 với No hạt.

1.2: Mẫu có đồng vị phóng xạ Xe138 được tạo ra với tốc độ không đổi q = 1010 hạt/s, chịu
biến đổi theo sơ đồ sau:
Xe138 17phút Cs138 32phút Ba138
Tính độ phóng xạ của mẫu sau 1 giờ, biết rằng lúc đầu không có Xe138, Cs138 và Ba138

1.3: Hạt nhân phóng xạ A1 tạo ra đồng vị phóng xạ A2, A2 tạo ra đồng vị bền A3. Hằng số
phân rã tương ứng của chúng là λ1, λ2. Giả sử ở thời điểm ban đầu chỉ có đồng vị A1 là
N01. Hãy xác định:
a) Số hạt nhân A2 tại thời điểm t.
b) Khoảng thời gian mà qua đó số lượng hạt nhân của đồng vị A2 đạt cực đại.
c) Trong trường hợp nào xuất hiện trạng thái cân bằng thế kỷ. Tìm tỉ số này.

1.4: Đồng vị phóng xạ Mg27 được tạo ra với tốc độ không đổi q = 5×1010 hạt nhân/s. Xác
định số lượng hạt nhân Mg27 ở trong mẫu sau khoảng thời gian:
a) Lớn hơn gấp 3 lần chu kỳ bán rã của Mg27.
b) Bằng chu kỳ bán rã của Mg27.
Biết chu kỳ bán rã của Mg27 là 12 ngày đêm, và lúc đầu không có đồng vị Mg27.

1.5: Đồng vị Mo99 biến đổi thành Tc99 theo 2 cách:


Cách 1: có 75% hạt nhân Mo99
Mo99 T1 = 67h Tc*99 T2 = 6h Tc99 (bền)
Cách 2: có 25% hạt nhân Mo99
Mo99 T1 = 67h Tc99 (bền)
Giả sử lúc đầu không có hạt nhân Mo99 và nó được tạo ra với tôc độ q = 1010 hạt/s.
Tìm số hạt nhân bền trong Tc99 trong mẫu sau 5 giờ.
1.6: Hạt nhân Po210 phân rã thành Po206 do phát hạt alpha. Đồng vị Pb206 tạo thành ở trạng
thái cơ bản, hạt alpha bay ra có động năng T = 5,3 MeV.
a) Tính nhiệt lượng tỏa ra của 10 mg Po210 sau thời gia n bằng thời gian sống trung
bình của đồng vị Po210.
b) Tính khối lượng ban đầu của Po210 trong mẫu, nếu sau thời gian bằng chu kỳ bán
rã mẫu tỏa ra nhiệt lượng 4kJ.
1.7: Đồng vị Ra226 là sản phẩm phân rã của U238. Ta biết rằng có một nguyên tử Ra226
trong 2,8.106 nguyên tử U238. Tìm chu kỳ bán rã U238 nếu biết rằng chu kỳ bán rã của U238
rất lớn hơn chu kỳ bán rã của Ra226. Biết chu kỳ bán rã của Ra226 là 1620 năm.
1.8: Trong phân rã β, đồng vị Pd112 tạo ra đồng vị Ag112, và Ag112 lại tiếp tục phân rã β.
Chu kỳ bán rã tương ứng của chúng là 21 giờ và 3,2 giờ. Tìm tỷ số giữa độ phóng xạ cực
đại của đồng vị phóng xạ thứ hai với đồng vị phóng xạ thứ nhất, giả sử lúc đầu mẫu chỉ
chứa đồng vị phóng xạ thứ nhất.
1.9: Xác định khối lượng chì được tạo ra từ 1kg U238 trong khoảng thời gian bằng tuổi
trái đất (2,5.109), biết rằng các đồng vị trung gian có chu kỳ bán rã bé và chu kỳ bán rã
của U238 là T=4,5.109 năm.
1.10: Nguồn Co60 được sản xuất ngày 1/4/2000 có độ phóng xạ 1mCi. Biêt hằng số
R.cm 2
K   13 . Chu kỳ bán rã của nguồn T = 5,2 (year).
mCi.h
a) Hỏi ngày 1/4/2003 thông lượng của nguồn tại điểm M cách nguồn 2m bằng bao nhiêu?
b) Suất liều chiếu của nguồn tại M vào ngày 1/4/2003 là bao nhiêu?
c) Hãy tính liều chiếu trong ngày 1/4/2003 tại M.
d) Hỏi theo tiêu chuẩn thế giới và VN có an toàn cho người làm việc tại điểm M không?
1.11: Nguồn Co60 với hằng số Kγ = 6 R.cm2/mCi.h. Chu kỳ bán rã của nguồn T = 5,2
(year).
a) Nếu độ phóng xạ của nguồn là 1 mCi, tính suất liều chiếu ở điêm M cách nó 5m.
Từ đó suy ra suất liều hấp thụ tại M.
b) Suất liều chiếu 2 R/h được đo từ nguồn 0,1 mCi. Hỏi vị trí đo cách nguồn bao
nhiêu?
c) Suất liều 0,3 Sv/h được đo ở khoảng cách 4m từ nguồn. Ở khoảng cách nào cách
nguồn thì suất liều chỉ còn 0,3 mSv/h?
1.12: Xác định suất liều chiếu trong không khí, và suất liều hấp thụ trong nước của dòng
bức xạ gamma. Biết mật độ dòng lượng tử gamma ban đầu có năng lượng 2 MeV bằng
1,3 × 104 (hạt/cm2.s). Cho hệ số truyền năng lượng của gamma trong không khí và trong
nước tương ứng là 2 MeV γkk = 0,0303 × 10 γH20 = 0,0260 (cm-1)
1.13: Nguồn phóng xạ có suất liều chiếu tại điểm M tại thời điểm t là 10 R/h, chu kỳ bán
rã T = 2h. Xác định:
a) Liều chiếu trong khoảng 10 giờ tính từ thời điểm t.
b) Thời gian mà liều chiếu tại M là 25 R.

1.14: Bỏ qua sự hâp thụ trong không khí, xác định suất liều chiếu của chùm gamma ở
khoảng cách 2m từ nguồn điểm có độ phóng xạ 0,1 Ci. Năng lượng của một lượng tử
gamma là 1 MeV. Số lượng tử gamma phát ra trong một phân rã bằng 0,5.
1.15: Nguồn phóng xạ điểm có độ phóng xạ 18 μCi phát ra trong mỗi phân rã hai lượng
tử gamma có năng lượng 0,8 MeV và 1 MeV. Bỏ qua sự hấp thụ trong không khí, tìm
khoảng cách từ nguồn mà ở đó suất liều chiếu bằng 20 μR/s.
Biết với gamma có năng lượng 0,8MeV hệ số truyền năng lượng 0,0372.10-3(cm-1)
với gamma có năng lượng 1,0MeV hệ số truyền năng lượng 0,0361.10-3(cm-1)

1.16: Tính hằng số gamma của nguồn đồng vị Na24 có sơ đồ phân rã sau:

γm1 = 0,022cm2/g
γm2 = 0,027×10-3 cm2/g

1.17: Nguồn Technitium-99m lúc đầu có độ phóng xạ C = 1mCi, chu kỳ bán hủy T = 6
ngày. Hằng số gamma của nguồn cho bởi bảng là 0,022 mSv.m2/h.GBq.
a) Tính suất liều chiếu của nguồn tại vị trí cách nguồn 2m sau 12 ngày kể từ thời
điểm đầu.
b) Tính liều chiếu từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 12 kể từ thời điểm ban đầu.

1.18: a) Tính hằng số gamma toàn phần của Co60. Biết sơ đồ phân rã của Co60 như sau:

Biết hằng số truyền năng lượng khối tương


ứng với gamma 1,17 MeV và 1,33 MeV là
0,0278 cm2/g và 0,027 cm2/g.
b) Tính đương lượng gamma của nguồn Co60 có độ phóng xạ 10 Ci.
1.19: Nguồn Cs137 có độ phóng xạ 10 Ci. Biết Cs137 phát
lượng tử gamma có năng lượng 0,6 MeV với hệ số truyền
năng lượng khối 0,0296 cm2/g.
a) Tính hằng số gamma của nguồn.
b) Tính suất liều chiếu tại lớp nước M cách nguồn 2m.
c) Tính suất liều chiếu của nguồn tại vị trí cách nguồn 2m.
1.20: Nguồn Cs137 có suất liều lượng ở điểm cách nguồn 1 m là P = 20 R/h
a) Hỏi ở điểm cách nguồn 4 cm suất liều bằng bao nhiêu?
b) Tính độ phóng xạ của nguồn Cs137. Biết nguồn phát lượng tử gamma có năng
lượng 0,6 MeV có hệ số truyền năng lượng khối 0,296 (cm2/g)
1.21: a) Nguồn phóng xạ Au198 có suất liều lượng tuân theo quy luật p(t) = 200e-0,69t/2,5
(R/h) ở điểm M cách nguồn 4m. Tính độ phóng xạ của nguồn tại thời điểm đầu và sau
thời gian t = 5T, với T là chu kỳ của đồng vị phóng xạ. Cho hằng số gamma của nguồn là
Kγ = 7 (R.cm2/h.mCi)
b) Tính liều chiếu tại vị trí trên trong 5 giờ kể từ lúc đầu.
1.22 a) Tính liều hấp thụ một người phải nhận trong 2 giờ, khi làm việc với nguồn phóng
xạ gamma Na22 có độ phóng xạ 100 µCi và đứng cách nguồn 50 cm. Biết chu kỳ bán rã
của đồng vị Na22 rất dài, hằng số gamma của đồng vị K =12 R.cm2/(h.mCi), và đối với
mô 1R tương ứng với 0,95 rad.
b) Liều tương đương? Nếu cùng liều hấp thụ như câu a) nhưng do bức xạ neutron năng
lượng 2,5 MeV tạo ra thì liều tương đương là bao nhiêu?
c) Nếu nguồn gamma Na22 câu a) và neutron câu b) chiếu vào cơ quan (phổi). Tính liều
hiệu dụng người phải nhận trong thời gian trên.
d) Nếu nguồn gamma Na22 câu a) chiếu vào gan và neutron câu b) chiếu vào cơ quan
(phổi). Tính liều hiệu dụng người phải nhận trong thời gian trên.

1.23: Nguồn Cu64 có đương lượng gamma là 1 mg Ra. Tính suất liều chiếu tại M cách
nguồn 2m.

1.24: Nguồn Cs137 có độ phóng xạ 10 Ci. Tính suất liều chiếu tại lớp nước ở m cách
nguồn 2m? Biết hằng số gamma của nguồn là 6 (R.cm2/h.mCi).
1.25: Nguồn Cs137 phát duy nhất tia gamma có năng lượng 0,6 MeV. Tính hằng số
gamma của nguồn năng lượng 0,6 MeV với hệ số truyền năng lượng khối của gamma có
năng lượng 0,6 MeV là 0,0296 cm2/g.

2.1: Quãng chạy trung bình của một hạt α trong không khí ở các điều kiện tiêu chuẩn
được xác định bởi công thức sau R = 0,98.10-27 . v03, với R(cm) quãng chạy trung bình
của một hạt α và v0 (cm/s) là vận tốc ban đầu của hạt. Cho hạt α có động năng ban đầu
là 7 MeV. Biết rằng để tạo thành một cặp ion phải mất năng lượng 34 eV.
a. Tính quãng chạy trung bình của hạt α.
b. Số cặp ion trung bình mà hạt α tạo ra trên suốt đoạn đường R,
c. Số cặp ion trung bình mà hạt α tạo ra khi đi được quãng đường R/2
2.2: Tính độ mất năng lượng riêng do ion hóa đối với deuteron động năng 4 MeV trong
khí nitơ ở các điều kiện tiêu chuẩn. Biết khối lượng của deuteron là md với mdc2 = 1875,5
MeV. Biết rằng với năng lựng như trên ta tính trong trường hợp không tương đối.
2.3: Tiết diện xảy ra hiện tượng quang điện của gamma có năng lượng 0,6 MeV trong chì
là 18 (b). Tính tiết diện xảy ra hiện tượng quang điện của gamma này trong uran.
2.5: Một chùm tia gamma năng lượng 0,15 MeV xuyên qua lớp bạc dày 2 mm và bị suy
giảm 4 lần. Hãy tìm tiết diện tương tác của chùm tia gamma này với bạc. Cho biết mật độ
bạc là 10,5 g/cm3.
2.6: a) Hãy tính độ mất năng lượng riêng do bức xạ hãm của electron có động năng 20
MeV trong nhôm.
b) Độ mất năng lượng riêng do bức xạ hãm trong chì gấp bao nhiêu lần trong
nhôm?
Biết ρPb = 11.34 g/cm3; ρAl = 2,7 g/cm3.

2.7: Hãy tính độ mất năng lượng toàn phần của electron có động năng 30 MeV trong
nhôm. Giả sử, sự mất năng lượng của electron do quá trình ion hóa và bức xạ hãm.

2.8: Hãy tìm bề dày bản chì sao cho xác suất tạo cặp electron – positron bởi lượng tử
gamma có năng lượng 7 MeV bằng 0,1. Biết với năng lượng này của gamma đối với chì,
tiết diện tương tác toàn phần σ = 15,5 barn và tiết diện tạo cặp là σpair = 9,7 barn. iết hệ
số hấp thụ tuyến tính của chì ở năng lượng trên là 0,32 cm-1.
2.9: Chùm neutron đơn sắc giảm 20 lần khi truyền qua bản boron tự nhiên dày 1g/cm2.
Hãy xác định năng lượng neutron, cho biết tiết diện phản ứng của neutron tuân theo quy
luật 1/v; ρ = 2,45 g/cm3; σo = 755 barn.

2.10: So sánh quãng chạy cực đại của tia  và tia  có năng lượng 2 MeV trong môi
trường không khí ở điều kiện tiêu chuẩn
2.11: Khi đi xuyên qua lớp vật chất dày 0,4 cm thì năng lượng electron nhanh giảm 25%.
Hãy tìm độ dài bức xạ của electron nếu cho biết độ mất năng lượng của electron chủ yếu
do bức xạ.
2.12: Xác định quãng chạy của hạt alpha năng lượng 5 MeV trong các môi trường sau :
a) Nhôm b) Không khí ở nhiệt độ 15o, áp suất 1 at.
c) Chì d) Nước có khối lượng riêng 1 g/cm3.
2.13: Hãy xác định quãng chạy của hạt  trong chì, nếu biết hạt  này có quãng chạy
trong nhôm là 17µm.
2.14: Hãy xác định động năng của electron trong nhôm và chì biết sự mất năng lượng
riêng do bức xạ hãm bằng sự mất năng lượng riêng do ion hóa.
2.15: Hãy tính động năng của hạt electron sao cho độ mất năng lượng riêng do bức xạ
bằng 1/4 độ mất năng lượng riêng toàn phần.
2.16: Hãy tìm sự phụ thuộc của độ dài bức xạ Lrad của electron vào số nguyên tử Z. Tính
Lrad đối với electron trong khí N2 ở điều kiện tiêu chuẩn, trong nhôm và trong chì.
2.17: Hãy tính động năng ban đầu của electron, biết rằng khi đi qua tấm chì dày 5mm thì
năng lượng của electron còn lại bằng 42 MeV.
2.18: Hãy tính phần năng lượng hạt  phát ra từ đồng vị P32 có năng lượng cực đại 1,71
MeV bị hấp thụ trong tấm nhôm dày 20 mg/cm2.
2.19: Proton có động lượng 1 GeV/c đi qua khí áp suất cao. Chiết suất của khí có thể thay
đổi thông qua việc thay đổi áp suất khí. Biết khối lượng nghỉ của proton là 0,94 GeV/c2.
a) Hãy chỉ ra chiết suất cực tiểu của khí mà proton trên có thể bức xạ Cherenkov khi đi
qua khí.
b) Khi chiết suất của khí n = 1,6. Hãy tính góc mà bức xạ Cherenkov phát ra so với
phương bay của proton.
4.1: Khi có sự cố phóng xạ xảy ra vào ngày 1/4/2013, để khắc phục sự cố thì nhân viên
tham gia sẽ nhận10 rem. Có 3 nhân viên đều 30 tuổi có hồ sơ về liều lượng tính đến ngày
1/4/2013 như sau:
A: Liều tổng 18 rem, từ 1/2/2013 đến nay 0,4 rem.
B: Liều tổng 10 rem, từ 1/2/2013 đến nay 1,2 rem.
C: Liều tổng 12 rem, từ 1/2/2013 đến nay 0,5 rem.
4.2: Với tiêu chuẩn an toàn phóng xạ (1994) về liều giới hạn trung bình là 2 rem trong
một năm. Hãy thiết lập công thức tính liều được phép trong 1 giờ nếu nhân viên làm việc
50 tuần trong một năm, mỗi tuần làm việc 5 ngày, mỗi ngày làm việc 4 giờ.
4.3: Một nhân viên A 34 tuổi có liều tích lũy 20 rem, một nhân viên B 30 tuổi có liều tích
lũy 16 rem, nhân viên C 25 tuổi có liều tích lũy là 15 rem. Giả sử có sự cố các anh chị sẽ
chọn nhân viên nào ưu tiên trong việc khắc phục sự cố đó?
4.4: Có hai nguồn phóng xạ Co60 và Cs137 đều có độ phóng xạ 100Ci Hỏi theo quyết định
Số: 17/2007/QĐ-BKHCN thì chúng thuộc nhóm nào ?
4.5: Nguồn Cs137 có độ phóng xạ 10 Ci. Biết Cs137 phát lượng tử gamma có năng lượng
0,6 MeV. Hãy tính xem với các nhân viên phải làm việc 6 giờ 1 ngày và đứng cách
nguồn một khoảng 1 m thì phải che chắn lớp chì dày bao nhiêu để được an toàn theo tiêu
chuẩn quốc tế (tính theo hệ số suy giảm).

5.1: Nguồn gamma có năng lượng E (MeV) phân bố đầu trong vật có cường độ C
(gamma/s). Xác định suất liều chiếu ở điểm M.
a) Vật có dạng sợi dây chiều dài L, điểm M thuộc trung trực của dây và cách sợi dây
1 khoảng h.
b) Vật có dạng mặt cầu bán kính R, điểm M cách tâm quả cầu 1 khoảng h.
c) Vật có dạng đĩa tròn bán kính R, điểm M trên trục và cách tâm đĩa 1 khoảng h.
5.2: Hãy tính xem với nguồn Technetium ở bài 21 tại thời điểm ban đầu, các nhân viên
ngày làm việc 6 giờ và đứng cách nguồn một khoảng 1m thì phải che chắn lớp chì dày
bao nhiêu để được an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế?
5.3: Hãy tính suất liều chiếu của một nguồn phóng xạ dạng hình đĩa bán kính R, có độ
phóng xạ phân bố đều σ (Ci/cm2), tại một điểm M trên trục và cách tâm một khoảng h.
a) Trong trường hợp không che chắn (giống câu 16c)
b) Trong trường hợp có tấm che ở giữa M và đĩa, được đặt song song với đĩa. Tấm
che có bề dày d và hệ số suy giảm tuyến tính μ.
5.4: Hãy tính xem với nguồn Cs137 có độ phóng xạ 1 Ci các nhân viên nếu ngày làm việc
6 giờ và đứng cách nguồn 1 khoảng R. cho μ = 0,5 cm-1 và KγCs= 3,1 (R.cm2/h.mCi).
a) Hãy tính khoảng R bé nhất mà nhân viên có thể làm việc với điều kiện trên mà
không cần che chắn.
b) Nếu R = 0,5 m và phải làm việc trong khoảng thời gian trên thì có an toàn không?
Nếu không an toàn, ta phải che chắn lớp chì dày bao nhiêu để được an toàn?

5.5: Có nguồn phóng xạ hình cầu (O, R) có độ phóng xạ phân bố đều với mật độ ρ. Giả
sử không có sự tự hấp thụ, hãy tính suất liều tại một điểm cách tâm O một khoảng d.
5.6: a) Tính suất liều tại điểm P của nguồn Cs137 như hình (C = 10 Ci; R = 1m; h = 0,5
m). Cho hằng số gamma của nguồn là 7 (R.cm2/h.mCi) trong trường hợp không che chắn.
b) Tính suất liều tại P nếu che giữa nguồn và P một lớp chì dày d vuông góc với R, cho
hệ số suy giảm của chì μ.
5.7:Tính liều ở điểm P bất kì tạo bởi nguồn phóng xạ dạng dây tròn (O,r) có độ phóng xạ
phân ố đều C

You might also like