You are on page 1of 5

BÀI TẬP HÓA HỌC THPT CHUYÊN

HÓA HỌC HẠT NHÂN VÀ HÓA PHÓNG XẠ

Bài 1. (VnChO 2000 r1) U (t1/2 = 4,5.109 năm) là nguyên tố mẹ,


238 226
Ra (t1/2 = 1,6.103 năm) là nguyên tố con.

Khi cân bằng bền giữa chúng được thiết lập có biểu thức trong đó t1/2 là chu kì bán hủy,
N là số mol hay số nguyên tử của nguyên tố có cân bằng bền. Trong một mẫu khoáng chất có cân bằng bền giữa
hai đồng vị trên người ta thấy có 3,0 gam 238U. Hãy tính khối lượng 226Ra (theo gam) có trong mẫu khoáng chất
trên.
Bài 2. (VnChO 2001 r2)
1. Thực nghiệm cho biết 238U có chu kì bán hủy t1/2 = 4,5.109 năm. Trong một mẫu khoáng chất có cân bằng
bền giữa 238U và 226Ra thì cứ 1 gam 226Ra tương ứng với sự có mặt của 2,941176 gam 238U. Hãy tính chu kì
bán hủy của 226Ra.

2. Cho phản ứng nhiệt hạch: 2 +2 → có ∆E = -27,82952 MeV. Hãy tính

a) Khối lượng hạt nhân theo u.


b) Độ giảm tương đối khối lượng trong phản ứng trên.

c) Năng lượng theo kJ.mol‒1 khi được hình thành.


Cho: mp = 1,007565 u; mn = 1,008665 u; 1 eV = 1,602.10‒19 J)

Bài 3. (VnChO 2005 r2) Đồng vị phân rã phóng xạ đồng thời theo hai phản ứng

(1) + β‒ (2) + β+

Thực nghiệm cho biết từ 1 mol ban đầu, sau 25 giờ 36 phút lấy hỗn hợp còn lại hòa tan vào dung dịch
HCl dư thì còn 16 gam gam chất rắn không tan.
Từ một lượng 64Cu ban đầu, sau 29 giờ 44 phút lấy hỗn hợp còn lại hòa tan vào dung dịch KOH dư thì phần
chất rắn không tan có khối lượng bằng 50,4 % khối lượng hỗn hợp.

1. Tính các hằng số phóng xạ k1, k2 và chu kì bán rã của .

2. Tính thời gian để còn lại 10%.

3. Tính thời gian để khối lượng chiếm 30% khối lượng hỗn hợp.
Bài 4. (VnChO 2007 r2) Phòng thí nghiệm có mẫu phóng xạ 198Au với cường độ phóng xạ 4,0 mCi/1g Au. Sau
48 giờ người ta cần một dung dịch có độ phóng xạ 0,5 mCi/1g Au. Hãy tính số gam dung môi không phóng xạ
pha với 1 gam 198Au để có dung dịch nói trên. Biết rằng Au198 có t1/2 = 2,7 ngày đêm.
Bài 5. (VnChO 2008 r2) Cho các quá trình dưới đây

(1) → + β‒ (2) → + β+ (3) → + β+


1. Quá trình nào có thể tự diễn biến? Vì sao?
2. So sánh tốc độ cực đại của hạt sơ cấp (β‒; β+) ở các quá trình có thể tự diễn biến được.
Cho biết: 1eV = 1,602.10‒19; Khối lượng các hạt
Hạt e

Nguyễn Đức Toàn – Giáo viên trường THPT chuyên Lào Cai – Tỉnh Lào Cai
BÀI TẬP HÓA HỌC THPT CHUYÊN

Khối lượng (u) 6,01889 6,01512 13,00574 13,00335 7,01693 7,01600 0,00055

Bài 6. (VnChO 2009 r2)


1. 238U là đồng vị đầu tiên trong họ phóng xạ uranium–radium, các đồng vị của các nguyên tố khác thuộc họ
này đều là sản phẩm của chuỗi phân rã phóng xạ bắt đầu từ 238U. Khi phân tích quặng uranium người ta tìm
thấy 3 đồng vị của uranium là 238U, 235U và 234U đều có tính phóng xạ.
Hai đồng vị 235U và 234U có thuộc họ phóng xạ uranium–radium không? Tại sao? Viết phương trình biểu diễn
các biến đổi hạt nhân để giải thích.
Điện tích hạt nhân Z của thorium (Th), protactinium (Pa) và uranium (U) lần lượt là 90, 91, 92. Các nguyên
tố phóng xạ tự nhiên có tính phóng xạ  và .
2. Ở nước ta, uranium có thể thu được khi thuỷ luyện quặng Nông Sơn ở Quảng Nam bằng sulfuric aicd. Sau khi
kết tủa uranium bằng kiềm, nước thải của dung dịch thuỷ luyện quặng uranium có chứa đồng vị phóng xạ
226
Ra với nồng độ rất nhỏ, nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến môi trường. Vì thế, người ta phải xử lí bằng cách
cho vào nước thải này một lượng BaCl 2 gần đủ cho phản ứng với lượng ion sulfate còn trong nước thải. Hãy
tìm một cách giải thích phương án xử lí nước thải nói trên và viết các phương trình phản ứng cần thiết.
3. Sản phẩm của xử lí nước thải chứa 226Ra có thể được kết khối trong xi măng (phương pháp xi măng hoá),
bảo quản trong các thùng kim loại, rồi đem chôn giữ trong các kho thải phóng xạ. Cần giữ an toàn trong bao

lâu để lượng Ra của khối chất thải này chỉ còn lại lượng ban đầu? Thời gian bán huỷ của 226
Ra là
1600 năm.

Bài 7. (VnChO 2010 r2 dự bị) Một mẫu đá gồm các chất có tỉ lệ sau đây: và 75,41
trong đó n là số mol nguyên tử. Người ta cho rằng, khi mẫu đá này hình thành đã chứa sẵn chì tự nhiên. Chì tự
nhiên bao gồm 4 đồng vị bền với thành phần đồng vị cho trong bảng dưới đây:
Đồng vị 204
Pb 206
Pb 207
Pb 208
Pb
Phần trăm khối lượng 1,4 24,1 22,1 52,4
Biết chu kì bán hủy của 238U là 4,47.109 năm, giả thiết trong suốt thời gian mẫu đá tồn tại, 238U và các đồng vị
bền của chì hoàn toàn không bị rửa trôi bởi nước mưa. Hãy tính tuổi của mẫu khoáng vật.
Bài 8. (VnChO 2011 r2) 134Cs và 137Cs là sản phẩm phân hạch của nhiên liệu uranium trong lò phản ứng hạt
nhân. Cả hai đồng vị này đều phân rã β‒.
1. Viết phương trình của các phản ứng biểu diễn các phân rã phóng xạ của 134Cs và 137Cs.
2. Tính năng lượng (eV) được giải phóng trong phản ứng phân rã phóng xạ của 134Cs.

Cho: = 133,906700; = 133,904490.


Bài 9. (VnChO 2012 r2) Các đồng vị phóng xạ có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của sản
xuất và đời sống. Để ít nhiều hiểu được tầm quan trọng của các đồng vị phóng xạ, trong bài tập này chúng ta sẽ
khảo sát ví dụ về ứng dụng của đồng vị phóng xạ trong y học và trong cung cấp năng lượng.
Xác định thể tích máu của bệnh nhân bằng phương pháp đo phóng xạ

1. Sự biến đổi của hạt nhân (với chu kì bán rã t1/2 = 3,26 ngày) thành hạt nhân bền xảy ra khi hạt nhân
67
Ga bắt một electron thuộc lớp K của vỏ electron bao xung quanh hạt nhân. Quá trình này không phát xạ β+.

Nguyễn Đức Toàn – Giáo viên trường THPT chuyên Lào Cai – Tỉnh Lào Cai
BÀI TẬP HÓA HỌC THPT CHUYÊN

a) Viết phương trình của phản ứng hạt nhân biểu diễn sự biến đổi phóng xạ của .
b) Chùm tia nào được phát ra khi Ga phân rã?
67

2. 10,25 mg kim loại galium đã làm giàu đồng vị 67Ga được sử dụng để tổng hợp m gam dược chất phóng xạ
galium citrate (GaC6H5O6.3H2O). Hoạt độ phóng xạ của mẫu (m gam) dược chất là 1,09.10 8 Bq. Chấp nhận
rằng quá trình tổng hợp có hiệu suất chuyển hóa Ga bằng 100%.
a) Tính khối lượng của đồng vị 67Ga trong m gam dược chất được tổng hợp (cho rằng 67Ga là đồng vị phóng xạ
duy nhất có trong mẫu).
b) Tính hoạt độ phóng xạ của 1 gam dược chất gali xitrat được tổng hợp ở trên.
3. Ngay sau khi tổng hợp, toàn bộ m gam dược chất phóng xạ được hòa tan trong 100 mL nước cất. Sau 8 giờ,
1 mL dung dịch này được tiêm vào tĩnh mạch bệnh nhân. Sau khi tiêm 1 giờ, người ta lấy 1 mL mẫu máu
của bệnh nhân và đo được hoạt độ phóng xạ 210,2 Bq.
a) Tính hoạt độ phóng xạ theo Bq của liều 1 mL dung dịch galium citrate khi tiêm vào cơ thể bệnh nhân.
b) Tính thể tích máu của bệnh nhân ra mL. Giả thiết rằng toàn bộ galium citrate chỉ phân bố đều trong máu.
Nhiên liệu uranium
Uranium tự nhiên có thành phần đồng vị (về khối lượng): 99,274% 238U; 0,7205% 235U; 0,0055% 234U. Các đồng
vị này đều phóng xạ α. Chu kì bán rã của 238U: t1/2(238U) = 4,47.109 năm.
4. Trong tự nhiên, các đồng vị có mặt trong một chuỗi thoát biến phóng xạ nối tiếp, kết thúc ở một đồng vị bền
của chì có số khối từ 206-208, tạo thành một họ phóng xạ. (Chỉ có họ neptunium mở đầu bằng 237Np kết
thúc bằng 209Bi). Họ phóng xạ mở đầu bằng 238U gọi là họ uranium (cũng gọi là họ uranium – radium), còn
họ phóng xạ mở đầu bằng 235U gọi là họ actinium.
a) Viết các công thức chung biểu diễn số khối của các đồng vị họ uranium và họ actinium.
b) Trong 4 đồng vị bền của chì: 204Pb, 206Pb, 207Pb và 208Pb, những đồng vị nào thuộc vào các họ urani và họ
actinium? 234U có thuộc họ uranium không?
c) Sau thời gian đủ dài, các đồng vị con cháu có thời gian bán rã rất ngắn so đồng vị mẹ sẽ có hoạt độ phóng
xạ bằng hoạt độ phóng xạ của mẹ (cân bằng thế kỉ). Trong một mẫu quặng có chứa 10,00 gam uranium tự
nhiên có bao nhiêu gam 226Ra? Chu kì bán rã của radium: t1/2(Ra) = 1600 năm. Giả định rằng các đồng vị
phóng xạ không bị rửa trôi hoặc bay hơi.
5. Để chế tạo nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân, người ta thủy luyện quặng uranium, tinh chế uranium
khỏi các tạp chất, làm giàu đồng vị 235U đến khoảng 3 - 5% (về khối lượng), rồi chế tạo nhiên liệu ở dạng
các viên UO2. Trong kĩ thuật làm giàu đồng vị, hợp chất dạng khí của uranium tự nhiên đi vào hệ thống thiết
bị làm giàu sẽ được tách ra thành 2 dòng: Dòng giàu và dòng nghèo đồng vị 235U. Dòng uranium nghèo
được thải bỏ còn chứa 0,2% 235U.
a) Giả định rằng nhà máy điện hạt nhân dự kiến xây dựng tại Ninh Thuận sẽ sử dụng loại nhiên liệu có độ làm
giàu 4% 235U và mỗi tổ máy công suất 1000 MW tiêu thụ hàng năm 25 tấn nhiên liệu UO 2 (tương đương với
22,04 tấn urani kim loại). Để cung cấp nhiên liệu cho tổ máy này, hàng năm cần khoảng bao nhiêu tấn
uranium tự nhiên?
b) Dung dịch thu được khi xử lí quặng urani bằng H 2SO4 được kiềm hóa để kết tủa uranium. Trong nước lọc
sau kết tủa thường chứa rađi (ở dạng Ra2+). Có thể sử dụng phương pháp hóa học nào để tách radium khỏi
nước lọc này nhằm bảo vệ môi trường?
Bài 10. (VnChO 2014 r2) 32P phân rã β‒ với chu kì bán rã 14,26 ngày, được ứng dụng nhiều trong y học, nông
nghiệp, sinh học và hóa phân tích.
Nguyễn Đức Toàn – Giáo viên trường THPT chuyên Lào Cai – Tỉnh Lào Cai
BÀI TẬP HÓA HỌC THPT CHUYÊN

Để xác định lượng H3PO4 được tạo ra trong bình phản ứng R mà không phải tách toàn bộ lượng H 3PO4 ra khỏi R,
một dung dịch chứa phosphoric acid đã đánh dầu hoàn toàn (H 332PO4 không chứa các đồng vị khác của P) có hoạt độ
phóng xạ 394,6.10‒4 μCi được đưa vào R. Sau khi khuấy trộn kĩ để chất đánh dấu phân bố đều trong toàn bộ dung
dịch của R, một thể tích nhỏ của dung dịch được lấy ra khỏi R. Phosphoric acid có trong thể tích nhỏ này được kết
tủa định lượng dưới dạng Mg2P2O7 (magnesium pyphosphate). Lượng kết tủa cân nặng 30,6 mg có hoạt độ phóng xạ
3,03.10‒4 μCi.
1. Tính hoạt độ phóng xạ riêng của phosphorus trong dung dịch H332PO4 dùng để đánh dấu trước khi đưa vào bình
phản ứng R.
2. Tính khối lượng phosphorus có trong kết tủa Mg2P2O7.
3. Tính hoạt độ phóng xạ riêng của P trong kết tủa.
4. Tính khối lượng phosphoric acid ban đầu trong bình phản ứng R.
Hoạt độ phóng xạ riêng ở đây được định nghĩa là hoạt độ phóng xạ của một đơn vị khối lượng chất phóng xạ.
Cho biết: 32P = 32; 1 Ci = 3,7.1010 Bq (phân rã/s); 1 μCi = 10‒6 Ci.

Bài 11. (VnChO 2015 r2) Polonium thuộc họ phóng xạ uranium – radium có chu kì bán rã 138,38 ngày.

1. Tính khối lượng có trong 1 kg uranium tự nhiên. Cho chu kì bán rã của bằng 4,47.109 năm và

chiếm 99,28% khối lượng của uranium tự nhiên.

2. phân rã α, tạo thành đồng vị bền . Cho rằng hạt nhân đứng yên, năng lượng phân rã

chuyển hóa hoàn toàn thành động năng của hạt nhân chì và hạt α, làm cho hạt nhân chuyển động giật

lùi với vận tốc vL, còn hạt α chuyển động về phía trước với vận tốc vα. Biết khối lượng mol của là

209,982864 g.mol‒1, của bằng 205,974455 g.mol‒1, của bằng 4,00260325 g.mol‒1. Tính tốc độ
đầu của hạt α với độ chính xác đến hai chữ số có nghĩa.

3. Là nguồn phát α mạnh, đã được đặt trong các tàu tự hành đổ bộ lên Mặt Trăng để tạo ra nguồn cung
cấp năng lượng sưởi ấm các thiết bị trong những đêm Mặt Trăng lạnh giá. Tính công suất phát nhiệt ban đầu

(ra W) của một nguồn chứa 1 gam . Cho rằng 100% động năng của các hạt α được hấp thụ để chuyển
thành nhiệt.

4. Tính công suất phát nhiệt trung bình (J/s) trong thời gian 138,38 ngày của nguồn ban đầu chứa 1 gam .

Bài 12. (VnChO 2016 r2) Đồng vị (t1/2 = 5,33 năm) được dùng trong y tế. Đồng vị phân rã thành

. Giả sử tiếp tục phân rã thành đồng vị bền .


1. Viết các phương trình phản ứng hạt nhân xảy ra.

2. Tính khối lượng để có hoạt độ phóng xạ 10 Ci.

3. Sau khoảng thời gian t, mẫu phóng xạ có tỉ lệ khối lượng so với là 0,9 (coi trong mẫu không có
sản phẩm trung gian). Tính t theo năm.
4. Một liều 60Co có hoạt độ phóng xạ ban đầu là 15Ci. Sau bao lâu, liều đó còn hoạt độ phóng xạ là 6 Ci?
Bài 13. (VnChO 2016 r2) Một mẫu cổ vật chứa 1 mg carbon với tỉ lệ số nguyên tử N (14C) : N (12C) là 1,2.10-14.
1. Tính số nguyên tử C trong mẫu cổ vật đó.

Nguyễn Đức Toàn – Giáo viên trường THPT chuyên Lào Cai – Tỉnh Lào Cai
BÀI TẬP HÓA HỌC THPT CHUYÊN

2. Tính hoạt độ phóng xạ của 14C (theo Bq), biết t1/2 của 14C là 5730 năm.
3. Hoạt độ phóng xạ riêng của carbon trong cơ thể sinh vật cổ xưa là 224 Bq/kg carbon. Xác định tuổi của mẫu vật đó.
Bài 14. (VnChO 2017 r2) Uranium 235 có vai trò rất quan trọng trong ứng dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích
hòa bình. Phản ứng của hạt nhân này với hạt neutron xảy ra theo các hướng khác nhau. Một trong số các hướng đó là

một hạt nhân kết hợp với một hạt neutron để tạo thành , và một loại hạt cơ bản khác (X).
1. Xác định X và hoàn thành phương trình phản ứng hạt nhân trên.

2. Tính năng lượng (kJ) thu được từ phản ứng trên nếu ban đầu dùng 2,0 gam .
Cho biết: giả thiết phản ứng trên đạt hiệu suất 100%. Khối lượng các hạt
Hạt
Khối lượng (u) 235,0439 137,9052 85,9106 13,00335 1,0087
Bài 15. (VnChO 2018 r2) Tc (m chỉ trạng thái kích thích của hạt nhân) là đồng vị phóng xạ nhân tạo được sử
99m

dụng phổ biến trong y học. Đồng vị này có thể được tổng hợp bằng cách chiếu xạ neutron vào đồng vị bền G.
Phản ứng tổng hợp và các quá trình phân rã liên quan được mô tả trong sơ đồ sau

1. Xác định các đồng vị G, L, Q và R.


2. Sau khi điều chế, L được đưa lên vật liệu thích hợp dưới dạng LO 42−. Khi cho dung dịch NaCl đi qua vật
liệu này, thu được dung dịch X. Xác định dạng tồng tại hóa học của 99mTc và Q trong dung dịch X.
3. Dung dịch chứa 99mTc (ở dạng tồn tại hóa học như trong dung dịch X) có nồng độ 10−9 M được sử dụng
trong y học. Tính độ phóng xạ riêng (Bq.L−1) của dung dịch này.
4. Lấy 1,0 mL dung dịch ở ý 3 mới được điều chế trộn với 4,0 mL dung dịch có chứa sẵn các dược chất cần
thiết, được dung dịch Y. Biết giới hạn an toàn của liều bức xạ trung bình trên cơ thể người là 5 μJ.kg −1.h−1.
Tính thể tích (mL) tối đa của dung dịch Y có thể tiêm vào cơ thể một bệnh nhân nặng 65 kg.

Nguyễn Đức Toàn – Giáo viên trường THPT chuyên Lào Cai – Tỉnh Lào Cai

You might also like