You are on page 1of 5

BT ÔN V1-CẤU TẠO CHẤT

CÂU 1:

1. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử nguyên tố X, Y và Z có electron cuối cùng đặc trưng bằng bốn số
lượng tử:

a. Xác định nguyên tố X, Y, Z. Qui ước: số lượng tử từ nhận giá trị từ thấp đến cao.

b. Xác định trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm và dạng hình học của các phân tử, ion sau:

c. Hãy giải thích các dữ kiện thực nghiệm sau:

• XY2 có thể đime hoá thành X2Y4, trong khi ZY2 không có khả năng này.

• Các liên kết giữa nguyên tử Z và Y trong ion có độ dài lớn hơn độ dài liên kết Z=Y và nhỏ
hơn độ dài liên kết Z-Y trong phân tử axit tương ứng.

32 -
2. P phân rã β với chu kì bán huỷ 14,28 ngày, được điều chế bằng phản ứng giữa nơtron với hạt

32
nhân S.

32 32
a. Viết các phương trình phản ứng hạt nhân để điều chế P và biểu diễn sự phân rã phóng xạ của P.

32
b. Có hai mẫu phóng xạ P được kí hiệu là mẫu I và mẫu II. Mẫu I có hoạt độ phóng xạ 20 mCi được

o
lưu giữ trong bình đặt tại buồng làm mát có nhiệt độ 10 C. Mẫu II có hoạt độ phóng xạ 2 µCi bắt đầu

o
được lưu giữ cùng thời điểm với mẫu I nhưng ở nhiệt độ 20 C. Khi hoạt độ phóng xạ của mẫu II chỉ

-1
còn 5.10 µCi thì lượng lưu huỳnh xuất hiện trong bình chứa mẫu I là bao nhiêu gam?

Trước khi lưu giữ, trong bình không có lưu huỳnh.

-1
Cho: 1 Ci = 3,7.1010 Bq (1Bq = 1 phân rã/giây); số Avogađro NA = 6,02.1023 mol ; hoạt độ
phóng xạ A = λ.N (λ là hằng số tốc độ phân rã, N là số hạt nhân phóng xạ ở thời điểm t).

Câu 2 Cấu tạo nguyên tử. Phản ứng hạt nhân. Định luật tuần hoàn.
1. Một vạch phổ phát xạ cho Be3+ có bước sóng 253,4nm ứng với một chuyển dịch electron từ
mức n=5 về mức nt thấp hơn. Hãy tính nt
2. Hình bên dưới là phổ phát xạ cho ion một electron trong pha khí. Các vạch phổ tương ứng
với bước chuyển electron từ các trạng thái kích thích về trạng thái có n=3.

a. Hãy cho biết chuyển dịch electron tương ứng với các vạch A và B.
b. Nếu bước sóng tương ứng với vạch B là 142,5nm thì bước sóng tương ứng với vạch A là
bao nhiêu?
3. Năng lượng ion hóa cho một electron trong ion một electron M m+ là 4,72 104 kJ/mol. Xác
định nguyên tố X và giá trị m.

Câu 4.
1. Ion C22- tồn tại trong một số hợp chất, ví dụ CaC2.
a. Viết cấu hình electron của phân tử C2 và ion C22- theo lý thuyết MO (Orbital phân tử).
b. So sánh độ bền liên kết, độ dài liên kết của C2 và ion C22-. Giải thích.
c. So sánh năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của C2, C22- và nguyên tử C. Giải thích.
2. Tinh thể kim cương có cấu trúc lập phương tâm diện, ngoài ra các nguyên tử cacbon còn
chiếm một nửa số lỗ trống tứ diện, ở 293K kim cương có khối lượng riêng D = 3,514 g/cm 3, C
=12; NA = 6,022.1023. Hãy tính bán kính của nguyên tử cacbon kim cương và độ đặc khít của tinh
thể.

Câu 5.
1. Đi qua vùng hồng ngoại, theo hướng năng lượng giảm dần, là vùng vi sóng. Trong vùng này,
bức xạ thường được đặc trưng bởi tần số , biểu diễn theo đơn vị megahertz (MHz), trong đó
đơn vị hertz (Hz) (hay s-1) là một chu kì mỗi giây (số dao động thực hiện được trong một giây).
Một tần số vi sóng điển hình là 2.104 MHz. Tính bước sóng và năng lượng cho bức xạ này.
2. Cho 2 nguyên tố X và Y. Biết X thuộc chu kì 2, Y thuộc chu kì 4. Cho các giá trị năng lượng
ion hoá liên tiếp In (n = 1, …6) của chúng (theo kJ.mol-1) trong bảng sau:

I1 I2 I3 I4 I5 I6

X 1086 2352 4619 6221 37820 47260


Y 590 1146 4941 6485 8142 10519

a) Xác định nguyên tố X và Y?


b) Tính bước sóng () của ánh sáng phải dùng để có thể tách được electron thứ nhất ra khỏi
nguyên tử Y?
c) Tính tổng năng lượng của các electron nguyên tử X và ion X+ theo đơn vị J?
3. Một phương pháp đo tuổi của đá là dựa trên các đồng vị của samari và neodim, được bắt đầu
từ 1917 bởi Langmar. Lượng 143Nd tăng phụ thuộc vào sự phân rã 147Sm(t1/2= 1,06.1011 năm). Từ
giá trị số mol ban đầu, no ,143Nd khi đó được hình thành. Lượng 144Nd không phụ thuộc vào thời
gian, cho phép xác định tuổi của mẫu, phép đo tỷ lệ 143Nd/144Nd và 147Sm/144Nd được thực hiện
bằng phổ khối.
Vào năm 1940, tại Úc , một thiên thạch có tên Moama được cho là tuổi tương đương với mặt
trời. Khoảng năm 1979, hai mẫu quặng được tách ra từ Moama, có tên là plagioclase và
pyroxene, chúng được phân tích cho kết quả:
143
Khoáng vật Nd/144Nd 147
Sm/144Nd

Plagioclase 0,51 0,111

Pyroxene 0,515 0,28

a) Viết phương trình phân rã 147Sm và xác định hằng số phân rã

b) Xác định tỉ số
c) Xác định tuổi của Moama
d) Có thể sử dụng phương pháp Langmar để xác định tuổi đá hình thành khoảng 3-5 nghìn
năm về trước không.
Câu 6
Trong cấu trúc tinh thể của hầu hết oxide kim loại, ion oxide O 2- chiếm vị trí của mạng lập
phương chặt khít, còn các ion kim loại chiếm các hốc tạo ra bởi O2-.
2.1. Tính bán kính của quả cầu tối đa có thể đặt vừa hốc bát diện và hốc tứ diện trong mạng lập
phương chặt khít tạo ra bởi các ion O2-. Biết: rO2- = 0,140 nm.
2.2. Ô mạng cơ sở của tinh thể spinel (các “oxide” có dạng , với A, B là các cation kim
loại; ví dụ ZnCo2O4) tạo thành từ 8 đơn vị lập phương tâm diện (fcc) của ion oxide. Có 2 loại cấu
trúc spinel:
+ Spinel thuận: A(II) nằm ở các hốc tứ diện, còn B(III) nằm ở các hốc bát diện.
+ Spinel nghịch: A(II) và một nửa B(III) chiếm vị trí hốc bát diện, một nửa B(III) còn lại
chiếm hốc tứ diện.
Xét tinh thể ZnCo2O4:
a. Cấu trúc spinel thuận hoặc spinel nghịch tùy thuộc hiệu năng
lượng ổn định trường tinh thể giữa trường bát diện và tứ diện (ΔCFSE = |CFSEO-CFSET|). Tính
ΔCFSE cho mỗi ion Zn2+ và Co3+. Từ đó, hãy cho biết ZnCo2O4 có cấu trúc spinel thuận hay
spinel nghịch?
Biết, đối với ion Co3+:
+ năng lượng tách orbital d của Co3+ trong trường bát diện và tứ diện đối với ion oxide
lần lượt là 20760 cm-1; 9226 cm-1.
+ Năng lượng ghép đôi electron là 19500 cm-1.
b. Có bao nhiêu % hốc bát diện, hốc tứ diện bị chiếm trong mạng tinh thể của ZnCo2O4?
c. Phác thảo một trong các đơn vị fcc của ZnCo2O4, chỉ rõ vị trí của các “nguyên tử”.
d. Dữ kiện nhiễu xạ tia X của ZnCo2O4 cho biết thông số ô mạng cơ sở là 8,085 Å, được xây
dựng từ 8 đơn vị fcc, tương ứng với độ dài các cạnh của khối lập phương. Tính khối lượng riêng
của ZnCo2O4?

Câu 7.
1. Cho các nguyên tố hóa học: S(Z = 16), Zr(Z = 40), Ag(Z = 47), Rn(Z = 86).
a. Lập luận để xác định vị trí các nguyên tố hóa học trên trong bảng tuần hoàn.
b. Xác định nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm. Giải thích.
c. Bán kính nguyên tử của Zr và Ag lần lượt là 155 pm và 160 pm. Giải thích.
2. Hoàn thành các phản ứng sau:
a. ;
b. ;
c. ;
d. .
Câu 8.
1. Kẽm tác dụng với phi kim Y tạo ra hợp chất ZnY, kết tinh theo kiểu mạng
sphalerit. Phép phân tích nhiễu xạ tia X tinh thể ZnY cho biết cạnh ô mạng cơ sở a
= 5,41 angstrom.
a. Cho biết Y là nguyên tố nào biết rằng khối lượng riêng của ZnA là 4,10 g/cm3.
b. Tính khoảng cách gần nhất giữa hai nguyên tử Zn và Y trong tinh thể ZnY theo
pm.
2. Viết công thức Lewis, dự đoán cấu trúc hình học cho các phân tử sau đây: XeO 2F4,
ICl4+, PCl4, N3.
3. Sắp xếp các phân tử C2, C2H2, C2H6 theo thứ tự giảm dần độ dài liên kết C-C từ
trái sang phải. Giải thích.
Câu 9

1. Xác định cấu trúc phân tử của các phân tử và ion sau đồng thời cho biết kiểu lai hóa các
AO hóa trị của nguyên tử trung tâm: SOF4, TeCl4, BrF3, I3-, ICl4-?

2. Bạc kim loại có cấu trúc tinh thể lập phương tâm diện. Bán kính nguyên tử của Ag và Au
lần lượt là: rAg = 144 pm; rAu = 147 pm.

a. Tính số nguyên tử Ag có trong một ô mạng cơ sở.

b.Tính khối lượng riêng của bạc kim loại.

c. Một mẫu hợp kim vàng – bạc cũng có cấu trúc tinh thể lập phương tâm diện. Biết hàm
lượng Au trong mẫu hợp kim này là 10%. Tính khối lượng riêng của mẫu hợp kim.
Cho nguyên tử khối của Ag là 108, của Au là 197.
Câu 10.
1.1. Nguyên tử hiđro (H) ở trạng thái cơ bản hấp thụ một photon có bước sóng 904 Å. Năng lượng
này có đủ để tách electron ra khỏi nguyên tử H không? Tính vận tốc electron bay ra (nếu có)?
1.2. Cho số hạt α thoát ra trong một mẫu chứa 1,00 mg một nguyên tố phóng xạ X (t 1/2 = 138,4
ngày) bằng số hạt α thoát ra của một mẫu 226Ra (t1/2 = 1601 năm) có khối lượng 4,55 gam.
a. Xác định khối lượng mol của X.
b. Biết rằng trong hạt nhân đồng vị X, số hạt notron gấp 1,5 lần số hạt proton. Tìm X.
c. Biết rằng một liều thuốc tối thiểu để giết chết một người bình thường là 1μg. Một cơ thể bình
thường (70 kg) có hoạt độ phóng xạ tự nhiên (tạo hạt α) là 0,2Bq/kg, giá trị này không đổi trong
nhiều năm. Sản phẩm của phản ứng phân rã X là một đồng vị không có tính phóng xạ. Hãy cho
sau bao nhiêu ngày thì việc khai quật mộ một người bị đầu độc bởi nguyên tố X để xét nghiệm
trở nên vô nghĩa (biết hoạt độ phóng xạ đo được nhỏ hơn 0,3Bq/kg thì không chứng minh được.)
Câu 11.
1. Biểu diễn cấu trúc hình học và cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử chlorine (Cl) trong các
phân tử và ion sau: [ClO4]-, F3ClO, [F2ClO2]+, [F4ClO]-
2. a. Sử dụng lí thuyết MO, xây dựng giản đồ năng lượng của ion NO-. Từ đó, viết cấu hình
electron của NO, NO+ và NO-. So sánh độ dài liên kết nitrogen-oxygen trong các tiểu phân trên.
b. Khi cho H+ tác dụng với NO- để tạo thành phân tử HNO. Hãy cho biết H+ sẽ liên kết với
nguyên tử nitrogen hay nguyên tử oxygen trong ion NO-. Giải thích?
3. Tinh thể BaTiO3 được tạo từ các ion Ba2+, Ti4+ và O2-. Các ion Ba2+ và Ti4+ tạo thành mạng lưới
lập phương tâm khối, trong đó ion Ba2+ chiếm vị trí các đỉnh và ion Ti4+ chiếm vị trí tâm hình lập
phương. Các ion O2- phân bố trên tất cả các mặt của hình lập phương.
a. Biểu diễn cấu trúc của một ô mạng cơ sở và cho biết phối trí của các ion trong mạng tinh thể.
b. Khối lượng riêng của BaTiO3 là 6,02 g/cm3 và bán kính của O2- là 1,26 Å. Xác định bán kính
của các ion còn lại trong mạng tinh thể.
Cho biết: M (BaTiO3) = 233 g/mol.

You might also like