You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ MÔN KỸ THUẬT NHIỆT

BÀI GIẢNG MÔN HỌC


KỸ THUẬT LẠNH CƠ SỞ

Biên soạn:TS. Nguyễn Đăng Khoát


CHƯƠNG 1. MÔI CHẤT LẠNH VÀ CHẤT TẢI LẠNH

I. Môi chất lạnh


1.1. Khái niệm, yêu cầu và ký hiệu môi chất lạnh
1.1.1. Khái niệm:
- Môi chất lạnh là chất trung gian sử dụng trong các chu trình
nhiệt động ngược chiều để thu nhiệt từ môi trường có nhiệt
độ thấp và thải nhiệt ra môi trường có nhiệt độ cao hơn.
- Ở máy lạnh nén hơi: sự thu nhiệt ở môi trường có nhiệt độ
thấp nhờ quá trình bay hơi ở nhiệt độ thấp và áp suất thấp,
thải nhiệt cho môi trường có nhiệt độ cao nhờ quá trình
ngưng tụ ở nhiệt độ cao và áp suất cao, sự tăng áp suất nhờ
quá trình nén hơi và sự giảm áp suất nhờ quá trình tiết lưu
hoặc giãn nở lỏng.
CHƯƠNG 1. MÔI CHẤT LẠNH VÀ CHẤT TẢI LẠNH

1.1.2. Yêu cầu đối với môi chất lạnh


- Tính chất hóa học: Môi chất cần bền vững về mặt hóa học
trong phạm vi áp suất và nhiệt độ làm việc; môi chất phải
trơ, không ăn mòn các vật liệu chế tạo máy, dầu bôi trơn,
hơi ẩm; an toàn, không dễ cháy và không dễ nổ.
- Tính chất lý học: Áp suất ngưng tụ không được quá cao; áp
suất bay hơi không được quá nhỏ, phải lớn hơn áp suất
khí quyển để hệ thống không bị chân không; nhiệt độ
đông đặc phải thấp hơn nhiệt độ bay hơi nhiều và nhiệt
độ tới hạn phải cao hơn nhiệt độ ngưng tụ nhiều; nhiệt
ẩn hóa hơi và nhiệt dung riêng càng lớn càng tốt; độ nhớt
động học càng nhỏ càng tốt để giảm tổn thất trên đường
ống và các cửa van.
CHƯƠNG 1. MÔI CHẤT LẠNH VÀ CHẤT TẢI LẠNH

- Tính chất sinh lý: Môi chất không được độc hại với con
người; không ảnh hưởng xấu đến chất lượng các sản
phẩm bảo quản.
- Tính kinh tế: Dễ kiếm; giá rẻ.
Không có môi chất lạnh lý tưởng đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu nêu trên. Chỉ có thể tìm được một môi chất đáp ứng ít
hay hiều những yêu cầu đó mà thôi.
CHƯƠNG 1. MÔI CHẤT LẠNH VÀ CHẤT TẢI LẠNH

1.1.3. Ký hiệu môi chất lạnh


a. Môi chất lạnh freôn
Freôn là sản phẩm hình thành từ dãy Hydro carbon no CnH2n+2
bằng cách thay thế các nguyên tử Hydro bởi các nguyên tử Flo,
Clo, Brom. Mã hóa các Frêon như sau:
CnHmFpClqBrk  R(n-1)(m+1)pBi*k
Số nguyên tử Cl được tính theo công thức:
q = (2n+2) - (m + p + k)
Khi n = 1 thì n - 1 = 0, trong ký hiệu người ta bỏ đi số 0 chỉ còn
R(m + 1)pBrk
Ví dụ:
Môi chất lạnh R12  CF2Cl2
Môi chất lạnh R134a  C2H2F4
CHƯƠNG 1. MÔI CHẤT LẠNH VÀ CHẤT TẢI LẠNH

- Môi chất không đồng sôi: Đây là hỗn hợp của hai hoặc nhiều
môi chất đơn chất có nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển cách
nhau thường từ 15K trở lên, được ký hiệu với chữ đầu là 4. Ví
dụ: R404A, R410A,...
- Môi chất đồng sôi: Ký hiệu với chữ đầu là 5. Ví dụ: R507
b. Môi chất vô cơ
Ký hiệu là R7xy, trong đó xy là phân tử lượng của môi chất. Ví dụ:
Môi chất lạnh Amoniac NH3 có ký hiệu là R717.
CHƯƠNG 1. MÔI CHẤT LẠNH VÀ CHẤT TẢI LẠNH

1.2. Môi chất lạnh tác động đến môi trường


Năm 1974 hai GS người Mỹ là Rawland và Molina phát hiện ra các
chất Freôn phá hủy tầng ôzôn (chỉ số đánh giá tiềm năng phá hủy
tầng ôzôn là ODP: Ozone Depletion Potential) và gây hiệu ứng nhà
kính làm nóng địa cầu (chỉ số đánh giá tiềm năng làm nóng địa cầu
là GWP: Global Warming Potential). Nhưng tùy theo thành phần
hóa học mà mức độ phá hủy ôzôn và gây hiệu ứng nhà kính cao
thấp khác nhau. Chính vì lẽ đó mà người ta còn gọi các Freôn theo
thành phần hóa học. Căn cứ vào tên gọi, người ta có thể biết được
mức độ nguy hiểm của chúng đối với môi trường đến đâu:
- CFC là các chất có thành phần hóa học: Clo - Flo - Carbon (không
có nguyên tử Hydro). Đây là các chất nguy hiểm nhất đối với
tầng ôzôn và hiệu ứng nhà kính. Tiêu biểu là R11, R12, R13
CHƯƠNG 1. MÔI CHẤT LẠNH VÀ CHẤT TẢI LẠNH

- HCFC là các chất có thành phần hóa học: Hydro - Clo - Flo -
Carbon. Các chất này ít nguy hiểm hơn so với các chất CFC do
trong thành phần hóa học của chúng có chứa nguyên tử Hydro,
chính thành phần hydro làm chúng ít bền vững, dễ bị phân hủy
nên chỉ số phá hủy tầng ôzôn giảm; nhưng chất này vẫn gây hiệu
ứng nhà kính. Đại diện tiêu biểu là R22 (HCFC22) và R123
(HCFC123).
- HFC là các chất có thành phần hóa học: Hydro - Flo - Carbon.
Đây là các chất không phá hủy tầng ôzôn nhưng vẫn gây hiệu ứng
nhà kính nên chúng cũng sẽ bị thay thế trong tương lai không xa.
Đại diện cho các chất này là R134a (HFC 134a).
CHƯƠNG 1. MÔI CHẤT LẠNH VÀ CHẤT TẢI LẠNH

1.3. Một số môi chất lạnh thông dụng


a. Amoniac NH3
- Ký hiệu là: R717
- Là một chất khí không màu, có mùi hắc
- Nhiệt độ sôi là -33,350 C ở áp suất khí quyển
- Amoniac có tính chất nhiệt động tốt phù hợp với chu trình máy
lạnh nén hơi dùng máy nén pít tông
- Tính chất vật lý:
- Áp suất ngưng tụ cao, nhiệt độ cuối tầm nén cao nên cần làm
mát đầu máy nén bằng nước. Ở máy nén 2 cấp, áp suất bay
hơi thường nhỏ hơn áp suất khí quyển nên dễ lọt không khí
vào hệ thống. Năng suất lạnh riêng thể tích lớn nên máy nén
gọn nhẹ. Độ nhớt nhỏ nên ít tổn thất áp suất trên đường ống.
CHƯƠNG 1. MÔI CHẤT LẠNH VÀ CHẤT TẢI LẠNH

Hệ số dẫn nhiệt và hệ số tỏa nhiệt lớn nên các thiết bị trao đổi
nhiệt gọn nhẹ. Hòa tan nước hoàn toàn nên không gây tắc ẩm
nhưng hàm lượng nước phải khống chế dưới 0,1%. Không hòa
tan dầu bôi trơn nên phải có bình tách dầu. Amoniac dẫn điện
nên không sử dụng cho máy nén kín và nửa kín.
- Tính chất hóa học: Bền vững ở nhiệt độ và áp suất làm việc. Chỉ
phân hủy ở nhiệt độ 2600C. Khi có mặt ẩm và bề mặt xi lanh
bằng thép làm chất xúc tác thìNH3 có thể phân hủy ở ngay
nhiệt độ 1100C - 1200C nên máy lạnh NH3 phải có bình tách khí
không ngưng. Không ăn mòn kim loại đen và phi kim chế tạo
máy nhưng ăn mòn đồng và các hợp kim của đồng trong máy
lạnh NH3.
- Tính an toàn cháy nổ: Gây cháy nổ trong không khí. Hỗn hợp vơi
thủy ngân gây nổ rất nguy hiểm nên hệ thống lạnh ammoniac
không được sử dụng áp kế thủy ngân.
CHƯƠNG 1. MÔI CHẤT LẠNH VÀ CHẤT TẢI LẠNH

- Tính chất sinh lý: Độc hại với con người, làm giảm chất lượng
thực phẩm bảo quản nếu bị rò rỉ.
- Tính kinh tế: Là môi chất lạnh rẻ tiền, dễ kiếm. Amoniac sử
dụng trong nhiều lĩnh vực từ nhiệt độ bay hơi 100C ÷ -600C,
thích hợp với máy nén pít tông, không sử dụng cho máy nén
tuabin vì tỷ số áp suất quá thấp.
CHƯƠNG 1. MÔI CHẤT LẠNH VÀ CHẤT TẢI LẠNH

b. Môi chất R134a (HFC 134a)


- Công thức hóa học:CF3-CH2F
- Không chứa Clo nên không phá hủy tầng ôzôn (ODP = 0) nhưng
có chỉ số làm đóng địa cầu GWP = 1300 quá cao.
- Nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển là -26,50C
- Không gây cháy nổ, bền vững về hóa và nhiệt độ, không ăn
mòn kim loại và phi kim loại.
CHƯƠNG 1. MÔI CHẤT LẠNH VÀ CHẤT TẢI LẠNH

c. Môi chất R404A


- Là hỗn hợp không đồng sôi, gồm các chất: 44% R125, 52%
R143a, 4% R134a.
- Không cháy, hiệu suất lạnh kém hơn R134a
- Ứng dụng chủ yếu trong thiết bị lạnh thương nghiệp với dải
nhiệt độ từ -200C ÷ -500C
d. Môi chất lạnh R407C
Là hỗn hợp không đồng sôi, gồm các chất: 23% R32, 25% R125,
52% R134a. Áp suất ngưng tụ cao hơn R22 khoảng 13%. Các tính
chất vật lý và dầu bôi trơn gần giống các HFC.
CHƯƠNG 1. MÔI CHẤT LẠNH VÀ CHẤT TẢI LẠNH

e. Môi chất lạnh R410A


- Là hỗn hợp không đồng sôi, gồm các chất: 50% R32, 50% R125.
Thường được sử dụng trong máy lạnh, điều hòa không khí,
bơm nhiệt.
- Áp suất ngưng tụ cao gấp 1,6 lần áp suất ngưng tụ R22. Năng
suất lạnh riêng thể tích cao 1,6 lần so với R22, điều đó có
nghĩa là máy nén nhỏ gọn hơn R22 khá nhiều. Ở nhiệt độ
ngoài trời 350C, máy điều hòa R22 có áp suất ngưng tụ 19 bar
thì R410A có áp suất ngưng tụ là 30,7 bar.
- Do R410A và cả R407C là hỗn hợp không đồng sôi nên phải nạp
lỏng và nếu có rò rỉ thì phải xả toàn bộ ga lạnh trong hệ thống
để nạp lại hoàn toàn vì khi rò rỉ, thành phần dễ bay hơi bị tổn
thất nhiều hơn và tỷ lệ đã thay đổi.
CHƯƠNG 1. MÔI CHẤT LẠNH VÀ CHẤT TẢI LẠNH

e. Môi chất lạnh R507


- Là hỗn hợp đồng sôi, nhiệt độ sôi -46,50C gồm 50% R125 và
50% R143a dùng để thay thế cho R22 và R502.
- Có tính chất vật lý và nhiệt năng giống như R404A nhưng có ưu
điểm là khi hệ thống bị rò rỉ thì có thể nạp bổ sung mà không
cần xả hết môi chất ra ngoài.
- Không cháy nổ, không độc hại, không ăn mòn các vật liệu chế
tạo máy.
CHƯƠNG 1. MÔI CHẤT LẠNH VÀ CHẤT TẢI LẠNH

II. Chất tải lạnh


2.1. Khái niệm
- Chất tải lạnh là chất trung gian nhận nhiệt của đối tượng cần
làm lạnh chuyển tới thiết bị bay hơi cấp cho môi chất lạnh sôi. Hệ
thống lạnh sử dụng chất tải lạnh còn gọi là hệ thống lạnh gián
tiếp.
- Ưu và nhược điểm:
+ Về mặt nhiệt động, làm lạnh gián tiếp qua chất tải lạnh có tổn
thất năng lượng lớn hơn do phải truyền qua chất trung gian
+ Về kinh tế cũng tốn kém hơn do phải chi phí thêm thiết bị như
bơm, đường ống,., cho vòng tuần hoàn chất tải lạnh
- Hệ thống lạnh gián tiếp chỉ có ưu điểm về mặt vận hành khi:
Khó sử dụng trực tiếp dàn bay hơi để làm lạnh, môi chất lạnh có
tính độc hại.
CHƯƠNG 1. MÔI CHẤT LẠNH VÀ CHẤT TẢI LẠNH

2.2. Yêu cầu đối với chất tải lạnh


- Tính chất vật lý:
+ Nhiệt độ đông đặc phải thấp hơn nhiệt độ bay hơi của môi chất
lạnh ít nhất là 50C để tránh hiện tượng đóng băng chất tải lạnh
+ Nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển phải cao để đỡ tổn thất chất
tải lạnh
+ Hệ số dẫn nhiệt và trao đổi nhiệt lớn
+ Nhiệt dung riêng càng lớn càng tốt để tăng khả năng trữ nhiệt
+ Độ nhớt và khối lượng riêng càng nhỏ càng tốt vì giảm được
tổn thất áp suất trên đường ống
- Tính chất hóa học:
+ Không ăn mòn kim loại chế tạo máy
+ Bền vững, không phân hủy ở phạm vi nhiệt độ làm việc
CHƯƠNG 1. MÔI CHẤT LẠNH VÀ CHẤT TẢI LẠNH

- Tính an toàn: Không gây cháy nổ, an toàn với môi trường
- Tính chất sinh lý: Không độc hại với con người và thực phẩm
bảo quản
- Tính kinh tế: Dễ kiếm, dễ vận chuyển, bảo quản.
CHƯƠNG 1. MÔI CHẤT LẠNH VÀ CHẤT TẢI LẠNH

2.3. Một số chất tải lạnh thường dùng


a. Nước
Nước là chất tải lạnh lý tưởng, nó đáp ứng được hầu hết các yêu
cầu đã nêu trong mục 2.2. Nhược điểm duy nhất của nước là
nhiệt độ đông đặc cao (0OC ở áp suất khí quyển). Khi đó, để đảm
bảo an toàn thì nhiệt độ sôi của môi chất lạnh không được thấp
hơn 50C và như vậy thì nhiệt độ buồng lạnh cao nhất cũng chỉ là
50C. Do vậy, nước chỉ được sử dụng làm chất tải lạnh cho điều
hòa không khí hoặc bảo quản rau quả ở nhiệt độ dương.
b. Nước muối NaCl
Dung dịch nước muối NaCl cũng đáp ứng được gần như đầy đủ
các yêu cầu của một chất tải lạnh lý tưởng. Ở nồng độ khối lượng
23,1%, muối ăn đạt nhiệt độ hóa rắn thấp nhất ở -21,20C. Như
vậy, nhiệt độ sôi của môi chất lạnh không được thấp hơn -16,20C.
CHƯƠNG 1. MÔI CHẤT LẠNH VÀ CHẤT TẢI LẠNH

Một nhược điểm của NaCl là ăn mòn các thiết bị kim loại chế tạo
máy. Do đó, để giảm tính ăn mòn của NaCl, thường phải cho
thêm phụ gia hoặc các chất ức chế ăn mòn và đưa độ PH về giá
trị trung tính.
c. Nước muối CaCl2
Dung dịch nước muối CaCl2 cũng đáp ứng được rất nhiều các yêu
cầu của chất tải lạnh lý tưởng nhưng không dễ kiếm như muối ăn
NaCl.
Ở nồng độ khối lượng 29,9%, dung dịch muối CaCl2 đạt nhiệt độ
hóa rắn (nhiệt độ cùng tinh) là -550C. Như vậy, nhiệt độ sôi của
môi chất lạnh cho phép đạt đến -500C.
Nhược điểm của CaCl2 là ăn mòn thiết bị chế tạo máy như NaCl.

You might also like