You are on page 1of 2

ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG

PT: A+B→C+D

Định luật bảo toàn khối lượng: mA + mB = mC + mD


Lưu ý:
2X + 2nHCl -> 2XCln + nH2
TL 2 2n 2 n
Dựa vào Tỉ lệ mol ta thấy: 𝑛𝐻𝐶𝑙 = 2. 𝑛𝐻2

XO + 2HCl -> XCl2 + H2O


TL 1 2 1 1

Dựa vào Tỉ lệ mol ta thấy: 𝑛𝐻𝐶𝑙 = 2. 𝑛𝐻2 𝑂


Câu 1: Nung đá vôi (CaCO3), sau phản ứng thu được 4,4 gam khí cacbon đioxit (CO2) và 5,6
gam canxi oxit. Khối lượng đá vôi đem nung là bao nhiêu?
Câu 2: Cho 6,5 g kẽm vào dung dịch có chứa 7,3 g axit clohiđric. Khối lượng kẽm clorua có
trong dung dịch tạo thành là 13,6 g. Khối lượng khí hiđro bay lên là bao nhiêu ?
Câu 3: Đốt cháy 3,2 g lưu huỳnh S trong không khí thu được 6,4 g lưu huỳnh đioxit. Tính khối
lượng của oxi đã phản ứng
Câu 4: Đốt cháy m g kim loại magie Mg trong không khí thu được 8g hợp chất magie oxit
(MgO). Biết rằng khối lượng magie Mg tham gia bằng 1,5 lần khối lượng của oxi (không khí)
tham gia phản ứng. Tìm m ?
Câu 5: Hòa tan 2.81g hỗn hợp MgO, ZnO, CaO trong 500 ml axit H2SO4 0.1M (vừa đủ). Sau
phản ứng, thu được hỗn hợp muối khan, sau khi cô cạn dung dịch thì thu được muối có khối
lượng là?
Câu 6: Cho 20g hỗn hợp Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl thu được 11,2 lít H2 (đktc).Dung
dịch thu được đem cô cạn thu được hỗn hợp muối có khối lượng bao nhiêu ?
Câu 7: Cho 14,5 g hỗn hợp gồm Mg , Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được
6,72 lit khí (đktc).Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan?
Câu 8: Cho 13 gam kẽm (Zn) tác dụng với dung dịch axit clohidric (HCl) thu được 27,2 gam
kẽm clorua (ZnCl2) và 0,4 gam khí hiđro (H2). Tính khối lượng của axit clohidric (HCl) đã
phản ứng
Câu 9: Khử hoàn toàn 12 gam CuO bằng 9 gam khí CO thu được 6 gam CO2 và đồng. Tính khối
lượng của đồng.
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 14,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Zn, Mg bằng 9,8 gam dung dịch H2SO4
loãng thu được 2 gam khí H2 và m gam hỗn hợp Y. Tính m.
Câu 11: Cho 5,6 gam sắt phản ứng với 10,8 gam dung dịch axit clohidric thu được 11,2 gam
muối sắt (II) clorua và b gam khí hidro. Giá trị của b là ?
KHỐI LƯỢNG DUNG DỊCH SAU PHẢN ỨNG
Tính khối lượng dung dịch sau khi tham gia phản ứng theo công thức:
mdd = khối lượng các chất tan cho vào dung dịch + khối lượng dung dịch – khối
lượng của chất kết tủa – khối lượng của chất khí.
Câu 1: Hòa tan CaCO3 vào 200g dung dịch HCl 7,3% (vừa đủ), hãy tính nồng độ phần trăm của
các chất có trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 2: Cho 400g dung dịch NaOH 20% tác dụng vừa đủ với 200 gam dung dịch HCl sinh ra
NaCl và H2O. Hãy tính nồng độ muối sinh ra sau phản ứng.
Câu 3: Cho 1,6 g CuO vào 100g dung dịch H2SO4 20%. Tìm C% các chất có trong dung dịch
sau phản ứng.
Câu 4: Cho 400g dung dịch NaOH 20% tác dụng vừa đủ với 200 gam dung dịch HCl sinh ra
NaCl và H2O. Hãy tính nồng độ muối sinh ra sau phản ứng.
Câu 5: Hòa tan 10g CaCO3 vào 125 g dung dịch HCl 7.3%. Tính nồng độ phần trăm dung dịch
thu được sau phản ứng.
TỈ KHỐI HƠI
Tỉ khối hơi của chất khí A so với chất khí B được tính theo công thức:
𝑴𝑨
𝒅𝑨/𝑩 =
𝑴𝑩
Lưu ý: Tỉ khối của hai chất khí cho biết khí này nặng (nhẹ) hơn khí kia bao nhiêu lần.
Tỉ khối hơi so với không khí: Để biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bằng bao nhiêu lần, ta
so sánh khối lượng mol của khí A (MA) với khối lượng “mol không khí” là 29 g/mol:
𝑴𝑨
𝒅𝑨/𝒌𝒌 =
𝟐𝟗
̅ℎℎ của một hỗn hợp khí:
Công thức tính khối lượng mol trung bình 𝑀
𝒎𝑨 + 𝒎𝑩 𝒂. 𝑴𝑨 + 𝒃. 𝑴𝑩
̅ 𝒉𝒉 =
𝑴 =
𝒂+𝒃 𝒂+𝒃
Câu 1: Hỗn hợp Z gồm 0,05 mol CO2 và 0,25 mol SO3. Tính khối lượng mol trung bình của
hỗn hợp Z và tỉ khối của hỗn hợp Z so với khí N2O
Câu 2: Khí A có dạng công thức phân tử là RO2, tỉ khối khí A so với H2 là 32. Tìm công thức
phân tử của khí A.
Câu 3: Hỗn hợp khí gồm 11,2 lít khí N2 và 33,6 lít khí O2 ở đktc.
a) Tính khối lượng của hỗn hợp khí.
b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp.
c) Hỗn hợp khí này nặng hay nhẹ hơn không khí.

You might also like