You are on page 1of 14

CHƯƠNG 3

Cân bằng vật chất của


quá trình cháy nhiên liệu

3-1. Các phương trình của phản ứng cháy


Quá trình cháy nhiên liệu là quá trình phản ứng hoá học giữa các nguyên tố hoá học với
oxy và phát ra một lượng nhiệt lớn. Trong quá trình cháy đã xảy ra những biến đổi hoá học rất
phức tạp không thể mô tả bằng những phương trình hoá học đơn giản được. Những phương trình
hoá học thông thường của riêng từng thành phần cháy nhiên liệu chỉ thể hiện cân bằng vật chất
của phản ứng chứ không thể hiện cơ cấu xảy ra của quá trình phản ứng cháy.
Có rất nhiều chất có thể oxy hoá nhiên liệu. Song trong thực tế các quá trình cháy nhiên
liệu người ta đều dùng oxy của không khí. Các chất khí sinh ra trong phản ứng gọi là sản phẩm
cháy hay khói.
Quá trình cháy có thể xảy ra hoàn toàn hay không hoàn toàn. Trong quá trình cháy hoàn
toàn các chất cháy được của nhiên liệu đều được oxy hoá hoàn toàn, còn trong quá trình cháy
không hoàn toàn có một số chất cháy của nhiên liệu chưa được oxy hoá hoàn toàn. Trong sản
phẩm cháy hoàn toàn có các chất khí CO2 , SO2 , H 2O và N 2,,O2. Trong sản phẩm cháy không
hoàn toàn ngoài những chất khí kể trên còn có các chất khí còn cháy đưọc nữa ví dụ CO, CH4 ,
Cm Hn …
Khi tính nhiệt cần phải tiến hành xác định thể tích lượng không khí lý thuyết cần thiết
cho qua trình cháy , thành phần và số lượng sản phẩm cháy. Những số liệu này có thể xác định
được một cách dễ dàngtrên cơ sở các phương trình phản ứng hoá học. Các phương trình lập nên
tương ứng với 1 kg nhiên liệu rắn, lỏng hoặc 1 m3 tc nhiên liệu khí.
Phương trình cháy hoàn toàn cac bon
C + O2 = CO2 (3-1)
1hay mol C + 1 mol O2 = 1mol CO2
hoặc 12 kg C + 32 kg O2 = 44 kg CO2 (3-2)
1 kg C + 2,67 kg O2 = 3,67 kg CO2
Như vậy để cháy hoàn toàn về mặt lý thuyết thì cứ 1 kg cacbon cần 2,67 kg oxy và tạo thành
3,67 kg khí cacbonic.
Vì các chất khí thông thường đo lường bằng thể tích do đó cần chuyển đổi trọng lượng oxy
thành thể tích.
Khối lượng riêng của oxy ρ = 1,428 kg/ m3 tc ;

Khối lượng riêng của cacbonic ρ = 1,964 kg/ m3 tc ;

Thay vào công thức (3-2) ta sẽ được


1 kg C + 1,866 m3tc O2 = 1,866 m3tc CO2 (3-3)
nghĩa là muốn cháy hoàn toàn 1 kg cacbon cần phải có 1,866 m3tc Oxy và sinh ra 1,866 m3 tc
khí cacbonic.

Phương trình cháy cacbon không hoàn toàn


C + 1/ 2 O2 = CO (3-4)
12 kg C + 16 kg O2 = 28 kg CO
1kg C + 1,33 kg O2 = 2,33 kg CO
Nghĩa là muốn cháy 1 kg cacbon phải cần 1,33 kg oxy để tạo thành 2,33 kg cacbon oxy, hay
đổi thành thể tích ta có:
1kg C + 0,933 m3 tc O2 = 1,866 m3 tc CO (3-5)
Cũng lý luận tương tự ta có phương trình cháy hoàn toàn của lưu huỳnh và hyđrô:
H2 + 1/ 2 O2 = H2 O (3-6)
3 3
1 kg H2 + 5,6 m tc O2 = 11,2 m tc H2 O ;
S + O2 = SO2 , (3-7)
3 3
1 kg S + 0,7 m tc O2 = 0,7 m tc SO2 .
Khi đốt nhiên liệu khí thì các chất cháy trong nhiên liệu cũng tiến hành oxy hoá theo các phản
ứng hoá học trên. Song ở đây đơn vị đo lường là m3 tc, do vậy ta có:
Cháy hyđrô:
H2 + 1/ 2 O2 = H2 O,
22,4 m3 tc H2 + 11,2 m3 tc 1/ 2 O2 = 22,4 m3 tc H2 O
1 m3 tc H2 + 0,5 m3 tc O2 = 1 m3 tc H2 O (3-8)
Cháy cacbon oxyt:
CO + 1 / 2 O2 = CO2
1 m3 tc CO + 0,5 m3 tc O2 = 1 m3tc CO2 (3-9)

Cháy lưu huỳnh:


S + O2 = SO2 ,
1 m3 tc S + 1 m3 tc O2 = 1 m3 tc SO2 . (3-10)

Cháy mê tan:
CH 4+ 2O2 = CO2+2 H2 O (3-11)
1 m3 tc CH 4+ 2 m3 tc O2 = 1 m3 tc CO2+2 m3 tc H2 O
Cháy cacbua hyđrô:

C (3-12)

1m .

Cháy hyđrô sunfua:


H2 S + 3/2 O2 = SO2 + H2 O, (3-13)
1 m3 tc H2 S + 1,5 m3 tc O2 = 1 m3 tc SO2 +1 m3 tc H2 O
3-2. Tính thể tích không khí lý thuyết cần thiết cho quá trình cháy
Lượng không khí tương ứng với lượng oxy cần thiết cho quá trình cháy hoàn toàn 1 kg
nhiên liệu rắn, lỏng hay 1 m3 tc nhiên liệu khi xác định theo phương trình phản ứng hoá học ở
trên gọi là lượng không khí lý thuyết cần thiết cho quá trình cháy.
Trong 1 kg nhiên liệu thì số lượng các nguyên tố cháy được trong nhiên liệu sẽ là

Dựa vào phương trình (3-1) đến (3-7) ta có thể tìm được thể tích oxy cần thiết cho quá trình
cháy:
C lv S lv H lv Olv
V O2 = 1,866 + 0,7 + 5,6 − , m3 tc/kg (3-14)
100 100 100 100X1,428
Vì trong không khí oxy chiếm 21% thể tích nên thể tích không khí cần thiết để cháy hoàn toàn
1 kg nhiên liệu được tính như sau:

V ,

V , m3 tc/kg (3-15)
Cũng lý luận tương tự như trên ta tìm được thể tích không khí lý thuyết cân thiết để cháy 1 m3
tc nhiên liệu khí:

V , m3tc/kg (3-16)

Qua hai công thức (3-15) và (3-16) ta thấy rằng lượng không khí lý thuyết chỉ phụ thuộc
vào các thành phần cháy được trong nhiên liệu , nghĩa là giữa V và nhiệt trị có sự liên quan với
nhau. Công thức tính toán gần đúng sau đây biểu thị quan hệ đó

V , m3tc/kg.
Trong đó:
a- hệ số phụ thuộc vào loại nhiên liệu với
gỗ a= 0,251;
than bùn a= 0,260;
than đá, than gầy, antraxit a= 0,265
madut a= 0,265.
Trong thực tế vì không khí và nhiên liệu không thể tiếp xúc với nhau một cách lý tưởng nên bắt
buộc thể tích không khí thực cấp cho lò hơi phải lớn hơn thể tích xác định được theo các công
thức ở trên. Tỷ số giữa thể tích không khí thực tế cung cấp cho quá trình cháy và thể tích
không khí lý thuyết gọi là hệ số không khí thừa:

> 1, (3-18)

trong đó Vkk – thể tích không khí thực tế (m3tc/kg) để đốt cháy 1 kg nhiên liệu.
Hệ số không khí thừa là một trị số rất quan trọng của lò hơi, nó đặc trưng cho mức độ
kinh tế của buồng lửa. Hệ số được chọn tuỳ thuộc loại nhiên liệu đốt, loại thiết bị buồng lửa và
điều kiện vận hành. Hệ số không khí thừa nằm trong phạm vi = 1,1 – 1,5.
ở lò ghi hệ số không khí thừa lớn hơn, có khi tới 2. Còn ở lò phun đốt bột than thì nhỏ
hơn. Buồng lửa đốt madút và khí có hệ số không khí thừa nhỏ nhất.
Vì đường khói của lò hơi không được làm kín tuyệt đối, buồng lửa lò hơi và các đường
khói đều làm việc ở áp lực âm, nên có không khí lạnh lọt vào buồng lửa và đường khói. Kết quả
là hệ số không khí thừa càng tăng dần theo đường khói đi.
Việc lọt không khí lạnh vào lò hơi làm cho nhiệt độ khói trung bình trong các bề mặt đốt
giảm đi ảnh hưởng xấu đến vấn đề truyền nhiệt, làm cho nhiệt độ khói thải tăng lên, suất của lò
hơi giảm xuống. Chính vì vậy mà trong vận hành người ta phấn đấu giảm hệ số không khí thừa
đến mức tối thiểu.
3-3 Tính thể tích sản phẩm cháy
Tuỳ thuộc vào điều kiện cháy hoàn toàn hay không hoàn toàn các nguyên tố cháy của
nhiên liệu mà tỷ lệ thành phần các sản phẩm cháy sẽ khác nhau. Song trong thực tế lò hơi hầu
như trong sản phẩm cháy luôn luôn có cả những sản phẩm cháy không hoàn toàn.
Để thuận lợi cho việc phân tích khói và các sản phẩm cháy người ta thường chia thành
hai loại : khói khô và khói thực. Khói thực bao gồm khói khô và hơi nước.
ở trạng thái lý thuyết khi cháy hoàn toàn nhiên liệu ( = 1) thì trong khói gồm có CO2 ,
SO2 , N2 và H2 O.
Vậy
V , m3tc/kg (3-19)

Hoặc
V m3tc/kg (3-20)

Vì khi phân tích khói CO2 và SO2 thường được xác định chung với nhau do đó ta ký hiệu
chúng bằng chữ RO2
V ,m3tc/kg (3-21)

Dựa vào các phương trình phản ứng (3-2) và (3-7) ta có thể tìm được thể tích khí RO2

V ,

= 1,866 , m3tc/kg (3-22)

Nitơ có trong nhiên liệu khi cháy đã chuyển vào khói dưới dạng tự do, nó không tham gia vào
quá trình cháy. Đồng thời khi đi vào lò hơi thì nó cũng mang vào một lượng nitơ nhất định.
Thể tích của nitơ ứng với lượng không khí lý thuyết đưa vào bằng 0,79 V . Còn thể tích

của nitơ do nhiên liệu đưa vào bằng . Trong đó = 1,251 kg/m3tc là khối lượng

riêng của nitơ.


Vì vậy thể tích lý thuyết của nitơ trong khói bằng:

V , m3 tc/kg,

V , m3 tc/kg.

Vì lượng nitơ trong nhiên liệu rất bé nên tính toán người ta thường bỏ qua thành phần thể tích
naỳ, nghĩa là :
V 0.
Như vậy thể tích khói lý thuyết sẽ bằng:
V , m3 tc/kg.
Lượng hơi nước có trong khói do các nguồn sau đây đưa vào:
1. Do oxy hoá hyđrô của nhiên liệu:

V , m3 tc/kg; (3-23)

2. Do độ ẩm của nhiên liệu:

V , m3 tc/kg;
Với = 0,804 kg/m3 tc là khối lượng riêng của hơi nước.

V , m3 tc/kg; (3-24)

3.Do độ ẩm của không khí đưa vào

V , m3 tc/kg.

Với =1,293 là khối lượng riêng của không khí (kg/ m3 tc); d là độ chứa hơi trong
không khí (g/kg), thường lấy 10g/kg không khí. Thay các trị số ta sẽ xác định được thể tích hới
nước do độ ẩm không khí đưa vào.
V , m3 tc/kg; (3-25)

4.Do hơi nước dùng để phun dầu madút khi đốt madút:

V , m3 tc/kg. (3-26)

Trong đó Gph là lưu lượng hơi nước dùng để phun madút thành bụi, thường lấy bằng
khoảng 0,3- 0,35 kg hơi nước ứng với 1 kg madút.
Như vậy thể tích lý thuyết của hơi nước là:
V , m3 tc/kg. (3-27)

Khi đốt nhiên liệu khí thể tích lý thuyết của các sản phẩm cháy được tính theo các công
thức sau:
V , m3 tc/kg; (3-28)

V , m3 tc/kg; (3-29)

V , (3-30)

Trong đó CO2 , CO, CH4 , H 2S, Cm Hn , H2 , N2 – tỷ lệ tính theo phần trăm so với thể tích
các khí trong nhiên liệu, %; dk là độ ẩm của nhiên liệu khí, g/ m3 tc.
Trong thực tế vì hệ số không khí thừa >1 nên thể tích khói thực tế cũng lớn hơn thể tích
khói lý thuyết nhưng vì thể tích V chỉ phụ thuộc vào hàm lượng cacbon và lưu huỳnh có trong
nhiên liệu nên không thay đổi khi thay đổi hệ số không khí thừa.
Thể tích nitơ thực tế:
V (3-31)

Hay
C = 0,92 kJ/ kg0 C
Thể tích hơi nước thực tế:
V , (3-33)

Hay
V , m3tc/kg (3-34)

Thể tích khói khô thực tế:


V , m3 tc/kg hay m3 tc/ m3 tc . (3-35)

Để đánh giá hiệu quả quá trình cháy trong thực tế vận hành, cần phải xác định được các
thành phần của sản phẩm cháy. Việc xác định này được tiến hành nhờ thiết bị phân tích khói.
Theo nguyên tắc làm việc, thiết bị phân tích khói được chia làm hai loại: loại làm việc theo
nguyên tắc hoá học và loại làm việc theo nguyên tắc vật lý.
Thiết bị phân tích khói kiểu hoá học làm việc trên cơ sở tính hấp thụ chọn lọc của một số
hoá chất đối với từng khí thành phần của sản phẩm cháy.
Thiết bị phân tích khói vật lý có thể làm việc theo nguyên tắc cơ học, điện học, từ học.
Đó là những thiết bị được sử dụng rộng rãi nhất để phân tích khói lò hơi, dễ dàng tạo điều kiện tự
động hoá công việc phân tích.
Loại thiết bị phân tích khói vật lý được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là loại thiết bị
phân tích bằng điện, dùng để xác định tỷ lệ khí CO2 trong khói. Khuyết điểm của thiết bị phân
tích khói vật lý là có độ chính xác không cao. Vì vậy song song với thiết bị phân tích khói vật lý
đặt ngay ở cửa lò để kiểm tra thường xuyên chế độ làm việc của lò người ta còn dùng thiết bị
phân tích khói hoá học có độ chính xác cao hơn để kiểm tra thiết bị phân tích khói vật lý và để
dùng xác định chính xác các thành phần khói phục vụ cho các đợt thí nghiệm lò. Thiết bị phân
tích khói hoá học hay dùng nhất và đơn giản nhất là thiết bị o óc xa dùng để xác định khá chính
xác các hàm lượng CO2 , CO, SO2, O2. Sơ đồ phân tích khói bức xa được chỉ trên hình 3-1.
Hình 3-1. Thiết bị phân tích khói oóc xa.
1-bóng cao su; 2-ống lọc tro; 3-ống dẫn khói tới; 4,5,7,9-van ba ngả; 6,8- ống liên lạc; 10- bình
thao tác; 11,12-ống cao su mỏng; 15,16,17- bình hoá chất hấp thụ.
Khi cần phân tích nhiều thành phần khác nữa người ta dùng các thiết bị phân tích khói
phức tạp hơn (BT ) cho phép xác định các thành phần H2, mêtan, CH4 và cacbua hyđrô nặng
khác. Trong các thiết bị này ngoài việc dùng các hoá chất hấp thụ chọn lọc còn cho cháy kiệt các
sản phẩm cháy không hoàn toàn. Lượng CO xác định được trong các thiết bị này chính xác hơn
trong thiết bị o óc xa do hoá chất để hấp thụ CO trong thiết bị o óc xa không bền vững khi tiếp
xúc với không khí.
Các thành phần xác định được ở các thiết bị phân tích khói được tính theo % so với thể
tích của khói khô nghĩa là:

RO ; CO= (3-36)

Khi xác định được các thành phần RO2 , CO thì có thể xác định được các thành phần khói
khô theo phương trình (3-36) ta có:

RO

Ta biết rằng

V ;

V ;

V .

Trong đó C ,C , S - phần cacbon trong nhiên liệu cháy thành CO2 và CO và lưu huỳnh
trong sản phẩm cháy. Vì vậy

V , m3 tc/kg. (3-37)

Trong trường hợp cháy hoàn toàn nghĩa là không có CO thì

V , m3 tc/kg (3-38)

Vậy thể tích sản phẩm cháy sẽ là:


V (3-39)

3-4. Xác định hệ số không khí thừa


Trong thực tế vận hành hệ số không khí thừa được xác định trên cơ sở phân tích khói.
Theo định nghĩa hệ số không khí thừa là:

(3-40)

hay

(3-41)

chia vế phải phương trình (3-41) cho Vkkhô ta có:

Thể tích nitơ thực bao gồm thể tích nitơ lý thuyết với thể tích nitơ thừa nên
N
Trong đó N - tỷ lệ phần trăm của thể tích nitơ thừa so với thể tích khói khô. Bởi vậy ta có

(3-42)

Lượng oxy có thừa trong khói chính là do không khí thừa mang vào, vì vậy nó tỷ lệ với
lượng nitơ có thừa trong khói, nghĩa là

Thay vào công thức (3-42) ta có

(3-43)

Mặt khác khi cháy hoàn toàn thì đối với khói khô ta có
RO2 + N2 + O2 = 100,%
Nên
N ,%
Do đó ta có công thức tính toán hệ số không khí thừa khi nhiên liệu cháy hoàn toàn là
(3-44)

Khi cháy không hoàn toàn thì trong khói khô có những khí chưa cháy hoàn toàn CO, H2 , CH4
… Vậy đối với khói khô trong trường hợp này ta có
RO2 + O2 + N2 + CO + H2 + CH4 + … = 100,%,
Nên N (3-45)
Cần chú ý là những khí chưa cháy hoàn toàn vẫn có thể tiếp tục cháy nữa nên trị số O viết trong
công thức (3-45) không phản ánh lượng oxy có thừa trong khói do không khí thừa mang vào mà
phải trừ đi lượng oxy cần đẻ cháy hết CO, CH4 , H2 nghĩa là
O

Vì vậy trong trường hợp tổng quát ta có công thức tính sau:

(3-46)

Đối với nhiên liệu rắn thì thành phần H2 , CH4 trong khói rất bé nên khi tính người ta
chỉ kể đến thành phần CO mà thôi, nghĩa là:

. (3-47)

3-5. Phương trình đặc trưng cho sự cháy hoàn toàn


Qua phân tích mẫu khói, biết được các thành phần thể tích của khói ta có thể kết
luận được quá trình cháy trong lò có hoàn toàn hay không. Nếu như trong khói khô thành phần
khí cháy không hoàn toàn chỉ có CO thì
V , m3 tc /kg.

V (3-48)

Trong đó V - tổng thể tích oxy đưa vào trong lò bao gồm thể tích oxy cần thiết để cháy
cacbon, hyđrô, lưu huỳnh và oxy thừa cho nên

V ,

Trong đó V ,V ,V ,V - thể tích oxy cần thiết để cháy cacbon, hyđrô, lưu huỳnh và
thể tích oxy thừa.

V =V ,V =5,6 ,

V ,

Nên

V .

Thay V vào công thức (3-48) ta có

V . (3-49)

Như vậy thể tích khói khô sẽ là:

V (3-50)

Giải đồng thời hai phương trình (3-48) và (3-50) và qua nhiều phép biến đổi trung gian ta
thu được phương trình đặc trưng cho quá trình cháy nhiên liệu như sau:
RO ,% (3-51)
Trong đó gọi là hệ số đặc trưng tính nhiên liệu.
Đối với nhiên liệu rắn và lỏng:

; (3-51)

Đối với nhiên liệu khí:

(3-52)

Như vậy ta thấy hệ số chỉ phụ thuộc vào những thành phần cháy được trong nhiên
liệu. Đối với nhiên liệu rắn và lỏng thì luôn luôn có giá trị dương và nhỏ hơn 1. Còn với nhiên
liệu khí nhân tạo vì hàm lượng RO2 trong khí có nhiều nên có thể có giá trị âm:
Nhiên liệu rắn β = 0,035 –0,15
Nhiên liệu lỏng β = 0,2 - 0,35 ;
Nhiên liệu khí β = 0,7 – 0,8;
Khí lò cao β thường có giá trị âm.
Từ phương trình (3-51a) ta rút ra được hàm lượng CO có trong khói lá:
CO = ,% (3-53)

Khi cháy hoàn toàn khi CO = 0 ta có phương trình sau:


21 - βRO (3-54)
Đây là phương trình đặc trưng cho quá trình cháy hoàn toàn của nhiên liệu. Từ (3-54) ta
rút ra

RO (3-54)

Rõ ràng rằng trong khi cháy hoàn toàn và không có không khí thừa O2 = 0 nên trị số RO2
sẽ đạt tới giá trị cực đại

RO (3-55)

Trị số RO chỉ phụ thuộc vào đặc tính của nhiên liệu mà không phụ thuộc vào điều kiện
vận hành vì vậy biết đưọc đặc tính của nhiên liệu ta sẽ xác định được trị số RO . Khi hệ số
không khí thừa α>1 thì RO2 trong khói tất nhiên là nhỏ hơn trị số RO . Do đó trong vận hành
người ta cố gắng điũu chỉnh sao cho RO2 tiến tới RO .
Khi cháy hoàn toàn, nếu thay trị số oxy thừa xác định từ công thức (3-54) vào công
thức (3-44) ta có

Như vậy hay . (3-56)

3-6 Tính Entanpi của không khí và sản phẩm cháy


Entan phi của sản phẩm cháy cũng được tính ứng với 1 kg hay 1 m tc nhiên liệu. Entanpi
của khói thực tế bằng:
i , (3-57)

Trong đó:
I - entanpi của không khí lý thuyết, kj/kg;

I , kj/kg hay kj/m3 tc; (3-58)


I - entanpi của phần hơi ẩm do không khí đưa vào:

I , kJ/kg; (3-59)

Itr – entanpi của tro bay theo khói:

I , kJ/kg, (3-60)

Trong đó:
C ,C , C - Nhiệt dung riêng của không khí, hơi nước và tro ở nhiệt độ t, tra theo
bảng (3-2).
Entanpi của tro bay theo khói chỉ tính đến khi độ tro trong khói tương đối lớn tức là khi

100

trong đó :
I , kJ/kg hay kJ/ m3 tc;

I , kJ/kg hay kJ/ m3 tc;

I , kJ/kg hay kJ/ m3 tc.

Qua biểu thức (3-57) ta thấy hệ số không khí thừa càng lớn thì entanpi của sản phẩm
cháy càng lớn

Bảng 3-2 Entanpi của 1 m3 tc các khí và của 1 kg tro.

Nhiệt độ, (C.t)kk, , , , ,


C0 kj/ m3 tc kj/ m3 tc kj/ m3 tc kj/ m3 tc
3
kj/ m tc
100 129,95 170,03 129,58 151,02 81,0
200 261,24 357,46 259,92 304,46 169,8
300 394,89 558,81 392,01 462,72 264
400 531,20 771,88 526,52 626,16 360
500 670,90 994,35 683,80 794,85 458
600 813,36 1224,66 804,12 968,88 560
700 958,86 1431,07 947,52 1148,84 662,5
800 1090,56 1704,88 1093,60 1334,40 768
900 1256,94 1952,28 1239,84 1526,13 825
1000 1408,70 2203,50 1391,70 1722,90 985
1100 1562,55 2458,39 1543,74 1925,11 1092
1200 1718,16 2716,56 1697,16 2132,28 1212
1300 1874,86 2976,74 1852,76 2343,64 1360
1400 2032,52 3239,04 2028,72 2559,20 1585
1500 2191,50 3503,10 2166,00 2779,05 1758
1600 2351,68 3768,80 2324,48 3001,76 1880
1700 2512,26 4035,31 2484,04 3229,32 2065
1800 2674,26 4304,70 2643,66 3458,34 2185
1900 2836,32 4573,98 2804,02 3690,57 2385
2000 3000,00 4844,20 2965,00 3925,60 2514
2100 3163,02 5115,39 3127,32 4163,04 2640
2200 3163,02 5115,39 3127,32 4163,04 2640
2300 3492,32 5658,46 3452,30 4643,47 -
2400 3658,08 5930,40 3615,36 4887,6 -
2400 3658,08 5930,40 3615,36 4887,6 -
2500 3823,00 6202,75 3778,50 5132,00 -

You might also like