You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


·▪•🙢🙞🕮🙜🙠•▪·

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN

CHUYÊN ĐỀ: VŨ KHÍ NGUYÊN TỬ

LỚP: L10

NHÓM: 7

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Họ và Tên Mã số sinh viên


Nguyễn Trần Thanh Huyền 2113569
Võ Minh Huy 2113560
Phan Nguyễn Bảo Huy 2113531
Võ Minh Huy 2113559
Huỳnh Lê Huy 2111291
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo bài tập lớn này, chúng em xin chân thành cảm
ơn: Ban Giám hiệu trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
với hệ thống thư viện hiện đại, nhiều loại sách, tài liệu thật sự thuận
tiện cho quá trình tìm kiếm. Hơn thế nữa, các thầy cô bộ môn đã tận
tâm truyền đạt cho chúng em kiến thức về các môn đại cương cũng như
các môn cơ sở ngành, giúp chúng em có được cơ sở lý thuyết vững
vàng và tạo điều kiện giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập.

Trong tình hình dịch hiện nay, chúng em không thể đến trường để cùng
làm việc với nhau. Việc thực hiện bằng hình thức online và bản thân
chúng em cũng chưa có nhiều kinh nghiệm nên những thiếu sót là
không thể tránh khỏi. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý quý giá
từ các thầy cô nhằm giúp bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Chúng em
xin trân trọng cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 4 năm 2022


Nhóm 7
MỤC LỤC

I. Lịch sử:........................................................................................................ 1
1. Quá trình hình thành: ............................................................................... 1
II. Phân loại: .................................................................................................... 1
1. Bom nguyên tử (Bom A): .......................................................................... 1
2. Bom nhiệt hạch (Bom H): ......................................................................... 2
3. Bom neutron (Bom N): .............................................................................. 3
III. Cấu tạo: ....................................................................................................... 4
1. Bom phân hạch: ......................................................................................... 4
2. Bom nhiệt hạch (Bom H): ......................................................................... 5
3. Bom Neutron (Bom N): ............................................................................. 7
IV. Nguyên lý hoạt động: ................................................................................. 8
1. Bom phân hạch: ......................................................................................... 8
2. Bom nhiệt hạch: ....................................................................................... 10
V. Ưu điểm và nhược điểm của vũ khí hạt nhân ....................................... 11
1. Ưu điểm: ................................................................................................... 11
2. Nhược điểm: ............................................................................................. 12
VI. Biện pháp hòa bình: ................................................................................. 12
I. Lịch sử:
1. Quá trình hình thành:
II. Phân loại:
Dựa vào nguyên lý hoạt động, ta có ba loại vũ khí nguyên tử cơ bản
sau:
1. Bom nguyên tử (Bom A):
- Bom nguyên tử hoạt động theo nguyên lý phân hạch Urani hay
Plutoni.
- Sức công phá của một quả bom nguyên tử tương đương với từ 1.000
tấn (1 KT) đến vài trăm nghìn tấn thuốc nổ TNT.
- Với mỗi loại nhiên liệu bom nguyên tử có một khối lượng đặc trưng,
gọi là khối lượng tới hạn. Khi khối lượng nhiên liệu nhỏ hơn khối
lượng này thì phản ứng dây chuyền không xảy ra. Nhiên liệu phản
ứng trong mỗi quả bom sẽ được chia tách ra các phần dưới hạn để
đảm bảo an toàn. Muốn kích nổ chỉ cần ghép các phần riêng biệt này
thành một khối. Khối lượng này của Urani 235 tinh khiết là 50kg.
- Cho tới nay, Mỹ là nước duy nhất sử dụng bom nguyên tử trong chiến
tranh.
Quả bom thứ nhất mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima ngày
6/8/1945 có sức công phá khoảng 15 KT.
Quả thứ hai thả xuống Nagasaki ba ngày sau đó có sức công phá
khoảng 20 KT.
Đây là một phần kết quả của dự án Manhattan nghiên cứu về vũ khí
hạt nhân của Mỹ ở Thế chiến II.

1
Hình : Hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản đã
trở thành những nạn nhân đầu tiên của bom nguyên tử. (Nguồn:
Pinterest)

2. Bom nhiệt hạch (Bom H):


- Là vũ khí hạt nhân cao cấp hơn, lấy năng lượng nhiều hơn từ quá
trình nhiệt hạch.
- Đối với loại vũ khí này, bức xạ nhiệt từ vụ nổ phân rã hạt nhân được
dùng để nung nóng và nén phần nhiên liệu khác nhằm tạo ra phản
ứng nhiệt hạch với năng lượng được giải thoát rất nhiều.
Kết quả là loại bom này tăng đáng kể sức nổ, đạt mức gấp hàng chục,
hàng trăm lần so với bom nguyên tử.
- Vũ khí nhiệt hạch có tên gọi thông thường là bom khinh khí hay bom
H bởi vì nó sử dụng phản ứng nhiệt hạch Hydro.
- Bom H thực chất là quả bom kép, bao gồm một quả bom nguyên tử
và một quả bom hydrogen. Khi được kích hoạt, hai quả bom sẽ nổ
gần như đồng thời. Lượng nhiệt sinh ra từ quá trình nổ bom nguyên
tử được dùng làm mồi cho vụ nổ thứ 2.

2
Hình : Bom nhiệt hạch. (Nguồn:vatlypt.com)

3. Bom neutron (Bom N):


- Là một loại bom nhiệt hạch ra đời vào giữa thời kỳ chiến tranh
lạnh.
Tuy nhiên bom Neutron được thiết kế tối đa hóa bức xạ
Neutron gây chết người trong vùng lân cận, đồng thời giảm thiểu
sức mạnh vật lý của chính vụ nổ.
- Khoảng 40% năng lượng vụ nổ được phát xạ Neutron ở mức năng
lượng trung bình 14 MeV, cùng với tia gamma năng lượng 1 -
2 MeV.
Liều chiếu cao với khả năng đâm xuyên Neutron lớn tiêu diệt tất
cả các sinh vật dù ẩn nấp sau các lớp bọc thép hay khối bê tông
dày.
- Một quả bom Neutron thường có sức công phá chỉ vào khoảng
1 KT.
Sóng xung kích và bức xạ nhiệt phát sinh từ vụ nổ của một quả
bom Neutron yếu hơn 10 lần so với một vụ nổ trên không của một
quả bom nguyên tử.
- Bức xạ Neutron tạo ra đồng vị phóng xạ tồn tại trong thời gian
ngắn, nên người ta có thể "an toàn" tiếp cận tâm chấn của vụ nổ
bom Neutron chỉ sau khoảng 12 giờ.

3
Hình : Vụ nổ bom Neutron. (Nguồn:Soundcloud)

III. Cấu tạo:


1. Bom phân hạch:
- Một đầu đạn nhỏ U-235 hoặc Pu-239
- Một khối nguyên liệu U235 hình cầu và Pu-239

4
2. Bom nhiệt hạch (Bom H):
- Một quả bom phân hạch nhỏ.
- Một lõi nhiệt hạch: một ống U-238 để làm vật liệu can thiệp, bên
trong là lõi Liti - Đơteri làm nguyên liệu chính và một thanh plutoni-
239 ở trung tâm.

5
6
3. Bom Neutron (Bom N):
- Hệ sơ cấp: một lượng nổ hạt nhân phân hạch dùng Plutonium (Pu)
làm chức năng mồi nổ.
- Hệ Tritium.
Hai hệ trên được đặt tại hai tiêu điểm của lớp phản xạ hình ellipse
tròn xoay, cấu tạo từ những chất trong suốt đối với Neutron như sắt
và Beryllium (Be).

7
IV. Nguyên lý hoạt động:
1. Bom phân hạch:
- Dựa trên hiện tượng phân hạch hạt nhân, một quá trình vật lý hóa
học hạt nhân mà trong đó một nguyên tử bị tách ra làm hai hay nhiều
phân tử, một số sản phẩm phụ và năng lượng.
- Nguyên tố chính: Uranium 235 hoặc Plutoni 239 (đã được làm tăng
hàm lượng).
- Chỉ có mỗi đồng vị Uranium 235 là phù hợp làm nguyên liệu cho
bom nguyên tử, nhưng trong tự nhiên tỷ lệ của đồng vị này chỉ là
1/140 còn lại chủ yếu là Uranium 238 không hề xuất hiện phản ứng
phân hạch khi tiến hành bắn neutron. Vì thế khi bắt đầu chế tạo bom
nguyên tử các nhà khoa học thường sẽ tìm cách làm giàu hàm lượng
đồng vị Uranium 235 trong thỏi quặng Urani tự nhiên bằng cách cho
vào các máy ly tâm cường độ cao để bóc tách các đồng vị. Tỷ lệ làm
giàu trong các nhà máy điện hạt nhân là 5% trong khi đó các vũ khí
hạt nhân cần độ thuần khiết của nguyên liệu lên đến 90%. Vậy nên
các nhà khoa học đã không ngừng tìm tòi để tận dụng tối đa nguồn
đồng vị 238 và họ đã nhận ra khi bắn một neutron vào Urani
8
238 chúng lại giữ luôn neutron mới bắn vào và tạo ra nguyên tố mới
- Plutoni 239 một nguyên liệu hoàn hảo, hoàn toàn phù hợp cho các
vũ khí hạt nhân.
- Nguyên lý: Phân hạch hàng triệu nguyên tử Uranium 235 cùng lúc,
đưa chúng vào trạng thái siêu tới hạn khi bắn một neutron vào
nguyên tử Uranium tạo ra 2-3 neutron mới, năng lượng và các sản
phẩm phân hạch, các neutron này lại tiếp tục quá trình phân hạch của
các nguyên tử Uranium khác tạo thành một phản ứng dây chuyền
nhân lên với cấp số mũ trong khoảng thời gian 1/1.000.000 giây từ
đó giải phóng một nguồn năng lượng khổng lồ.
- Theo các tính toán hiện tại phân hạch 0,45kg Uranium sẽ tạo ra
nguồn năng lượng tương đương với 1.400 tấn than đá, đốt cháy
946.000 lít xăng.

Có 2 phương pháp để kích hoạt và bắt đầu quá trình trên:


• Phương pháp khẩu súng - the gun – kích hoạt phản ứng phân hạch
bằng cách bắn 1 mảnh vật liệu phân hạch gần tới hạn vào 1 mẩu vật
liệu phân hạch gần tới hạn khác.
• Phương pháp sụp đổ - implosion – tạo ra 1 vụ nổ thông thường
quanh vật liệu phân hạch, làm tăng mật độ của vật liệu phân hạch,
đẩy nó tới trạng thái siêu tới hạn.

9
2. Bom nhiệt hạch:
- Là loại vũ khí hạt nhân lấy phản ứng phân hạch làm mồi nổ kích
hoạt phản ứng tổng hợp hạt nhân.
- Nguyên tố chính: Tritium và Deuterium.
- Nguyên lý: lấy quá trình tổng hợp hạt nhân làm chủ đạo, đây là quá
trình hợp nhất hai phân tử để tạo thành một phân tử lớn và phức tạp
hơn đồng thời giải phóng năng lượng. Cụ thể là quá trình tổng hợp
hai phân tử khí hydro để tạo thành phân tử heli giải phóng năng
lượng và nhiệt mạnh.

2
1𝐻 + 31𝐻 → 42𝐻𝑒 + 10𝑛 + 17,6𝑀𝑒𝑣

10
Để xúc tác cho phản ứng xảy ra các nhà khoa học đã tích họp một
quả bom phân hạch cỡ nhỏ bên trong, khi kích hoạt quả bom phân
hạch sẽ nổ, tạo ra một lượng nhiệt đủ lớn kích hoạt phản ứng tổng
hợp hạt nhân.
- Điều kiện:
• Nhiệt độ rất cao hàng triệu ⁰C được tạo ra sau quá trình phân hạch.
• Hidro ở trạng thái Plasma .
So sánh sức công phá:
Ta có thể nhận ra quá trình tổng hợp hạt nhân tritium và deuterium
tạo ra 17,6 Mev lại hình thành vụ nổ có sức công phá cao hơn rất
nhiều so với quá trình phân rã Uranium 235 với 200Mev được tạo
thành. Nguyên nhân có thể lý giải trong cùng một khối lượng
nguyen tử Hydro có số lượng nhiều gấp hang trăm lần so với
Uranium nên tổng năng lượng của nó sẽ nhiều gấp khoảng 10 lần
so với Uranium.

V. Ưu điểm và nhược điểm của vũ khí hạt nhân


1. Ưu điểm:
* Mặc dù có không ít những nguy hiểm, tác hại của vũ khí hạt nhân
gây ra, tuy nhiên cũng không thể khẳng định rằng chúng hoàn toàn có
hại, điển hình như:

11
- Vũ khí hạt nhân đóng vai trò như một biện pháp ngăn chặn xung
đột toàn cầu.
- Một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ khẳng định đấy là một quốc
gia lớn mình về kinh tế, quân sự, công nghệ,… chẳng hạn như: Mỹ,
Nga,… và chúng còn làm giảm nguy cơ đe dọa đối với lực lượng
quân sự của các quốc gia đó.
2. Nhược điểm:
* Hai quả bom nguyên tử mà Mỹ đã thả xuống 2 thành phố Hi-rô-si-
ma và Na-ga-sa-ki của cũng đã phần nào cho chúng ta biết sức công
phá và tầm nguy hại của vũ khí hạt nhân đến nhường nào:
- Các vụ nổ vũ khí hạt nhân có liên quan trực tiếp đến sự phát triển
ung thư do chất phóng xạ phát tán ra bên ngoài.
- Vũ khí hạt nhân tàn phá môi trường nặng nề.
- Một khi đã kích hoạt thì vũ khí hạt nhân gây con số thương vong về
người là vô cùng lớn.
- Việc sử dụng vũ khí hạt nhân tạo ra mối đe dọa khủng bố đáng kể.

VI. Biện pháp hòa bình:

• Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (Nuclear Non-
proliferation Treaty – NPT)

- Được Đại hội đồng Liên Hợp


Quốc thông qua ngày 12/6/1968.
Ngày 01/7/1968 tại các thành
phố Moskva, Washington, Luân
Đôn Hiệp ước được ký kết bởi
Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh và 59
quốc gia khác. Hiệp ước chính
thức có hiệu lực từ ngày
05/3/1970.

12
- Tính đến tháng 8/2020 đã có 191 quốc gia có Việt Nam ký tham gia
Hiệp ước này.

• Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân một phần (Partial Test
Ban Treaty – PTBT).

- Ngày 05/08/1963, Liên Xô, Mỹ và Anh đã ký ở Matxcơva Hiệp ước


cấm thử vũ khí hạt nhân một phần (PTBT), cam kết sẽ không tiến
hành các cuộc thử hạt nhân trong khí quyển, vũ trụ và dưới nước kể
từ ngày 10 tháng 10 năm 1963. Tính đến nay, có thêm 126 quốc gia
khác đã trở thành thành viên của hiệp ước.

13
(Tổng thống John F. Kennedy ký Hiệp ước.)

14
• Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (Comprehensive
Test Ban Treaty – CTBT)

- Được ký sau đó vào tháng 9/1996


- Nghiêm cấm “bất kỳ vụ nổ thử vũ khí hạt nhân nào hoặc bất kỳ vụ
nổ hạt nhân nào khác” ở bất kỳ đâu trên thế giới.
- Việt Nam tham gia NPT vào ngày 14 tháng 06 năm 1981 và ký hiệp
định thanh sát đầy đủ với IAEA vào năm 1990.
- Tính đến 19/2/2021 đã có 170 quốc gia tham gia ký hiệp ước.

15
Vì sao cần cấm hoàn toàn vũ khí hạt nhân? Những ảnh hưởng xấu
của vũ khí hạt nhân đến thế giới?
- Vũ khí hạt nhân gây ra những hệ lụy tàn khốc: Cách đây 77 năm,
ngày 6 và 9/8/1945, Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống thành phố
Hiroshima và Nagasaki khiến hơn 100.000 người thiệt mang ngay
lập tức, khoảng 400.000 người chết sau đó do nhiễm phóng xạ.
- Vũ khí hạt nhân không có tác dụng đối với các thách thức của toàn
cầu hiện nay: Bom nguyên tử không thể chống lại các mối đe dọa
chính của thời đại chúng ta hiện nay như biến đổi khí hậu, chủ nghĩa
khủng bố hay các cuộc tấn công mạng,...
- Việc phát triển vũ khí hạt nhân rất đắt đỏ: Ước tính trong giai đoạn
2010-2020, chi phí cho phát triển vũ khí hạt nhân của các quốc gia
này lên tới gần 1.000 tỷ USD. Thay vì dành cho y tế, giáo dục, cuộc
chiến chống biến đổi khí hậu,…
- Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt duy nhất chưa thực
sự bị cấm trên thế giới nguy cơ tiềm ẩn vẫn còn rất lớn. Số lượng vũ
khí hạt nhân trên toàn thế giới giảm hơn 3/4 so với thời kỳ Chiến
Tranh Lạnh bởi các hiệp ước nhưng triển vọng xóa bỏ hoàn toàn vũ
khí hạt nhân vẫn còn xa vời. Ước tính thế giới hiện còn khoảng
13.400 đầu đạn hạt nhân trên thế giới.
- Việc sử dụng vũ khí hạt nhân tạo ra mối đe dọa khủng bố đáng kể.
Nếu có vũ khí hạt nhân, thì sẽ luôn có nguy cơ chúng bị mất vào tay
khủng bố. Các tổ chức khủng bố giờ đây có thể tiếp cận dễ dàng hơn
với các vật liệu và kiến thức cần thiết để chế tạo những vũ khí này.
- Vũ khí hạt nhân tàn phá môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con
người. Với việc hơn 2.000 vụ thử hạt nhân đã được diễn ra trong bầu
khí quyển, vùng đất xung quanh địa điểm thử nghiệm vẫn không thể
sử dụng được. Bức xạ ion hóa là tác nhân gây ung thư tuyến giáp,
ung thư vú, phổi và hầu hết các dạng bệnh bạch cầu ở người đã được
khoa học chứng minh.
- Sự phát triển của vũ khí hạt nhân tạo ra chất thải nguy hại. Riêng ở
Mỹ, có hơn 14.000 tấn chất thải hạt nhân do sự hiện diện của vũ khí
hạt nhân. Chất thải nguy hại từ các hoạt động này vẫn được lưu giữ

16
trong gần 200 bể chứa, nơi mà sự rò rỉ vẫn có thể gây ra các vấn đề
sức khỏe cho người lao động.
Kho vũ khí hạt nhân hiện nay có khả năng phá hủy toàn bộ thế giới.
Trong khi đó, quan hệ giữa các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân căng
thẳng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ kích hoạt chiến tranh hạt nhân. Đó
là chưa kể nguy cơ vũ khí hạt nhân có thể rơi vào tay các chủ thể phi
nhà nước vô trách nhiệm. Trong bối cảnh ấy, như khẳng định của Tổng
thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, “cách duy nhất để loại bỏ hoàn
toàn nguy cơ hạt nhân là loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân”.

17

You might also like