You are on page 1of 8

BÀI TIỂU LUẬN

NGHIÊN CỨU HÓA MÔI TRƯỜNG


Họ và Tên: Đinh Xuân Nam
Lớp: LT12A

Chủ đề: Chất chữa cháy xanh: Khái niệm, ví dụ và phân tích cơ chế hóa
học ứng dụng để dập tắt đám cháy của các chất chữa cháy xanh. Tiềm năng ứng
dụng của chúng ta tại Việt Nam

* Chất chữa cháy xanh

* Khái niệm: Chất chữa cháy “xanh” là những chất tự nhiên hoặc nhân tạo
được sử dụng để tạo điều kiện dập tắt đám cháy nhưng ít tác động xấu đến môi
trường xung quanh.

* Phân loại chất chữa cháy xanh


Chất chữa cháy xanh hiện nay được phân làm 3 loại cơ bản là dạng lỏng, dạng rắn và
dạng khí. Mỗi loại sẽ có sự phù hợp riêng với từng đám cháy:

- Chất chữa cháy dạng lỏng bao gồm các thành phần như nước, dung dịch.
Loại này có tác dụng dập cháy một cách nhanh chóng, cách sử dụng vô cùng đơn
giản nên ai cũng có thể thực hiện được.

- Chất chữa cháy dạng rắn bao gồm các thành phần dạng bột và dạng hạt nhỏ.
Loại này thường phù hợp với các đám cháy như xăng dầu

- Chất chữa cháy khí bao gồm các chất dạng khí như nitơ, các sản phẩm có thể
cháy hoàn toàn. Loại chất này thường phù hợp khi sử dụng trong đám cháy Tại
phòng làm việc, nhà kho.
* Ví dụ một số chất chữa cháy xanh sử dụng ở Việt Nam và cơ chế hoá
học của chúng.

1. Nước:

- Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hiđrô, có công thức hóa học: H 2O
(H–O–H). Tên IUPAC: water, oxidane.

1
Nước là một chất chữa cháy phổ biến nhất trong tất cả các chất được sử dụng
để chữa cháy. Nước là một hợp chất rất đặc biệt. Mặc dù có khối lượng mol phân tử
khá nhỏ (Mnước = 18 g/mol) nhưng giữa các phân tử nước tồn tại các liên kết hidro.
Chính vì vậy, ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng. Nước bắt đầu hóa hơi ở
nhiệt độ 1000 C với áp suất khí quyển khoảng 1 atm.

Chính vì tồn tại các liên kết hidro liên phân tử, nên để nước bay hơi, cần cung
cấp năng lượng cần thiết để phá vỡ các liên kết hidro này. Điều này giải thích tại sao
nhiệt độ sôi của nước cao hơn rất nhiều so với nhiệt độ sôi của các chất có khối
lượng phân tử tương đương. Để 1L nước nâng nhiệt độ từ 250C lên 1000C, cần tiêu
thụ 313 kJ và để hóa hơi từ 1L nước lỏng sang hơi tại điểm sôi, năng lượng tiêu thụ
là 2300 kJ. Như vậy, tổng lượng tiêu thụ năng lượng để 1L nước hóa hơi tại điểm sôi
từ nước ở 250C là 2613 kJ. Đây là lượng năng lượng tiêu thụ rất lớn. Lợi dụng tính
chất này của nước, người ta 89 sử dụng nước để chữa cháy

- Tác dụng làm lạnh: Tác dụng làm lạnh là tác dụng chữa cháy chủ yếu của
nước. Khi phun vào đảm cháy, nó hấp thụ nhiệt của vùng cháy và chất cháy, làm
giảm nhiệt độ của chúng. Khi nhiệt độ giảm xuống thấp hơn giá trị duy trì sự cháy
thì quá trình cháy sẽ ngừng và đám cháy sẽ được dập tắt.

- Tác dụng cách ly: Dưới tác dụng cơ học của tia nước làm tách chất cháy khỏi
nguồn nhiệt. Mặt khác khi phun nước vào đám cháy, nước đã bao phủ bề mặt và
ngấm vào trong chất cháy, nó vừa có tác dụng làm lạnh vừa có tác dụng cách ly sự
xâm nhập của oxy trong không khí đến chất cháy, ngăn cản sự bay hơi của các chất
khí cháy để tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy, nổ

- Tác dụng làm loãng của hơi nước: Hơi nước được tạo thành do tác dụng
nhiệt của đám cháy có tác dụng làm loãng hơi, khí cháy. Khi hóa hơi, cứ 1 lít nước
tạo thành 1700 lít hơi nước. Hơi nước hòa trộn với hỗn hợp hơi, khí cháy và không
khí làm giảm nồng độ nguy hiểm cháy nổ của hỗn hợp hơi chất cháy. Khi nồng độ
nguy hiểm cháy nổ của hổn hợp chất cháy giảm xuống dưới giới hạn nồng độ bắt
cháy thấp, thì lúc này sự cháy không được duy trì và đám cháy sẽ được dập tắt.

Tóm lại, nước có thể dập tắt đám cháy theo 3 cơ chế: làm lạnh, cách li và làm
loãng. Tuy nhiên, cần chú ý rằng, nước không phải là chất chữa cháy vạn năng. Tùy
thuộc tính chất của đám cháy, mà người chỉ huy chữa cháy sẽ quyết định sử dụng
nước hay không sử dụng nước, hoặc sử dụng nước ở dạng nào.

2
2.Cát

Cát có thành phần hóa học chính là silic đioxit (SiO2), còn được gọi là khoáng
thạch anh. Silic đioxit là chất không cháy, khá phổ biến, nên được sử dụng trong
chữa cháy ban đầu khi đám cháy còn nhỏ. Cát có thể dùng để chữa cháy nhiều loại
đám cháy, khi cát được phun vào đám cháy, nó sẽ bao phủ bề mặt chất cháy, ngăn
hoặc hạn chế chất cháy tiếp xúc với chất oxi hóa và làm đám cháy dần dần tắt. Vì
vậy, cơ chế dập tắt đám cháy của cát chủ yếu là cách li.

Tuy nhiên cần chú ý khi sử dụng cát chữa cháy. Đối với cháy kim loại mạnh
như kim loại kiềm, kiềm thổ hay nhôm, không được sử dụng cát vì SiO2 trong cát
tác dụng với các kim loại này, khiến đám cháy trở nên tồi tệ hơn.

2Mg + SiO2 2MgO + Si

4Na + SiO2 2Na2O + Si

4Al + 3SiO2 2Al2O3 + 3Si

Mặt khác, trong các đám cháy kim loại nói chung, nếu sử dụng cát ẩm, nước
sẽ bị phân hủy thành hidro và oxi gây ra nổ hidro rất nguy hiểm.

3. Khí sạch FM-200:

- Khí FM-200 (HFC – 227ea) là khí có công thức hóa học là: CF 3-CHF-CF3.
Tên gọi hóa học của khí này là : 1,1,1,2,3,3,3 heptaflo propan . Ngoài ra , nó còn
có một số tên thương mại khác :

- Heptafluoropropane

- Apaflurane

- HFC - 227ea

- R - 227ea

- HFC - 227

- Là chất khí sạch không màu, không mùi, không chứa Clo hay Brom gây phá
hủy tầng Ozone, không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

3
- Khi phun vào đám cháy các phân tử FM200 phân hủy một phần tạo ra các
gốc chứa flo tự do có tác dụng ức chế đám cháy, làm phản ứng cháy giảm dần tốc độ
và tắt. Cơ chế ức chế phản ứng cháy của FM200 xảy ra rất phức tạp theo nhiều gia
đoạn. Các phân tử FM200 bị phân hủy tiếp xúc với đám cháy và nhanh chóng (ngay
lập tức) hấp thụ được nhiệt lượng của giám cháy và đám cháy sẽ được dập tắt trong
khoảng thời gian rất ngắn, ngắn hơn hẳn so với các giải pháp khác rất nhiều và tránh
việc lây lan đám cháy rộng hơn.

- Ưu điểm chính của chất chữa cháy FM200, là chỉ cần một lượng nhỏ chất khí
để dập lửa. Điều này có nghĩa là cần ít bình, do đó ít lãng phí không gian để lưu trữ
bình FM200.

4. Nitrogen

- Khí Nitơ là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký
hiệu N2 và số nguyên tử bằng 7, nguyên tử khối bằng 14. Ở điều kiện bình thường,
nitơ là một chất khí không màu, không mùi, không vị và khá trơ.

- Nitơ là một loại khí trơ dập tắt lửa dựa trên nguyên lý suy giảm oxy, có khả
năng làm giảm nồng độ oxy đến xấp xỉ 12,5%.

- Khi được phun vào đám cháy, nó sẽ làm giảm nồng độ của chất oxi hóa (cụ
thể là oxi không khí) và giảm nồng độ của chất cháy, khiến tốc độ phản ứng cháy
giảm dần và tắt. Mặt khác, nhiệt độ của Nito khi phun ra khỏi bình là rất thấp nên khi
Nito được phun ra khỏi bình là quá trình thu nhiệt, làm giảm nhanh nhiệt độ đám
cháy.

- Tóm lại khí Nitơ dập tắt đám cháy theo 2 cơ chế làm loãng và làm lạnh,
trong đó cơ chế chủ yếu là làm loãng.

5. Khí NOVEC 1230

- Tên IUPAC là (1,1,1,2,2,4,5,5,5 - nonafluoro-4-trifluoromethyl-pentan-3-


one), công thức hóa học CF3CF2C(O)CF(CF3)2, ngoài ra còn có tên là: perfluoro (2-
metyl-3-pentanone) hoặc heptafluoroisopropyl pentafluoroetyl xeton. Đây là một
hợp chất hữu cơ phức tạp bao gồm Halogen và Andehit. 

- Cơ chế dập tắt đám cháy của NOVEC 1230 tương tự với FM200, vì nhiệt độ
khi phun ra khỏi bình là rất thấp nên quá trình thu nhiệt xảy ra làm khí này rất lạnh.
Cấu trúc phân tử của NOVEC 1230 có tới 17 liên kết cộng hóa trị phân cực, các liên
4
kết cộng hóa trị này lấy bớt nhiệt của đám cháy để dao động và phân hủy tạo gốc tự
do. Với hai quá trình thu nhiệt này, NOVEC 1230 sẽ nhanh chóng lấy nhiệt của đảm
cháy, khiến chất cháy không được cung cấp đủ nhiệt để tiếp tục cháy, lúc đó phản
ứng cháy sẽ giảm dần tốc độ và tắt.

- Tóm lại NOVEC 1230 dập tắt đám cháy theo cơ chế ức chế phản ứng cháy
và cơ chế làm lạnh, grong đó cơ chế chủ yếu là ức chế phản ứng cháy.

6. Khí NAF S 125

- NAF S 125 còn có tên là ECARO-25; FE-25 là một hỗn hợp có thành phần
hóa học bao gồm: 99,85% 1,1,1,2,2-Pentafluoroethane (CF3-CHF2) và 0,15%
Isopropenyl-1methyl cyclohexene.

- Cơ chế dập tắt đám cháy của NAF S 125 tương tự với FM200, vì nhiệt độ
khi phun ra khỏi bình là rất thấp nên quá trình thu nhiệt xảy ra làm khí này rất lạnh,
nó ngăn chặn phản ứng cháy bằng cách hấp thụ năng lượng nhiệt ở mức phân tử của
nó nhanh hơn mức nhiệt có thể tạo ra, do đó ngọn lửa không thể tự duy trì được. Hơn
nữa, cấu trúc phân tử của NAF S 125 có tới 7 liên kết cộng hóa trị phân cực, các liên
kết cộng hóa trị này lấy bớt nhiệt của đám cháy để dao động và phân hủy tạo gốc tự
do. Với hai quá trình thu nhiệt này, NAF S 125 sẽ nhanh chóng lấy nhiệt của đảm
cháy, khiến chất cháy không được cung cấp đủ nhiệt để tiếp tục cháy, lúc đó phản
ứng cháy sẽ giảm dần tốc độ và tắt.

- Mặt khác, khi phun vào đám cháy các phân tử NAF S 125 phân hủy một
phần tạo ra các gốc chứa flo tự do có tác dụng ức chế đám cháy, làm phản ứng cháy
giảm dần tốc độ và tắt. Đây được coi là cơ chế chính của NAF S 125.

7. Chất chữa cháy Stat-X

- Stat-X còn được gọi là chất chữa cháy sol khí (Aerosol) có thành phần hóa
học bao gồm: 75% Kali nitrat (KNO 3), 16,5% Dicyanodiamide (2-Cyanoguanidine
CN-CN(NH2)2 ), 8,5% nhựa hữu cơ, cacbon và một số phụ gia.

- Stat-X được để trong một bình làm bằng thép ko gỉ, được kết nối với hệ
thống báo cháy và chữa cháy tự động.

- Cơ chế dập tắt đám cháy của Stat-X khác với đa số các chất chữa cháy thông
dụng khác. Nó không làm giảm nồng độ oxi trong không khí, không lấy bớt nhiệt của
đám cháy, cũng không cách ly chất chát và chất oxi hóa. Khi đám cháy khởi phát, hệ
5
thống chữa cháy tự động sẽ truyền dòng điện đến bình kích hoạt phản ứng của các
chất có trong bình. Các chất sẽ cháy trong mối trường có oxi được tạo ra từ KNO 3.
Sau đó, các sản phẩm cháy có CO 2, CO, N2, oxi của nito… chủ yếu là KNO 2. KNO2
là một chất có khả năng ức chế hóa học với phản ứng cháy. Khi đi vào đám cháy,
KNO2 sẽ triệt tiêu các gốc tự do sinh ra từ chsất cháy và chất oxi hóa khiến tốc độ
phan ứng cháy giảm dần và tắt.

- Tóm lại cơ chế chính của chất chữa cháy Stat-X là ức chế phản ứng cháy.

8. Chất chữa cháy F-500ea

- F-500ea là một chất chữa cháy khá ưu việt . Thành phần hóa học cụ thể
của nó là thông tin độc quyền . Do vậy , chưa có thông tin nào về thành phần hóa
học của nó được công bố . Tuy nhiên , cơ chế dập tắt đám cháy của nó đã được
công bố .

- Khi pha F - 500ea vào nước chữa cháy , nó đi vào đám cháy . Các phân tử
của chất này bao bọc các phân tử chất cháy đang tồn tại ở dạng hơi , ngăn nó tiếp
xúc trực tiếp với chất oxi hóa , từ đó tốc độ phản ứng cháy giảm dần và tắt . Chính
vì vậy , nó được gọi là chất chữa cháy bao bọc phân tử.

- Vì khả năng bao bọc phân tử các chất cháy, nên cơ chế dập tắt đám cháy
của nó là cơ chế “vi cách ly”, vì nói cách khác, cơ chế dập tắt đám cháy của nó là
cơ chế cách li cấp độ phân tử.

* Ứng dụng của chất chữa cháy tại Việt Nam

1. Bình chữa cháy sản xuất tại Việt Nam thương hiệu Ecosafe
- Bình chữa cháy Ecosafe được sản xuất tại Việt Nam bởi CÔNG TY CỔ
PHẦN CÔNG NGHỆ XANH – ECOSAFE. Công ty đã nghiên cứu, ứng dụng các
sản phẩm PCCC có nguồn gốc sinh học, đáp ứng được yêu cầu về chữa cháy hiệu
quả, thân thiện với môi trường và con người.

- Đây là loại bình chữa cháy sử dụng công nghệ dung dịch gốc nước sinh học
tiên tiến 100% không độc hại, sử dụng nguyên liệu tự nhiên không có độc tính. Dung
dịch chữa cháy có thể hòa toan nhanh, tự động hòa tan trong nước nên có thể sử
dụng với nước để chữa cháy được nhiều hơn.

- Khác hẳn với bình chữa cháy bột khô hóa học, hiệu quả chữa cháy của bình
Ecosafe cao, giảm nhiệt độ đám cháy nhanh, ngăn lửa tái phát. Không phải xử lý hậu

6
quả sau cháy, không gây ô nhiễm môi trường, sau khi sử dụng chất chữa cháy sẽ kết
hợp với các loại nấm trên đất phân giải thành các chất dinh dưỡng cho hệ thực vật.

2. Chất tạo bọt AS-B

 - Chất tạo bọt AS-B được Công ty AN SINH XANH chế tạo để dùng
trong các thiết bị chữa cháy, đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với tác nhân tạo bọt
chính là chất khí chữa cháy CO2 hay N2 có sẵn trong hệ thống chữa cháy AN
SINH thay ”bọt hòa không khí” truyền thống.

- Khi phun vào đám cháy, bọt bao phủ lên bề mặt chất cháy để cách ly
khỏi ngọn lửa. Trong trường hợp bọt bị vỡ sẽ bung CO2 hay N2 (thay vì không
khí) và bản thân các bong bóng mỏng manh sẽ hóa thành hơi nước để cùng
tham gia dập tắt cháy.

Chủ đề: Ảnh hưởng của các chất chữa cháy đối với môi trường

1.CO2:

Liên tục thải ra khí CO2 nhưng lại không có đủ lượng cây để tiêu thụ đến
lượng khí thải này. Dẫn đến việc gia tăng nồng độ khí Cacbon dioxit trong không
khí. Đẩy nhanh quá trình hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt độ trái đất khiến băng tan
và thúc đấy các hiện tượng thời tiết tiêu cực.

2. Bột chữa cháy BC


+ Bột BC có thành phần chính là NaHCO 3 khi phu vào đám cháy phân hủy tạo
ra CO2 góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính.
2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O
Na2CO3 sinh ra và NaHCO 3 chưa bị nhiệt phân khi ra ngoài môi trường theo
đường nước chữa cháy sẽ gây kiềm hóa nguồn nước hoặc kiềm hóa đất do ion CO 2−¿
3
¿

−¿ ¿
và HCO 3 đều thủy phân cho môi trường kiềm.
2−¿ ¿ −¿ ¿
CO 3 + H2O → HCO 3 + OH-
HCO −¿
3
¿
+ H2O → H2CO3 + OH-

3.Bột chữa cháy ABC: bột ABC có thành phần chính là (NH4)3PO4. Khi
phun vào đám cháy (NH4)3PO4 phân hủy tạo thành NH3 và H3PO4 hoặc P2O5.

2(NH4)3PO4 → 6NH3 + P2O5 + 3H2O


7
Các sản phẩm của phản ứng này đều là chất độc đối với con người và môi
trường.

4.Halon: Halon là các dẫn xuất hidrocacbon có chứa Flo, Clo và Brom. Khi
phun vào đám chảy, halon phát sinh ra các gốc tự do của Clo và Brom. Các gốc tự do
này một phần ức chế phản ứng cháy, một phần phát tán vào không khí, bay lên tầng
bình lưu và phá hủy tầng ozon theo phản ứng cơ chế gốc:

Halon → Br* + Cl* (Br* và Cl*: gốc tự do của brom và clo)

Br* + O3 → BrO

Br* +O3 → Br* + 2O₂

Cl* + O3 →ClO*

ClO* +O3 →Cl* +2O₂


5.Bọt hòa không khí:

+ Bọt hòa không khí là mảng bọt có tính bền, chứa đầy không khí và có tỷ
trọng nhỏ hơn các chất cháy như dầu, xăng hoặc nước được tạo ra bằng cách trộn
nước và chất tạo bọt để tạo thành dung dịch foam lỏng với mật độ lớn, tiếp theo,
dung dịch này được trộn thêm với không khí để tạo nên chất chữa cháy bọt hòa
không khí.
+ Theo các chuyên gia, bọt hòa không khí không độc hại đối với con người,
tuy nhiên khi chữa cháy các đám cháy lớn, với lượng chất tạo bọt lớn được sử dụng
có thể theo cống rãnh chảy đến sông, hồ làm ô nhiễm và gây ảnh hưởng đến hệ sinh
thái dưới nước ở khu vực đó.

You might also like