You are on page 1of 4

Chương 6:

6.1: Bản chất của sự cháy:


6.1.1: Định nghĩa quá trình cháy:
Cháy là một quá trình lý hóa phức tạp của sự tác động tương
hỗ giữa chất cháy (than, củi, sản phẩm dầu, các loại khí tự nhiên và
nhân tạo) với chất oxi hóa (không khí, oxi) có kèm theo hiệu ứng tỏa
nhiệt và bức xạ ánh sáng.
Có thể coi quá trình cháy là một quá trình oxi hóa khử.
Trong một số điều kiện nhất định (không có oxi) các phản ứng
cháy có kèm theo tiếng nổ đặc biệt có tác hại lớn vì ngoài nhiệt
lượng và ngọn lửa được tạo ra còn có sóng áp suất do nổ sẽ làm phá
hủy các thiết bị và các công trình xung quanh khu vực có đám cháy.
6.1.2: Sự lưu diễn của quá trình cháy:
Quá trình cháy của chất rắn, chất lỏng và chất khí xảy ra tương
đối giống nhau đều gồm có những giai đoạn là oxi hóa ,tự bốc cháy
và cháy. Tùy theo mức độ tích lũy nhiệt lượng, kết quả của phản ứng
oxi hóa làm cho tốc độ phản ứng tăng lên chuyển sang giai đoạn tự
bốc cháy và xuất hiện ngọn lửa (cháy).
6.1.3: Sự bùng cháy, bốc cháy, tự bốc cháy và cháy:
* Sự bùng cháy:
Là sự cháy nhanh của hỗn hợp hơi với không khí trên bề mặt
chất cháy, có kèm theo hiện tượng chớp cháy tức thì nhìn thấy được
Ví dụ: Lấy rượu đổ đầy vào một cốc kim loại. Nếu đưa ngọn
lửa trần tới gần miệng cốc thì rượu sẽ bốc lửa, khi đưa ngọn lửa ra
xa một thời gian ngắn ngọn lửa rượu sẽ tắt. Hiện tượng này gọi là
sự bùng cháy của rượu.
* Sự bốc cháy và sự tự bốc cháy:
Sự bốc cháy: Nếu tiếp tục đun nóng nâng cao nhiệt độ của
rượu trong cốc, rượu được bốc hơi liên tục luôn tạo thành hỗn hợp
cháy, sau khi đưa ngọn lửa rần tới miệng cốc thì quá trình cháy xuất
hiện và rượu tiếp tục cháy cho đến hết. Do đó nhiệt độ cháy là nhiệt
độ tối thiểu tại đó chất cháy bị bắt lửa và tiếp tục cháy mà không bị
dập tắt khi đã bỏ mồi lửa đi.

Nhiệt độ bốc cháy: là nhiệt độ mà tại đó nhiên liệu được đốt


nóng trong điều kiện theo tiêu chuẩn bị bắt cháy khi châm ngọn lửa
vào và cháy không dưới 5s.

Sự tự bốc cháy: Là sự cháy xuất hiện do đốt nóng hỗn hợp


chất khử và chất oxi hóa. Khi không có tác dụng trực tiếp của ngọn
lửa rần hoặc tàn lửa. Vì do sự đốt nóng, tốc độ phản ứng ôxi hóa
tăng nhanh đến khi nhiệt độ tỏa ra trong một thời gian vượt quá tốc
độ truyền đi sẽ dẫn đến hỗn hợp tự bốc cháy.

Nhiệt độ tự bốc cháy: là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó hỗn hợp


hơi của nhiên liệu và không khí tự bốc cháy mà không cần có sự tiếp
xúc của nguồn nhiệt.
Sự khác nhau giữa bốc cháy và sự tự bốc cháy: Quá trình bốc
cháy và tự bốc cháy đều bắt nguồn từ sự tăng nhanh của phản ứng
oxi hóa khử, khác nhau cơ bản là quá trình bốc cháy bị hạn chế một
phần thể tích của hỗn hợp cháy còn quá trình tự bốc cháy xảy ra trên
toàn bộ thể tích của hỗn hợp cháy.
Sự tự cháy: Xuất hiện khi không cần có nhiệt lượng từ bên
ngoài mà do nhiệt lượng của các quá trình hóa học, lý học, sinh học
diễn biến ngay trong chất đó. Cho nên quá trình gia nhiệt của vật
chất dẫn đến sự phát sinh cháy gọi là sự tự cháy.
Ví dụ như đống than để lâu ngày tự nhiên bốc cháy, dẻ lau
chùi dầu mỡ đắp đống để ngoài trời nắng cũng có lúc tự cháy, ...
6.1.4: Giải thích quá trình cháy:
Quá trình cháy theo lý thuyết tự bốc cháy nhiệt:
Sự tích lũy nhiệt lượng trong hỗn hợp tham gia vào quá trình
cháy.
Theo quan điểm của lý thuyết này thì điều kiện để xuất hiện
quá trình cháy là tốc độ tỏa nhiệt của phản ứng cháy phải vượt quá
hoặc bằng tốc độ truyền nhiệt từ vùng phản ứng ra ngoài, vì nhiệt
lượng mất đi nên một phần nhiệt lượng tỏa ra sẽ tồn tại trong vật
chất đang tham gia vào quá trình cháy, làm cho nhiệt độ của nó tăng
lên. Do quá trình tích lũy nhiệt lượng cứ tiếp tục mà hỗn hợp được
gia nhiệt thêm cho đến khi đạt được một nhiệt độ tối thiểu thì quá
trình tự bốc cháy xảy ra.
Tuy nhiên có những quá trình mà lý thuyết này vẫn chưa giải
thích được như tác dụng của các chất xúc tác và ức chế phản ứng
cháy, ảnh hưởng của áp suất chung của hỗn hợp khí đến giới hạn thì
bốc cháy.
Quá trình cháy theo lý thuyết tự bốc cháy chuỗi:
Sự cháy bắt đầu bằng những phần tử hoạt động nào đó trong
hệ thống cháy và sẽ tạo ra các tâm hoạt động. Các trung tâm hoạt
động đầu tiên xảy ra có thể là do sự phân li của một phân tử bão òa
hóa trị cho ra hai tâm hoạt động mới. hi đốt nóng hệ thống cháy sẽ
tạo ra nhiều trung tâm hoạt động. Do kết quả phản ứng chuỗi các
trung tâm hoạt động một phần nào đó lại tái phản ứng và lại cho các
trung tâm hoạt động mới, số còn lại bị biến mất. Sự biến mất của các
trung tâm hoạt động gọi là sự đứt gãy chuỗi. Số tâm động không bị
biến mất đi thì tham gia vào phản ứng chuỗi và tạo ra các tâm động
mới.
Phản ứng chuỗi trong quá trình cháy chỉ là một trường hợp
riêng biệt của phản ứng chuỗi trong hóa học. Lý thuyết tự bốc cháy
chuỗi trong quá trình cháy có ý nghĩa thực tiễn lớn lao trong kỹ thuật
phòng chống cháy nổ chẳng hạn để hạn chế một đám cháy tiến tới
dập tắt hoàn toàn có thể đưa ra các chất kìm hãm phản ứng cháy vào,
khi đó số tâm động sẽ giảm đi nhanh chóng nên cường độ của đám
cháy giảm rất mạnh và làm tắt đám cháy.
Sự khác nhau giữa hai lý thuyết trên:
Trong tự bốc cháy nhiệt thì nguyên nhân gây ra quá trình tự
bốc cháy là do tốc độ phát nhiệt tăng nhanh hơn tốc độ truyền nhiệt,
dựa vào sự tích lũy nhiệt của phản ứng để giải thích quá trình cháy.
Trong tự bốc cháy chuỗi thì nguyên nhân gây ra quá trình tự
bốc cháy là do tốc độ phân nhánh chuỗi tăng nhanh hơn so với tốc
độ đứt quãng chuỗi, dựa vào sự tích lũy tâm hoạt động để giải thích
quá trình cháy.

You might also like