You are on page 1of 4

ĐỘNG HỌC CÁC PHẢN ỨNG PHỨC TẠP

Bài 1: Cho phản ứng A(k) → B(k) là phản ứng thuận nghịch bậc 1. Thực hiện phản ứng trong bình
kín X có thể tích 5 lít. Thành phần % về thể tích của khí A trong hỗn hợp sản phẩm tại các thời
điểm khác nhau được ghi trong bảng sau:
Thời gian(s) 0 60 120 180 380 574 ¥
%V(A) 100 88,86 79,27 71,01 50,94 39,05 20
a) Hãy xác định hằng số tốc độ của phản ứng thuận( kt) và hằng số tốc độ của phản ứng
nghịch( kn)?
b) Nếu ban đầu trong bình phản ứng có 5 mol khí A và 1k mol khí B thì tại thời điểm cân bằng,
1
nồng độ mol của mỗi khí bằng bao nhiêu? k -1

Bài 2: Động học của phản ứng CH2OH-(CH2)2-COOH Lacton (Ester vòng) + H2O trong
dung dịch nước được nghiên cứu bằng các theo dõi biến thiên nồng độ Lacton tại 25oC với nồng
độ CH2OH-(CH2)2-COOH ban đầu bằng 0,1823M. Kết quả thu được như sau:

t (phút) 50 100 160 200 2820 3600


Clacton.102 (M) 4,99 8,11 10,35 11,55 13,28 13,28
a) Xác định hằng số cân bằng của phản ứng
b) Xác định các hằng số tốc độ (k1 và k-1) của phản ứng
c) Tính nồng độ CH2OH-(CH2)2-COOH tại thời điểm t = 150 (phút)
Bài 3: Tốc độ đồng phân hóa isoleuxin trong các mẫu hóa thạch có thể được sử dụng để xác định
nhiệt độ trung bình của mẫu hóa thạch đang bảo quản

Ở 20oC phản ứng này có chu kỳ bán hủy là 125000 năm và năng lượng hoạt hóa của phản
ứng này là 139,7 kJ/mol. Sau một thời gian rất dài thì tỉ lệ allo/iso đạt trị số cân bằng là 1,38. Có
thể giả thiết rằng hằng số cân bằng không phụ thuộc nhiệt độ.
Sự phụ thuộc thời gian phản ứng vào nồng độ trong một phản ứng thuận nghịch được cho bởi
phương trình:
æ [ A] - [ A]eq ö
ln ç ÷ = - ( k1 + k-1 ) t
ç [ A]o - [ A]eq ÷
è ø
Khi nghiên cứu hóa thạch của xương hàm dưới một con hà mã sống ở tiết xuân ấm áp ở
một vùng thuộc Nam Phi thì tỉ lệ allo/iso của nó là allo/iso = 0,42. Kết quả xác định niên đại bằng
đồng vị cacbon vốn không phụ thuộc vào nhiệt độ cho biết số tuổi của hóa thạch này là 38600
năm.
Giả sử ban đầu không hề có đồng phân allo, hãy xác định hằng số tốc độ của phản ứng
thuận và phản ứng nghịch cũng như hằng số tổng (k1 + k-1)
Bài 4: 1. Ở 700oC hai phản ứng sau xảy ra song song:
CH3COOH ® CH4 + CO2 (1); k1 = 3,50 s-1
CH3COOH ® CH2 = C = O + H2O. (2); k2 = 4,50 s-1
a) Hỏi cần bao nhiêu thời gian để 90% CH3COOH ban đầu phân hủy theo hai phương trình.
b) Tính khối lượng CH4 và xeten tạo thành từ 100,0 gam CH3COOH.

Bài 5: 1. Sự phân hủy propan-2-ol với V2O3 làm xúc tác diễn ra theo phương trình sau:
k1 C3H6O
k2
C3H7OH C3H6
k3
C3H8
Giả thiết rằng phản ứng theo mỗi hướng là một chiều bậc 1.
a) Hãy thiết lập biểu thức hằng số tốc độ phản ứng k (k = k1 + k2 +k3) với a là nồng độ đầu của
C3H7OH, x là nồng độ của C3H7OH mất đi sau thời gian t.
b) Xác định nồng độ đầu của C3H7OH nếu sau 4,3 giây ở 588K, nồng độ (mol/L) của các chất
trong hỗn hợp phản ứng như sau: (C3H7OH – 27,4; C3H6O – 7,5; C3H6 – 8,1; C3H8 – 1,7).
2. Kali là một nguyên tố thuộc nhóm IA với đồng vị phóng xạ 40K theo hai phản ứng tạo ra 40Ca
và 40Ar và tia b+ b- với tỉ lệ tương ứng là 89,3% và 10,7%. Xác định hằng số phân rã cho từng
phản ứng, biết chu kì bán rã của 40K là 1,3.109 năm.
Bài 6: Giả thiết có phản ứng chuyển hóa C thành D và E như ở hình bên.
Các hằng số tốc độ có giá trị : k1 = 1,2.10–2 giây–1 ; k–1 = 1,5.10–5 giây–1 ;
k2 = 3,2.10–2 giây–1 ; k–2 = 1,1.10–4 giây–1. Tại thời điểm t = 0, nồng độ các
chất như sau: [C]o = 1M ; [D]o = [E]o = 0.
a) Tính nồng độ các chất C, D và E tại thời điểm t = 30 giây.
b) Tính nồng độ các chất C, D và E tại thời điểm t = ∞.

Bài 7:

Bài 8: 1. Khi cracking dầu hỏa thì xăng là sản phẩm trung gian. Hãy xác định lượng xăng cực đại
và thời điểm để đạt được lượng xăng ấy khi cracking 1 tấn dầu hỏa, nếu biết ở 673K hằng số tốc
độ hình thành xăng là k1 = 0,283 giờ-1 và hằng số tốc độ phân hủy xăng là k2 = 0,102 giờ-1.
2. Xét quá trình phân rã phóng xạ:
226
88 Ra (t1/2 = 1290 năm) ¾¾®
k 1 222
86 Rn (t1/2 = 3,825 ngày) ¾¾®
k2 218
84 Po
Sau bao lâu thì hàm lượng Rn đạt giá trị cực đại? (Cho 1 năm có 365 ngày).
210
3. Sự phân hủy đồng vị phóng xạ Bi diễn ra theo sơ đồ:
30 Zn ® 31 Ga ® 32 Ge
Hàm lượng cực đại của đồng vị phóng xạ gali sẽ đạt được sau 30,3 giờ. Theo đó thì tỉ số
giữa số nguyên tử của đồng vị kẽm và số nguyên tử của đồng vị gali là 3,48. Xác định chu kì bán
hủy của đồng vị kẽm và gali.
Bai 9: Hàm lượng cồn trong máu sau khi uống có thể được tính toán theo quy luật của động hóa
học. Quá trình loại bỏ ethanol khỏi cơ thể được đơn giản hóa bằng một phương trình động học:
k1 k2
A ¾¾ ® B ¾¾ ®D
Trong đó A là etanol trong dạ dày, B là etanol trong máu, D là sản phẩm oxi hóa enzim của
etanol trong gan. Quá trình đầu tiên etanol được hấp thụ từ dạ dày vào máu theo phản ứng bậc 1,
sau đó là phản ứng oxi hóa etanol theo phản ứng bậc không.
a) Những sản phẩm nào được tạo thành từ quá trình oxi hóa etanol trong gan? Viết phương
trình phản ứng?
b) Nồng độ etanol trong dạ dày giảm đi một nửa trong 5 phút. Tính hằng số k1?
c) Viết phương trình động học cho sự thay đổi nồng độ etanol trong máu, d[B]/dt?
d) Phương trình động học từ ý (3) có dạng: [B] = [A]0 . (1 - e - k t ) - k 2 t
1

Trong đó, [A]0 là nồng độ ban đầu của etanol trong dạ dày. Nếu [A]0 = 3,8 g.l-1 thì sau 20
giờ không có dấu vết của etanol trong máu. Tính hằng số k2 (g.l-1.h-1) ?
e) Xác định, sau thời gian nào nồng độ etanol trong máu sẽ cao nhất. Tính giá trị của nồng
độ này?
f) Sau thời gian bao lâu thì nồng độ etanol trong máu sẽ bằng với mức tối đa cho phép lái
xe có giá trị là 1,0 g.l-1 ?

Bài 10: (IV.1 – HSGQG 2024)


ĐỘNG HỌC PHÓNG XẠ
Bài 1: Đồng vị phóng xạ cacbon-14 được dùng để xác định tuổi của cổ vật, địa chất, thủy văn.
Chu kỳ bán hủy của 14C là t1/2 = 5730 năm, nhưng trong tính toán tuổi của mẫu vật thì người ta
hay dùng giá trị t’1/2 = 5568 năm. 14C được tạo thành từ nitơ trong khí quyển dưới tác dụng của
các tia vũ trụ. Nó được đưa vào thực vật và động vật thông qua sự quang hợp và các chuỗi thức
ăn. Đồng vị cacbon phóng xạ trong cơ thể sống luôn là một hằng số với độ phóng xạ của 14C là
230 Bq / kg cacbon. Sau khi cơ thể hữu sinh chết đi thì sự trao đổi cacbon ngừng lại và lượng 14C
liên tục giảm.
a) Viết phương trình tạo thành và phân rã của 14C.
b) Việc đo độ phóng xạ của cacbon phóng xạ trong một mẫu vải Ai Cập cổ cho kết quả 480 phân
rã mỗi giờ cho mỗi gam cacbon. Tính tuổi mẫu vải này.
c) Ở một kim tự tháp khác người ta tìm thấy một chất bột trắng, các kết quả phân tích cho thấy
rằng đó là phenoxymetylpenicillin (Penicillin V) tinh khiết. Phenoxymetylpenicillin thương mại
được tạo thành từ các cơ thể vi sinh vật trong môi trường chứa cacbohidrat (lactozơ, glucozơ,
saccarozơ), bột ngô nhão, muối khoáng và axit phenoxyaxetic. Để xác định niên đại của chất bột
màu trắng này thì cần phải khảo sát lượng cacbon phóng xạ. Tỉ lệ 14C/12C đo được bằng phương
pháp phổ khối lượng cho kết quả là 6.0·10–13. Nhà khảo cố xác đinh tuổi của mẫu bột này dựa
vào các định luật phóng xạ. Kết quả tuổi họ nhận được là bao nhiêu?
Bài 2: Trong một hồ nước, tốc độ phân hủy phóng xạ 222Rn (thời gian bán hủy, t½, 3,8 ngày) được
xác định là 4,2 nguyên tử.phút-1·(100 L)–1. Toàn bộ lượng 222Rn sinh ra từ quá trình phóng xạ của
226
Ra (t½ 1600 năm) hòa tan có hoạt độ phóng xạ 6,7 nguyên tử.phút–1 (100 L)–1. Hoạt độ phóng
xạ không thay đổi theo thời gian. Biết rằng mỗi nguyên tử 226Ra phân rã cho một nguyên tử 222Rn,
thế nên sự hao hụt trong hoạt độ của 222Rn ám chỉ đến việc 222Rn đã bị mất khỏi hồ nước do một
lượng đáng kể 222Rn đã thất thoát do một quá trình chưa rõ.
a) Tính nồng độ 222Rn trong hồ theo đơn vị nguyên tử.(100L)–1 và mol.L–1.
b) Nếu quá trình chưa rõ ấy tuân theo quy luật động học bậc nhất thì hãy tính hằng số tốc độ của
quá trình này (phút-1).
c) Hãy thử đoán xem quá trình chưa biết này là một quá trình vật lý, hóa học hay sinh học. Giải
thích lý do.
Bài 3: Carbon-14 có thời gian bán hủy 5730 năm. Năm 1930, một mẫu vật A được đem giám định
tuổi. Người ta nhận thấy hàm lượng tương đối của 14C trong mẫu vật chỉ còn 0.000558% so với
hàm lượng tương đối của 14C trong không khí. Mặt khác, người ta nhận thấy mẫu vật này có chứa
238
U và 206Pb, với tỉ lệ nguyên tử là 32257 : 1. Chu kỳ bán hủy của 238U là 4.47 tỉ năm. Hàm lượng
các nguyên tử khác trong chuỗi phóng xạ rất nhỏ và hầu như không đổi.
a) Đánh giá tuổi của mẫu vật bằng phương pháp 14C và 238
U . Từ đó kết luận phương pháp nào
cho kết quả hợp lý hơn?
b) Vào năm 1970 người ta tìm thấy một mẫu vật B cho kết quả phân tích tương tự như mẫu vật A.
Lúc này phương pháp nào sẽ cho dự đoán hợp lý hơn? Biết rằng khoảng từ 1945-1960 xảy ra khá
nhiều thử nghiệm hạt nhân trên mặt đất.

You might also like