You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN VẬT LÝ ỨNG DỤNG
--------*-------

Đề tài số 20: VŨ KHÍ NGUYÊN TỬ

GV dạy lý thuyết: Thầy Trần Văn Lượng


GV dạy bài tập: Thầy Trần Trung Tín

Khoa: Cơ khí. Lớp : L06, L11 ( BT)


Nhóm sinh viên thực hiện:
ST
Họ và tên MSSV
T
1 Phạm Hoàng Phú 2212596
2 Lê Minh Phúc 2212617
3 Hoàng Đức Quân 2212786

Chấm điểm bài tập lớn Vật lí 2:

Điểm nộp và gửi


Điểm hình thức Điểm nội dung
File bài đúng yêu cầu Tổng điểm
(2 điểm) (2 điểm)
(1 điểm)
File
powerpoint
File word
Tổng điểm

Tp.HCM, tháng 05 năm 2023

1
Lời nói đầu
Vũ khí nguyên tử là một chủ đề nhạy cảm và đầy tranh cãi trong lịch sử nhân loại. Nó đã góp
phần thay đổi hoàn toàn cảnh quan thế giới, và mang lại nhiều tác động về mặt chính trị, kinh
tế và xã hội. Mặt khác, nó lại gây ra những tổn thất vô cùng nghiêm trọng trong chiến tranh và
vì sự tàn phá độc ác của vũ khí nguyên tử đã làm cho thế giới vô cùng khiếp sợ. Tuy nhiên,
loại vũ khí độc nhất này lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn chặn xung
đột và giữ vựng sự ổn định toàn cầu. Cũng chính vì lẽ đó nhóm chúng em muốn khai thác và
tìm hiểu sâu hơn về loại vũ khí này. Ngoài ra, chúng em muốn cảm ơn đến các giảng viên đã
cung cấp cho chúng em các kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành bài báo cáo này.

Mục lục
2
1. Khái niệm về vũ khí nguyên tử ............................................................ 4

2. Sơ lược về vũ khí nguyên tử ................................................................. 4

2.1. Lịch sử vũ khí nguyên tử .................................................................. 4

2.2. Cấu trúc nguyên tử và phóng xạ ................................................... 5

2.3. Các loại vũ khí nguyên tử …............................................................. 7

2.3.1. Bom phân hạch …....................................................................... 7

2.3.2. Bom nhiệt hạch …........................................................................ 10

2.4. Ảnh hưởng và hậu quả của vụ nổ nguyên tử ................................ 12

2.5. Phóng vũ khí hạt nhân …................................................................ 15

2.6. Sở hữu, kiểm soát và luật pháp về vũ khí hạt nhân..................... 18

1. Khái niệm vũ khí nguyên tử

3
Vũ khí hạt nhân (tiếng Anh: nuclear weapon) là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà năng lượng
của nó do các phản ứng phân hạch hạt nhân hoặc phản ứng hợp hạch gây ra. Một vũ khí hạt
nhân nhỏ nhất có sức công phá lớn hơn bất kỳ vũ khí quy ước nào. Vũ khí có sức công phá
tương đương với 30.000-300.000 tấn thuốc nổ có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố. Nếu
sức công phá là 1 triệu tấn thì có thể phá hủy 1 vùng với bán kính 100 - 160 km.

Hình ảnh đám mây hình nấm do vũ khí hạt nhân gây ra

2. Sơ lược về vũ khí nguyên tử


2.1. Lịch sử vũ khí nguyên tử
Những vũ khí hạt nhân đầu tiên được Hoa Kỳ chế tạo cùng với sự giúp đỡ của Anh Quốc và
Canada trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đó là một phần của dự án Manhattan tối mật. Lúc
đầu, việc chế tạo vũ khí hạt nhân là sự lo sợ Đức Quốc xã có thể chế tạo và sử dụng trước quân
đội Đồng minh. Nhưng cuối cùng thì 2 thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki lại
là nơi chịu đựng sức tàn phá của những quả bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1945. Liên Xô
cũng đẩy mạnh Dự án vũ khí hạt nhân và chế tạo, thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên vào năm
1949. Cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều phát triển vũ khí hạt nhân nhiệt hạch vào những năm giữa
của thập niên 1950. Việc phát minh ra các tên lửa hoạt động ổn định vào những năm 1960 đã
làm cho khả năng mang các vũ khí hạt nhân đến bất kỳ nơi nào trên thế giới trong một thời
gian ngắn trở thành hiện thực. Hai siêu cường quốc của Chiến tranh Lạnh đã chấp nhận một
chiến dịch hạn chế việc chạy đua vũ khí hạt nhân nhằm duy trì nền hòa bình mong manh thời
điểm đó.
Vũ khí hạt nhân lần đầu tiên được sử dụng vào giai đoạn cuối Thế chiến II khi Không quân
Hoa Kỳ thả một quả bom phân hạch có biệt danh là "Little Boy" xuống thành phố Hiroshima.
Ba ngày sau, Không quân Hoa Kỳ tiếp tục thả một quả bom phân hạch có biệt danh là "Fat
Man" xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản. Những vụ ném bom này đã khiến khoảng
200.000 người thiệt mạng.

4
Hình ảnh hai thành phố Hirosima và Nagasaki bị bom nguyên tử tàn phá
Vũ khí hạt nhân từng là biểu tượng cho sức mạnh quân sự và sức mạnh quốc gia. Việc thử
nghiệm vũ khí hạt nhân thường để kiểm tra các thiết kế mới cũng như là gửi các thông điệp
chính trị. Một số quốc gia khác cũng phát triển vũ khí hạt nhân trong thời gian này, đó là Anh
Quốc, Pháp, Trung Quốc. Năm thành viên của "hiệp hội các nước có vũ khí hạt nhân" đồng ý
một thỏa hiệp hạn chế việc phổ biến vũ khí hạt nhân ở các quốc gia khác mặc dù có ít nhất hai
nước (Ấn Độ, Cộng hòa Nam Phi) đã chế tạo thành công và 1 nước (Israel) có thể đã phát triển
vũ khí hạt nhân vào thời điểm đó. Vào đầu những năm 1990, Các nước cộng hòa của Liên bang
Xô viết nước kế thừa Nga trước đây là Liên Xô cùng với Hoa Kỳ cam kết giảm số đầu đạn hạt
nhân dự trữ để gia tăng sự ổn định quốc tế. Mặc dù vậy, việc phổ biến vũ khí hạt nhân vẫn tiếp
tục. Pakistan thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên của họ vào năm 1998, CHDCND Triều Tiên
công bố đã phát triển vũ khí hạt nhân vào năm 2004.Vũ khí hạt nhân là một trong những vấn
đề trọng tâm của các căng thẳng về chính trị quốc tế và vẫn đóng vai trò quan trọng trong các
vấn đề xã hội từ khi nó được khởi đầu từ những năm 1940. Vũ khí hạt nhân thường được coi
là biểu tượng phi thường của con người trong việc sử dụng sức mạnh của nhân tạo để hủy diệt
chính con người

Hình ảnh những quả bom nguyên tử đầu tiên

2.2. Cấu trúc nguyên tử phóng xạ

Một nguyên tử được cấu tạo bởi ba hạt là proton, neutron và electron. Trung tâm của nguyên
tử là hạt nhân, bao gồm proton (mang điện tích dương) và neutron (không mang điện tích).
Electron bay xung quanh hạt nhân và mang điện tích âm.

5
Số lượng các hạt bên trong nguyên tử ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất của nguyên tử đó. Nếu
thay đổi số proton bạn sẽ có một nguyên tử khác hoàn toàn. Nếu thay đổi số neutron bạn sẽ có
một đồng vị mới của nguyên tố đó. Ví dụ nguyên tử carbon-12 (6 proton và 6 neutron) thường
thấy và ổn định, carbon-13 (6 proton và 7 neutron) ít thấy nhưng vẫn ổn định, carbon-14 (6
proton và 8 neutron) ít thấy và không ổn định, dễ phân rã.

Hiện tượng phân rã phóng xạ là hiện tượng các hạt nhân của đồng vị không ổn định tự giải
phóng các hạt ra khỏi chính nó, gọi là bức xạ. Hiện nay có ba loại phân rã phóng xạ là:

Phân rã Alpha: một hạt nhân giải phóng 2 proton và 2 neutron liên kết với nhau được gọi là
một hạt Alpha.
Phân rã Beta: một hạt neutron phân rã thành một proton, một electron và một phản neutrino
gọi là một hạt Beta.
Phân hạch: một hạt nhân bị chia thành hai phần. Trong quá trình này nó có thể tạo ra một vụ
nổ năng lượng điện được biết đến như tia gamma. Tia gamma là loại duy nhất của bức xạ hạt
nhân đến từ năng lượng thay vì các chuyển động.
Phản ứng phân hạch
Bom nguyên tử hay còn gọi là bom hạt nhân bởi sức mạnh hủy diệt của nó bắt nguồn từ chính
những hạt nhân nhỏ bé này. Có hai cách cơ bản để năng lượng hạt nhân có thể phát ra từ các
nguyên tử: phản ứng phân hạch và phản ứng tổng hợp hạt nhân. Trong đó, phản ứng tổng hợp
là sức mạnh tái sinh từ năng lượng mặt trời, còn phản ứng phân hạch là sức mạnh hủy diệt sử
dụng trong bom nguyên tử.

6
Phản ứng phân hạch được phát hiển bởi nhà vật lý người Ý Enrico Fermi vào năm 1930. Ông
đã chứng minh rằng việc bắn phá các neutron có thể làm thay đổi tính chất hạt nhân và tạo nên
các nguyên tố mới. Sau những nghiên cứu của Ferrmi, các nhà khoa học Đức đã sử dụng các
hạt neutron bắn phá nguyên tử uranium và tạo ra một đồng vị phóng xạ mới không ổn định.

Sau đó các nhà khoa học tại Đại học Princeton đã phát hiện ra trong quá trình phân hạch đã
dấn đến việc các neutron được sản xuất. Và các neutron tự do này có thể tiếp tục tạo ra phản
ứng phân hạch khác, như vậy nó sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền với năng lượng nhiệt và
bức xạ vô hạn. Đây chính là khởi đầu của loại vũ khí hủy diệt đáng sợ nhất từ trước đến nay.

2.3. Các loại vũ khí nguyên tử

2.3.1 Bom phân hạch (bom nguyên tử)


Vũ khí nguyên tử đơn giản là lấy năng lượng từ quá trình phân hạch (còn gọi là phân rã hạt
nhân). Một vật liệu có khả năng phân rã được lắp ráp vào 1 khối lượng tới hạn, trong đó khởi
phát 1 phản ứng dây chuyền và phản ứng đó gia tăng theo tốc độ của hàm mũ, giải thoát 1
nguồn năng lượng khổng lồ. Quá trình này được thực hiện bằng cách bắn 1 mẫu vật liệu chưa
tới hạn này vào 1 mẫu vật liệu chưa tới hạn khác để tạo ra 1 trạng thái gọi là siêu tới hạn. Khó

7
khăn chủ yếu trong việc thiết kế tất cả các vũ khí nguyên tử là đảm bảo một phần chủ yếu
các nhiên liệu được dùng trước khi vũ khí tự phá hủy bản thân nó. Thông thường vũ khí như
vậy được gọi là bom nguyên tử, còn gọi là bom A.
Bom nguyên tử hoạt động theo nguyên lý phân hủy các hạt nhân nặng - không bền như urani
hay plutoni thành các hạt nhân nhẹ hơn và giải phóng năng lượng.
Quá trình nổ bom nguyên tử xảy ra theo một phản ứng dây chuyền, bắt đầu khi một neutron
(hạt trung hòa điện trong hạt nhân nguyên tử) va chạm với một hạt nhân urani hoặc plutoni,
làm hạt nhân này vỡ ra thành các nguyên tố bền hơn (thường là barium và krypton).
Quá trình này giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt, phóng xạ tia gamma và một số neutron.
Các neutron này lặp lại quá trình trên cho tới khi hết nhiên liệu phản ứng. Phản ứng dây chuyền
này diễn ra trong thời gian rất ngắn, cỡ một phần triệu giây. Sức công phá của một quả bom
nguyên tử tương đương với từ 1.000 tấn (1 KT) đến vài trăm nghìn tấn thuốc nổ TNT.
Với mỗi loại nhiên liệu bom nguyên tử có một khối lượng đặc trưng, gọi là khối lượng tới hạn.
Khi khối lượng nhiên liệu nhỏ hơn khối lượng này thì phản ứng dây chuyền không xảy ra.
Nhiên liệu phản ứng trong mỗi quả bom sẽ được chia tách ra các phần dưới hạn để đảm bảo an
toàn. Muốn kích nổ chỉ cần ghép các phần riêng rẽ này thành một khối. Khối lượng này của
urani 235 tinh khiết là 50kg.

Cấu tạo bom phân hạch

Cấu tạo của một quả bom phân hạch đơn giản bao gồm một đầu đạn nhỏ U-235 và một khối
nguyên liệu U235 hình cầu, khi đầu đạn gặp khối nguyên liệu nó sẽ tạo nên khối lượng tới hạn
và kích hoạt quá trình phản ứng phân hạch dây chuyền. Loại bom nguyên tử này được gọi là
bom phân hạch Trigger, có hai loại bom phân hạch với cơ chế hoạt động khác nhau là Little
Boy và Fat Man.

8
Little Boy là quả bom đã thả xuống Hiroshima với sức công phá 15 kiloton, tương đương
15.000 tấn thuốc nổ TNT. Hiệu suất của nó chỉ đạt 1,5%, tứ là chỉ có 1,5% nguyên liệu hạt
nhân tham gia phản ứng. Cấu tạo của nó bao gồm một ống dài để dẫn hướng cho đầu đạn U-
235 đến khối nguyên liệu. Một thiết bị cảm biến độ cao sẽ tính toán độ cao thích hợp, sau đó
kích hoạt đầu đạn, đầu đạn kết hợp với khối nguyên liệu đồng thời kích hoạt máy phát điện và
phản ứng phân hạch xảy ra, tạo ra một vụ nổ hủy diệt.

Fat Man cũng có cùng nguyên lý hoạt động nhưng cấu tạo của nó khác với Little Boy. Đây là
quả bom đã thả xuống Nagasaki với sức công phá 23 kiloton và đạt hiệu suất 17%. Cấu tạo của
nó bao gồm một lõi plutonium-239 bao quanh là chất nổ đặc biệt và ngoài cùng là U-235. Cơ
chế hoạt động của nó là kích hoạt khối chất nổ trước, sau đó lực ép sẽ nén chặt lõi plutonium
và tạo khối lượng tới hạn kích hoạt phản ứng khiến quả bom phát nổ.

9
Hai cách kích nổ bom nguyên tử

2.3.2. Bom nhiệt hạch ( bom khinh khí)


Các loại vũ khí cao cấp hơn thì lấy năng lượng nhiều hơn từ quá trình nhiệt hạch (còn gọi
là tổng hợp hạt nhân). Trong loại vũ khí này, bức xạ nhiệt từ vụ nổ phân rã hạt nhân được dùng
để nung nóng và nén đầu mang triti, deuteri, hoặc liti, từ đó xảy ra phản ứng nhiệt
hạch với năng lượng được giải thoát lớn hơn rất nhiều. Thông thường vũ khí như vậy được gọi
là bom khinh khí, còn gọi là bom hydro, bom H hay bom nhiệt hạch.
Được Mỹ bắt đầu nghiên cứu phát triển vào những năm đầu 1950, bom nhiệt hạch được cho là
có sức công phá mạnh gấp hàng ngàn lần bom nguyên tử.
Sự khác nhau cơ bản giữa hai loại là bom nhiệt hạch giải phóng năng lượng từ quá trình tổng
hợp hai hạt nhân nhẹ (hydro) thành một hạt nhân nặng hơn (heli). Đây cũng là phản ứng đang
diễn ra trên Mặt Trời.
Tuy nhiên, do các hạt nhân đều tích điện dương và đẩy nhau, cần phải có một năng lượng rất
lớn, hay một nhiệt độ rất cao để đưa chúng tới khoảng cách đủ gần để xảy ra phản ứng tổng
hợp hạt nhân. Điều kiện này chỉ có thể đạt được nhờ cho nổ một quả bom nguyên tử.
Như vậy, một quả bom nhiệt hạch là một quả bom kép, trước tiên phải cho nổ bom nguyên tử
để tạo điều kiện cho phản ứng nhiệt hạch xảy ra.

Năng lượng giải phóng từ một vụ nổ nhiệt hạch có thể ngay lập tức phá hủy mọi thứ trong vòng
bán kính vài km. Nhiệt lượng cực lớn có thể gây ra các cơn bão lửa; ánh sáng trắng cường độ
cao từ vụ nổ có thể gây mù lòa. Bụi phóng xạ và các sản phẩm phụ của phản ứng như cesium-

10
137 và strontium-90 có thể đầu độc các sinh vật sống, ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước
trong hàng trăm năm.

Cấu tạo bom nhiệt hạch


Việc chế tạo bom nhiệt hạch cũng gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất, Đơteri và Triti là hai loại khí
và rất khó để dự trữ. Đồng vị Triti rất hiếm và không ổn định. Để phản ứng xảy ra cần cung
cấp một lượng nhiệt rất lớn, bên cạnh đó phải bổ xung nhiên liệu liên tục.
Để giải quyết vấn đề đầu tiên, các nhà khoa học sử dụng hợp chất Liti - Đơteri, đây là hợp chất
rắn không phân rã phóng xạ ở nhiệt độ bình thường. Các nhà khoa học dựa trên một phản ứng
phân hạch của Liti đề tạo ra Triti, đồng thời phản ứng phân hạch này cũng tạo ra lượng nhiệt
cần thiết cho sự kết hợp giữa Triti và Đơteri.

Bên trong một quả bom nhiệt hạch bao gồm một quả bom phân hạch nhỏ, một lõi nhiệt hạch
bao gồm một ống U-238 để làm vật liệu can thiệp, bên trong là lõi Liti - Đơteri làm nguyên
liệu chính và một thanh plutoni-239 ở trung tâm.
- Khi kích hoạt sẽ làm nổ quả bom phân hạch trước, giải phóng tia X.
- Tia X cung cấp nhiệt cho lõi chính, tuy nhiên vật liệu can thiệp ngăn chặn vụ nổ sớm và ép
phần lõi vào khoảng 30 lần.
- Phần lõi plutoni-239 bị ép lại đạt mức khối lượng tới hạn và kích hoạt phản ứng phân hạch
tiếp theo.
- Phản ứng phân hạch này tạo ra nhiệt, bức xạ và neutron tự do.
- Các neutron này đi vào phần lõi Lithium - Đơteri, kết hợp với Liti tạo ra Triti.
- Các điều kiên nhiệt độ và áp suất lúc này đủ để Đơteri và Triti kết hợp tạo thành phản ứng
nhiệt hạch, tạo ra nhiều nhiệt và neutron hơn.

11
- Các neutron này tiếp tục gây ra phản ứng phân hạch trong U-238 và quả bom phát nổ.

Tất cả chỉ xảy ra trong vòng 1 phần 600 tỉ giây, tạo ra một vụ nổ với sức công phá 10.000
kiloton, mạnh hơn 700 lần so với một quả bom Little Boy.
Người ta còn tạo ra các vũ khí tinh vi hơn cho một số mục đích đặc biệt. Vụ nổ hạt nhân được
thực hiện nhờ 1 luồng bức xạ neutron xung quanh vũ khí nguyên tử, sự có mặt của các vật
liệu phù hợp (như coban hoặc vàng) có thể gia tăng độ ô nhiễm phóng xạ. Người ta có thể
thiết kế vũ khí nguyên tử có thể cho phép neutron thoát ra nhiều nhất; những quả bom như
vậy được gọi là bom neutron. Về lý thuyết, các vũ khí phản vật chất, trong đó sử dụng
các phản ứng giữa vật chất và phản vật chất, không phải là vũ khí hạt nhân nhưng nó có thể là
1 vũ khí với sức công phá cao hơn cả vũ khí hạt nhân.

2.4. Ảnh hưởng và hậu quả của vụ nổ nguyên tử (hạt nhân):

12
Đám mây hình nấm phát ra từ một cuộc thử nghiệm vũ khí nguyên tử.
Năng lượng từ vụ nổ vũ khí hạt nhân thoát ra ở 4 loại sau đây:

Áp lực — 40-60% tổng năng lượng.

Bức xạ nhiệt — 30-50% tổng năng lượng.

Bức xạ ion — 5% tổng năng lượng.

Bức xạ dư (bụi phóng xạ) — 5-10% tổng năng lượng.


Lượng năng lượng giải thoát của từng loại phụ thuộc vào thiết kế của vũ khí và môi trường mà
vụ nổ nguyên tử xảy ra. Bức xạ dư là năng lượng được giải thoát sau vụ nổ, trong khi các loại
khác thì được giải thoát ngay lập tức.
Năng lượng được giải thoát bởi vụ nổ bom hạt nhân (bom nguyên tử) được đo
bằng kiloton hoặc megaton - tương đương với hàng ngàn và hàng triệu tấn thuốc nổ TNT (tri-
nitro-toluen). Vũ khí phân hạch đầu tiên có sức công phá đo được là vài ngàn kiloton, trong
khi vụ nổ bom khinh khí lớn nhất đo được là 57 megaton. Trên thực tế vũ khí nguyên tử có thể
tạo ra các sức công phá khác nhau, từ nhỏ hơn 1 kiloton ở các vũ khí hạt nhân cầm tay như súng
cối Davy crockett của Hoa Kỳ cho đến 57 megaton như Bom Sa hoàng (Tsar-Bomba) của Liên
Xô (vào ngày 30/10/1961).
Hiệu ứng quan trọng nhất của vũ khí hạt nhân là áp lực và bức xạ nhiệt có cơ chế phá hủy giống
như các vũ khí quy ước. Sự khác biệt cơ bản là vũ khí hạt nhân có thể giải thoát 1 lượng
lớn năng lượng tại 1 thời điểm. Tàn phá chủ yếu của bom nguyên tử không liên quan trực tiếp
đến quá trình hạt nhân giải thoát năng lượng mà liên quan đến sức mạnh của vụ nổ.
Mức độ tàn phá của 3 loại năng lượng đầu tiên khác nhau tùy theo kích thước của bom. Bức xạ
nhiệt suy giảm theo khoảng cách chậm nhất, do đó, bom càng lớn thì hiệu ứng phá hủy
do nhiệt càng mạnh. Bức xạ ion bị suy giảm nhanh chóng trong không khí, nên nó chỉ nguy

13
hiểm đối với các vũ khí nguyên tử hạng nhẹ. Áp lực suy giảm nhanh hơn bức xạ nhiệt nhưng
chậm hơn bức xạ ion.

Hậu quả và sự ảnh hưởng


Một vụ nổ hạt nhân có sức tàn phá ghê gớm, nó có thể phá hủy toàn bộ một thành phố chỉ trong
vài phút. Tại tâm vụ nổ, nhiệt độ có thể lên đến 300 triệu độ C và làm mọi thứ bốc hơi ngay
lập tức. Áp lực từ vụ nổ thổi bay các mảnh vỡ từ các tòa nhà cũng gây ra thiệt hại lớn cho các
khu vực xung quanh bán kính trên 10 km. Tuy nhiên tác hại lớn nhất từ một vụ nổ hạt nhân là
do bụi phóng xạ gây ra. Bụi phóng xạ và các bức xạ từ vụ nổ gây ảnh hưởng rất xấu đến sức
khỏe, tăng nguy cơ bị ung thư máu, vô sinh và các dị tật bẩm sinh. Sự ảnh hưởng của bụi phóng
xạ có thể kéo dài hàng chục năm.

Trong những năm 1980, các nhà khoa học đã đánh giá hậu quả của một cuộc chiến tranh hạt
nhân (khi nhiều quả bom hạt nhân phát nổ ở các khu vực khác nhau), họ lo ngại một hiện tượng
gọi là mùa đông hạt nhân có thể xảy ra. Theo đó, các vụ nổ hạt nhân sẽ làm tăng một lượng lớn
các đám mây phóng xạ, chúng sẽ ngăn chặn ánh sáng mặt trời làm giảm nhiệt độ bề mặt Trái
đất và giảm sụ quang hợp của cây cối. Có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài động vật do
điều kiện thay đổi đột ngột và thiết thức ăn.

14
Vũ khí hạt nhân có sức mạnh hủy diệt, ảnh hưởng lâu dài và vượt quá tầm kiểm soát, đây cũng
là lý do tại sao chính phủ các nước trên thế giới đang cố gắng kiểm soát và hạn chế vũ khí hạt
nhân. Tuy nhiên nếu được sử dụng đúng cách phục vụ mục đích hòa bình, năng lượng nguyên
tử có thể là một nguồn năng lượng thay thế vô tận.

2.5. Phóng vũ khí hạt nhân


Thuật ngữ vũ khí hạt nhân chiến lược được dùng để chỉ các vũ khí lớn với các mục tiêu phá
hủy lớn như các thành phố. Vũ khí hạt nhân chiến thuật là các vũ khí hạt nhân nhỏ hơn được
dùng để phá hủy các mục tiêu quân sự, viễn thông hoặc cơ sở hạ tầng. Theo tiêu chuẩn hiện
đại thì các quả bom ném xuống Hiroshima và Nagasaki vào năm 1945 có thể được coi là các
vũ khí hạt nhân chiến thuật (sức công phá là 13 và 22 kiloton), mặc dù, các vũ khí hạt nhân
chiến thuật nhẹ hơn và nhỏ hơn đáng kể.
Các phương pháp phóng vũ khí hạt nhân là:
Bom hấp dẫn

Những quả bom hạt nhân đầu tiên, giống như Fat Man, lớn hơn và phức tạp hơn bom hấp
dẫn.
Không một vũ khí hạt nhân nào đủ tiêu chuẩn là bom gỗ - đó là từ lóng mà quân đội Hoa
Kỳ dùng để chỉ 1 loại bom hoàn thiện, không phải bảo hành sửa chữa, không nguy hiểm dưới
mọi điều kiện trước khi cho nổ. Bom hấp dẫn là loại bom được thiết kế để được thả xuống từ
các máy bay. Yêu cầu của loại bom này là phải chịu được các dao động và thay đổi về nhiệt
độ và áp suất của không khí. Lúc đầu, các vũ khí thường có 1 cái chốt an toàn ở trạng thái
đóng trong quá trình bay. Chúng phải thỏa mãn các yêu cầu về độ ổn định để tránh các vụ nổ
hoặc rơi bất ngờ có thể xảy ra. Rất nhiều loại vũ khí có 1 thiết bị đóng ngắt để khởi động quá
trình nổ. Các vũ khí hạt nhân của Mỹ thỏa mãn các tiêu chuẩn an toàn nói trên sẽ được ký
hiệu bởi chữ cái "B", và tiếp theo (không có dấu nối) là các ký hiệu vật lý cần thiết. Ví
dụ bom B61 là 1 loại bom như vậy, được Mỹ chế tạo rất nhiều và lưu trữ trong các kho chứa
đạn dược trong nhiều thập kỷ.
Có nhiều kỹ thuật ném bom như thả bom tự do trong không khí, thả bom bằng dù với cơ chế
cho nổ chậm để máy bay ném bom có thời gian thoát khỏi vùng nguy hiểm khi bom nổ.

15
Những quả bom hấp dẫn đầu tiên chỉ có thể được mang bằng Boeing B-29 Superfortress. Thế
hệ bom tiếp theo vẫn rất lớn và nặng, chỉ có các pháo đài bay B-52, máy bay ném bom lớn
V mới có thể mang được. Nhưng vào giữa những năm 1950, người ta có thể chế tạo được các
vũ khí nhỏ, nhẹ hơn và có thể được mang bằng các máy bay chiến đấu kiêm ném bom bình
thường.
Tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân

Tên lửa đạn đạo có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân trong 1 lần phóng.
Các tên lửa đạn đạo là các tên lửa có chất nổ, được máy tính hoặc người điều khiển, sau khi
phóng thì chúng chỉ chịu ảnh hưởng của lực hấp dẫn và lực cản của không khí gây ra. Tên lửa
đạn đạo dùng để mang các đầu đạn với tầm xa từ 10 cho đến vài trăm km. Các tên lửa đạn
đạo liên lục địa hoặc các tên lửa đạn đạo vượt đại châu được phóng từ các tàu ngầm có thể
theo các lộ trình dưới quỹ đạo hoặc quỹ đạo với tầm xa xuyên lục địa. Các tên lửa đầu tiên
chỉ có thể mang 1 đầu đạn, thường với sức công phá khoảng megaton. Các tên lửa như vậy
yêu cầu phải có khả năng hoạt động với tính chính xác rất cao để đảm bảo phá hủy mục tiêu.
Từ những năm 1970, các tên lửa đạn đạo hiện đại được phát triển với khả năng nhắm tới mục
tiêu với độ chính xác cao hơn nhiều. Điều này làm cho 1 tên lửa, trong 1 lần phóng, có thể
mang đến hơn 10 đầu đạn và nhắm tới các mục tiêu độc lập với nhau. Mỗi đầu đạn có thể có
sức công phá vài kiloton. Đây là 1 điểm mạnh quan trọng của tên lửa đạn đạo có nhiều đầu
đạn. Nó không chỉ cho phép phá hủy các mục tiêu khác nhau, độc lập với nhau mà còn có thể
cùng công phá 1 mục tiêu theo kiểu bủa vây hoặc có thể tác chiến với các vũ khí chiến
thuật khác để vô hiệu hóa tất cả các hệ thống phòng thủ của đối phương. Vào những năm
1970, Liên Xô công bố kế hoạch nhằm chế tạo ra các tên lửa đạn đạo nhiều đầu đạn. Số tên
lửa như vậy đủ lớn để cứ mỗi 19 giây- 3 phút thì phóng 1 tên lửa tới các thành
phố lớn của nước Mỹ, và việc đó có thể được thực hiện liên tục trong 1 giờ đồng hồ.
Tên lửa mang đầu đạn ở trong các kho lưu trữ đạn được của Hoa Kỳ được ký hiệu bằng chữ
"W" ở đầu, ví dụ W61 có các tính chất như B61 nói ở trên nhưng có các yêu cầu về môi
trường khác hẳn.

16
Tên lửa hành trình có tầm tác dụng ngắn hơn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhưng rất khó bị
đối phương phát hiện và ngăn chặn.

Tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhâ

Tên lửa hành trình có thể mang đầu đạn hạt nhân, bay ở độ cao rất thấp, khoảng cách ngắn và
được dẫn đường bởi các hệ thống điều khiển bên trong hoặc bên ngoài (như Hệ thống Định vị
Toàn cầu - GPS) làm cho chúng khó có thể bị đối phương phát hiện và ngăn chặn. Tên lửa hành
trình mang được trọng lượng nhỏ hơn tên lửa đạn đạo rất nhiều nên sức công phá của đầu đạn
mà nó mang thường là nhỏ. Tên lửa hành trình không thể mang nhiều đầu đạn nên không thể
công phá nhiều mục tiêu. Mỗi tên lửa như vậy chỉ mang 1 đầu đạn mà thôi. Tuy nhiên, do gọn
nhẹ nên tên lửa hành trình quy ước có thể được phóng đi từ các bệ phóng di động trên mặt đất,
từ các chiến hạm hoặc từ các máy bay chiến đấu. Tên của các đầu đạn dành cho tên lửa hành
trình của Mỹ không khác biệt với tên của các đầu đạn dành cho tên lửa đạn đạo.
Các phương pháp khác

Súng cối Davy crockett là loại vũ khí hạt nhân nhỏ nhất của Mỹ.
Các phương pháp mang đầu đạn hạt nhân khác gồm súng cối, mìn, bom phá tàu ngầm, ngư
lôi... Vào những năm 1950, Hoa Kỳ còn phát triển 1 loại đầu đạt hạt nhân với mục đích phòng
không có tên là Nike Hercules. Sau đó, nó được phát triển thành loại tên lửa chống tên lửa đạn
đạo với đầu đạn lớn hơn. Phần lớn các vũ khí hạt nhân phòng không đều không được dùng vào
cuối những năm 1960, các bom phá tàu ngầm không được dùng vào năm 1990. Tuy vậy, Liên

17
Xô (và sau đó là Nga) vẫn tiếp tục duy trì tên lửa chống tên lửa đạn đạo với đầu đạn hạt nhân.
1 loại vũ khí chiến thuật nhỏ, nhẹ, 2 người mang (thường hay bị gọi nhầm là bom xách tay)
cũng khá phổ biến mặc dù nó không chính xác và không tiện lợi lắm.

6. Sở hữu, kiểm soát và luật pháp về vũ khí hạt nhân

Bản đồ cho thấy các nước có vũ khí hạt nhân và đã có các cuộc thử nghiệm hạt nhân.

Hơn 2000 vụ nổ hạt nhân sau đó là do việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân, chủ yếu là do các quốc
gia sau đây thực hiện: Hoa Kỳ, Liên Xô, Pháp, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan.
Hiện có 1 hiệp ước quốc tế để chống việc phổ biến vũ khí hạt nhân là Hiệp ước không phổ biến
vũ khí hạt nhân, hay được biết đến với tên NPT (viết tắt của tên tiếng Anh: Nuclear Non-
Proliferation Treaty).
Các nước hiện nay công bố đang sở hữu vũ khí hạt nhân là Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Anh, Trun
Quốc, Ấn Độ, Pakistan và CHDCND Triều Tiên. Thêm vào đó, Israel luôn được cộng đồng
quốc tế cho là sở hữu bom hạt nhân mặc dù nước này chưa bao giờ chính thức khẳng định hay
phủ định. Iran và Syria bị Hoa Kỳ cáo buộc là có sở hữu vũ khí hạt nhân.
Có 4 quốc gia từng sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng đã từ
bỏ: Kazakhstan, Belarus và Ukraina từng sở hữu một số lớn đầu đạn hạt nhân cũ từ thời Liên
Xô, tuy nhiên cả 3 quốc gia đã giao nộp lại cho Nga và ký vào NPT. Nam Phi cũng từng sản
xuất ít nhất 6 quả bom hạt nhân vào những năm 1980 nhưng đã phá hủy chúng vào đầu thập kỉ
1990 của thế kỉ trước và tham gia NPT.
Có 5 quốc gia không tự sở hữu và sản xuất vũ khí hạt nhân nhưng đang được chia sẻ bởi Hoa
Kỳ, đó là Bỉ, Đức, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan. Trước đây, Canada và Hy Lạp cũng tham gia
chương trình này. Các quốc gia này được Hoa Kỳ chia sẻ vũ khí hạt nhân (quyền sở hữu vẫn
thuộc Hoa Kỳ) để sử dụng cho huấn luyện và tác chiến trong các chiến dịch của NATO.
Cơ quan quốc tế của Liên Hiệp Quốc giám sát các vấn đề liên quan tới vũ khí hạt nhân là Cơ
quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA.
Tài liệu tham khảo:
1. https://vnexpress.net/su-khac-nhau-giua-bom-nguyen-tu-va-nhiet-hach-3326900.html
2.https://genk.vn/kham-pha/tim-hieu-ve-vu-khi-hat-nhan-va-suc-manh-huy-diet-su-song-
20130729110428152.chn

3.https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_kh%C3%AD_h%E1%BA%A1t_nh%C3%A2n

18
19

You might also like