You are on page 1of 63

TO HOA NBK

Chuyên đề 2: Hóa học hạt nhân

Bài 1
1) Năm 2011 được chọn là Năm Quốc tế Hóa học, là kỉ niệm 100 năm
Marie Curie dành được giải Nobel Hóa học. Curie đã tìm được 2
nguyên tố hóa học và tên của 2 nguyên tố này là gì?
2) Tháng 10 năm 2009, nguyên tố thứ 117 đã được tổng hợp - đánh dấu
cho việc tất cả các chỗ trống trong chu kì 7 của bảng tuần hoàn đã
được lấp đầy. Nguyên tố thứ 117 được tổng hợp bằng cách bắn phá
mục tiêu 249Bk bởi 48Ca, và tổng cộng thu được 6 nguyên tử của
nguyên tố 117. Sau phân hạch, 1 trong các nguyên tử phân rã p lần α
tạo thành 270Db còn 5 nguyên tử phân rã q lần α tạo thành 281Rg. Sử
dụng kí hiệu nguyên tố 117 cho trong bảng tuần hoàn, viết các phương
trình phản ứng hạt nhân.
3) Tỉ lệ giữa số nguyên tử triti và tổng số nguyên tử hiđro trong một mẫu
nước sông là 8.10-18. Triti phân huỷ phóng xạ với chu kì bán huỷ bằng
12,3 năm. Tính số nguyên tử triti trong 10 gam nước sau 40 năm.
Hướng dẫn
1) Radium (Ra) và polonium (Po).
2) 48
20 Ca + 249
97 Bk → 117 Uus + 3n
294 48
20 Ca + 249
97 Bk → 117 Uus + 4n
293

20 Ca + 6 97 Bk = 117 Uns + 5 97 Uns + 23n


hoặc: 6 48 249 294 293

3)

Trang1
TO HOA NBK

Bài 2
Có 3 chuỗi phóng xạ tự nhiên: chuỗi 238U92, chuỗi 235U92, và chuỗi 232Th90.
1) Xác định có bao nhiêu hạt với số khối 4 có thể chứa trong các hạt nhân
238U , 232Th và 235U . Xác định biểu thức cho phép xác định số khối
92 90 92
mỗi đồng vị của mỗi chuỗi.
2) Cho biết định nghĩa về số khối.
3) Chuỗi thorium có đồng vị 228Th90. Xác định chuỗi phân rã phóng xạ từ
232Th đến 228Th , xác định tất cả các đồng vị xuất hiện trong chuyển
90 90
hoá này.

4) Đề xuất trình tự thuận tiện nhất để cô lập đồng vị 228Th.


5) Một mẫu đồng vị tinh khiết 228Th (T1/2 = 1.9 năm) với độ phóng xạ a
Bq được đặt vào một ống thuốc tiêm đã rút hết khí, đậy kín. Chuỗi
232Th kết thúc với các đồng vị chì bền vững. Một trong các dạng đồng

vị Rn được tạo thành trong chuỗi chuyển hoá 228Th. Các đồng vị chì có
thể là 206Pb, 207Pb và 208Pb. Các đồng vị Rn có thể là 219Rn (T1/2 = 3.92
giây); 220Rn (T1/2 = 54.5 giây); và 222Rn (T1/2 = 3.8 ngày). Sử dụng biểu
thức ở 1, xác định các đồng vị của Pb và Rn tạo thành trong chuỗi
thorium.
6) Giả sử rằng sau 30 ngày, cân bằng thế kỉ được thiết lập trong ống
thuốc tiêm. Tính tỉ lệ áp suất riêng phần của các sản phẩm phân rã khí
theo a.
7) Hai nguyên tố radium và polonium được Marie và Pierre Curie phát
hiện khi nghiên cứu quặng uranium. Đồng vị nào sau đây của radium
và polinium có thể tìm thấy trong quặng uranium:
226Ra, T1/2 = 1620 năm; 210Po, T1/2 = 0.15 giây;
225Ra, T1/2 = 14.8 ngày; 210Po, T1/2 = 138.4 ngày;
228Ra, T1/2 = 6.7 năm
8) Khi so sánh độ phóng xạ của quặng và các mẫu tổng hợp nhân tạo,
M.Curie cho rằng quặng có chứa lượng nhỏ một đồng vị phóng xạ
chưa biết. Cơ sở của giả định này là gì?
9) Những điều kiện mà các mẫu phải thoả mãn là gì?
10) Viết công thức của quặng uranium.

Trang2
TO HOA NBK

Hướng dẫn
1) Hãy bắt đầu với đồng vị 232Th: 232/4 = 58. Số khối A của mỗi thành viên
trong chuỗi 232Th sẽ tương ứng với biểu thức: A = 4n, trong đó n là số
nguyên.
Với 238U có thể tạo thành 238/4 = 59.5. Giá trị thập phân không có ý nghĩa
vật lí, do vậy không thể có 60 hạt trong hạt nhân 238U. Do vậy n = 59 · 4 =
236, còn thiếu 2 đơn vị so với 3238. Vậy chuỗi của 238U là A = 4n + 2.
Tương tự, chuỗi 235U là A = 4n + 3
2) Số khối là tổng số nucleon (proton và neutron) trong hạt nhân đồng vị.
228 − 228 − 228
  
3) 232
90 Th ⎯⎯→88 Ra ⎯⎯ →89 Ac ⎯⎯ →90 Th

4) Tách đồng vị thorium là vấn đề rất phức tạp. Do đó, sẽ thuận tiện hơn
khi tách phân đoạn chứa 228Ac89 (T1/2 = 6.13 giờ) và để actinium phân rã:
− 228

228
89 Ac ⎯⎯ →90 Th

5) 232Th90 và 228Th90 đều thuộc chuỗi 4n, do đó đồng vị radon là 220Rn và


đồng vị chì là 208Pb.
6) Tỉ lệ áp suất riêng phần bằng tỉ lệ số mol radon và helium tạo ra trong
quá trình phân rã. Tính số mol radon, T1/2 = 54.5 giây:

n( 220 Rn) =
a 0.693a N
N= = = 10−22 (mol)
 54.5 6.02  1023

Để tính số mol He, hãy giả sử rằng trong 30 ngày, thorium phân ra với tốc
độ a không đổi. Cũng chú ý rằng sự chuyển hoá của mỗi nguyên tử 228Th
thành 208Pb tạo ra (228 - 208) / 4 = 5 hạt 𝛼. Trong 30 ngày, 2.6a · 106
nguyên tử 228Th bị phân huỷ và có 5 · a · 30 · 24 · 3 · 107 nguyên tử helium
tích luỹ trong ống tiêm. Số mol He là 2,2a⋅10-17.
Do đó p(He)/p(Rn) = 2.2⋅105
7) Quặng uranium chứa các đồng vị 238U và 235U. Do đó, các đồng vị radium
và polonium cần phải thuộc các chuỗi 4n+2 hoặc 4n+3. Các đồng vị này
cần phải có chu kì bán huỷ phù hợp để được duy trì trong quá trình tách.
Các điều kiện này thoả mãn với đồng vị 226Ra (chuỗi 4n+2) và 210Po (chuỗi
4n+2).

Trang3
TO HOA NBK

8) Có thể giả định như vậy chỉ khi độ phóng xạ của mẫu tổng hợp vượt
quá độ phóng xạ của mẫu quặng.
9) Cân bằng thế kỉ giữa các đồng vị mẹ và con của các chuỗi đã được thiết
lập trong quặng trong thời gian nó tồn tại. Độ phóng xạ của mỗi đồng vị
con bằng độ phóng xạ của mỗi đồng vị mẹ. Các mẫu tham chiếu không
chứa các đồng vị con.
10) U3O8

Trang4
TO HOA NBK

Bài 3
Có 3 chuỗi phóng xạ tự nhiên và 1 chuỗi phóng xạ nhân tạo. Sau các
chuyển hóa phóng xạ alpha và beta, các chuỗi kết thúc với sự tạo thành
các đồng vị bền. Giản đồ dưới đây biểu diễn một trong các chuỗi vậy:

Biết rằng trong chuỗi này, X4 = X1 (X là loại phân rã). Phân rã phóng xạ
tuân theo quy luật động học phản ứng bậc nhất: dN/dt = -λN, trong đó λ
là hằng số phân rã, N là số hạt nhân phóng xạ ở thời điểm t.
1) Xác định chu kì bán rã T1/2 của nguyên tố C, biết rằng trung bình thì
mỗi giây có 1 trong số 7.24∙1012 nguyên tử C bị phân rã. Xác định
nguyên tố C, sau đó là D, E, F - sử dụng các dữ kiện bổ sung sau: a) sau
500 năm, từ 1 gam C xảy ra phân rã α thì có 9.333∙10-6 mol helium
được tạo thành; b) khối lượng nguyên tử của C lớn gấp 2.533 lần trị
số điện tích hạt nhân.
Trong tự nhiên, chỉ có 7 khoáng chất của nguyên tố I được biết đến. Hai
trong số chúng là IAsSx và I4Hg3SbxAs8S20, có hàm lượng I lần lượt là 60 %
và 28.6 %.
2) Xác định các nguyên tố I và J, biết khối lượng nguyên tử của I lớn gấp
2.580 lần điện tích hạt nhân của nó.
3) Một mẫu phóng xạ nặng 3 gam chứa các đồng vị A1 (35 % về khối
lượng, T1/2 = 2.1 ngày) và A2 (65 % về khối lượng, T1/2 = 4.4 ngày). Số
khối của A1 lớn hơn 1 amu so với số khối của A, còn số khối của A2 ít
hơn 3 amu so với A. Xác định đồng vị A - "tổ tiên" của chuỗi phóng xạ
này, biết rằng sau 12 giờ kể từ khi điều chế thì độ phóng xạ của mẫu
là 4.61∙105 Curie (1 Curie = 3.7∙1010 phóng xạ/giây). Độ phóng xạ của
mẫu chứa nhiều đồng vị được tính theo tổng độ phóng xạ thành phần.
Khối lượng nguyên tử của A lớn gấp 2.548 lần trị số điện tích hạt nhân.
4) Xác định các hạt nhân B, G, H, K.
5) Lấy ví dụ về phương trình phản ứng hạt nhân của các phân rã alpha và
beta.
6) Tính năng lượng liên kết các nucleon trong hạt nhân bismuth-209,
theo 1 nucleon, đơn vị MeV.

Trang5
TO HOA NBK

Khối lượng chính xác của các vi hạt (amu) bằng: nguyên tử bismuth là
208.980, proton là 1.0072747, neutron là 1.0086658, electron là
5.4857937∙10-4; 1 eV = 1.602∙10-19 J, tốc độ ánh sáng trong phân không c
= 2.99792458∙108 m/s, 1 amu = 1.66054∙10-27 kg.
Hướng dẫn
ln2 ln2
1) -dN / dt = λN   = , nghĩa là T1/2 = N  = 1.592 ∙ 105 năm.
T1/2  dN 
− 
 dt 
Theo định luật phân rã phóng xạ:
1 1
− −
−t m
m(t) = m0e  m0 − nMC = m0 2  MC = 0 (1 − 2 1/2 )
T1/2 T

n
Trong đó m0 là khối lượng ban đầu của mẫu phóng xạ, m là khối lượng
hiện tại, nMC là khối lượng phân rã trong thời gian t, MC là khối lượng mol
của C. Số mol n của helium giải phóng bằng số mol của C phân rã. Ta có:
−5
1 − 21592
MC = = 233 gam/mol
9.333  10−6
ZC = MC/2.533 = 92 - uranium. Francium-221 được tạo thành từ uranium-
233 qua 3 phân rã α và 1 phân rã β. Do đó X3, X4, X5 là các phân rã α. D
là thorium-229, E là radium-225, F là actinium-225.
2) Dựa vào dữ kiện hàm lượng của I trong khoáng chất, ta có:
MI MI
0.6 = =
MI + MAs + xMS MI + 75 + 32x
4MI 4MI
0.286 = =
4MI + 3MHg + xMSb + 8MAs + 20MS 4MI + 1843 + 122x
Giải hệ phương trình trên, thu được: x = 2; MI = 209 gam/mol, ZI = 209 /
2.58 = 81. Do đó, I là thallium, và lorandite là TlAsS2, turbite là
Tl4Hg3Sb2As8S20
3) Độ phóng xạ của mẫu bằng tổng độ phóng xạ của các đồng vị thành
phần:
dNi iNdt
 A = dt = 
i
i
i i
i
dt
=  iNi
i

Trang6
TO HOA NBK

Xác định khối lượng A1 và A2 phân rã trong thời gian t:


m  A1 ln2
ln = t
m  A1 − x A1 T1/2 (A1)
3  0.35 0.693
ln =  12 = 0.165
3  0.35 − x A1 2.1  24
x A1 = 0.159 ( gam )
Tương tự xA2 = 0.148 (gam)
x1 x N ln2  1.05 − x1 1 1.95 − x 2 1 
A=  NA  1 + 2  NA  2 = A   +  
M1 M2 24  3600  M1 T1/2 (A1) M2 T1/2 (A2) 

Trong đó A là độ phóng xạ, NA là số Avogadro, MA1 = MA + 1, MA2 = MA -


3. Thế các giá trị này vào biểu thức trên rồi giải phương trình bậc hai, ta
có: MA = 237 gam/mol (neptunium-237).
4) Do X1 là phân rã α, B là protactinium-233, suy ra X2 là phân rã β.
Bismuth-209 được tạo thành từ phân rã β của lead-209 (chì). X10 là phân
rã β. Do J được tạo thành từ K theo 2 cách khác nhau, rõ ràng một trường
hợp sẽ là phân rã α, sau đó là phân rã β, còn trường hợp thứ hai thì ngược
lại. X7 = X9 là phân rã α, X8 là phân rã β. Lead-209 được tạo thành trong
phân rã polonium-213, do đó H là polonium-213. H được tạo thành trong
phân rã β của K, do đó K là bismuth-213. K được tạo thành trong phân rã
α của astatine-217 (G). Do 213 - 209 = 4 amu nên X9 là phân rã α. G được
tạo thành trong phân rã của francium-221, do 221 - 217 = 4 amu nên X6
là phân rã α.

5) 237
93 Np →233
91 Pa +2 He
4 209
81 Tl →209
82 Pb +  + 

6) E = 7.58 MeV.

Trang7
TO HOA NBK

Bài 4
Có một số kiểu phân rã phóng xạ: 1) Phân rã α; 2) Phân rã β- ; 3) Phân rã
β+ ; 4) Phân rã γ; 5) Bắt K (thâu tóm electron lớp K); 6) Sự tự phân hạch
hạt nhân nặng (f); 7) Sự phân hạch neutron nhiệt của một số hạt nhân,
chẳng hạn uranium-235, f (1n0)
1) Viết các quá trình hạt nhân dẫn đến sự bức xạ: a) electron; b) positron.
2) Viết chuỗi phương trình chuyển hóa từ 238U thành 239U94 trong lò phản
ứng hạt nhân.
3) Hoàn thành 5 phương trình phân rã sau đây, chỉ rõ điện tích hạt nhân
và số khối của các đồng vị tạo thành. Kiểu phân rã được ghi rõ trên
mũi tên.

214
83 Bi ⎯⎯→...


32
15 P ⎯⎯ →...

60
27 Co ⎯⎯→
7
4 Be ⎯⎯ ⎯
b¾t K
→...
+
39
19 K ⎯⎯ →...
4) Xét quá trình phân hạch neutron nhiệt của uranium-235, viết phản
ứng tổng quát, không cần phải chỉ rõ các đặc điểm cụ thể của phân
mảnh X1 và X2. Viết phương trình cân bằng điện tích, kí hiệu điện tích
các hạt nhân mảnh z1 và z2 và phương trình cân bằng khối lượng, kí
hiệu số khối các mảnh khối A1 và A2 (bỏ qua độ hụt khối).
5) Xác định kiểu phân rã nào có tốc độ phân rã phụ thuộc vào trạng thái
hóa học và số oxide hóa của nguyên tử phóng xạ.
6) Quá trình nào diễn ra trong nguyên tử ngay sau phân rã bắt K?
7) Có phải các quá trình diễn ra sau phân rã bắt K luôn kèm theo bức xạ
các vi hạt?
8) So sánh chu kì bán huỷ trong hai trường hợp bắt K sau: a) số oxide hoá
của nguyên tử phóng xạ bằng 0; b) số oxide hoá cực đại.

Trang8
TO HOA NBK

Hướng dẫn
1) 10 n →11 p + − + ; p →10 n + + + 
1
1

− −
 
2) 238
92 U + n →239
92 U ⎯⎯ → Np ⎯⎯
239
93 → 239
94 Pu

3)
 210
214
83 Bi ⎯⎯→81 Tl


32
15 P ⎯⎯ → 16
32
S+
 60
60
27 Co ⎯⎯→27 Co
7
4 Be ⎯⎯ ⎯
b¾t K
→ 73Li
+
39
19 K ⎯⎯ → 40
18 Ar + 

4) 235
92 U +10 n →ZA11 X1 + ZA22 X2 + kn

Phương trình cân bằng điện tích: Z1 + Z2 = 92


Phương trình cân bằng vật chất: 235 + 1 - k·1 = A1 + A2
5) Phân rã bắt K.
6) Sau phân rã bắt K, ở lớp L sẽ xuất hiện một “hốc” và electron từ lớp L
chuyển sang lớp K, từ M đến L, …
7) Quá trình đi kèm với sự bức xạ của các lượng tử Roentgen đặc trưng,
các tia X.
8) Câu hỏi chỉ có 1 ví dụ về phân rã bắt K: T1/2(Be0) < T1/2(Be2+)

Trang9
TO HOA NBK

Bài 5
Sự phân hủy phóng xạ của 232 Th tuân theo phản ứng bậc 1. Nghiên cứu
về sự phóng xạ của thori đioxit, người ta biết chu kì bán hủy của 232 Th là
1,39.1010 năm. Hãy tính số hạt α bị bức xạ trong 1 giây cho 1 gam thori
đioxit tinh khiết.
Cho: tốc độ ánh sáng c = 3.108 m.s-1; hằng số Planck h = 6,625.10-34 J.s;
hằng số Avogađro NA = 6,022.1023 mol-1.
Hướng dẫn
Vì thori phân hủy phóng xạ theo phản ứng bậc 1 nên chu kỳ bán hủy được
tính theo biểu thức:
0,693 0,693
t1/2 = hay k =
k t1/2
0,693
Vậy hằng số tốc độ k = 10
= 1,58.10-18 (s-1 ) .
1,39.10 . 365 . 24 . 3600
Trong 264 gam ThO2 tinh khiết chứa 6,022.1023 hạt 232 Th . Vậy trong 1 gam
6,022.1023 . 1
ThO2 tinh khiết chứa: = 2,28.1021 hạt 232 Th .
264
Tốc độ phân hủy của Th (trong ThO2) được biểu diễn bằng biểu thức:
dN
v=- = kN
dt
Do vậy số hạt α bị bức xạ trong 1 giây bởi 1 gam thori đioxit tinh khiết sẽ
là:
dN
v=- = 1,58.10-18. 2,28.1021 = 3,60.103 (s-1)
dt
Nghĩa là có 3,60.103 hạt α bị bức xạ trong 1 giây.

Trang10
TO HOA NBK

Bài 6
1) Phóng xạ 238U92 bức xạ các hạt alpha và beta, tạo thành 206Pb82 bền.
i. Viết phương trình phản ứng hạt nhân tổng.
Một mẫu quặng uranium được tìm thấy có chứa 1.19 gam 238U92 và 1.03
gam 206Pb82. (Giả sử rằng ban đầu trong quặng không chứa chì.)
ii.
a) Tính khối lượng helium bức xạ từ mẫu quặng.
b) Tính tuổi của quặng, biết cần 1 tỉ năm để ½ lượng 238U92 chuyển
hoá thành 206Pb82.
2) 238U92 phân rã thành 239U qua sự hình thành một hạt nhân trung gian
239Np, các hằng số phóng xạ liên tiếp là k và k .
1 2
i. Viết phương trình tốc độ phân rã của cả 239U và 239Np.
Nồng độ 239Np được xác định bởi biểu thức sau

ii. Đơn giản hoá biểu thức sử dụng các giá trị xấp xỉ phù hợp nếu biết
chu kì bán huỷ của hai hạt nhân lần lượt là 23.5 phút và 2.35 ngày.
iii. Đồ thị sau biểu diễn nồng độ của U, Np và Pu dưới dạng hàm số
của thời gian. Hãy cho biết mỗi đường cong tương ứng với tiểu
phân nào.

iv. Xác định phát biểu sau là đúng hay sai: Tốc độ phân rã hạt nhân
tăng xấp xỉ 2 lần khi nhiệt độ tăng lên mỗi 10 oC.
Hướng dẫn
1)
i. 238U
92 → 206Pb82 + 8 4He2 + 6β
ii.

Trang11
TO HOA NBK

a) 0.16 gam
b) 1 tỉ năm
2)
i. Viết phương trình tốc độ phân rã của cả 239U và 239Np.
d239U92 / dt = -k1 239U92
d239Np93 / dt = k1 239U92 - k2 239Np93
ii. [239Np93] = k1[239U92]o / k1 (e-k2t ) = [239U92]o. e-k2t
iii.

iv. Sai

Trang12
TO HOA NBK

Bài 7
32Pphân rã β- với chu kì bán huỷ 14,28 ngày, được điều chế bằng phản
ứng giữa nơtron với hạt nhân 32S.
a) Viết các phương trình phản ứng hạt nhân để điều chế 32P và biểu diễn
sự phân rã phóng xạ của 32P.
b) Có hai mẫu phóng xạ 32P được kí hiệu là mẫu I và mẫu II. Mẫu I có hoạt
độ phóng xạ 20 mCi được lưu giữ trong bình đặt tại buồng làm mát có
nhiệt độ 10 oC. Mẫu II có hoạt độ phóng xạ 2 µCi bắt đầu được lưu giữ
cùng thời điểm với mẫu I nhưng ở nhiệt độ 20 oC. Khi hoạt độ phóng
xạ của mẫu II chỉ còn 5.10-1 µCi thì lượng lưu huỳnh xuất hiện trong
bình chứa mẫu I là bao nhiêu gam? Trước khi lưu giữ, trong bình
không có lưu huỳnh.
Cho: 1 Ci = 3,7.1010 Bq (1Bq = 1 phân rã/giây); số Avogađro NA = 6,02.1023
mol-1; hoạt độ phóng xạ A = λ.N (λ là hằng số tốc độ phân rã, N là số hạt
nhân phóng xạ ở thời điểm t).
Hướng dẫn
a) Phương trình phản ứng hạt nhân điều chế 32P:
16
32S + 01n → 1532P + 11p
và phân rã phóng xạ của 32P:
15
32P → 1632S + -
t/t1/2
A 5.10-1μCi 1  1 
b) = = =  → t/t1/2 = 2 → t = 2.t1/2.
A0 2μCi 4 2
Vậy thời gian đã lưu giữ là 2 chu kì bán huỷ.
Tốc độ phân rã phóng xạ không phụ thuộc vào nồng độ đầu và nhiệt độ,
nên sau thời gian đó lượng 32P của mẫu I cũng chỉ còn lại 1/4 so với lúc
3
đầu → độ giảm hoạt độ phóng xạ trong mẫu I là:  20 mCi = 15 mCi =
4
-3 10 7
15.10 .3,7.10 Bq = 15.3,7.10 Bq.
Số hạt nhân đã biến đổi phóng xạ là:
A A.t1/2 15.3,7.107 .14,28.24.3600
N= = = = 9,9.1014 nguyên tử
λ ln2 0,693

Trang13
TO HOA NBK

Khối lượng 32P đã phân rã là:


32.9,9.1014
m 32 P = = 5,3.10-8 (g) = 5,3.10-2 (g)
6,02.1023
Khi bỏ qua sự hụt khối của phân rã phóng xạ, khối lượng 32S tạo thành
đúng bằng khối lượng 32P đã phân rã: m(32S) = 5,3.10-2g.

Trang14
TO HOA NBK

Bài 8
Đồng vị nhân tạo 6027 Co được dùng trong y tế phân rã thành đồng vị bền là
60
28
Ni.
a) Viết các phương trình phản ứng hạt nhân xảy ra.
b) Biết chu kỳ bán hủy 6027 Co thành 6028 Ni là 5,33 năm. Hãy tính:

- Khối lượng 6027 Co để có độ phóng xạ là 10Ci

- Sau khoảng thời gian t mẫu chất phóng xạ có tỉ lệ khối lượng 6028 Ni so với
60
27
Co là 0,9 (coi trong mẫu không có sản phẩm trung gian). Tính t.
Cho: R = 0,082 L.atm.mol-1.K-1; Nhiệt dung nhiệt lượng kế là 8,36 kJ.độ-1;
1Ci = 3,7.1010 Bq
Hướng dẫn
a) Phương trình phân rã: 6027 Co → 60
28
Ni + -1
0
e
60
b) Chọn t = 0 là thời điểm mẫu phóng xạ 27 Co có độ phóng xạ là 10 Ci, ta
có:
0,693
Độ phóng xạ ban đầu: H0 = λ N0 = .N0
T
Số nguyên tử ban đầu có trọng lượng phóng xạ:
m0 0,693 m0
N0 = . NA → H0 = . .NA
A Co T A Co

H0 .T . A 10 . 3,7.1010 . 5,33 . 365 . 24 . 3600 . 60


→ H0 = m0 = = =
0,693 . NA 0,693 . 6,022.1023
8,94.10-3 (gam) = 8,94 (mg).
Số nguyên tử 6028 Ni tạo thành sau thời gian t phân rã bằng số nguyên tử
60
27
Co bị phân rã
m0 . NA
ΔN = N0 .(1 - e-λt ) = .(1 - e-λt )
A Co
→ Khối lượng niken sinh ra trong thời gian t phân rã:

Trang15
TO HOA NBK

ΔN . ANi m0 . ANi
mNi = = . (1 - e-λt ) (1)
NA A Co
Mặt khác khối lượng coban còn lại sau thời gian t phân rã là:
mCo = m0.e- λt (2)
mNi A
Từ (1) và (2) → = Ni . (eλt - 1)
mCo A Co

1 m .A T mN . ACo 5,33 60
→ t = ln( Ni Co + 1) = . ln( i + 1) = ln( . 0,9 + 1)
λ mCo . ANi 0,693 mCo . ANi 0,693 58
t = 5,06 năm

Trang16
TO HOA NBK

Bài 9
Phòng thí nghiệm có mẫu phóng xạ Au198 với cường độ 4,0 mCi/1g Au.
Sau 48 giờ người ta cần một dung dịch có độ phóng xạ 0,5 mCi/1g Au. Hãy
tính số gam dung môi không phóng xạ pha với 1g Au để có dung dịch nói
trên. Biết rằng Au198 có t1/2 = 2,7 ngày đêm.
Hướng dẫn
- t = 48 h = 2 ngày đêm.
- Áp dụng biểu thức tốc độ của phản ứng một chiều bậc một cho phản
ứng phóng xạ, ta có:  = 0,693/t1/2; Với t1/2 = 2,7 ngày đêm,  = 0,257
(ngày đêm)-1.
Từ pt động học p.ư một chiều bậc nhất, ta có:  =(1/t) ln N0/N.
Vậy: N/N0 = e-  t = e-0,257 x 2 = 0,598.
Như vậy, sau 48 giờ độ phóng xạ của mẫu ban đầu còn là:
0,598 x 4 = 2,392(mCi).
Do đó số gam dung môi trơ cần dùng là: (2,392 : 0,5) – 1,0 = 3,784 (g).

Trang17
TO HOA NBK

Bài 10
32Pphân rã β- với chu kỳ bán rã 14,26 ngày được ứng dụng nhiều trong y
học, nông nghiệp, sinh học và hóa phân tích.
Để xác định lượng axit H3PO4 được tạo ra trong bình phản ứng R mà không
phải tách toàn bộ lượng H3PO4 ra khỏi R, một dung dịch chứa axit
photphoric đã đánh dấu hoàn toàn (H332PO4 không chứa các đồng vị khác
của P) có hoạt độ phóng xạ 394,6.10-4 μCi được đưa vào R. Sau khi khuấy
trộn kỹ để chất đánh dấu phân bố đều trong toàn bộ dung dịch của R, một
thể tích nhỏ của dung dịch được lấy ra khỏi R. Axit photphoric có trong
thể tích nhỏ này được kết tủa định lượng dưới dạng Mg2P2O7 (magie
pyrophotphat). Lượng kết tủa cân nặng 30,6 mg có hoạt độ phóng xạ
3,03.10-4 μCi.
a) Tính hoạt độ phóng xạ riêng của photpho trong dung dịch H332PO4
dùng để đánh dấu trước khi đưa vào bình phản ứng R.
b) Tính khối lượng photpho có trong kết tủa Mg2P2O7.
c) Tính hoạt độ phóng xạ riêng của P trong kết tủa.
d) Tính khối lượng axit photphoric ban đầu trong bình phản ứng R.
Hoạt độ phóng xạ riêng ở đây được định nghĩa là hoạt độ phóng xạ của
một đơn vị khối lượng chất phóng xạ.
Cho biết: 32P = 32; 1Ci = 3,7.1010 Bq (phân rã/s); 1μCi = 10-6Ci
Hướng dẫn
a) A = 394,6.10-4 μCi = 394,6.10-4.10-6.3,7.10-10 = 1,46.103 Bq
Khối lượng (mg) 32P có trong mẫu:
A.t1/2 .1000 1,46.103.14,26.24.3600.1000
m(32 P) = 32. = 32. = 1,38.10 −10 (mg)
6,022.1023.ln2 6,022.1023.0,693
Hoạt độ phóng xạ riêng của P trong chất đánh dấu, trước khi cho vào bình
phản ứng R:
As1 = 394,6.10-4 : 1,38.10-10 = 2,86.108 μCi / mg(P)
b) Lượng P có trong 30,6 mg kết tủa Mg2P2O7: m(P) = 30,6/(62/222) =
8,54 mg
c) Hoạt độ phóng xạ riêng của P trong kết tủa Mg2P2O7

Trang18
TO HOA NBK

As2 = 3,03.10-4 : 8,54 = 3,55.10-5 μCi / mg(P)


d) Chất đánh dấu đã được khuấy trộn để phân bố đều trong bình phản
ứng R. Hoạt độ phóng xạ riêng của bất kỳ phần dung dịch nào lấy ra
từ R cũng bằng hoạt độ phóng xạ riêng của toàn dung dịch. Hoạt độ
phóng xạ riêng của P trong kết tủa Mg2P2O7 cũng chính là hoạt độ
phóng xạ riêng của toàn bộ P trong bình phản ứng sau khi đã trộn
thêm chất đánh dấu.
Khối lượng 32P đánh dấu đã thêm vào bình phản ứng là 1,38.10-10 mg. Gọi
x là khối lượng (mg) P trong H3PO4 không phóng xạ có trong bình phản
ứng (tức là khối lượng phải xác định), ta có tổng lượng P trong bình phản
ứng R sau khi đã đánh dấu là x + 1,38.10-10 (mg).
Hoạt độ phóng xạ của bình R cũng là hoạt độ mà chất đánh dấu mang vào.
Vì thế hoạt độ phóng xạ riêng của P trong bình R sau khi đánh dấu là:
394,6.10−4 Ci
As2 =
x + 1,38.10−10 mg
So sánh với kết quả tính As2 tại mục c) ta có: As2 = 3,55.10-5 μCi / mg(P)
Bỏ qua 1,38.10-10 bên cạnh x ta được
 Ci  394,6.10 −4
3,55.10−5  =  x = 1112mg = 1,112g
 mg(P)  x
Khối lượng axit photphoric không phóng xạ có trong bình phản ứng R là:
1,112x(98/31) = 3,515(g)

Trang19
TO HOA NBK

Bài 11
Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET - positron emission tomography) là kĩ
thuật hình ảnh mới nhất trong y học dựa trên tính không bền của một số
đồng vị. Các đồng vị C-11 và N-13 được sử dụng trong chẩn đoán ung thư
và bệnh tim bằng kĩ thuật PET.
1) Viết phương trình phản ứng phân rã đồng vị C-11 và N-13
Phản ứng tổng hợp hạt nhân đồng vị C-11 và N-13 được tiến hành trong
cyclotron. Một trong các đồng vị này thu được bằng cách chiếu dòng
proton vào khí đơn chất A là tạp chất với hàm lượng dưới 0.5% của khí
đơn chất B, từ đó tạo thành khí phóng xạ C có tỉ khối so với A là 1.54.
Phương trình phản ứng hạt nhân:
Đồng vị được chiếu xạ + p → đồng vị cần tổng hợp + 4He
2) Xác định các chất A-C và viết phương trình phản ứng
Một trong những chất phóng xạ phổ biến nhất trong chẩn đoán hình ảnh
PE có chứa đồng vị nX. Đồng vị này có thể thu được bằng cách chiếu
deuteron vào neon.
Hợp chất phóng xạ Z chứa đồng vị nX và 39.78% carbon theo khối lượng
được tổng hợp từ 1,3,4,6-tetra-o-acetyl-2-triflormethylsulfonyl-beta-D-
mannopyranose theo sơ đồ sau:

3) Xác định đồng vị nX và viết phương trình phản ứng hạt nhân tổng hợp
X.
4) Vẽ cấu trúc chất Y theo công thức chiếu Haworth và chất Z theo công
thức chiếu Fischer, sử dụng các công thức viết tắt trên.
Chu kì bán rã của các đồng vị sử dụng trong chẩn đoán PET tương đối ngắn
(ví dụ t1/2 nX là 110 phút). Vì vậy mẫu chất phóng xạ y tế phải được tổng
hợp trong thời gian ngắn. Trong một thí nghiệm, sau khi điều chế thì độ
phóng xạ riêng của dung dịch có chứa anion nX- là 56 GBq. Dung dịch này

Trang20
TO HOA NBK

được dùng để tổng hợp chất Z. Độ phóng xạ riêng của mẫu chất ngay sau
tổng hợp là 9.4 GBq (hiệu suất sản phẩm đạt 24% so với lý thuyết).
5) Tính thời gian tổng hợp mẫu chất phóng xạ Z theo sơ đồ trên (bằng
phút)
Hướng dẫn
1) Dựa vào tên gọi của phương pháp nghiên cứu “chụp cắt lớp phát xạ
positron”, có thể dự đoán rằng các đồng vị 11C và 13C trải qua phân rã β+.

2) A là 14N2, B là 16O2 và C là 11CO2.

3)

4) Z là 2-[18F]-fluoro-2-deoxy-D-glucose

5) Hoạt độ lí thuyết là 9.4 GBq/0.24 = 39.2 GBq. Do đó, khi biết chu kì bán
hủy của đồng vị 18F, có thể tính được thời gian để tổng hợp thuốc phóng
xạ:

ГБк = GBq, мин = phút.

Trang21
TO HOA NBK

Bài 12
Dẫn xuất của glucose, 2-deoxy-2-(18F)fluoro-D-glucose (FDG), là thuốc có
phóng xạ để chẩn đoán bệnh ung thư phổ biến nhất, sử dụng phương
pháp chụp cắt lớp bức xạ positron. Giai đoạn đầu tiên để điều chế FDG là
tạo ra hạt nhân phóng xạ fluoro-18 bởi một phản ứng hạt nhân trong máy
gia tốc. Giai đoạn tiếp theo là tổng hợp hóa chất phóng xạ. Fluorine-18
được đưa vào phân tử D-glucose bởi phản ứng thế nucleophile. Mỗi khi
được tiêm vào cơ thể bệnh nhân, 2-deoxy-2-(18F)fluoro-D-glucose tích tụ
trong các tế bào của khối u ác tính; quá trình này đi kèm với sự phân hủy
fluorine-18. Hạt nhân phóng xạ này là nguồn bức xạ β+ hay position (phản-
electron). Positron tương tác với một elecron và triệt tiêu lẫn nhau - quá
trình này có thể được thiết bị ghi lại và cho phép xác định chính xác kích
thước lẫn loại u.
1) Hoàn thành các phương trình phản ứng hạt nhân sau:
a) 18O + 11 H → …+ 18F

b) … + 12 D → 18F + 

c) 19F + 12 D → 20F + …

d) 16O + … → 18F + 11 H + n
2) Cách thức phân rã của các hạt nhân nhẹ phụ thuộc vào tỉ lệ số neutron
và proton của chúng. Nếu tỉ lệ này lớn hơn của một đồng vị bền thì
hạt nhân phân rã β-, còn nếu nhỏ hơn thì phân rã β+. Xác định loại
phân rã của mỗi hạt nhân trong bảng:
Hạt nhân 11С 20F 17F 14C

Cách
phân rã
Khi phản ứng hạt nhân (a) được sử dụng để điều chế fluorine-18 thì chất
dùng làm “bia” (mục tiêu) chiếu xạ là nước được làm giàu bởi H218O. Sử
có mặt của nước thông thường, H216O, dẫn tới một phản ứng hạt nhân
phụ với 16O, tạo thành đồng vị 17F.
3) Biết rằng trong năm phút sau khi hoàn thành sự chiếu xạ thì tỉ lệ độ
phóng xạ của 18F và 17F là 105. Giả sử rằng thời gian chiếu xạ ngắn, độ
phóng xạ của mỗi đồng vị tỉ lệ với hiệu suất phản ứng hạt nhân và

Trang22
TO HOA NBK

phần mol của cấu tử trong “bia” chiếu xạ. Tính phần khối lượng của
H218O trong “bia” chiếu xạ. t1/2(18F) = 109.7 phút, t1/2(17F) = 65 giây. Tỉ
lệ hiệu suất các phản ứng hạt nhân là 𝜂18𝑂 −18𝐹 / 𝜂16𝑂 −17𝐹 = 144.7.
4) Tính hiệu suất quá trình đánh dấu đồng vị của D-glucose bởi fluorine-
18, nếu độ phóng xạ ban đầu của mẫu fluorine-18 là 600.0 MBq và độ
phóng xạ của 2-deoxy-2-(18F)fluoro-D-glucose thu được là 528.2 МBq.
Thời gian tổng hợp là 3.5 phút.
5) Chu kì bán rã sinh học (qua các cơ quan bài tiết) 2-deoxy-2-(18F)fluoro-
D-glucose là 120.0 phút. Xác định độ phóng xạ (theo MBq) còn lại
trong bệnh nhân sau 10 giờ kể từ khi tiêm FDG với cường độ 450.0
MB.
Hướng dẫn
1) a) 18O + 11 H → …+ 18F n

b) … + 12 D → 18F +  20Ne

c) 19F + 12 D → 20F + … 1
1𝐻

d) 16O + … → 18F + 11 H + n  hay 42𝐻𝑒


2)
Hạt nhân 11С 20F 17F 14C

Cách
β+ β- β+ β-
phân rã
3) Độ phóng xạ là A = N, trong đó N là số nguyên tử,  = ln 2 / t1/2
Tỉ lệ ban đầu của các độ phóng xạ

A 0 (18 F)  ( F ) ( 18 O → 18 F) (H218O)
18

=  
A 0 (17 F)  ( 17 F ) ( 16 O → 17 F) (H216O)
65 / 60 (H218O) (H218O)
=  144.7  = 1.43
109.7 (H216O) (H216O)
Sau 5 phút, tỉ lệ này thay đổi do sự phân rã phóng xạ của fluorine:

Trang23
TO HOA NBK

 ln2 
18 A 0 (18 F)  exp  −  5
A300 ( F)
=  109.7 
17
A300 ( F)  ln2 
A 0 (17 F)  exp  −  300 
 65 
18
A ( F) (H2 O)
18
= 23.75  0 17 = 33.94  = 105
A 0 ( F) (H2 O)
16

(H218O)
= 2947
(H216O)
2947  20
Phần khối lượng H218O là: (H218O) = = 0.9997
2947  20 + 18
4) Trong quá trình tổng hợp, độ phóng xạ sẽ giảm:
 ln2 
A 3.5 = A 0  exp  −  3.5  = 586.9 MBq
 109.7 
 = 528.2 / 586.9 = 0.900 = 90.0%
5)
  ln2 ln2  
A60 = A 0 exp ( − ( 1 + 2 ) t ) = 450  exp  −  +   600  = 0.32 MBq
  109.7 120  

Trang24
TO HOA NBK

Bài 13
Một cuốn sách dành cho trẻ em xuất bản năm 1905 đã được bán đấu giá
tại Mỹ. Nó là một cuốn sách phóng xạ. Các bức hình trong cuốn này này
được in bởi loại mực phát sáng, chứa các muối radium và chúng có thể
phát sáng trong bóng tối. Radium đã bị phân huỷ và cuốn sách không còn
phát sáng nữa.
(Science and Life, 2000, số 10, trang 55)
1) Ước lượng mức độ chính xác của bài báo trên. Xác định những đánh
giá của bạn bằng tính toán cụ thể: Chu kì bán rã (T1/2) của 226Ra88 là
1620 năm. Giả sử rằng đã 100 năm trôi qua kể từ khi cuốn sách ra đời.
Tính độ phóng xạ hiện tại của radium biết rằng vào năm 1905 thì nó
bằng a phân rã/giây.
2) Tính khối lượng radium sulfate dùng để tạo ra cuốn sách này, theo
đơn vị a.
3) Tính toán để xác định độ phóng xạ của cuốn sách đã thay đổi như thế
nào trong 100 năm. Một chuỗi hạt nhân phóng xạ đã được tạo ra
trong quá trình phân rã 226Ra88. Giả sử rằng một cân bằng thế kỉ đã
được thiết lập giữa các hạt nhân của chuỗi trong khoảng thời gian này.
4) Cuốn sách đã trở nên nguy hiểm hơn hay ít đi với người đọc?
5) Xác định những nguyên nhân vì sao cuốn sách không còn phát sáng ở
thời điểm hiện tại. Giả sử rằng nhà sản xuất đã sử dụng cùng loại vật
liệu phát quang như trong những thí nghiệm của Rutherford khi
nghiên cứu cấu trúc nguyên tử.
Hướng dẫn
1) Tác giả bài viết này thực sự chẳng có hiểu biết gì. Nếu độ phóng xạ của
của radium là a thì sau 100 năm nó sẽ bằng a.2-0.06 (trong đó 0.06 = t/T1/2
= 100/1600). Do vậy, sau 100 năm thì độ phóng xạ hầu như vẫn giữ
nguyên.

Trang25
TO HOA NBK

2)
a 0.693
a = N; N = ;  =
 T1/2
a  T1/2 a  5.11  1010
N(Ra) = = = 7.37  1010 a
0.693 0.693
N(Ra)  M(RaSO4 ) 5.11  1010  322
m (RaSO4 ) = = = 3.94  10 −11 a (gam)
Na 6.02  10 23

3) Độ phóng xạ của mỗi thành viên trong chuỗi phóng xạ radium sẽ bằng
a do cân bằng thế kỉ đã được thiết lập.
Số hạt  = (226 - 206)/4 = 5
Số hạt  = 82 - (88 - 52) = 4
4) Độ phóng xạ của cuốn sách tăng lên sau khi cân bằng thế kỉ được thiết
lập và nó trở nên nguy hiểm hơn với người đọc.
5) Có hai nguyên nhân lí giải tại sao cuốn sách không còn phát sáng nữa.
• Sự tích tụ các khiếm khuyết bởi phóng xạ, nghĩa là sự phá vỡ các liên
kết và thay thế các ion trong ô mạng.
• Sự thay đổi thành phần hoá học của vật liệu phát quang do sự có mặt
của hơi nước và carbon dioxid trong khí quiển. Chất phát quang được
Rutherford sử dụng là zinc sulfide. Quá trình thuỷ phân nó có thể được
mô tả bởi phương trình phản ứng sau:
ZnS + CO2 + H2O → ZnCO3 + H2S

Trang26
TO HOA NBK

Bài 14
Uranium tự nhiên chứa khoảng 99,3% 238U92; 0,7% 235U92 (về khối lượng)
cùng với lượng nhỏ các đồng vị phóng xạ là sản phẩm phân rã của các
đồng vị trên, như 226Ra88, 210Po84 … Một mẫu quặng uranium có khối lượng
10 kg lấy từ mỏ Nông Sơn (Quảng Nam) có hoạt độ phóng xạ của 226Ra88
bằng 7,51.104 Bq.
a) Hoạt độ phóng xạ của 238U92, 210Po84, 235U92 và trong mẫu quặng nói
trên bằng bao nhiêu ? Cho rằng có cân bằng thế kỉ giữa các đồng vị
phóng xạ khởi đầu các họ phóng xạ tự nhiên và các con cháu của
chúng. Cho chu kì bán rã của 238U92 bằng 4,47.109 năm, của 226Ra88
bằng 1620 năm, của 235U92 bằng 7,038.108 năm (1 năm có 365 ngày).
b) Những ước tính trung bình cho rằng sự phân hạch 1 kg 235U92 sinh ra
6,55.1010 kJ. Tính xem trong bao nhiêu kg, quặng uranium nói trên có
chứa một lượng 235U92 mà sự phân hạch toả ra năng lượng bằng
1,82.108 kWh.
Hướng dẫn

Trang27
TO HOA NBK

Bài 15
Trong những bản tin gần đây, có nhiều báo cáo về các thử nghiệm bom
hạt nhân dưới lòng đất. Năng lượng giải phóng từ những quả bom hạt
nhân này có thể đến từ phản ứng phân hạch của đơn chất uranium.
Uranium tồn tại trong tự nhiên ở hai dạng đồng vị chính: 235U và 238U. Tuy
nhiên, chỉ có 235U có thể xảy ra phản ứng phân hạch. Uranium tồn tại trong
tự nhiên cần được làm giàu (thường sử dụng máy li tâm khí [như hình bên
phải]) để làm tăng phần 235U trong mẫu trước khi sử dụng cho những mục
đích như trên. Năng lượng giải phóng của một phản ứng hạt nhân được
đo bằng kiloton (1 kiloton = 4.184 ∙ 1012 J). Khi 1 pound (0.45 kg) 235U (khối
lượng nguyên tử tương đối = 235.0439) phân hạch hoàn toàn thì năng
lượng giải phóng là 8.0 kiloton.
a) Tính năng lượng giải phóng trong phản ứng phân hạch 235U theo kJ
mol-1.
Khối lượng nguyên tử tương đối của uranium được tìm thấy trong vỏ Trái
đất là 238.0289. Khối lượng nguyên tử tương đối của đồng vị 238U là
238.0507.
b) Giả sử chỉ có 235U và 238U, tính hàm lượng trong vỏ Trái đất của: i. 235U
và ii. 238U.
Để sử dụng trong các vũ khí hạt nhân, một mẫu uranium phải chứa ít nhất
80 % đồng vị 235U. Do giá trị này cao hơn nhiều so với hàm lượng 235U tìm
thấy trong vỏ Trái đất nên lượng 235U phải được làm giàu nhân tạo. Quá
trình làm giàu đồng vị 235U được tiến hành bằng cách chuyển uranium
thành uranium hexafluoride (UF6), là chất khí ở trên 57 oC. Hai dạng chứa
đồng vị khác nhau của khí uranium hexafluoride (235UF6 và 238UF6) có thể
được tách trong máy li tâm.
c) Tính chất nào của fluorine là then chốt để tách thành công 235UF6 và
238UF trong máy li tâm khí.
6

A. Đơn chất fluorine tồn tại ở dạng phân tử lưỡng nguyên tử.
B. Fluorine chỉ có duy nhất một đồng vị trong tự nhiên.
C. Fluorine có độ âm điện lớn nhất trong tất cả các nguyên tố.
D. Fluorine là chất khí ở nhiệt độ và áp suất thường.
E. Fluorine phản ứng mãnh liệt với đa số kim loại.

Trang28
TO HOA NBK

UF6 có dạng hình học bát diện.


d) UF6 có phải phân tử phân cực không?
e) 238UF nặng hơn 235UF bao nhiêu %? Trả lời theo % khối lượng của
6 6
235UF
6.

Khi mẫu UF6 được làm giàu để đạt tới lượng đồng vị 235U đủ cao, cần phải
chuyển trở lại thành kim loại uranium. Trước tiên, xử lí UF6 được xử lí với
khí hydrogen để tạo thành uranium tetrafluoride. Sau đó, uranium
tetrafluoride được đun nóng với magnesium để tạo thành kim loại
uranium.
f) Viết phương trình của:
i. phản ứng giữa uranium hexafluoride với hydrogen;
ii. phản ứng giữa uranium tetrafluoride với magnesium.
Chuyển hóa quặng uranium thành UF6 là một quá trình phức tạp hơn.
Uranium có thể được tìm thấy trong tự nhiên ở dạng oxide U3O8. Có một
số cấu trúc tinh thể của U3O8 chứa tất cả cả các nguyên tử uranium ở hai
số oxid hóa khác nhau.
g) Xác định các số oxid hóa của uranium U3O8 nếu các giá trị này khác
nhau:
i. 1 đơn vị.
ii. 2 đơn vị.
Chuyển hóa U3O8 thành UF6 được biểu diễn trong sơ đồ dưới đây (không
phải tất cả các sản phẩm phụ đều được dẫn ra):

Trang29
TO HOA NBK

h)
i. Hợp chất R được tạo thành bởi cation thẳng mang điện tích +2 và
anion tam giác phẳng mang điện tích -1. Vẽ cấu trúc của cả hai ion
trong R.
ii. Hợp chất T có cấu trúc phức tạp, có thể được xem là tạo thành từ
2 cation tứ diện giống nhau và một phần có tính anion. Vẽ cấu trúc
cation tứ diện và xác định công thức phần có tính anion.
iii. Xác định công thức hợp chất X và Z.
Uranium là nguyên tố phóng xạ. Cả đồng vị 235U và 238U đều có phóng xạ
alpha. Nguyên tử uranium chuyển thành nguyên tử của một nguyên tố
khác bởi sự mất 1 hạt alpha. Hạt alpha là hạt nhân của nguyên tử helium.
i) Viết phương trình phân rã phóng xạ của 235U và 238U.
235Uphân rã nhanh hơn 238U. Nghĩa là một mẫu tồn tại trong tự nhiên của
uranium không thể dùng để chế tạo bom nếu như không làm giàu trước.
Tốc độ phân rã phóng xạ của một đồng vị có thể được đo bởi chu kì bán
rã phóng xạ, t1/2. Đồ thị dưới đây biểu diễn lượng chất của các đồng vị
uranium suy giảm theo thời gian.

j) Sử dụng đồ thị, xác định chu kì bán rã của: i) 235U; ii) 238U.

Trang30
TO HOA NBK

Phương trình sau đây là liên hệ giữa số nguyên tử phóng xạ, N, còn lại sau
thời gian t, với số nguyên tử ban đầu, N0.
ln2
N = N0e −t trong đó  =
t1/2

Giả sử rằng khi Trái đất được tạo thành, số nguyên tử 235U và 238U bằng
nhau.
k) Ước lượng tuổi của Trái đất, sử dụng các kết quả tính toán ở những
phần trước.
Hướng dẫn
a) Số mol U trong 1 pound = 0.45 kg ∙ 103 gam kg-1 / 235.0439 gam mol-
1 = 1.91 mol

Năng lượng giải phóng từ 1 pound = 8.0 ∙ 4.184 ∙ 1012 J = 3.35 ∙ 1013 J
Năng lượng giải phóng theo kJ mol-1 = 3.35 ∙ 1013 J / 1.91 = 1.8 ∙ 1010
kJ mol-1
b) Khối lượng tương đối = m235 x + m238 (1 - x)

Hàm lượng 235U = 0.725 %


Hàm lượng 238U = 100 - 0.725 = 99.275%
c) B. Fluorine chỉ có duy nhất một đồng vị trong tự nhiên.
d) Không.
e) (238 - 235) / (235 + 6 ∙ 19) ∙ 100 = 0.860%
f) i. UF6 + H2 → UF4 + 2HF
ii. UF4 + 2Mg → U + 2MgF2
g) i. +6, +5
ii. +4, +6
h) i. Cấu trúc cation:

Trang31
TO HOA NBK

Cấu trúc anion:

ii. Cấu trúc cation:

Công thức phần anion: U2O72-


iii. X là UO2, Z là UF4.
i) 235U → 231Th + α
238U → 234Th + α
j) i. 0.704 ∙ 109 năm; ii. 4.47 ∙ 109 năm.
k) λ235 = 9.85 ∙ 10-10 năm-1
λ238 = 1.55 ∙ 10-10 năm-1

Do giá trị N0 của cả 2 đồng vị giống nhau nên có thể lược bỏ.
N235 0.725
Từ ý b: =
N238 99.275
Tuổi Trái đất tính theo năm là:

Trang32
TO HOA NBK

G2: Phân rã phóng xạ


𝛽
Phân rã phóng xạ thường gồm một loạt các chuyển hoá, ví dụ 90Sr →90Y
𝛽
→ X. Dãy phân rã như vậy được kết thúc bởi một hạt nhân (đồng vị) bền.
Đồng vị đầu tiên của dãy được gọi là “hạt nhân mẹ”, còn các đồng vị còn
lại gọi là “hạt nhân con”.
1) Xác định số hiệu nguyên tử và kí hiệu của đồng vị bền trong ví dụ trên.
Cho biết chu kì bán huỷ của hạt nhân mẹ 90Sr là 28 năm, và của hạt nhân
con 90Y là 28 giờ. Rõ ràng, T1/2 của hạt nhân mẹ lớn hơn rất nhiều so với
hạt nhân con. Trong điều kiện này, cân bằng phóng xạ thế kỉ được thiết
lập.
2) Viết dạng tổng quát của biểu thức cân bằng phóng xạ thế kỉ với i đồng
vị.
3) Tính độ phóng xạ của mẫu trong trường hợp trên.
4) Độ phóng xạ thay đổi theo thời gian. Dự đoán chu kì bán hủy của dãy
90Sr.

Ở thời điểm t = 0, độ phóng xạ của hạt nhân con trong một mẫu bằng 0.
Độ phóng xạ sẽ tăng với sự tích tụ các hạt nhân con 90Y. Độ phóng xạ của
hạt nhân con sẽ biến đổi theo phương trình 𝑎 = 1 − 𝑒 −𝜆𝑡 , trong đó 𝜆 là
hằng số phân rã của hạt nhân con.
5) Xác định độ phóng xạ của mẫu (% so với độ phóng xạ cân bằng) ở thời
điểm t = T1/2 của hạt nhân con.
6) Cần bao nhiêu chu kì bán huỷ để sự khác biệt giữa độ phóng xạ của
mẫu và độ phóng xạ cân bằng thấp hơn 10-3?
7) Vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ phóng xạ của hạt nhân mẹ trong 1
tháng.
8) Cần những giá trị thực nghiệm nào để tính T1/2 của hạt nhân mẹ?
9) Tính T1/2 của hạt nhân mẹ.
10) Sau bao nhiêu giờ, kể từ khi chuẩn bị, thì có thể tiến hành đo mẫu?
11) Zirconium được dùng để xây dựng các lò phản ứng hạt nhân. Một
trong những phương pháp tốt nhất để thu được zirconium có độ tinh
khiết cao “tinh chế iodine”. Quá trình này được thực hiện trong chân
không. Ban đầu, nhiệt độ bình phản ứng được tăng lên 400 oC để thực
hiện các phản ứng đốt cháy, sau đó dây kim loại được làm nóng tới
1400 oC.
a) Quá trình này sử dụng các chất nào?

Trang33
TO HOA NBK

b) Những phản ứng nào xảy ra ở 400 oC?


c) Dây kim loại được làm nóng như thế nào?
d) Những phản ứng nào xảy ra ở 1400 oC?
12) Lấy hai ví dụ về các hợp chất có thể được làm sạch bằng phương pháp
“tinh chế iodine”.
Hướng dẫn
1) Đồng vị bền là zirconium, 40Zr90.
2) Phương trình cân bằng thế kỉ: λ1N1 = λ2N2 = … = λiNi
3) Độ phóng xạ của mẫu là a∙i, trong đó a là độ phóng xạ của thành viên
bất kì trong chuỗi.
4) Chu kì bán hủy của 90Sr là 28 năm.
5) Độ phóng xạ bằng ½ độ phóng xạ cân bằng (50 %).
6) 10 chu kì bán hủy (280 giờ).
7) Đồ thị là đường nằm ngang (song song với trục x).
8) Cần xác định tốc độ phân rã của mẫu (dN/dt) và số nguyên tử 90Sr (N)
trong mẫu.
9)
dN
= a = N
dt
T1/2   = 0.693 = ln2
10) Có thể tiến hành đo sau 280 giờ.
11) a) Zr không tinh khiết và I2.
b) Zr + 2I2 → ZrI4
c) Dây được đốt nóng bằng dòng điện.
d) ZrI4 → Zr + 2I2
12) Các kim loại tạo thành các iodide dễ bay hơi ở nhiệt độ trung bình và
có thể phân hủy ở nhiệt độ cao. Ví dụ như Ti và Hf.

Trang34
TO HOA NBK

Bài 16
Một mẫu quặng urani tự nhiên có chứa 99,275 gam 238 235
92 U; 0,720 gam 92 U và

3,372.10-5 gam 226 235


88 Ra. Cho các giá trị chu kì bán hủy: t1/2( 92 U) = 7,04.10
8

năm, t1/2( 238 9 226


92 U) = 4,47.10 năm, t1/2( 88 Ra) = 1600 năm. Chấp nhận tuổi của

Trái Đất là 4,55.109 năm.


235
a. Tính tỉ lệ khối lượng của các đồng vị 92 U / 238
92 U khi Trái Đất mới hình
thành.
238
b. Nếu chưa biết chu kì bán huỷ của 92 U thì giá trị này có thể tính như thế
nào từ các dữ kiện đã cho?
( 238
92 U có chu kì bán hủy rất lớn. Vì thế, chu kì bán hủy của nó không thể

xác định bằng cách đo trực tiếp sự thay đổi hoạt độ phóng xạ mà dựa vào
cân bằng phóng xạ, được thiết lập khi chu kì bán hủy của mẹ rất lớn so với
chu kì bán hủy của các con cháu. Ở cân bằng phóng xạ thế kỉ, hoạt độ
phóng xạ của mẹ và các con cháu trở thành bằng nhau. Hoạt độ phóng xạ
là tích số của hằng số tốc độ phân rã với số hạt nhân phóng xạ).
Hướng dẫn
Phân rã phóng xạ tuân theo quy luật động học bậc 1:
ln2
t
→ m0 = m. et
t1/2
m = m0 .e-t = m. e
trong đó  là hằng số tốc độ phân rã phóng xạ, t1/2 là chu kì bán hủy, m và
m0 lần lượt là khối lượng chất phóng xạ tại thời điểm t và tại t = 0.
238
a) Khối lượng đồng vị 92 U trong mẫu quặng ở cách đây 4,55.109 năm
được tính như sau:
ln2
t.
4,47.109
m0( 238 238
92 U) = m( 92 U). e (1)
ln2
t.
235 235 235 7,04.108
Tương tự, đối với đồng vị 92 U: m( 0 92 U) = m( 92 U). e (2)
Chia (2) cho (1):
1 1

m( 235
9
92 U)
4,55.10 .ln2.( )
 7,04.108 4,47.109
235 238
m(0 92 U)/ m ( 0 92 U) = 238
e
m( 92 U)

Trang35
TO HOA NBK

9 1 1
0,720 4,55.10 .ln2.( - )
=  e 7,04.108 4,47.109
= 0,31
99,275
(Hoặc: thay m = 99,275 (g), t = 4,55.109 năm vào (1), ta có:
ln2
4,55.109.
238 4,47.109
m( 0 92 U) = 99,275 . e = 202,38 g
235
Khối lượng đồng vị 92 U trong mẫu quặng ở cách đây 4,55.109 năm cũng
tính tương tự:
Thay m = 0,72 (g), t = 4,55.109 năm, ta có:
1
4,55.109.ln2. −
235 7,04.108
m( 0 92 U) = 0,72 . e = 63,46 g
235
Như vây tỉ lệ đồng vị 92 U/ 238
92 U khi Trái Đất mới hình thành là:

63,46 : 202,38 = 0,31).


226 238 226
b. 88 Ra có số khối nhỏ hơn một số nguyên lần 4 u so với 92 U, vì thế 88
238
Ra là chất phóng xạ hình thành trong chuỗi phóng xạ khởi đầu từ 92 U.
238 226
92U có chu kì bán huỷ rất lớn so với 88 Ra, trong hệ có cân bằng phóng
xạ thế kỉ.
Ở cân bằng phóng xạ thế kỉ, ta có: 1.N1 = n.Nn (3)
Trong đó: 1, n lần lượt là hằng số tốc độ phân rã của mẹ ( 238
92 U) và cháu

đời thứ n ( 226


88 Ra),

N1, Nn lần lượt là số hạt nhân của mẹ ( 238 226


92 U) và cháu đời thứ n ( 88 Ra).

Từ (3) rút ra: N1.(ln2)/t1/2(1) = Nn.(ln2)/t1/2(n).


N1
t1/2(1) = t1/2 (n)
Nn
m1 226 99,275 . 226
= . t1/2 (n) = -5
. 1600 = 4,47.109 năm.
mn 238 3,372.10 . 238

Trang36
TO HOA NBK

Bài 17
Có thể ước tính sơ bộ tuổi của Hệ Mặt trời với giả định rằng đó là khi các
nguyên tố nặng nhất được tạo thành. Các đồng vị 235U và 238U được tạo
ra với lượng bằng nhau, và sau đó tỉ lệ của chúng thay đổi do khác biệt về
tốc độ phân rã. Chu kì bán huỷ của 238U là 4.5 · 109 năm, còn 235U là 7 · 108
năm. Hiện nay, cứ 100 gam hỗn hợp đồng vị uranium thì có 99.3 gam 238U
và 0.7 gam 235U.
(K. Keller, Hoá học phóng xạ. M: Atomizdat, 1978, trang 179)
1) So sánh tỉ lệ hiện nay giữa 238U và 235U theo gam và mol.
2) Ước tính tuổi của Hệ Mặt trời dựa vào chu kì bán huỷ của các đồng vị
uranium.
3) Sử dụng quy luật phân rã phóng xạ, tính các giá trị N0 của mỗi đồng vị
uranium trong quá khứ, từ thời điểm 4.5 · 109 năm trước. Sử dụng câu
trả lời ở ý 2 làm mốc thời gian cuối cùng. Thay vì No, bạn có thể tính
giá trị no và thậm chí mo, do tỉ lệ khối lượng và khối lượng mol của các
đồng vị uranium rất gần nhau. Bạn có thể thay N trong phương trình
phân rã bởi giá trị được lựa chọn.
4) Biểu diễn đường phụ thuộc của giá trị với chỉ số “o” vào thời gian của
mỗi đồng vị uranium trong cùng đồ thị. Giao điểm của các đường phụ
thuộc tương ứng với tuổi của Hệ Mặt trời trên trục thời gian. Xác định
giá trị thu được.
Thời gian lnno(238U) lnno(235U) lnmo(238U) lnmo(235U)
-4.5·109 0.84 0.26 199 60
-5·109 0.91 0.42 214 90
-5.5·109 0.98 0.69 231 162
-6·109 1.05 1.14 249 266
5) Viết công thức của quặng pitchblende mà Marie và Pierre Curie đã sử
dụng để phân lập radium. Xác định số oxid hoá của tất cả các nguyên
tử trong quặng.
6) Xác định cấu hình electron của các nguyên tử trong quặng, có xét đến
số oxid hoá (chỉ viết các electron bên ngoài).
7) Các bình phản ứng hạt nhân cần uranium làm giàu bởi 235U. Viết công
thức và cấu tạo của hợp chất được dùng để làm giàu uranium.

Trang37
TO HOA NBK

8) Để đảm bảo an toàn vận hành cho bình phản ứng hạt nhân, cần sử
dụng chất hấp thụ neutron. Chất nào được dùng chất hấp thụ?
9) Xác định công thức hai chất được dùng để làm chậm neutron.
10) Viết phương trình của các phản ứng để thu được chất cần thiết cho
quá trình làm giàu uranium từ pitchblende (sử dụng ít giai đoạn nhất).
11) Cho biết công thức và tên gọi của ion U(VI) bền nhất trong dung dịch
nước.
Hướng dẫn
1)
m ( 238 U) 99.3 99.3
= = 141.9; n(238 U) = = 0.42
m( 235
U) 0.7 238
n ( 238 U) 0.42
n( U) =
0.7
235
= 0.003; = = 140
235 n ( 235 U) 0.003

2) Tuổi tối đa của Hệ Mặt trời nhỏ hơn 7 ∙ 109 năm.


−0.693𝑡
−𝜆𝑡 𝑇1/2
3) 𝑁 = 𝑁𝑜 𝑒 =𝑒 (trong đó 0.693 = ln2)
𝑁𝑜 𝑡
𝑁= 2𝑛
(trong đó 𝑛 = 𝑇 ) thì No = N · 2n
1/2

4) U3O8, tương ứng với các số oxid hoá U25+U6+O82-


5)

Trang38
TO HOA NBK

Đồ thị trên cho thấy tuổi của Hệ Mặt trời xấp xỉ 5.9 · 109 năm.
6) U0 [Rn]5f35d16s2
U5+ [Rn]5f1
U6+ [Rn]
7) UF6; bát diện
8) Cadmium Cd
9) H2O, C (than chì)
10) U3O8 + 8Mg → 3U + 8MgO
U + 3F2 ⎯⎯ → UF6
Cl2

11) UO22+, uranyl ion

Trang39
TO HOA NBK

Bài 18
Cacbon 14 được tạo thành từ nitơ do tác dụng của các nơtron (chậm)
trong các tia vũ trụ, rồi đi vào cơ thể sinh vật qua quang hợp và lưu chuyển
thực phẩm của động thực vật. 14C phân rã - với thời gian bán huỷ t1/2 =
5730 năm.
a) Viết các phương trình phản ứng hạt nhân biểu diễn quá trình hình
thành và phân rã của 14C trong tự nhiên.
b) Sự phân tích cacbon phóng xạ trong các cơ thể sống cho giá trị hoạt
độ phóng xạ riêng của cacbon là 230 Bq/kg cacbon.
c) Tỉ lệ đồng vị 14C/12C trong cơ thể sống bằng bao nhiêu? Trong một mẫu
hoá thạch hữu cơ, tỉ lệ đồng vị của cacbon trong mẫu này là 14C/12C =
6.10-13 .
d) Tính hoạt độ phóng xạ của 1kg hóa thạch nói trên và cho biết tuổi của
mẫu hóa thạch là bao nhiêu?
Cho: điện tích hạt nhân của C, N lần lượt bằng 6 và 7; N = 14; hoạt độ
phóng xạ A = λ.N , trong đó λ là hằng số tốc độ phóng xạ, N là số hạt nhân
phóng xạ; hoạt độ phóng xạ riêng AS là hoạt độ phóng xạ của một đơn vị
khối lượng mẫu phóng xạ; 1 Bq = 1 phân rã/giây; số Avogadro NA =
6,02.1023.
Hướng dẫn
a)
14
7 N + 01 n → 146 C + 11 H
14
6 C → 147 N + β_
b) Khi bỏ qua hàm lượng và hoạt độ phóng xạ của 13C, hoạt độ 230 Bq/kg
tương ứng với tỉ số đồng vị 14C/12C sau đây:

A N 14 C .λ m ln2/t1/2 ln2
As = = = NA .w. = NA .w
m m M12 C m M12 C .t1/2

trong đó, w là tỉ số đồng vị 14C/12C


As.t1/2M12 C 230  5730  365  24  3600  12
w= = = 1,20  10 −12
NA .ln2 6,02  10  1000  ln2
23

c) Vì 6,010–13 / 1,2010–12 = 1/2, tức là tỉ số đồng vị 14C/12C trong mẫu hóa


thạch bằng 1/2 tỉ số này trong cacbon của cơ thể sống. Hoạt độ phóng xạ

Trang40
TO HOA NBK

của 1kg mẫu hóa thạch phải bằng 1/2 hoạt độ phóng xạ của 1 kg cacbon
lấy từ cơ thể sống là 230 Bq : 2 = 150 Bq
Sự giảm 50% hoạt độ phóng xạ đòi khoảng thời gian phân rã bằng thời
gian bán huỷ của cacbon 14. Mẫu hóa thạch có tuổi 5730 năm.

Trang41
TO HOA NBK

Bài 19
Cacbon-14, một đồng vị phóng xạ của nguyên tố cacbon, thường được
dùng để xác định tuổi (niên đại) các mẫu cổ vật, địa chất, thủy văn. Chu kì
bán hủy của 14C là t1/2 = 5730 năm. Song khi xác định niên đại mẫu vật trị
thường được sử dụng lại là t1/2 = 5568 năm. 14C được tạo ra trong khí
quyển từ nitơ của không khí dưới tác dụng của các tia vũ trụ. Nó đi vào cơ
thể thực, động vât thông qua sự quang hợp hoặc dây chuyền thực phẩm.
Hàm lượng cacbon phóng xạ trong cơ thể sống gần hằng định với độ
phóng xạ 14C là 230 Bq trong 1 kg cacbon. Sau khi cơ thể sinh vật chết đi
độ phóng xạ đó bắt đầu liên tục giảm xuống
1. Hãy viết phương trình phản ứng hạt nhân về sự tạo thành và phân
14
rã C.
2. Một mẫu vải thời kim tự tháp của Ai cập có độ phóng xạ 14C là 480
phân rã trong 1 giờ trong 1 gam cacbon. Tính tuổi của mẩu vải đó.
Người ta tìm thấy trong một kim tự tháp khác một chất bột màu trắng.
Kết quả phân tích cho biết đó là phenoxymetylpenexilin nguyên chất
(Penecllin V):

Phenoxymetylpenexilin thương mại được tao ra từ các vi sinh vật được


cấy trong một môi trường chứa các hiđrat cacbon (lactozơ, glucozơ,
xacarozơ), bột ngô nhão (cornsnteep liquor), các muối khoáng và axit
phenoxyaxetic.
Để xác định được niên đại của chất bột màu trắng đó ta cần biết hàm
lượng thích hợp cabon phóng xạ. Sự đo sắc kí- khối phổ cho kết quả 14C/
12C tới 6,0.10-23.

Trang42
TO HOA NBK

3. Nhà khảo cổ đã xác định tuổi của mẫu bột trắng trên theo định
luật phân rã phóng xạ. Họ đã xác định được mẫu bột trắng đó bao nhiêu
tuổi?
4. Hãy giải thích kết quả này. Thực tế, mẫu bột đó được tạo ra khi
nào?
Ghi chú về tài liệu nguồn của các số liệu trên.
Hướng dẫn
1.
14
7 N + 01 n → 14
6 C + 11 H
−
14
6 C→ 14
7 N
2. Sự phụ thuộc hoạt độ phóng xạ (a) vào thời gian:
a = a0e−t
a0
ln = t;
a
ln2
= = 1.245  10 −4 years −1
t'1/2
230
ln
480  1000 / 3600
t= = 4380 years
1.245  10 −4
3. Hoạt độ 230 Bq/kg tương ứng với tỉ số đồng vị 14C/12C sau đây:
m ln2 m
a = NAk w = NA w
M( C )12
t1/2 M( 12 C )

(khi bỏ qua hàm lượng của 13C)


at1/2M( 12 C ) 230  5730  365  24  3600  12
w= = = 1.20  10 −12
NAmln2 6.02  10  1000  ln2
23

Vì 6.010–13 / 1.2010–12 = 1/2, một khoảng thời gian bằng thời gian bán
huỷ đã trôi qua (chúng ta sử dụng giá trị thời gian bán huỷ 5568 năm để
xác định tuổi). Nhà khảo cổ học cho rằng chất bột này đã được làm ra vào
năm 3560 trước CN.

Trang43
TO HOA NBK

4. Thực ra, nhóm phenoxyacetyl được hình thành từ axit phenoxyacetic


được tổng hợp trong công nghiệp từ các sản phẩm chế biến than và dầu
mỏ. Nó không chứa cacbon phóng xạ. Chỉ có 8 trong số 16 nguyên tử
cacbon là có nguồn gốc tự nhiên (tạo thành từ cơ thể sống). Như thế,
trong phần có nguồn gốc tự nhiên, hàm lượng 14C phải gấp đôi w = 1.210–
12, nghĩa là chất bột này là sản phẩm của thời nay.

Trang44
TO HOA NBK

Bài 20
Vua Richard của xứ York đã chiến đấu trong vô vọng và bị giết vào năm
1485. Năm 2015, thi hài của ông đã được chôn cất tại Thánh đường
Leicester, sau khi được tìm thấy dưới mảnh đất gần bãi đỗ xe Greyfriars
vào năm 2012. Những mảnh xương đã được xác định niên đại từ hàm
lượng carbon phóng xạ trong đó.

Những mảnh xương trong thi hài được xem là có khoảng 60 %


hydroxyapatite (Ca5(PO4)3(OH)) về khối lượng, và phần còn lại chủ yếu là
collagen, một loại protein, có thành phần chủ yếu là các gốc amino acid
glycine H2NCH2COOH.
Trong quá trình xác định niên đại bộ hài cốt này bằng carbon phóng xạ,
lấy 1.0 gam mẫu từ xương sườn để tiến hành phân tích. Trước tiên, cần
xử lý để loại bỏ các thành phần vô cơ.
a) Phương pháp nào sau đây hiệu quả nhất để loại bỏ các thành phần vô
cơ không mong muốn và giữ lại các thành phần hữu cơ.
A. Rửa với nước, sau đó là với propanone.
B. Nung tới 400 oC.
C. Rửa với HCl loãng, sau đó là với NaOH loãng.
Phần hữu cơ còn lại, là protein collagen, có thể được giả định là
polyglycine (một polymer được tạo ra chỉ bởi glycine). Đốt cháy polymer
này trong oxygen dư, rồi khử sản phẩm chứa carbon trở lại thành than chì
bởi hydrogen.
b)
• Vẽ mắt xích của polyglycine.
• Viết phương trình phản ứng đốt cháy polyglycine có n mắt xích.

Trang45
TO HOA NBK

• Viết phương trình phản ứng tạo thành than chì từ sản phẩm chứa
carbon.
• Tính khối lượng than chì thu được từ 1.0 gam mẫu xương.
Phương pháp xác định niên đại carbon phóng xạ dựa vào sự tồn tại của 3
đồng vị carbon: 12C, 13C và 14C. Hai đồng vị nhẹ hơn thì bền, còn 14C có tính
phóng xạ với chu kì bán rã 5568 năm. Hàm lượng chuẩn của 3 đồng vị này
trong mẫu ở thời điểm xảy ra cái chết là 98.93 % - 1.07 % - 1.215×10-10 %
c) Trong 2.0 mg mẫu phân tích ở thời điểm xảy ra cái chết, trung bình có
bao nhiêu nguyên tử 14C phân rã mỗi ngày?
Một kĩ thuật chính xác hơn, thay vì đếm tốc độ phân rã thực tế, là xác
định tỉ lệ 12C, 13C và 14C bằng cách đếm số nguyên tử trong những khối
lượng cụ thể bằng phổ khối.
Tỉ lệ 12C : 14C trong mẫu xương được xác định là 1:1.154×10-12.
d) Sử dụng những dữ kiện này, xác định tuổi của bộ xương và từ đó xác
định thời điểm qua đời của người đàn ông này. Thời điểm tiến hành
thí nghiệm được sử dụng trong khoảng 2012-2016.
Hướng dẫn
a) C. Rửa với HCl loãng, sau đó là với NaOH loãng.
b) Mắt xích polyglycine:

Phản ứng đốt cháy:


[NHCH2CO]n + 3¼ nO2 → 2nCO2 + nNO2 + 3/2 nH2O
[NHCH2CO]n + 2¼ nO2 → 2nCO2 + n/2N2 + 3/2 nH2O
Phản ứng tạo thành than chì:
CO2 (g) + 2H2 (g) → C(s) + 2H2O (g)
Tính khối lượng than chì:
40% của 1.0 gam xương = 0.40 gam polyglycine
Toàn bộ khối lượng carbon trong polyglycine sẽ trở thành than chì.

Trang46
TO HOA NBK

Khối lượng than chì = % carbon trong polyglycine × 0.40 gam


(2 × 12.01) / (2 × 12.01 + 3 × 1.008 + 16.00 + 14.01) × 0.40 gam = 0.168
gam
c) Số mol C = 0.002 gam / 12.01 gam mol−1 = 1.665 × 10−4 mol
Số nguyên tử C = 1.665 × 10−4 mol × 6.02 × 1023 mol−1 = 1.00 × 1020
Số nguyên tử carbon C14 ban đầu (N0)= (1.215 × 10-10 / 100) × 1.00 × 1020
= 1.22 × 108
Chu kì bán rã (t½) = 5568 years = 5568 × 365 = 2.032 × 10 6 ngày
Hằng số phân rã (k) = ln 2 / t½
= ln 2 / (2.032 × 106 ngày)= 3.41 × 10-7 ngày-1
Số nguyên tử 14C còn lại = N0exp(−kt)
Số nguyên tử 14C đã phân rã = N0 − N0exp(−kt)
= 1.22 × 108 − 1.22 × 108 × exp(−3.41 × 10-7 × 1) = 41.6 ≈ 42 nguyên tử
d) Hằng số phân rã (k) = ln 2 / t½ = ln 2 / 5568 năm = 1.245 x 10 -4 năm
N(14C)/N(12C) = 1.154 × 10−12
N0(14C)/N0(12C) = 1.215 × 10-10 / 98.93 = 1.228 × 10-12
N(12C) = N0(12C)
N(14C)/N0(14C) = 1.154 × 10−12 / 1.228 × 10-12 = 0.9397
Với 14C: N = N0exp(−kt)
t = − [ln (N(14C)/N0(14C))] / k = − [ln (0.9397)] / 1.245 x 10-4 = 500 năm
Thời điểm qua đời = 2012 − 500 = 1512

Trang47
TO HOA NBK

Bài 21
Cacbon tự nhiên chứa 2 đồng vị bền: 12C (98,9% khối lượng) và 13C (1,1%
khối lượng) cùng lượng vết đồng vị phóng xạ 14C (phân rã β-, chu kì bán rã
t 1 = 5730 năm). Hoạt độ phóng xạ riêng của cacbon trong cơ thể sống là
2

230Bq.kg-1. Năm 1983, người ta tìm thấy một con thuyền cổ chìm ngoài
khơi Đại Tây Dương. Cacbon trong gỗ của con thuyền này có hoạt độ
phóng xạ riêng là 180Bq.kg-1.
a) Tỉ lệ số nguyên tử giữa các đồng vị 13C/12C và 14C/12C trong cơ thể sống
là bao nhiêu?
b) Cây để dùng làm gỗ đóng thuyền trên được đốn hạ vào năm nào?
c) Giả thiết, 180Bq.kg-1 là trị số trung bình của các giá trị đo được, còn
sai số trung bình trong việc đo hoạt độ phóng xạ của cacbon trong
mẫu gỗ nói trên là ±1,3%. Cho biết cây được đốn hạ trong khoảng thời
gian từ năm nào đến năm nào?
Hướng dẫn
a) Tỉ lệ số nguyên tử giữa các đồng vị 13C/12C và 14C/12C trong cơ thể sống
là bao nhiêu?
- Tỉ lệ 13C/12C:
13 1,1
C 13 = 1,03.10 −2
=
12
C 98,9
12
- Tỉ lệ 14C/12C:
Trong 1 kg C, hoạt độ phóng xạ riêng của cacbon là 230 Bq. Suy ra,
trong 1 gam C, hoạt độ phóng xạ riêng của cacbon là 230.10-3 Bq
A
- Từ công thức: A = .N  N =

- Số nguyên tử 14C trong 1 gam C tự nhiên là:
230.10−3
= 6.1010
0,693
5730.365.24.3600
- Số nguyên tử 12C trong 1 gam C tự nhiên là:

Trang48
TO HOA NBK

0,989
.6,0221.1023 = 4,96.1022
12
- Vậy tỉ lệ 14C/12C:
14
C 6.1010
12
= 22
= 1,21.10−12
C 4,96.10
b) Cây để dùng làm gỗ đóng thuyền trên được đốn hạ vào năm nào?
5730 230
t= .ln = 2026 (n¨m)
ln2 180
- Vậy cây bị chặt hạ vào năm: 1983 - 2026 = -43 (tức là năm 43 trước Công
nguyên).
c) Sai số định tuổi khi sai số đo hoạt độ phóng xạ riêng của mẫu C là ±1,3%.
- Giá trị giới hạn trên của hoạt độ phóng xạ riêng: 180 + 180.1,3% = 182,34
(Bq/kg)
5730 230
- Từ đó, tuổi của cây đốn hạ: t = .ln = 1920 năm
ln2 182,34
- Vậy cây bị chặt hạ vào năm: 1983 - 1920 = 63 (tức là năm 63 trước Công
nguyên).
- Giá trị giới hạn dưới của hoạt độ phóng xạ riêng: 180 - 180.1,3% =
177,66182,34 (Bq/kg)
5730 230
- Từ đó, tuổi của cây đốn hạ: t = .ln = 2135 năm
ln2 177,66
- Vậy cây bị chặt hạ vào năm: 1983 - 2135 = -152 (năm) (tức là năm 152
trước Công nguyên).
*Kết luận: cây được đốn hạ trong khoảng thời gian từ năm 152 trước Công
nguyên đến năm 61 sau Công nguyên.

Trang49
TO HOA NBK

Bài 22
Các đồng vị cơ bản và hàm lượng tự nhiên của chúng không chỉ giúp xác
định giá trị khối lượng nguyên tử mà còn là cơ sở quan trọng để phân tích
tuổi khoáng vật và nghiên cứu cơ chế phản ứng.
1) Biết rằng Cl có 2 đồng vị, 35Cl và 37Cl, với tỉ lệ hàm lượng là 0.75:0.25;
Rb có 85Rb và 87Rb, và tỉ lệ hàm lượng là 0.72 và 0.28.
a) Viết công thức các phân tử RbCl với các thành phần đồng vị khác nhau
ở trạng thái khí.
b) Tính số khối các phân tử này và tỉ lệ của chúng.
2) Xác định tuổi là một yêu cầu quan trọng trong địa chất học. Phương
pháp Lu-Hf là một phương pháp mới, được đưa ra từ thập niên 1980
với sự phát triển của phổ phát xạ plasma và phổ khối. Lu có 2 đồng vị
tự nhiên: 176Lu và 177Lu; Hf có 6 đồng vị tự nhiên với số khối từ 176-
181. 176Lu bị phân rã beta tạo thành 176Hf với chu kì bán hủy 3.716·1010
năm. 177Hf là đồng vị bền và không có nguồn phóng xạ. Các nhà địa
chất học nhận được một mẫu đá và lấy nhiều mẫu nhỏ từ các phần
khác nhau của mẫu gốc để tiến hành phân tích. Dữ liệu từ hai nhóm
như sau: tỉ lệ nguyên tử của mẫu 1, 176Hf/177Hf = 0.28630, 177Lu/177Hf
= 0.42850; còn mẫu 2, 176Hf/177Hf = 0.28239, 177Lu/177Hf = 0.01470.
(Biết rằng với phản ứng bậc-nhất, mối liên hệ giữa nồng độ tiểu phân c và
c
thời gian t là: c = c0e−kt hay ln = -kt , trong đó c0 là nồng độ ban đầu.)
c0

a) Viết phương trình hạt nhân của phản ứng phân rã beta của 176Lu.
b) Tính hằng số tốc độ phân rã 176Lu.
c) Tính tuổi mẫu đá.
d) Tính tỉ lệ 176Hf/177Hf khi đá được tạo thành.

Trang50
TO HOA NBK

Hướng dẫn
1) a) 85Rb35Cl, 87Rb35Cl, 85Rb37Cl, 87Rb37Cl
b) 3 loại; số khối là 120, 122 và 124; tỉ lệ của chúng là 0.54 : 0.39 : 0.07.
2) a) Phương trình phân rã:

b) Ta có:

k = 0.6931/ (3.716×1010 năm) = 1.865 × 10-11 năm-1


c) Dữ liệu trong bài này không đầy đủ (thiếu 176Lu/177Hf, mà lại có
177Lu/177Hf), dẫn đến việc không thể tính được. Cách xử lí như sau:

- Cách 1: Miễn là viết được các mối liên hệ [biểu thức] cần thiết, thì vẫn
được điểm;
- Cách 2: Giả định đề bài ghi nhầm 177Lu/177Hf với 176Lu/177Hf, thì tiến hành
tính. Vẫn có điểm.
Cách 1:
Các biểu thức cần thiết:

Cách 2:

77 | Bản quyền thuộc về Tạp chí Olympiad Hóa học KEM


Trang51
TO HOA NBK

d)

Trang52
TO HOA NBK

Bài 23
Một trong các phương pháp xác định tuổi của các vật thể địa chất dựa
vào phản ứng phân rã hạt nhân của đồng vị K-40. Đồng vị này chuyển hóa
song song thành Ca-40 và Ar-40 với chu kì bán rã T1 = 1.47⋅109 năm và T2
= 1.19⋅1010 năm.
1) Viết phương trình các phản ứng hạt nhân.
Để xác định tuổi của đá, người ta nung chảy nó trong chân không và xác
định lượng argon sinh ra.
2) Vì sao sử dụng argon mà không phải calcium?
Trong phản ứng phân rã song song, khối lượng chất thay đổi theo thời
−(k +k )t
gian theo phương trình: m(t) = m(0)  e 1 2
trong đó k1 và k2 là các hằng số phân rã mỗi phản ứng song song, e ≈ 2.72
là cơ số của logarit tự nhiên.
Hằng số tốc độ phản ứng liên hệ với chu kỳ bán rã theo phương trình:
ln2
k=
T
3) Tính chu kì bán rã tổng của K-40 của cả 2 phản ứng.
4) Trong các phản ứng song song, lượng chất phân rã trong một phản
ứng nào đó tỉ lệ nghịch với chu kì bán rã tương ứng. Bao nhiêu nguyên
tử trong số 100 nguyên tử K-40 bị phân hủy thành argon?
5) Cho rằng tuổi Trái đất là 5 triệu năm, hãy xác định thể tích argon ở
điều kiện tiêu chuẩn được tạo thành từ kali trong suốt thời gian tồn
tại của Trái đất. So sánh với thể tích argon trong khí quyển, biết rằng
nồng độ argon trong không khí bằng 1%. Bao nhiêu phần argon có
nguồn gốc phóng xạ? Hàm lượng kali-40 hiện tại là 0.0119 % tổng
lượng kali. Phần trăm khối lượng của kali trong vỏ Trái đất là 1.5%.
Khối lượng của vỏ Trái đất là 5⋅1022 kg. Thể tích của khí quyển Trái đất
là 40 tỉ km3.
6) Vào năm 1959 ở hèm núi Olduvai Gorge (Tanzania) người ta tìm thấy
hài cốt của người nguyên thủy, tổ tiên xa xưa nhất của loài người hiện
đại. Mẫu hài cốt được nung chảy. Từ 1000 g mẫu có chứa 3.24% kali
theo khối lượng giải phóng ra 5.9⋅1015 nguyên tử argon. Xác định tuổi
của hài cốt.

Trang53
TO HOA NBK

Hướng dẫn
1)

2) Calcium, không như argon, là một phần của đá, do đó độ chính xác
trong việc định tuổi bằng calcium sẽ thấp.
3) лле = năm

4)

5) Tổng số mol potassium-40 trong vỏ Trái đất hiện tại là:

Tổng số mol potassium-40 ở thời điểm ban đầu, nghĩa là 5 tỉ năm trước,
là:

Trong quá trình tồn tại, Trái đất mất đi

mol potassium-40, trong số đó có

mol để tạo thành argon.

Một lượng đáng kể argon trong khí quyển (hơn 1/6) được tạo thành bởi
phân rã potassium-40.

Trang54
TO HOA NBK

6) Tổng số mol potassium-40 trong mẫu:

Số mol argon tạo thành:

Tổng số mol potassium-40 đã phân rã trong thời gian t:

Áp dụng định luật phân rã phóng xạ:

Đây được xem là tuổi của loài người.

Trang55
TO HOA NBK

Bài 24
Hoá học đồng vị có nhiều ứng dụng hữu ích khác nhau trong các lĩnh vực
khoa học và công nghiệp. Ví dụ, các đồng vị được dùng để nghiên cứu cơ
chế, động học phản ứng, các quá trình xúc tác, sự khuếch tán, sự hấp phụ,
… Trong lĩnh vực địa chất học, các đồng vị được ứng dụng để định tuổi
đất đá và các vật thể khác, như đá thiên thạch.
Một trong những phương pháp như vậy, sử dụng các đồng vị samarium
và neodymium, được phát triển bởi Langmar vào năm 1974. Số mol 143Nd
tăng lên, do 147Sm phân rã (T1/2 = 1.06·1011 năm), từ giá trị số mol n0(143Nd)
ban đầu - ở thời điểm hình thành vật thể. Số mol 144Nd không thay đổi
trong thời gian này, cho phép xác định tuổi của mẫu phân tích bằng cách
đo các tỉ lệ 143Nd/144Nd và 147Sm/144Nd bằng phổ khối lượng.
Một thiên thạch có tên Moama đã được phát hiện tại Úc vào năm 1940.
Các nhà nghiên cứu tinh rằng tuổi của mẫu thiên thạch này ngang với tuổi
của hệ Mặt trời. Năm 1978, hai khoáng chất được chiết xuất từ Moama -
plagioclase và pyroxene - đã được đem phân tích:
Khoáng n(143Nd) / n(144Nd) n(147Sm) / n(144Nd)
plagioclase 0.510 0.111
pyroxene 0.515 0.280
1) a) Viết phương trình phân rã của 147Sm; b) Xác định hằng số phân rã.
2) Xác định tỉ lệ n0(143Nd) / n0(144Nd) ở thời điểm tạo thành thiên thạch.
Hãy nhớ rằng tỉ lệ n0(143Nd) / n(144Nd) trong cả hai khoáng chất này
bằng nhau.
3) Tính tuổi thiên thạch Moama.
4) Nếu có thể, hãy dùng phương pháp Langmar để xác định tuổi của
những loại đá được tạo thành từ 3-5 thiên nhiên kỉ trước công nguyên.
Hướng dẫn
1)

2) n0(143Nd) / n0(144Nd) = 0.5061


3)

Trang56
TO HOA NBK

4) Ví dụ lấy t = 10000 năm:

Trang57
TO HOA NBK

Bài 25
Chủ tịch Chính quyền Quốc gia Palestin, chủ nhân giải Nobel Hoà bình Y.
Arafat đã đột ngột qua đời vào năm 2004. Theo lời khẳng định của người
vợ goá, thi thể Y. Arafat đã được khai quật vào năm 2012 và tách các mẫu
mô để tiến hành phân tích. Kết quả cho thấy nguyên nhân cái chết của Y.
Arafat là do bị đầu độc phóng xạ bởi một chất chứa đồng vị X.
Số hạt α bức xạ trong một đơn vị thời gian bởi 1.00 mg mẫu (T1/2 = 138.4
ngày) và 4.55 gam 226Ra (T1/2 = 1601 năm) là giống nhau.
1) Viết phương trình phân rã phóng xạ của đồng vị 226Ra.
2) Tính khối lượng mol của X.
3) Khi nào thì việc hành khai quật cơ thể của Y. Arafat (70 kg) sẽ trở nên
vô nghĩa do sự giảm độ phóng xạ α riêng của mô sinh vật lên tới 0.3
Bq/kg không? Nếu biết
a) liều lượng gây tử vong tối thiểu của X là 1 μg;
b) theo tiêu chuẩn, độ phóng xạ α riêng (Aα) của cơ thể người (70 kg)
là 0.2 Bq/kg; giá trị này không thay đổi trong nhiều năm;
c) một đồng vị không phóng xạ được tạo thành từ X khi phân rã α.
Tỉ lệ số neutron/proton (N/Z) trong X bằng 1.50.
4) Xác định X.
Hơn 90 % lượng X được tạo ra ở Nga. Đồng vị 209Bi được dùng làm mục
tiêu trong quá trình sản xuất 1 giai đoạn để tạo ra X.
5) Viết các phương trình có thể có (về mặt lí thuyết) của các phản ứng
hạt nhân nếu khối lượng tổng của tất cả các hạt còn lại (trừ X và 209Bi)
trong phản ứng là không vượt quá 1 amu.
Một mẫu chất X có thể tích 1 cm3 (ρX = 9.2 g/cm3) giải phóng nguồn năng
lượng đáng kể trên mỗi đơn vị thời gian (1210 W), ngang với một chiếc
bàn ủi điện. Đây là nguyên nhân đằng sau tính kịch độc của X với các cơ
thể sống.
6) Tính động lượng đầu (theo MeV) của hạt α được tạo thành từ phân rã
của X, giả sử rằng động lượng chuyển hoá hoàn toàn thành nhiệt
lượng (1 eV = 1.6∙10-19 J).

Trang58
TO HOA NBK

Hướng dẫn
1) 226Ra → 222Rn + 4He
2) λ(226Ra)N(226Ra) = λ(X)N(X), trong đó N là số nguyên tử của đồng vị
tương ứng trong mẫu. Do đó:

Khối lượng mol này tương ứng với rất nhiều đồng vị, do đó không thể xác
định chính xác X là đồng vị nào.
3) Cuối năm 2014.
4) Polonium.
5)

6) 5.0 MeV.

Trang59
TO HOA NBK

Bài 26
Tuổi của mẫu đá mà con tàu Apollo 16 lấy từ mặt trăng đã được xác định
từ các dữ kiện về tỉ lệ 87Rb / 86Sr và 87Sr / 86Sr của các loại khoáng khác
nhau có trong mẫu đá.
Khoáng 87Rb / 86Sr 87Sr / 86Sr
A (Plagioclase) 0.004 0.699
B (Quintessence) 0.180 0.709
a) 87Rbphân rã , viết phản ứng phân rã này. Chu kỳ bán hủy của
phân rã này là 4.8 × 1010 năm.
b) Tính tuổi của mẫu đá. Bạn có thể giả sử rằng tỉ lệ 87Sr / 86Sr ban
đầu là như nhau trong cả A và B, 87Sr lẫn 86Sr đều bền vững.
Hướng dẫn
a) 87
37 Rb → 38
87
Sr + 0−1 
b) 87Sr = 87Srt=0 + 87Rbt=0 – 87Rblúc này
lúc này

87Rb = 87Rbt=0 exp(-t)


lúc này

(87Rbt=0 / 87Rblúc này) = exp(t)


87Sr = 87Srt=0 + 87Rblúc này(exp(t) – 1)
lúc này

(87Sr lúc này / 86Sr) = (87Sr t = 0 / 86Sr) + (87Rblúc này / 86Sr)(exp(t) – 1)


y = c + x(m)
Trong phép tính gần đúng thì (87Sr lúc này / 86Sr) với A và B như nhau
m = (0.709 – 0.699) / (0.180 – 0.004) = 0.0568 = (exp(t) – 1)
t = ln(2)t / t1/2
t1/2 = 4.8.1010 năm
t = (4.8.1010)ln(1.0568) / ln2 = 3.8.109 năm

Trang60
TO HOA NBK

Bài 27
210
Poloni ( 84 Po ) thuộc họ phóng xạ urani - radi có chu kỳ bán rã 138,38 ngày.
210
1) Tính khối lượng 84 Po có trong 1kg urani tự nhiên. Cho chu kỳ bán rã
238 238
của U bằng 4,47.109 năm và
92 92 U chiếm 99,28% khối lượng của
urani tự nhiên.
2)
210
84 Po phân rã , tạo thành đồng vị bền 206
82 Pb . Cho rằng hạt nhân
210
84 Po
đứng yên, năng lượng phân rã chuyển hóa hoàn toàn thành động năng
của hạt nhân chì và hạt , làm cho hạt nhân 82 Pb chuyển động giật lùi
206

với vận tốc vL, còn hạt  chuyển động về phía trước với vận tốc v .
210 206
Biết khối lượng mol của 84 Po bằng 209,982864 g.mol-1; của 82 Pb bằng
4
205,974455 g.mol-1, của 2 He bằng 4,00260325 g.mol-1. Tính tốc độ
đầu của hạt  với độ chính xác đến hai chữ số có nghĩa.
3) Là nguồn phát  mạnh, 84 Po đã được đặt trong các tàu tự hành đổ bộ
210

lên Mặt Trăng để tạo ra nguồn cung cấp năng lượng sưởi ấm các thiết
bị trong những đêm Mặt Trăng lạnh giá. Tính công suất phát nhiệt ban
210
đầu (ra Watt) của một nguồn chứa 1 g 84 Po . Cho rằng 100% động
năng của các hạt  được hấp thụ để chuyển thành nhiệt.
4) Tính công suất phát nhiệt trung bình (J/s) trong thời gian 138,38 ngày
210
của nguồn ban đầu chứa 1g 84 Po .
Hướng dẫn
210
1) 84 Po nằm trong cân bằng thế kỷ với 238
92 U , ta có:

t1/2 ( 238
92 U) n ( 238
92 U) 210 m ( 92 U)
238

= =
t1/2 ( 210
84 Po ) n ( 210
84 Po )
238 m ( 210
84 Po )

Trong đó t1/2, n, m lần lượt là chu kỳ bán rã, số mol và khối lượng của
các đồng vị tương ứng.

Trang61
TO HOA NBK

t1/2 ( 210
84 Po ) 210
 m( 210
Po ) = m ( 238
92 U)
t1/2 ( U) 238
84 238
92

138,38 210
= 9
0,9928.1000g = 7,43.10 −8 g
4,47.10 .365 238

2) Năng lượng của một phân rã:


210
84 Po →206
82 Pb +2 He là:
4

∆E = mc2
1
= 23
(209,982864 - 205,974455 - 4,00260325).10-3.(3.108)2 J
6,022.10
= 8,68.10-13 J
1 1
∆E = E + EPb = m v2 + mPb vPb
2
(1)
2 2
Theo định luật bảo toàn động lượng:
m
mv = mPbvPb  vPb = v (2)
mPb
2
1 1 m  2  m 
Thay (2) vào (1) ta có: E = m v  + mPb    v  = E  1 +  
2

2 2  mPb   mPb 
E 8,68.10−13 J
 E = = = 8,51.10−13 J/phân rã
m 4,00260325
1+ 1+
mPb 205,974455

1 1 4,00260325.10 −3 2
m v  = 
2
23
 v  = 8,51.10 −13 J
2 2 6,022.10
2  6,022.1023  8,51.10 −13
v = = 1,60.107 m / s
4,00260325.10 −3
3) Hoạt độ phóng xạ A bằng số hạt  phát ra trong 1s:
A = N = (0,693/138,38.24.3600).(1/209,982864).6,022.1023 =
1,66.104 phân rã/s
Công suất ban đầu của 1g 210Po là:
1,66.104 phân rã/s . 8,51.10-13 J/phân rã = 141,27 J/s = 141,27 W.

Trang62
TO HOA NBK

4) Trong 138,38 ngày, 0,5 g 210Po đã bị phân rã, tổng số hạt  phát ra là:
(0,5/209,982854).6,022.1023 = 1,43.1021 hạt.
Tổng năng lượng của các hạt  là: 1,43.1021.8,51.10-13J = 1,22.109 J
Công suất trung bình: 1,22.109 J / 138,38.24.3600 = 102,04 W.

Trang63

You might also like