You are on page 1of 47

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

LỜ I MỞ ĐẦ U


Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay của thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng, ngành công nghiệp tổng hợp hữu cơ chiếm một
vị trí hết sức quan trọng, đặc biệt ngành công nghiệp tổng hợp Hữu cơ – Hóa
dầu đã góp phần phục vụ cho đời sống con người, phục vụ cho sự phát triển
không ngừng của nhân loại.
Metanol là một trong những nguyên liệu rất quan trọng để sản xuất các
hợp chất hữu cơ trong công nghiệp hóa chất, khoảng 85% lượng metanol sản
xuất được sử dụng như là nguyên liệu đầu hay là dung môi trong công nghiệp
tổng hợp hóa học. Phần lớn lượng metanol được dùng để sản xuất formandehyt,
dùng làm chất trung gian trong tổng hợp metylmetacrylat, dimetylterephtalat,
dimetylsunfat, metanol còn được dùng làm chất metyl hóa để điều chế
metylamin, dimetylanilin.
Ngoài ra, metanol còn được sử dụng trong hỗn hợp với các sản phẩm dầu
mỏ để làm nhiên liệu, điều chế phẩm nhuộm và dược phẩm, ứng dụng rộng rãi
trong lĩnh vực y học. Ngày nay, nhu cầu sử dụng metanol làm nguyên liệu cho
động cơ, thay thế cho xăng đang ngày một tăng lên vì trữ lượng dầu mỏ trên
thế giới đang cạn dần.
Metanol được sản xuất từ những phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, hiện
nay do công nghiệp chế biến khí ngày càng phát triển, lượng khí tổng hợp được
sản xuất từ khí tự nhiên và quá trình chế biến dầu ngày càng nhiều hơn, nhiều
công nghệ mới ra đời. Do đó công nghiệp sản xuất metanol từ khí tổng hợp
cũng đang trên đà phát triển, với các loại xúc tác mới có độ chọn lọc, độ
chuyển hóa cao. Như vậy ngành công nghiệp chế biến dầu khí ở nước ta đang
bước vào thời kì mới.Vì vậy ”thiết kế quy trình công nghệ sản xuất methanol
từ khí tổng hợp với năng suất 100000 tấn/năm” là đè tài đồ án công nghệ của
nhóm chúng em nghiên cứu và trình bày.

LỚP:DL12HD Trang 1
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

CHƯƠNG 1: TỔ NG QUAN LÝ THUYẾ T


1.1 Giới thiệu chung về Metanol:
Metanol còn có những tên gọi khác như metylalcol, carbinol hoặc rượu
gỗ có công thức hóa học là CH3OH, khối lượng phân tử M= 32,042 là một
trong những nguyên liệu thô rất quan trọng.

1.1.1 Tính chấ t vậ t lý củ a Metanol:


Metanol (CH3OH) là chất lỏng không màu, có mùi đặc trủng tương tự
Etanol(C2H5OH), trung tính, tan tốt trong nước, rượu, este và hầu hết các dung
môi hữu cơ khác, nó ít hòa tan trong chất béo và dầu bởi tính phân cực của nó.
Ngoài ra, Metanol còn hòa tan được rất nhiều hợp chất hữu cơ và các loại
muối khác.
Metanol là chất dễ cháy và rất độc với một lượng nhỏ (khoảng 10ml) cũng
có thể làm mù mắt, với lượng lớn có thể gây tử vong.
Bảng 1. Các thông số vật lý của Metanol
Đại lượng Giá trị Đơn vị
Áp suất tới hạn 8,098 MPa
Nhiệt độ tới hạn 239,49 0C
Thể tích tới hạn 117,9 cm3/mol
Khối lượng riêng tới hạn 0,2715 g/cm3
Giới hạn nổ trong không khí 5,544 %V
Nhiêt dộ đóng rắn -97,68 0C
Tỷ trọng tới hạn 0,2715 g/cm3
Hệ số nén tới hạn 0,224
Nhiệt hóa hơi ở 101,3 Kpa 1128,8 kJ/kg
Điểm bắt cháy cốc hở 15,6 0C
Điểm bắt cháy cốc kín 12,5 0C
Độ dẫn điện (ở 250C) (27).10-9
-1 -1
- .cm
Nhiệt độ bắt cháy 470 0C

LỚP:DL12HD Trang 2
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

1.1.2 Tính chấ t hó a họ c củ a Metanol:


Metanol (CH3OH) là một rượu no đơn chức. đặc trưng cho loại hợp chất
này là khả năng phản ứng được quyết định bởi nhóm chức (-OH) các phản ứng
của Metanol xảy ra thông qua việc phân chia mối liên kết C-O và O-H, mà đặc
trưng là sự thay thế bởi (-H) hoặc (-OH)
- Tính axit, phản ứng tạo muối:
Metanol luôn thể hiện tính chất của một axit yếu, nó phân ly yếu hơn cả
nước do gốc alkyl có hiệu ứng +1.Hiệu ứng này làm giảm sự phân cực của liên
kết O-H. Khi thay thế nguyên tử H trong nhóm –CH3 của metanol cũng thay
đổi. Metanol có tính axit yếu, nó tác dụng được với kim loại kiềm.
Ví dụ : CH3 + Na CH3ONa + ½ H2
- Phản ứng tạo thành ete và este:
Phản ứng tạo thành ete:
Metanol có thể phân hủy khi co mặt H2SO4 đặc sẽ tạo thành ete:

- Phản ứng tạo thành este:


Metanol có thể tác dụng với axit cacboxylic, với xúc tác H2SO4 tạo thành
este

- Phản ứng tạo thành dẫn xuất halogen:


Metanol có thể tác dụng với Hydrohalogen tạo thành Metylhalogenua.

- Phản ứng dehydrat hóa tạo thành alken:


Tương tự như alky halogen bị dehydrohalogen hóa tạo thành alkyl.
Metanol có thể bị dehydrat hóa theo phản ứng

Để thực hiện phản ưng trên người ta cho hơi Metanol đi qua Al2O3 nung
nóng hoặc đun Metanol với axitsunfuric đặc.
- Phản ứng dehydro hóa:
Hơi Metanol đi qua cột chứa xúc tác đồng (Cu) ở nhiệt độ 3000C, sẽ bị
tách hydro tạo thành aldehyt:

LỚP:DL12HD Trang 3
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

- Phản ứng oxi hóa:


Phản ứng oxi hóa chỉ dùng trong công nghiệp, trong điều kiện phòng thí
nghiệm người ta dùng các chất oxi hóa những KMnO4 + H2SO4 hoặc K2Cr2O7 +
H2SO4, khi đó:

1.1.3 Ứ ng dụ ng:
Methanol được dùng làm chất chống đông, làm dung môi, làm nguyên
liệu cho động cơ đốt trong, ứng dụng lớn nhất là làm nguyên liệu cho sản xuất
hóa chất.
Methanol chủ yếu được dùng để sản xuất Andehit Fomic nguyên liệu cho
công nghiệp chất dẻo.

1.2 Cơ sở hóa học của quá trình tổng hợp metanol từ khí tổng hợp :
Sự tạo thành Metanol từ khí tổng hợp được tiến hành theo phản ứng sau:
CO + 2H2 CH3OH 300K = - 90,77 KJ/mol. (1)
CO2 + 3H2 CH3OH + H2O 300K = - 49,16 KJ/mol. (2)
Cả hai phản ứng trên đều tỏa nhiệt. Vì vậy để thuận lợi cho phản ứng tổng
hợp metanol ta cần tăng áp suất và giảm nhiệt độ. Ngoài hai phản ứng tạo thành
metanol trên còn có phản ứng phụ thu nhiệt.
CO2+ H2  CO + H2O H300K= 41,21KJ/mol.
(3)
Để đơn giản các phản ứng (1) và (3) có thể coi là phản ứng độc lập, sự
chuyển hóa của cacbondioxit thành metanol ở phương trình (2) là kết quả của
phương trình (1) và (3).

1.2.1 Xú c tác cho quá trình tổ ng hợ p Metanol


- Xúc tác cho quá trình tổng hợp ở áp suất cao
Sản phẩm Metanol công nghiệp đầu tiên được tổng hợp bằng quá trình ở
áp suất cao, được xúc tác bởi hệ xúc tác: ZnO và Cr2O3 xúc tác này được sử dụng
cho quá trình tổng hợp ở áp suất 25 ¸ 30 MPa nhiệt độ 300 ¸ 4500C.

LỚP:DL12HD Trang 4
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

Hệ xúc tác này có khả năng chống lại sự tác động của hợp chất lưu huỳnh
và clo có mặt trong khí tổng hợp nhưng quá trình tổng hợp áp suất cao không có
giá trị kinh tế. Vì vậy ngày nay người ta nghiên cứu và sử dụng hệ xúc tác chứa
đồng, phản ứng thực hiện ở áp suất thấp.
- Xúc tác cho quá trình tổng hợp Metanol ở áp suất thấp
Xúc tác để tổng hợp Metanol ở áp suất thấp được hãng ICI sử dụng đầu
tiên trong công nghiệp vào năm 1966. Xúc tác có chứa Cu, có hoạt tính và độ
chọn lọc cao hơn so với xúc tác ZnO-Cr2O3. Xúc tác Cu-ZnO được tăng độ bền
nhiệt do sự có mặt của Al 2O3, được dùng cho quá trình chuyển hóa khí tổng hợp
vô cùng tinh khiết thành metanol. Vì xúc tác rất hoạt động nên quá trình tổng
hợp metanol được thực hiện ở 2200C ¸ 2300C và áp suất 5 MPa. Do đó đã hạn
chế sự lão hóa sớm dẫn tới Cu bị kết dính.
Xúc tác có độ chọn lọc cao cho phép nhận được metanol có độ tinh khiết
cao 99,5%. Tất cả các xúc tác cho quá trình tổng hợp áp suất thấp có chứa CuO
và ZnO hiện nay đang dùng đều được thêm phụ gia làm tăng độ bền, trong đó
Al2O3 Cr2O3 hoặc hỗn hợp là thích hợp hơn cả.
Xúc tác hiện nay được sử dụng trong các nhà máy tổng hợp metanol ở áp
suất thấp trên cơ sở Cu-ZnO-Al (hoặc Cr) nhận được dưới dạng cacbonat hoặc
nitrat kim loại, bằng cách cho đồng kết tủa trong dung dịch nước của các muối
kim loại (ví dụ muối nitrat) với dung dịch Na 2CO3. Quá trình kết tủa có thể xảy
ra theo nhiều giai đoạn, chất lượng của xúc tác được xác định bởi thành phần
tối ưu của các cấu tử kim loại, nhiệt độ kết tủa, độ PH, thứ tự cho các muối kim
loại vào, thời gian kết tủa. Tỷ lệ cấu tử, tốc độ khuấy trộn và hình dạng cánh
khuấy cũng ảnh hưởng đến chất lượng xúc tác. Xúc tác cho quá trình tổng hợp
metanol áp suất thấp cũng có thể thu được từ các phương pháp khác như: tẩm
các cấu tử hoạt tính lên chất mang, trộn lẫn các hợp chất kim loại...
Xúc tác Cu-ZnO-Al2O3 thương phẩm hiện nay dùng trong tổng hợp
Metanol áp suất thấp cho phép sản xuất ra sản phẩm yêu cầu với độ chọn lọc
cao, có thể có tới 99% lượng COx cho vào.
Các tạp chất làm ảnh hưởng tới hoạt tính và độ chọn lọc của xúc tác. Hợp
chất kiềm làm giảm thời gian sử dụng và làm giảm độ chọn lọc của xúc tác.

LỚP:DL12HD Trang 5
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

Các tạp chất chứa sắt hoặc niken trong khoảng vài phần triệu sẽ làm tăng các
phản ứng phụ tạo thành các hydrocacbon và sáp. Hợp chất của silicon dioxit
làm tăng tỉ lệ dimetylete trong metanol thô.
Các chất hoạt hóa cấu trúc tạo điều kiện phân tán và ổn định các tâm hoạt
động của xúc tác, nâng cao hoạt tính và độ ổn định của xúc tác. Thời gian sử
dụng khoảng 2...5 năm. Những sơ suất trong quá trình chế tạo xúc tác có thể ảnh
hưởng đến sự phân tán các tâm hoạt động và làm xúc tác bị giảm hoạt tính. Điều
kiện nhiệt độ, thành phần hỗn hợp khí nguyên liệu đưa vào phải được kiểm soát
chặt chẽ.
Xúc tác chứa Cu rất nhạy với các tạp chất trong khí tổng hợp. Các hợp
chất của lưu huỳnh và clo gây ngộ độc xúc tác rất nhanh trong tổng hợp
Metanol. Các hợp chất này phải được loại bỏ khỏi thành phần của khí tổng hợp
trước khi đưa vào quá trình tổng hợp Metanol. Dùng xúc tác chứa ZnO sẽ hạn
chế tác hại của hợp chất chứa lưu huỳnh vì S sẽ bị chuyển thành ZnS. Sau khi
bị giảm hoạt tính, xúc tác vẫn có thể hấp phụ được một lượng lớn S để bảo vệ
lớp xúc tác sau khỏi bị ngộ độc. Các tạp chất khác trong khí tổng hợp như hợp
chất silicon, nikel cacbonyl hoặc sắt cacbonyl cũng làm cho xúc tác mất hoạt
tính.
Xúc tác cũng có thể mất hoạt tính do bị phân huỷ nhiệt nếu sử dụng thành
phần khí tuần hoàn không thích hợp, điều chỉnh nhiệt độ không đúng hoặc nạp
quá nhiều xúc tác lúc ban đầu gây hiện tượng quá nhiệt cục bộ.
Nhiều hệ xúc tác cho quá trình tổng hợp Metanol áp suất thấp được nghiên
cứu. Trong đó hệ xúc tác Cu-ZnO-Al2O3 được sử dụng phổ biến trong các nhà
máy tổng hợp Metanol vì có hoạt tính và độ chọn lọc cao, độ bền tốt, giá thành
chấp nhận được.

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưở ng đến quá trình tổ ng hợ p Metanol


- Nhiệt độ
Hằng số cân bằng của phản ứng tổng hợp metanol được xác định theo
phương trình:

Kp=

LỚP:DL12HD Trang 6
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

Từ phương trình này ta thấy, nếu tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch về
phía phân ly metanol dẫn đến hiệu suất thu metanol giảm.
Bảng 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hằng số cân bằng

Nhưng nếu nhiệt độ thấp quá thì xúc tác không còn hoạt tính, do đó trong
thực tế nhiệt độ khoảng 200 ÷ 3000C.
- Áp suất
Hằng số cân bằng của phản ứng tạo thành metanol được xác định theo
phương trình:

Kp =

Trong đó:
Y - Phân tử Metanol tạo thành từ một phân tử CO và hai phân tử
H2
P - áp suất chung của hệ (at)
T - Nhiệt độ (K)
Bảng 3: Một số giá trị của Kp ở nhiệt độ và áp suất khác nhau

Ta thấy, mức độ chuyển hoá tăng khi giảm nhiệt độ và áp suất, khi
không có xúc tác tốc độ phản ứng rất nhỏ, vì vậy phản ứng có xúc tác
tiến hành ở nhiệt độ 2000 C ¸ 3000C là tốt nhất.
- Xúc tác

LỚP:DL12HD Trang 7
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

Đối với các phản ứng có mặt xúc tác, việc lựa chọn chất xúc tác ảnh
hưởng rất lớn đến toàn bộ quá trình. Chất xúc tác có thể làm tăng hoặc giảm tốc
độ của phản ứng. Hiệu suất của phản ứng chính được quyết định bởi việc lựa
chọn xúc tác. Vì vậy yêu cầu chung đối với xúc tác là:
- Xúc tác phải có hoạt tính cao
- Độ chọn lọc của xúc tác cao
- Độ ổn định lớn
- Xúc tác phải đảm độ bền cơ, bền nhiệt. Trong quá trình làm việc, xúc tác cọ
xát với thành thiết bị nên dễ bị vỡ làm tổn thất áp suất qua lớp xúc tác tăng lên,
làm mất mát xúc tác, vì vậy xúc tác cần đảm bảo độ bền cơ. Khi nhiệt độ làm
việc cao nếu xúc tác không bền sẽ bị biến đổi cấu trúc hoặc bị phân hủy, làm
giảm các tính chất của xúc tác.
- Xúc tác phải đảm bảo độ thuần khiết cao nhất: cần đồng nhất thành
phần, cấu trúc, hình dáng, kích thước, khi kích thước không đồng đều dẫn đến
tạo những vùng phân lớp và có trở lực khác nhau nên dễ phá vỡ chế độ làm việc
bình thường của thiết bị. Mặt khác khi kích thước không đồng đều thì tăng khả
năng vỡ vụn làm mất mát xúc tác. Cấu trúc lỗ xốp không đồng đều làm giảm bề
mặt tiếp xúc nên giảm hoạt tính.
- Xúc tác phải bền với các chất gây ngộ độc xúc tác: xúc tác phải có khả
năng chống lại sự tác dụng gây ngộ độc của những hợp chất của N, S, các kim
loại nặng để kéo dài thời gian làm việc của xúc tác.
- Xúc tác phải có khả năng tái sinh: đây là yêu cầu quan trọng trong quá
trình sử dụng chất xúc tác. Xúc tác có khả năng tái sinh tốt thì nâng cao được
hiệu quả sử dụng, lượng xúc tác tiêu hao cũng giảm xuống. Xúc tác phải dễ sản
xuất và rẻ tiền để đảm bảo tính kinh tế, công nghệ sản xuất.
- Vận tốc thể tích khí
Vận tốc thể tích khí là số m3 khí đi qua một đơn vị xúc tác trong một giờ.
Khi tăng vận tốc thể tích thì hiệu suất xúc tác tăng, năng suất thiết bị tăng, nếu
vận tốc thể tích nhỏ, thời gian tiếp xúc tăng thì sẽ tạo thành nhiều sản phẩm
phụ.

LỚP:DL12HD Trang 8
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

Lúc đầu vận tốc thuận, do đó ta cần tăng vận tốc thể tích để tăng vận tốc
thuận. Vận tốc thể tích thường 10.000 ¸ 35.000 m3/m3 xúc tác giờ.
CO + 2H2 CH3OH
- Tỷ lệ CO/H2
Tỷ lệ CO/H2 tuỳ thuộc vào việc dùng xúc tác loại nào:
+ Nếu dùng xúc tác Oxyt Zn-Cr tỷ lệ CO/H2 = 1/2
+ Nếu dùng xúc tác Cu tỷ lệ CO/H 2 = 1/5. Phải dùng dư H2 vì xúc tác Cu dễ bị
cảm ứng nhiệt gây nóng cục bộ.
Sau mỗi quá trình phản ứng khoảng 50%V khí chuyển hóa, vì vậy khí
chưa phản ứng cho tuần hoàn lại. Qua nhiều quá trình tuần hoàn dẫn đến tích tụ
khí trơ như nitơ, metan, CO2. Vì vậy trong mỗi lần phản ứng chỉ cho 10% khí
tuần hoàn, để tránh làm giảm áp suất riêng phần của CO và H 2, làm giảm hiệu
suất của quá trình.

1.3 Công nghệ tổng hợp Metanol từ khí tổng hợp


Hiện nay, metanol được sản xuất trong công nghiệp ở quy mô lớn chủ yếu
bằng phương pháp tổng hợp từ khí tổng hợp. Người ta phân loại theo áp suất
tiến hành quá trình tổng hợp như sau:
+ Quá trình ở áp suất cao 25 ÷ 30 MPa.
+ Quá trình ở áp suất trung bình 10÷25
MPa.
+ Quá trình ở áp suất thấp 5÷10 MPa.
Ưu điểm chính của quá trình ở áp suất thấp là giá đầu tư và giá thành sản
phẩm thấp, quá trình hoạt động ổn định, thích hợp với mọi kế hoạch. Công nghệ
tổng hợp Metanol có thể chia thành 3 giai đoạn chính:
+ Sản xuất khí tổng hợp
+ Tổng hợp Metanol thô
+ Chủng cất Metanol thô

LỚP:DL12HD Trang 9
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

1.4 Công nghệ tổng hợp Metanol ở áp suất thấp


Trong phần trước ta đã trình bày cơ chế của quá trình tổng hợp
metanol từ khí tổng hợp. Phần này chỉ đề cập đến các công nghệ của
quá trình tổng hợp metanol ở áp suất thấp.

Hình 1: sơ đồ nguyên lý công nghệ tổng hợp metanol ở áp suất thấp

1- Thiết bị phản ứng


2- Thiết bị trao đổi nhiệt
3- Thiết bị làm lạnh
4- Tháp phân ly
5- Máy nén tuần hoàn
6- Máy nén
Thuyết minh quy trình công nghệ :
Khí tổng hợp đưa vào được nén tới áp suất yêu cầu (5 ¸ 10 MPa) trong
máy nén nhiều cấp (6). Khí trước khi đi vào thiết bị phản ứng được gia nhiệt tại

LỚP:DL12HD Trang 10
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

thiết bị trao đổi nhiệt bằng hỗn hợp khí nóng sau phản ứng. Phản ứng tạo thành
metanol là phản ứng toả nhiệt xảy ra trong thiết bị phản ứng (1) ở nhiệt độ 200
- 3000C. Nhiệt phản ứng có thể được phân tán qua một hay nhiều cấp. Hỗn hợp
sau phản ứng được tiếp tục làm lạnh tại thiết bị làm lạnh (3) sau khi đi qua thiết
bị trao đổi nhiệt (2), nhiệt toả ra khi ngưng tụ Metanol và nước có thể được tận
dụng vào việc khác trong quá trình. Metanol thô được tách ra khỏi pha khí trong
thiết bị phân ly (4) và hóa lỏng trước khi đưa sang chưng cất. Khí từ thiết bị
phân ly tuần hoàn lại đầu hút của máy nén tuần hoàn (5). Lượng khí sạch tuần
hoàn lại được khống chế bởi nồng độ và một lượng tuyệt đối các hợp chất trơ
và hệ số tỷ lệ các cấu tử cần thiết trong hỗn hợp phản ứng.
Quá trình làm sạch metanol thô:
Metanol thô ra khỏi thiết bị phản ứng chứa nước và các tạp chất khác.
Số lượng và thành phần các tạp chất phụ thuộc vào các điều kiện phản ứng, khí
nguyên liệu, loại và thời gian sử dụng xúc tác. Metanol được kiềm hóa bằng cách
cho thêm vào một lượng nhỏ dung dịch Soda để trung hoà các axit cacboxylic
thấp và thuỷ phân các este.
Metanol chứa cả các cấu tử có nhiệt độ sôi cao và thấp (cặn nặng và nhẹ)
cặn nhẹ bao gồm khí hoà tan, dimetylete, metylformat và axeton; cặn nặng bao
gồm các rượu cao hơn, hydrocacbon mạch dài, xeton và este của rượu thấp với
các axit formic, axetic và propionic. Hydrocacbon parafin gồm hỗn hợp của các
hydro cacbon mạch thẳng C8 ¸ C40 cũng được tạo thành với một lượng nhỏ.
Chúng có độ bay hơi thấp do đó ở tại đáy cột chưng cất chúng dễ dàng bị loại
bỏ do ít tan trong nước và tỷ trọng nhỏ.
Các tạp chất Metanol được tách theo hai bậc. Trước tiên, tất cả
các cấu tử có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ sôi của Metanol được tách
ra ở cột tách các cấu tử nhẹ. Metanol tinh khiết sau đó được chưng cất
qua một hay nhiều cột chưng. Nếu các cột làm việc tại áp suất khác
nhau thì nhiệt tỏa ra khi ngưng tụ hơi của cột làm việc ở áp suất cao sẽ
được dùng để cấp cho cột làm việc ở áp suất thấp hơn.

LỚP:DL12HD Trang 11
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

1.4.1 Các cô ng nghệ tổ ng hợ p metanol áp suất thấp hiện đạ i


1.4.1.1 Công nghệ của hãng Lurgi oil Gas chemic GmbH (Đức)
Công nghệ sản xuất metanol với quy mô lớn từ khí tự nhiên và khí đồng
hành sử dụng quá trình reforming tổ hợp để chuyển hóa thành khí tổng hợp và
quá trình tổng hợp Metanol ở áp suất thấp.

Hình 2: sơ đồ công nghệ tổng hợp metanol ở áp suất thấp của hãng
Lurgi oil Gas chemic GmbH (Đức)

1- Thiết bị chuyển hóa thứ cấp


2- Thiết bị trao đổi nhiệt
3- Thiết bị tách khí
4- Thiết bị phân tách lỏng hơi
5- Máy nén khí
6- Bơm màng

LỚP:DL12HD Trang 12
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

7- Thiết bị phản ứng chính


8- Thùng cao vị chứa nước
9- Thiết bị tách lưu huỳnh
10- Thiết bị chuyển hóa sơ cấp
11- Ống khói
12- Thiết bị đun nóng
Thuyết minh quy trình công nghệ
Khí nguyên liệu được gia nhiệt sơ bộ, tách S, sau đó được chia thành hai
dòng. Một dòng được bão hòa hơi nước, tiếp tục gia nhiệt và dẫn tới thiết bị
chuyển hóa sơ cấp (10) bằng quá trình reforming hơi nước, hỗn hợp khí sau khi
đã chuyển hóa một phần trong thiết bị sơ cấp (10) có áp suất cao được trộn với
dòng nguyên liệu còn lại và đưa vào thiết bị chuyển hóa thứ cấp (1). Tại đây
hỗn hợp khí được chuyển hóa ở áp suất 3,5 MPa và nhiệt độ 960 0C nhờ quá
trình reforming tự nhiệt có bổ sung thêm dòng oxy.
Nhiệt lượng của khí tổng hợp và khí thải của quá trình được sử dụng cho
thiết bị phát sinh hơi nước, gia nhiệt sơ bộ cho hỗn hợp nguyên liệu đầu, đun
nóng cho các tháp chưng.
Sau khi làm lạnh bằng không khí hoặc nước khí tổng hợp được nén tới áp
suất 8 MPa trước khi đưa sang thiết bị tổng hợp metanol. Xúc tác có chứa đồng
được đặt trong các ống thẳng đứng, nước sôi quá nhiệt được dẫn ở bên ngoài.
Phản ứng xảy ra trong điều kiện gần như đẳng nhiệt.
Nhiệt độ phản ứng được điều khiển chính xác bằng áp suất của hơi nước.
Điều kiện phản ứng là đẳng nhiệt và xúc tác có độ chọn lọc cao cho phép hạn
chế các sản phẩm phụ tạo thành ở các mức thấp nhất.
Hỗn hợp sau phản ứng được làm lạnh rồi đưa qua tháp tách. Khí chưa
chuyển hóa được máy nén đưa quay trở lại thiết bị tổng hợp trộn với dòng
nguyên liệu mới. Metanol tách ra khỏi hỗn hợp khí được đưa sang chưng cất để
nhận sản phẩm metanol tinh khiết.
Quá trình này phù hợp với yêu cầu cần thiết có thể chuyển các nhà máy
sản xuất amoniac thành nhà máy sản xuất Metanol khi có nhu cầu tại chỗ.
1.4.1.2 Công nghệ của hãng ICI Katalco (Mỹ)

LỚP:DL12HD Trang 13
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

Sơ đồ công nghệ tổng hợp metanol áp suất thấp của hãng ICI Katalco được
mô tả trên hình trang sau. Nguyên liệu được sử dụng chủ yếu là khí tự nhiên,
khí đồng hành. Naphta, phân đoạn hydrocacbon nặng của quá trình chưng cất
dầu thô, than đá cũng có thể dùng được. Quá trình công nghệ bao gồm 3 giai
đoạn:
+ Giai đoạn I: Chuyển hoá hydro cacbon thành khí tổng
hợp + Giai đoạn II: Chuyển hoá khí tổng hợp thành
Metanol
+ Giai đoạn III: Tinh chế Metanol

Hình 3: Sơ đồ công nghệ tổng hợp metanol ở áp suất thấp của hãng
ICI Katalco (Mỹ
1. Tháp tách lưu huỳnh
2. Tháp bão hoà hơi nước
3. Máy nén tuần hoàn

4. Thiết bị chuyển hoá

LỚP:DL12HD Trang 14
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

5. Thiết bị phân ly
6, 7. Tháp chưng tách sản phẩm metanolThuyết minh quy trình công nghệ:
Nguyên liệu sau khi đã được loại bỏ S ở tháp (1) và bão hòa hơi nước ở
tháp (2) được đưa vào tháp chuyển hoá có chứa xúc tác niken. Khí tổng hợp
được sản xuất bằng công nghệ reforming hơi nước ở nhiệt độ 8800C và áp suất 2
MPa.
Công đoạn tổng hợp Metanol bao gồm: máy nén tuần hoàn (3), thiết bị
chuyển hóa (4), các thiết bị trao đổi nhiệt và tháp phân ly (5). Trong các nhà máy
lớn quá trình chuyển hóa khí tổng hợp thành Metanol thực hiện trên xúc tác có
chứa Cu ở điều kiện nhiệt độ 240 ¸ 270 0C, áp suất 8 ¸10MPa, phản ứng bị giới
hạn bởi cân bằng và nồng độ của Metanol tại đầu ra của thiết bị tổng hợp không
vượt quá 7%. Hỗn hợp sản phẩm được làm lạnh tới 49 0C để ngưng tụ Metanol.
Khí chưa phản ứng được tách ra ở tháp phân ly (5), sau khi qua bộ phận làm sạch
để loại Nitơ, Argon, Hydro dư. Nhờ máy nén tuần hoàn trở lại thiết bị tổng hợp.
Metanol từ tháp phân ly có chứa nước và các sản phẩm phụ đươc đưa
sang công đoạn tinh chế gồm có 2 tháp chưng (6) và (7), tháp (6) để tách các cấu
tử nhẹ như : ete, este, axeton và các hydro cacbon thấp, tháp (7) để tách nước các
rượu cao, các hydro cacbon nặng hơn. Metanol thành phẩm có độ tinh khiết cao
nhận được từ đỉnh tháp (7).
1.4.1.3 Công nghệ của hãng Haldor-Topsoe (Đan Mạch)
Quá trình tổng hợp metanol từ khí tự nhiên và khí đồng hành được thực
hiện bao gồm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn I: Chuyển hóa khí tự nhiên và khí đồng hành thành khí tổng
hợp bằng quá trình tổ hợp.
+ Giai đoạn II: Chuyển hóa khí tổng hợp thành metanol.
Quy trình gồm có:
1. Tháp tách lưu huỳnh
2. Tháp làm ẩm
3. Tháp oxi hóa sơ cấp
4. Thiết bị chuyển hóa thứ cấp
5. Thiết bị tận dụng nhiệt

LỚP:DL12HD Trang 15
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

6. Tháp chưng tách metanol thô


7. Máy nén
8. Thiết bịphản ứng tổng hợp metanol
9. Máy nén tuần hoàn
10. Thiết bị trao đổi nhiệt
11. Thiết bị ngưng tụ hồi lưu đỉnh
12. Thiết bị đun sôi đáy tháp
13. Thiết bị đun nóng
14. Thiết bị tách hỗn hợp chưa phản ứng
16. Thiết bị trộn khí tổng hợp
17. Bơm

LỚP:DL12HD Trang 16
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

Hình 4: Sơ đồ công nghệ tổng hợp metanol ở áp suất thấp của hãng
Haldor-Topsoe (Đan Mạch)

LỚP:DL12HD Trang 17
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

Thuyết minh quy trình công nghệ


Dòng khí nguyên liệu (khí tự nhiên hoặc khí đồng hành) được nén qua
tháp tách lưu huỳnh (1), qua tháp làm ẩm (2), tại đây khí được bảo hoà hơi
nước. Hỗn hợp khí bão hòa hơi nước được đưa vào tháp (3), tại đây xảy ra quá
trình oxi hóa sơ cấp (quá trình reforming hơi nước). Sau đó hỗn hợp được
chuyển sang tháp (4), thực hiện quá trình oxy hóa thứ cấp. Lượng oxy đưa vào
được tính sao cho tương ứng tỉ lệ các cấu tử trong khí tổng hợp thích hợp cho
quá trình chuyển hóa ở giai đoạn sau.
Khí tổng hợp sau khi được làm nguội từ nhiệt độ 1000 ¸ 1100 0C được đưa
qua thiết bị trộn (16), sau đó đưa qua máy nén (7) và được nén ở áp suất 8 MPa,
và qua chu trình tổng hợp metanol (8). Nhiệt lượng của khí tổng hợp được tận
dụng để sản xuất hơi nước áp suất cao trong thiết bị (5), và đun nóng cho đáy
tháp chưng tinh chế metanol.
Chu trình tổng hợp metanol là hệ thống gồm 3 thiết bị phản ứng đẳng
nhiệt, trong đó có xúc tác cho phản ứng tổng hợp metanol. Có sự trao đổi nhiệt
giữa các thiết bị phản ứng.
Sản phẩm metanol thô được tách ra khỏi hỗn hợp khí chưa phản ứng nhờ
tháp tách (14), khí chưa phản ứng được lấy ra ở đỉnh, metanol thô thu được ở đáy
tháp được đưa sang tháp chưng tách (6) để thu metanol tinh khiết. Còn khí tổng
hợp chưa chuyển hóa được dẫn tới máy nén (9) để tuần hoàn trở lại hoặc đưa đi
làm khí nhiên liệu.
Công nghệ này rất phù hợp với các nhà máy sản xuất quy mô lớn. Có thể
lên tới 10000 Tấn/ngày. Tổng số vốn đầu tư cho một nhà máy lớn bao gồm cả bộ
phận sản xuất oxi thấp hơn khoảng 10% so với vốn đầu tư cho một nhà máy sử
dụng quá trình reforming hơi nước một giai đoạn. Nhà máy với quy mô 2400
(tấn/ngày) đã được xây dựng tại Nauy vào đầu năm 1997.

LỚP:DL12HD Trang 18
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

CHƯƠNG 2: THIẾ T KẾ QUÁ TRÌNH CÔ NG NGHỆ


2.1 Cơ sở quá trình thiết kế:

2.1.1 Lự a chọn nguyên liệu:


Khí tự nhiên được khai thác từ các mỏ khí trong lòng đất là hỗn hợp các
hydrocacbon của dãy Metan gồm có: Metan, Etan, Propan, Butan... Ngoài
ra trong thành phần của khí còn có: He, N2, CO2, H2S, ...
Metan là thành phần chính trong khí tự nhiên nó chiếm đến 98% theo
thể tích. Khí tự nhiên được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu cho công nghiệp
và đời sống, làm nguyên liệu cho công nghệ tổng hợp hữu cơ, nguyên liệu
sản xuất phân đạm, sản xuất Etylen, Metanol...
Nước ta có nguồn tài nguyên khí tương đối dồi dào, các mỏ như Tiền Hải
trữ lượng khoảng 250 tỷ m3, mỏ Lan Tây, Lan Đỏ có trữ lượng 58 tỷ m3 là cơ
sở cho chúng ta phát triển công nghệ chế biến khí cũng như cung cấp nguồn
nhiên liệu đốt cho công nghiệp.
Khí tư nhiên và khí đồng hành của Việt Nam chứa ít H 2S. Chúng ta đã
khai thác và vận chuyển khoảng 1,58 tỷ m3 khí đồng hành. Và với trữ lượng
khoảng 200 tỷ m3 khí tự nhiên, nước ta được xếp vào 40 nước khai thác khí tự
nhiên thế giới.
Ngoài ra, sử dụng khí tự nhiên để tổng hợp metanol với quy mô
công nghiệp là phương pháp ưu việt. Để tổng hợp metanol từ khí tự nhiên
phải qua công nghệ chuyển hoá khí tự nhiên thành khí tổng hợp. Khí tổng hợp
là một trong các nguồn nguyên liệu hóa học quan trọng nhất hiện nay. Ban đầu
khí tổng hợp chủ yếu được dùng để tổng hợp Amoni, đây là một hợp chất hóa
học có ứng dụng rất lớn. Trong quá trình tổng hợp amoni, các nhà khoa học đã
phát hiện và nghiên cứu thành công quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ
chứa Oxy trong đó có metanol.
Khí tổng hợp là hỗn hợp của cacbon monoxit (CO) và hydro (H 2) với
thành phần rất đa dạng tuỳ theo khí tổng hợp.

LỚP:DL12HD Trang 19
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

2.1.2 Lự a chọn cô ng nghệ

Khí tổng hợp

Tổng hợp CH3OH

Chưng cất

CH3OH

Sơ đồ khối của quá trình tổng hợp metanol


Quá trình tổng hợp metanol từ sản phẩm của quá trình steam refoming đơn
giản hơn nhiều so với quá trình sản xuất hydro tinh khiết và quá trình tổng hợp
amoniac. Trong sơ đồ giai đoạn chuyển hóa CO, tách CO2 và metan hóa được
loại bỏ, tuy nhiên lại cần một máy nén phụ trợ. Quá trình bao gồm hai phần
chính:
- Xử lý nguyên liệu đầu: nhằm tách các hợp chất lưu huỳnh và các tạp
chất khác có hại cho xúc tác như clo.
- Steam reforming.

2.2 Thiết kế sơ đồ công nghệ


Thuyết minh quy trình công nghệ
Hỗn hợp khí sau khi được làm sạch sẽ được nén turbin 1 đến-5-10Mpa và
trộn với phần khí thu hồi sau phản ứng trước cũng đã nén tới áp suất trên. Sau

LỚP:DL12HD Trang 20
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

đó các khí trên được đi qua thiết bị hấp thụ để loaị bỏ các tạp chất ,đặc biệt là
lưu huỳnh.
Sau khi qua thiết bị hấp thụ 3, hỗn hợp khí tách thành hai dòng khí: một
dòng được đốt nóng trong thiết bị trao đổi nhiệt 4 và đưa vào thiết bị phản ứng
từ phía trên, còn dòng khí thứ 2 đi vào thiết bị phản ứng giữa các tầng xúc tác
dưới dạng khí lạnh để hiệu chỉnh nhiệt độ và đồng thời tải nhiệt. Hỗn hợp khí
đi từ trên xuống dưới, qua các tầng xúc tác và ra khỏi đáy ở nhiệt độ gần bằng
300oC.
Khí ra khỏi thiết bị phản ứng cũng được chia làm hai dòng: dòng thứ nhất
quay trở lại thiết bị trao đổi nhiệt 4 để đốt nóng khí ban đầu, còn dòng thứ hai
qua thiệt bị tạo hơi 6,trong đó nhiệt lượng khí sử dụng để thu nhận hơi áp suất
cao. Sau đó hai dòng khí trên hợp nhất trở lại và được làm lạnh tái sinh hàn 7,
tại đây metanol sẽ ngưng tụ và tách khỏi khí ở thiết bị tách 8. Khí đi ra từ phần
trên của thiết bị tách 8 sẽ được đưa vào máy nén 2 và quay lại phản ứng trực
tiếp tuc.
Phần lỏng ngưng tụ từ phía dưới thiết bị 8 sẽ được chỉnh lưu áp suất đến
gần áp suất khí quyển và được chưng tách trong cột chưng 9 để tách metanol
khỏi các khí hòa tan, cũng như các sản phẩm bốc hơi (dimetylete), các khí này
được đem đi đốt sau khi tách. ở cột chưng 10,metanol sẽ được tiếp tục tách
khỏi các phân đoạn nặng (rượu bậc cao). Metanol thành phẩm có độ tinh khiết
cao (đến 99,5%) và hiệu suất quá trình vào khoảng 95% (đã tính các mất mát
có thể xảy ra).

LỚP:DL12HD Trang 21
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁ N


3.1. Tính cân bằng vật chất

3.1.1 Tính cân bằng vậ t chất cho thiết bị phản ứ ng chính:


Thiết bị phản ứng chính của quá trình sản xuất metanol là thiết bị ống
chùm. Trong đó có nhiều phản ứng khác nhau, bao gồm phản ứng tạo thành
metanol và các phản ứng tạo sản phẩm phẩm phụ khác.
3.1.1.1 Các phản ứng xảy ra trong thiết bị tổng hợp metanol
Các phản ứng chính là các phản ứng tạo thành metanol từ CO và CO2
CO + 2H2 CH3OH (1)
CO2 + 3H2 CH3OH + H2O (2)
Các phản ứng trên đây là các phản ứng toả nhiệt lớnvà giảm thể tích.
Các phản ứng phụ càng nhiều thì càng làm ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm. Các phản ứng này gây nên tổn thất nguyên liệu. Tuy nhiên do tác dụng
của xúc tác nên đã hạn chế được phần nào. Trong tổng hợp metanol có rất
nhiều phản ứng phụ xảy ra nhưng chỉ quan tâm đến phản ứng phụ sau do chúng
tạo ra lượng sản phẩm phụ khá nhiều.
CO + 3H2 CH4 + H2O (3)
CO2 +4H2 CH4 + 2H2O (4)
2CO + 4H2 CH3OCH3 + H2O (5)
3.1.1.2 Lượng khí tổng hợp tiêu tốn:
Theo phản ứng (1) ta có:
1 kmol CO + 2 kmol H2 1 kmol CH3OH
a kmol CO + 2a kmol H2 3a kmol CH3OH
Theo phản ứng (2) ta có:
1 kmol CO2 + 3 kmolH2 1kmol CH3OH
b kmol CO + 2a kmol H2 3b kmol CH3OH
Trong quá trình này hệ xúc tác Cu - ZnO - Al 2O3 được dùng trong tổng
hợp metanol cho độ chọn lọc sản phẩm là 99%. Nghĩa là, trong 98% CO tham
gia phản ứng thì có 99% chuyển hoá thành methanol, tương tự đối với CO2.

LỚP:DL12HD Trang 22
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

Nếu gọi lượng CO và CO2 ban đầu trong khí tổng hợp lần lượt là x và y thì lượng
của nó tham gia vào quá trình chuyển hoá metanol là:
x. 0,98. 0,99 = a
y. 0,30. 0.99 = b
Trong đó:
a: là lượng CO đã tham gia phản ứng (1)
b: là lượng CO2 đã tham gia phản ứng (2)
Từ phương trình phản ứng (1) và (2), ta có lượng CH3OH đi ra khỏi thiết bị
phản ứng là: a + b = 406,25
Hay: x. 0,98. 0,99 + y. 0,30. 0,99 = 406,25
3.1.1.3 Lượng sản phẩm phụ tạo thành
Trong quá trình tổng hợp metanol thì các phản ứng phụ là (3), (4), (5) xảy
ra và sản phẩm phụ tại thành của nó là dimetylete (CH3O CH3) và metan (CH4).
Để tính được lượng sản phẩm phụ tạo ra trong quá trình phản ứng ta phải
tính được lượng CO và CO2 đã tham gia phản ứng phụ.
Độ chọn lọc của sản phẩm là 99% nên chỉ còn laị 1% lượng CO và CO2
tham gia phản ứng phụ.
 Lượng CO2 tham gia phản ứng phụ:
y. 0,3. 0,01 = 344,314 x 0,3. 0,01 = 1,033 (kmol/h)
 Lượng CO tham gia phản ứng phụ:
x. 0,98. 0,01 = 313,326. 0,98. 0,01 = 3,071 (kmol/h)
Vì điều kiện nhiệt động phản ứng (3) khó xảy hơn phản ứng (5) nên ta giả
thiết có 40% CO tham gia phản ứng (3) tạo thành CH4
 Lượng CO tham gia phản ứng (3):
0,4 x 3,071 = 1,228 (kmol/h)
 Lượng CO2 tham gia phản ứng(5):
0,6 x 3,071 = 1,843 (kmol/h)
Theo phản ứng (3):
CO + 3H2 CH4 + H2O (3)
1 kmol CO + 3 kmol H2 1 kmol CH4 + 1 kmol H2O
1,033kmol CO + 3. 1,228 kmol H2 1,228 kmol CH4 +1,228 kmol H2O

LỚP:DL12HD Trang 23
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

Theo phản ứng (4):


CO2 + 4H2 CH4 + 2H2O (4)
1 kmol CO2 + 4 kmol H2 1 kmol CH4 + 2 kmol H2O
1,033 kmol CO + 4. 1,033 kmol H2 1,033 kmol CH4 + 2.1,033 kmol H2O
Theo phản ứng (5):
2CO + 4H2 CH3O CH3 + H2O (5)
1 kmol + 2kmol 1/2 kmol + 1/2 kmol

1,483 kmol + 2 .1,483 kmol 1,483 kmol + 1,483 kmol


Cùng với sự hình thành sản phẩm chính là metanol thì trong 1 giờ lượng
sản phẩm phụ tạo ra trong thiết bị phản ứng là:
 Lượng metan tạo ra theo phản ứng (3) và (4) là:

GCH = 1,228 + 1,033 = 2,261 (kmol/h)


 Lượng dimetylete tạo ra theo phản ứng (5) là:

(kmol/h)

Mặt khác: Thành phần % của khí CO trong khí tổng hợp là:

Thành phần % của khí CO trong khí tổng hợp là:

Như vậy ta thiết lập được phương trình dựa trên định luật Avogadro như
sau:
x : y = 9,50 : 10,48 = 0,91
Từ đây ta lập được hệ phương trình:
0,98. 0,99. x + 0,3. 0,99. y = 406,250
x : y = 0,91
Giải hệ ta được:
x = 313,326 (kmol/h)
y = 344,314 (kmol/h)

LỚP:DL12HD Trang 24
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

Suy ra:
Lượng CO2 tham gia phản ứng tạo metanol: b = 102,260
(kmol/h)
Lượng CO tham gia phản ứng tạo metanol: a = 303,990
(kmol/h)
Từ đây ta xác định được lượng khí tổng hợp cần thiết để sản xuất 100000
tấn metanol trong một năm là:

(kmol/h)

(Tính theo lượng CO)


Vậy thành phần khí tổng hợp được tính đưa vào như sau:
+ Lượng CO: 0,0950 x 3298,168 = 313,326 (kmol/h) = 8776,261 (kg/h)

+ Lượng CO2: 0,1048 x 3298,168 = 345,648 (kmol/h) = 15211,968


(kg/h)
+ Lượng H2: 0,2954 x 3298,168 = 974,279 (kmol/h) = 121,981 (kg/h)
+ Lượng CH4: 0,0023 x 3298,168 = 7,603 (kmol/h) = 1964,146 (kg/h)

3.1.1.4 Lượng hơi ra khỏi thiết bị phản ứng


Thành phần khí ra khỏi thiết bị phản ứng bao gồm: CH 3OH, CH4, CO2 dư,
CH3OCH3, CO dư và hơi nước.
+ Lượng metanol: chỉ do hai phản ứng (1) và (2) tạo ra đã tính được ở trên:
kmol/h = 13017,063 (kg/h)
+ Lượng metan phản ứng (3) và (4) tạo ra và một lượng là do khí tổng hợp ban
đầu mang vào, lượng này không tham gia vào quá trình phản ứng. Do đó tổng
lượng metan ra khỏi thiết bị trong 1 giờ là:

GCH = 1, 228+1,033+7,603 = 9,864 (kmol/h) = 158,248


(kg/h)
+ Lượng CH3OCH3 tạo thành từ phản ứng (5) nên khí ra khỏi thiết bị phản ứng có
tổng lượng là:

LỚP:DL12HD Trang 25
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

GCH OCH = 0,9215 kmol/h = 42,412 kg/h


+ Lượng CO dư ra khỏi thiết bị phản ứng:
GCO dư = 313,326-303,990-3,071=6, 265 kmol/h = 175,483 kg/h
+ Lượng CO2 dư ra khỏi thiết bị phản ứng:

GCO dư = 345,648 - 102, 260 - 1,033=242,355 kmol/h = 10666,044


kg/h
+ Lượng H2 dư ra khỏi thiết bị phản ứng:

GH dư = 48,047 kmol/h = 96,802 kg/h


+ Lượng hơi nước tạo thành sau phản ứng:

GH O = GH O + GH O + GH O +GH O

= 106,476 kmol/h = 1918,166 kg/h


Bảng 10: Bảng cân bằng vật chất của quá trình tổng hợp metanol

Lượng vào Lượng ra


Cấu tử Kg/h Cấu tử Kg/h
CO 8776,261 CH3OH 13017,063
CO2 15211,968 CH3OCH3 42,412
H2 1964,146 CH4 158,248
CH4 121,981 CO2 dư 10666,044
CO dư 175,483
H2 dư 96,802
H2O 1918,166
Tổng 26076,356 Tổng 26074,218

3.1.2 Tính cân bằng vậ t chất cho tháp chưng luyện


Sản phẩm sau khi ra khỏi thiết bị phản ứng chính bao gồm: CH3OH,
CH3OCH3, CH4, CO2 dư, CO dư, H2 dư

LỚP:DL12HD Trang 26
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

Các sản phẩm và nguyên liệu dư trong các quá trình sau khi qua thiết bị
phân tách lỏng - hơi, phần lỏng được đưa đi tinh chế gồm: CH3OH,CH3OCH3,
H2O.
Theo dây chuyền công nghệ có hai tháp chưng làm việc liên tục.
Mục đích của yêu cầu công nghệ là quá trình sản xuất metanol, do đó sản phẩm
cần thu hồi là metanol. ở đây thực hiện quá trình tách các chất lỏng ra thành các
cấu tử riêng biệt ra dựa vào nhiệt độ sôi của chúng. Để đơn giản trong quá trình
tính toán ta tính chung cho một tháp.
Từ thiết bị phân tách lỏng - hơi thì thành phần lỏng đem đi tinh chế trong
1 giờ là:

G = GCH OH + GCH OCH + GH O

Vì quá trình chưng luyện là quá trình không kèm theo phản ứng hóa học
mà chỉ dựa vào nhiệt độ hóa hơi của tong cấu tử để tách chúng ra, tức là diễn ra
quá trình tách pha lỏng và hơi sau khi ra khỏi tháp chưng luyện thì phần
metanol và dimetylete và nước không thay đổi về lượng nên ta lập được:
Bảng 11: Bảng cân bằng vật chất:

Nguyên liệu vào Số lượng (kg/h) Sản phẩm ra Số lượng (kg/h)


CH3OH 13017,063 CH3OH 13017,063
CH3OCH3 42,412 CH3OCH3 42,412
H2O 1918,166 H2O 1918,166
Tổng 14977,641 Tổng 14977,641

3.1.3 Xử lý thành phần khí tuần hoàn


Sau khi thiết bị phân tách lỏng - hơi, lượng khí còn lại có thành
phần khác với thành phần khí tổng hợp, ta cần điều chỉnh bằng cách
bớt một số khí ra khỏi hỗn hợp.
Khí tổng hợp ban đầu có thành phần % theo thể tích là: 9,50%CO;
10,48%CO2; 29,54%H2; 0,23%CH4.

LỚP:DL12HD Trang 27
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

Trong quá trình phản ứng thì có CO bị tiêu tốn nhiều nhất, do đó
ta chọn thành phần khí CO làm cơ sở để tính toán lượng khí khác bị tách
ra.
Giả sử 6,265 kmol CO chiếm thành phần % trong khí tuần hoàn là
9,50% thì thành phần khí cần điều chỉnh.

GCO = 10,48. (kmol/h)

(kmol/h)

(kmol/h)

Vậy lượng khí trong thành phần khí cần tách là:
(kmol/h)
(kmol/h)
(kmol/h)
Lượng khí này được dùng làm khí đốt hoặc tiếp tục cho quá trình
xử lý rồi thải ra ngoài bằng ống khói.

3.2. Tính cân bằng năng lượng


Hàm nhiệt dung đẳng áp Cp phụ thuộc vào nhiệt độ:

Bảng 12: Bảng giá trị phản ứng vào CP ở nhiệt độ khác nhau:
Cấu tử ,Kcal/kg CP,Kcal/kgđộ
493K 1200K 923K 493K 1200K

LỚP:DL12HD Trang 28
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

CH4 477,7586 1,0223 2,2839


N2 0,2752 0,2837
O2 0,2583
H2O 97,2911 0,5327 0,4705 0,5773
CO2 58,4913 0,2895 0,2412 0,3088
CO 50,7951 0,2541 0,2868
Ar 0,2216 0,2216
H2 3,4961 3,7451
CH3OH 120,1486 0,4250

3.2.1 Tính cân bằng nhiệt lượ ng cho quá trình tổng hợ p metanol:
Theo định luật cân bằng nhiệt ta có phương trình cân bằng nhiệt của thiết bị phản
ứng chính như sau:
vào = ra

Trong đó:
- Tổng nhiệt lượng vào bao gồm:
+ Nhiệt lượng do khí tổng hợp mang vào Q1
+ Nhiệt lượng do các phản ứng tổng hợp metanol tạo ra Q2
- Tổng nhiệt lượng ra bao gồm:
+ Nhiệt lượng do sản phẩm mang ra Q3
+ Nhiệt lượng do chất thải nhiệt mang ra để đảm bảo cho quá trình ở điều kiện
làm việc đẳng nhiệt Q4
+ Nhiệt mất mát Q5
3.2.1.1 Nhiệt lượng do khí tổng hợp mang vào Q1
Ta có:
Q1 = T. Gi . Ci
Trong đó :
T=2200C
Gi: là thành phần cấu tử trong khí tổng hợp, Kcal/h
Theo cân bằng vật chất ta có:

LỚP:DL12HD Trang 29
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

GCO = 8776,261 kg/h


GCO2 = 15211,968 kg/h
GH2 = 1964,146 kg/h
GCH4 = 121,981 kg/h
GH2O = 28388,8071 kg/h
Ci là nhiệt dung riêng đẳng áp của từng cấu tử I, Kcal/kg tại 2200C và
8MPa
Bảng 14: Bảng nhiệt dung riêng của các cấu tử:
Cấu tử C( Kcal/Kg.độ) C(KJ/kmol.độ)
CO 0,265 31,07
CO2 0,267 49,22
H2 3,49 29,22
CH4 1,469 98,4
H2O 1,091 82,22
CH3OH 0,349 46,76
CH3OCH3 1,701 78,25
Thay số vào và tính toán ta có:
Q1 = 493(877,6261.0,265 + 15211,068.0,267 + 1964,146.83,49 +
21,981.0,698)
= 6569975,296 . 4,1868 kJ = 27,5072 .106 KJ
3.2.1.2 Tính hiệu ứng nhiệt phản ứng tạo thành metanol
Trong phần tính toán trước ta đã giả thiết có 3 phản ứng chính và 2 phản
ứng phụ xảy ra. Hiệu ứng nhiệt của các phản ứng này là rất lớn. Tuy vậy, nếu
xét về lượng chất tham gia phản ứng thì chỉ có các phản ứng sau đây là có hiệu
ứng nhiệt ảnh hưởng đáng kể đến cân bằng nhiệt của quá trình:
(1) H300K = -90,77 KJ/mol
(2) H300K = -49,16 KJ/mol
Vì 2 phản ứng này tỏa nhiệt lớn bên cạnh đó chúng lại có lượng tham gia
phản ứng lên nên trong quá trình tính toán ta cần xét hiệu ứng nhiệt của 2 phản
ứng này.

LỚP:DL12HD Trang 30
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

Hiệu ứng nhiệt của 2 phản ứng trên được xác định ở 300K, còn trong điều
kiện tổng hợp metanol lại là 2200C, tức là 493K. Do vậy phải quy các hiệu ứng
nhiệt này về 493K để tính toán.
Ta có công thức chuyển đổi hiệu ứng nhiệt theo nhiệt độ sau :

Trong đó:
H1, H2: Hiệu ứng nhiệt của phản ứng tại nhiệt độ T1,T2
GP: Hiệu nhiệt dung riêng đẳng áp của sản phẩm và chất tham gia phản
ứng, Kcal/mol.K
T1,T2 : Nhiệt độ đầu và cuối của quá trình (K)
Xét phản ứng (1) ta có:
H1= =90,77 KJ/mol, T1=300K, T2=493K
Với sai số trong giới hạn cho phép ta có thể coi nhiệt dung riêng của các
sản phẩm và chất tham gia phản ứng là hằng số trong khoảng nhiệt độ từ 300 ¸
400K. từ giả thiết này ta xác định được giá trị DCP như sau:

Thay số ta có:
KJ/mol.độ
Do đó:

= -90,77 103 + 38,11(493-300) = -83,415 103(KJ/mol)


Dấu trừ có ý nghĩa chỉ sự toả nhiệt của phản ứng, khi tính toán ta chỉ lấy giá
trị tuyệt đối.
Vậy nhiệt lượng của phản ứng (1) toả ra trong thiết bị tổng hợp metanol
tính theo lượng CO phản ứng là:
q1= - 83,415.103 x 313,326 = - 26,1361.106 KJ
Đối với phản ứng(2):
H300K = - 49,16 KJ/mol, T1 = 300K, T2 = 493K
Tương tự như trên ta có:

LỚP:DL12HD Trang 31
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

Thay số:
CP = (98,4 + 82,22) + (49,22 + 29,22) = 102,18(KJ/Kmol,độ).
Do đó:
H493K(2) = - 49,16.103 + 102,18(493 - 300) = - 29,4393.103
(KJ/Kmol).
Như vậy nhiệt lượng của phản ứng (2) toả ra trong thiết bị tổng hợp
metanol.
Tính theo CO2 phản ứng là:
q2 = 29,4393.103 x 345,648 = - 10,1756.106KJ.
Vậy nhiệt lượng toả ra trong quá trình tổng hợp metanol do phản ứng (1)
và (2) là:
Q2 = q1 + q2 = - 26,1361.106 - 10,1756.106 = - 36,3117. 106 KJ
Vậy tổng nhiệt lượng vào là:
vào = Q1 + Q2 = 27,5072.106 + 36,3117. 106 = 63,8189.106KJ
3.2.1.3 Nhiệt lượng do sản phẩm mang ra Q3
Q3 = T. . Ci

Trong đó:
T: Nhiệt độ tại đầu ra của phản ứng. Do thiết bị hoạt động gần như
đẳng nhiệt nên ta có thể coi nhiệt độ tại đầu ra của thiết bị là T = 2200C.
Gi: Thành phần sản phẩm, Kmol/h
Ci: nhiệt dung riêng của cấu tử trong sản phẩm, Kj/Kmol.độ
Thành phần các cấu tử trong sản phẩm ta đã tính được ở phần trước là
= 406,250 Kmol/h
= 0,922 Kmol/h
= 9,864 Kmol/h
dư = 6,265 Kmol/h
dư = 242,355 Kmol/h

dư = 48,017 Kmol/h

LỚP:DL12HD Trang 32
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

G tạo thành = 106,476 Kmol/h


Từ các số liệu trên ta tính được nhiệt lượng do sản phẩm mang ra trong 1
giờ là:
Q3 = 493 (406,250 x 46,76 + 9,864 x98,4 +0,922 x 78,25 +6,265 x 31,07
+ 242,355 x 49,22 + 48,017 x 29,22 + 106,476 x 82,220)
Q3 = 20,864 . 106 Kj
3.2.1.4 Nhiệt lượng mất mát Q5
Vì trong quá trình luôn có sự truyền nhiệt giữa thiết bị phản ứng với môi
trường xung quanh nên có thể xảy ra sự mất mát nhiệt.Lượng nhiệt mất mát
này do nhiều nguyên nhân khác nhau , ví dụ:
 Nhiệt thất thoát ra ngoài môi trường ,nhiệt thất thoát do bảo ôn không
tốt
 Nhiệt mất mát do sản phẩm ra theo khí thải
Ta giả thiết rằng nhiệt lượng mất mát chiếm khoảng 5% tổng nhiệt lượng
vào, từ đó ta có:
Qmm = Q5 = 0,05Qvao = 0,05 x 63,8189= 3,290 . 106 Kj
3.2.1.5 Nhiệt lượng do chất tải nhiệt mang đi Q4
Từ phương trình cân bằng nhiệt ta có:
Q1+Q2 = Q3 + Q4 +Q5
Suy ra: Q4 = (Q1+Q2) – (Q3 + Q5)
Thay số:
Q4 = 63,8189. 106 – (20,8640 + 3,1909) . 106 = 39,764. 106 Kj
3.2.1.6 Nhiệt lượng tiêu hao
Vì yêu cầu của thiết bị phản ứng làm việc trong điều kiện đẳng nhiệt do
vậy, nhiệt độ của phản ứng được điều chỉnh chính xác bằng áp suất hơi nước.
Khi đó ở đầu vào của thiết bị là nước sôi, đầu ra của thiết bị là hơi nước quá
nhiệt.
Giả thiết đầu vào, nước sôi có nhiệt độ, áp suất như sau: T = 373K,
P=1,03 atm. Tại đầu ra của thiết bị,hơi nước quá nhiều có: T = 411K, P= 1,03
atm

LỚP:DL12HD Trang 33
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

Nhiệt lượng Q4 ngoài tác dụng làm cho nước tăng nhiệt độ lên còn có tác
dụng chuyển nước từ thể lỏng sang thể hơi.
Như vậy: Q4 = Qhh + Q4’
Trong đó:
Qhh: nhiệt lượng chuyển nước từ thể lỏng sang thể hơi, Qhh =
rhh: nhiệt lượng hóa hơi của nước tại áp suất 1,03 atm, = 2264 Kj/Kg
GH2O: lượng chất tải nhiệt tiêu hao, Kg
Q4’: lượng nhiệt dung để tăng nhiệt độ của hơi từ 373K ÷411K
Q4’ = Chh .GH2O(T’-T)
Chh: nhiệt dung riêng đẳng áp của hơi nước với giả thiết trong khoảng áp
suất thay đổi hẹp (từ 1,03at ÷ 1,46at).ta có thể coi quá trình là đẳng áp.
Chh =0,496 Kcal/Kg.độ = 2,007 . (411 – 373) = 2342,926
Q4 = Q4’ + Qhh = 2264

Suy ra (Kg)

Vậy để đảm bảo cho thiết bị hoạt động gần như đẳng nhiệt thì trong 1 giờ
lượng nước dùng để tải nhiệt cần phải tiêu hao là 16971,940 Kg.
Bảng 15: bảng cân bằng nhiệt lượng của thiết bị tổng hợp methanol:
Đầu vào Q.106, Kj/h Đầu ra Q.106, Kj/h
Nhiệt lượng do khí 27,5072 Nhiệt lượng do sản 20,8640
tổng hợp mang phẩm phản ứng
vào:Q1 mang ra: Q3
Nhiệt lượng do các 36,3117 Nhiệt lượng do 39,7640
phản ứng tổng hợp nước mang ra Q4
tỏa ra: Q2
Nhiệt mất mát Q5 3,1909
Tổng năng lượng 63,8189 Tổng nhiệt lương 63,8189
vào ra

LỚP:DL12HD Trang 34
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

3.3 Tính toán thiết bị

3.3.1 Tính chiều cao kích thướ c cho thiết bị phả n ứ ng chính – thiết bị tổ ng
hợ p methanol
Trong dây chuyền công nghệ đã chọn, thiết bị phản ứng loại ống trùm, để
phù hợp với yêu cầu về tính chất công nghệ và các đặc tính hóa lí của
methanol, thiết bị phản ứng cần chế tạo bằng thép không gỉ X18H10T. Loại
thiết bị này cho phép tách nhiệt phản ứng tốt, đảm bảo cho quá trình làm việc ở
điều kiện gần như đẳng nhiệt, tránh được hiện tượng gây ảnh hưởng đến xúc
tác của quá trình phản ứng
Thiết bị phản ứng là thiết bị ống trùm nên cấu tạo của thiết bị đơn giản
giá thành đầu tư chế tạo rẻ.
Do đã khống chế tốt các điều kiện nhiệt động nên hiếu suất sản phẩm
nhận được ở thiết bị này tương đối cao. Qúa trình phản ứng tổng hợp metanol
từ khí tự nhiên qua giai đoạn tổng hợp khí tổng hợp với xúc tác Cu-ZnO-Al2O3
xảy ra trong các ống, nhiệt độ phản ứng là 2200C phản ứng tổng hợp methanol
là phản ứng tỏa nhiệt để khống chế nhiệt độ của quá trình cho phản ứng gần
như đẳng nhiệt, người ta chọn cho nước sôi đi qua thiết bị tách nhiệt của phản
ứng.
Khí tổng hợp được đun nóng và đi qua lớp xúc tác đặt trong ống, đường
kính thiết bị và chiều cao thiết bị.
Khi tính toán thiết bị ta tính toán ở t = 2200C
 Tính thể tích cấp xúc tác
Quá trình làm việc của thiết bị ở t = 2200C,P = 8MPa. Cấp xúc tác có thể
tích như sau:
Vxt = (1)
Trong đó :
: Là lượng hỗn hợp khí qua thiết bị phản ứng, m3/s
: Thời gian lưu trong thiết bị phản ứng, quá trình này có thời gian lưu là
0,5s đủ để tổng hợp methanol từ pha khí
Để thể tích cấp xúc tác trước tiên ta tính toán các yếu tố sau đây:

LỚP:DL12HD Trang 35
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

3.3.2 Tính thể tích hỗ n hợ p khí qua thiết bị:


Thành phần khí nguyên liệu đưa vào thiết bị phản ứng bao gồm:
Lương CO: 313,326 kmol/h = 8776,216kg/h
Lượng CO2: 345,684 kmol/h = 15211,968 kg/h
Lượng H2: 974,279 kmol/h = 1964,146 kg/h
Lượng CH4: 7,603 kmol/h = 121,981 kg/h
Từ đây, ta tính thể tích của chúng qua công thức:
G

G: Lượng khí đi qua thiết bị phản ứng trong một giờ, kg/h
:Khối lượng riêng của khí (kg/m3) được tính theo công thức

T: nhiệt độ tuyệt đối của khí, T = 493K


M: Khối lượng mol của khí
P, P0: Áp suất của khí trong thiết bị ở điều kiện chuẩn

Do đó:

Bảng 16 : Tính lưu lượng của các phân tử


Cấu tử M Gi (kg/h)
(kg/m3)
CO 28 55,384 8776,261 158,462
CO2 44 87,032 15211,968 174,782
H2 2 3,956 1964,146 496,498
CH4 16 31,648 121,981 3,854
∑ 833,596

Vậy tổng lưu lượng của khí tổng hợp đi qua thiết bị phản ứng là:
VT = 833,596 m3/h = 0,232 m3/s
Đây cũng là tổng lưu lượng đi qua lớp xúc tác.
Do đó: (m3)

LỚP:DL12HD Trang 36
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

3.3.3 Tính cá c kích thướ c thiết bị tổ ng hợ p methanol


Tổng lưu lượng khí qua thiết bị phản ứng trong 1 giờ:
VT = 0,232 m3/s
Bề mặt riêng của phản ứng là bề mặt khí tổng hợp đi qua trong 1 giây:

Trong đó:
: là tốc độ hơi đi qua thiết bị phản ứng, chon = 2,5 m/s
Thay số m2
Chọn ống xúc tác có kích thước dxt = 30x2 mm, L= 2400mm
Chiều cao của lớp xúc tác được tính theo công thức: , m
Trong đó: hxt là chiều cao lớp xúc tác đặttrong ống, m.
Vxt: Là thể tích cấp xúc tác, m3/h
S: Là bề mặt riêng của phản ứng, m2.
Thay số:

hxt = (m)

Tiết diện ngang của ống được tính theo công thức:

Số ống của thiết bị được tính bởi công thức:

(ống)

Quy chuẩn n = 187 (ống)


Phân bố ống trong thiết bị như sau:
Số ống trên đường chéo hình 6 cạnh đều: b = 15 ống
Só ống trên một cạnh của hình 6 cạnh ngoài cùng: a

Từ b = 2a – 1 → (ống)

Tổng số ống được bố trí trên hình 6 cạnh:


n = 3a (a – 1) + 1 = 3 .8 . 7 + 1 = 169 (ống)
Như vậy số ống còn lại xếp theo hình viên phân xung quanh:
n’ = 187 – 169 = 18 ống
Đường kính trong thiết bị: D = t (b – 1) + 4d, m

LỚP:DL12HD Trang 37
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

Trong đó:
d: đường kính ngoài của ống
d = 30 + 2 . 2 = 34 mm
t: bước ống, t = 1,2 ÷ 1,5d [9 – 49]
t = 1,5 . 34 = 51mm = 0,051 m
Như vậy đường kính trong của thiết bị là:
D = 51 . (15 – 1) + 4 . 34 = 850 mm
Quy chuẩn D = 1000mm (9 – 359)
Như vậy kích thước của phản ứng chính như sau:
 Đường kính : Dt = 1000 mm
 Số ống trong thiết bị: nt = 187 ống
 Chiều cao thân thiết bị H= 2400 mm
 Chiều cao lớp xúc tác trong ống hxt = 1250 mm
 Kích thước ống xúc tác dxt = 30x2 mm
 Chiều cao lớp xúc tác l= 2400 mm
 Bước ống t= 51 mm

3.3.4 Tính chiều dà y thâ n thiết bị phả n ứ ng:


Chiều dày của ống phản ứng làm việc chịu áp suất trong Pt được xác định
bởi công thức:

Trongđó :
Pt: áp suất trong của thiết bị
Pt =8MPa= 8.106 N/m
φ: hệ số hàn bền của hình trụ theo phương dọc. Do hàn giáp mối
bằng
hồ quang điện nên chọn φ = 0,95
C: đại lượng bổ sung ăn mòn, bào mòn và dung sai về chiều dày

LỚP:DL12HD Trang 38
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

C1: đại lượng bổ sung ăn mòn xuất phát từ điều kiện ăn mòn vật liệu của
môi trương và thời gian làm việc của thiết bị.Vì vật lệu làm của thiết bị là vật
liệu bền (thép không gỉ X18H10T) nên ta chọn C1=1 mm=0,001m.
C2: đại lượng bổ sung bào mòn nguyên liệu không chứa các hạt rắn,lớp
xúc tác tĩnh nên ta chọn C2=0 mm
C3: đại lượng bổ sung ăn mòn do âm sai của chiều dày được chọn theo
chiều dày.
Vậy C=0,001+C3 (m)
: Công suất của thành thiết bị, đối với thép X18H10T:
+ Giới hạn bền kéo được xác định theo công thức :

Trong đó:

:hệ số hiệu chỉnh, do thiết bị là thiết bị loại hai nhóm II nên =0,95
Nk :hệ số an toàn theo giới hạn bền kéo, nk =2,6
Thay số, ta có giới hạn bền của vật liệu sẽ là:

Công suất cho phép cho giới hạn chảy của thép X18H10T được xác định
theo công thức:

Trong đó:
: giớ hạn bền chảy của thép X18H10T, = 220.106,m/s
: hệ số an toàn theo giới hạn bền chảy, =1,5
Thay vào số ta có giới hạn bền chảy
Để đảm bảo an toàn về đọ bền ta lấy giá trị nhỏ hơn trong hai giá trị độ
bền trên và xét tỉ số:

LỚP:DL12HD Trang 39
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

Do đó ta không thể bỏ qua đạilượng P ở mẫu số của công thức tính chiều
dày, khi đó ta có:

Suy ra; S=0,0295+0,0014=0,031m=31mm


Để đảm bảo cho quá trình làm việc của thiết bị ta chọn S=32mm
Kiểm tra ứng suất của thành thiết bị theo phương pháp thử thủy lực:
P0=Pth+P1 , N/m2
Pth: áp suất thủy lực, Pth = 1,25.8.106 =107 N/m2
P1:áp suất thủy tĩnh của nước, P1=
Thay số P1 = 2,4x9,81x1000=0,0235.106 N/m2
Vậy P0=10 + (0,0235).106 = 10,0235.106 N/m2
Thay vào công thức kiểm tra:

Nhận xét:

Như vậy, với chiều dày thân thiết bị là 32mm thì thiết bị đảm bảo được an
toàn khi làm việc.
Chọn bích để nối thiết bị:
Chọn bích liền bằng thép, kiểu I, các kích thước của bích:
Đường kính Kích thước Bu long
Dt 1000 Db = M48
D 1300 Z = 28
Db 1200 H = 45mm
D1 1140
D0 1019

LỚP:DL12HD Trang 40
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

3.3.5. Tính nắ p, đá y và chọ n bích nố i


Đáy và nắp thiết bị có lien quan tới kích thước cửa vào và cửa ra. Vì vậy
chúng ta cần tính tới các ống dẫn và chọn cách nối chúng.
Đường kính ống dẫn được tính theo công thức:

Trong đó:
:tốc đọ trung bình của khí đi trong ống, m/s
V: lượng thể tích, m3/s

3.3.5.1 Chọn bích nối ống dẫn vào thiết bị phản ứng
Tổng lượng của khí tổng hợp đưa vào chỉ bao gồm 1 dòng vào một thiết
bị phản ứng. Do đó tổng lượng thể tích khí là:
m3/s
Tốc độ trung bình của hơi đi trong ống chọn theo là 20m/s
Như vậy ta có đường kính của ống dẫn là:

m = 121,6 mm

Quy chuẩn theo bảng XIII.32 [9-434] ta chọn d=150 mm, chiều dài
l=200mm
Chọn bích của ống dẫn nguyên liệu vào thiết bị phản ứng là bích liền bằng
kim loại đen để nối ống dẫn và thiết bị:
Đường kính Kích thước Bu long
Dt 150 Db = M30
D 159 H=30
Db 340
D1 280
D0 240

3.3.5.2. Chọn bích cho ống dẫn sản phẩm ra của thiết bị phản ứng

LỚP:DL12HD Trang 41
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

Chọn ống dẫn sản phẩm ra và bích nối ống dẫn sản phẩm ra giống như
ống dẫn nguyên liệu vào.
- Chọn nắp và đáy cho thiết bị
Nắp và đáy thiết bị dạng elip có cùng một kích thước, có chiều dày được
chọn theeo đường kính trong của thiết bị. Nắp và đáy đều có lỗ có đương kính
trong 150mm. Đường kính ngoài là Dn =159mm. Vật liệu chế tạo là thép không
gỉ X18H10T có
Dt= 1000 mm
S= 32 mm
Hb = 0,25 Dt = 250 mm
H = 50 mm
Chiều dày đáy vắp elip xác định bởi công thức:

Trong đó:
Dt :Đường kính trong của thiết bị phản ứng, m
Pt:áp suất làm việc, N/m2
:hệ số bền hàn của mối hàn hướng tâm
C: hệ số bổ sung
: giới hạn bền khi kéo
k : hệ số không thứ nguyên và được tính theo công thức:

Kiểm tra lại k theo công thức:

Ta có:

Vậy với k = 0,85 là chấp nhận được


Áp suất làm việc Pt = 8MPa= 8.106 N/m2

LỚP:DL12HD Trang 42
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

Nên đại lượng P ở mẫu số của công thức tính chiều dày đáy và nắp elip
không bỏ qua được.
Do đó chiều dày tính theo công thức:

= 0,036187 + C ,m
Chọn :C1 = 1 mm
C2 = 0
C3 = 0,6 mm
Vậy S=36,19 +1,6=36,79mm.
Chọn S=40mm.
Kiểm tra ứng suất theo áp suât thủy lực:

= 173,4.106N/m2

Ta có: 173,4.106<

Vậy chiều dày của đáy thỏa mãn điều kiện thử chiều dài đáy là 40mm.
- Chọn bích để nối đáy và nắp thiết bị với thân thiết bị
Dựa vào đường kính và áp suất của thiết bị phản ứng tra bảng XIII.27[9-417] ta
có biếu kích là bích liền bang thép để nối thiết bị kiểu I vói các thong số sau:

Đường kính Kích thước Bu long


Dt 1000 db = M48
D 1300 Z=28 cái
D1 1140 H=45
D0 1019

LỚP:DL12HD Trang 43
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

3.5. Chọn các thiết bị phụ:

3.5.1. Chọ n bơm


Để chọn bơm cho hệ thống ta cần biết điều kiện làm việc của quá trình
tổng hợp như: lưu lượng, tính chất vật lý, tính chất hóa học của các chất cần
vận chuyển, chiều cao bơm….
Chọn bơm sản phẩm methanol thô:
Trong sản phẩm của quá trình gồm methanol thô, dimetyl ete và nước. Từ
các số liệu về thành phần hỗn hợp ta tính được khối lượng riêng của hỗn hợp là
633,6 kg/m3.
Lưu lượng của hỗn hợp chất lỏng:

Bơm đồng thời phải thỏa mãn chiều cao bơm là 12m và tính chất của
methanol là độc hại và dễ cháy nổ.
Theo bảng [8-44] ta chọn bơm HT: đây là loại bơm một cấp dược chế tạo
từ thép hợp kim chịu được chất lỏng có hoạt tính hóa học, dễ cháy nổ, lưu
lượng bơm từ 10÷140 m3/h. Số vòng quay n=3000 vòng/phút.
Chọn bơm nước theo bảng [8-144]ta chọn loại bơm B, đây là loại bơm ly
tâm 1 cấp dùng để bơm nước sạch, nguội trong các nhà máy hóa chất. Bơm có
công suất từ 200÷2000m3/h..Số vòng quay là 1500÷3000 vòng/phút.

3.5.2. Chọ n má y nén khí:


Hỗn hợp khí tổng hợp đi vào có lưu lượng đã được xác định ở trên là
3547,055m3/h.Theo bảng [8-514] ta chọn máy nén TB-80-1,6.Loại máy nén
này có công suất 83m3/phút.

3.5.3.Chọ n thiết bị trao đổ i nhiệt


Chọn thiết bị trao đổi nhiệt loại ống chùm có kích thước D=1m, H=2m

3.5.4. Chọ n thiết bị đun nó ng


Chọn thiết bị đun nóng loại ống chum kích thước D=1m, H=2m

3.5.5. Chọ n thá p chưng luyện


Đường kính trong của tháp chưng luyện chọn D=1,4m

LỚP:DL12HD Trang 44
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

3.5.6 .Chọ n thiết bị phâ n tá ch lỏ ng hơi


Chọn thiết bị phân tách lỏng hơi loại có kích thước D=1,2m, H=2m

LỚP:DL12HD Trang 45
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT.......................................................2
1.1 Giới thiệu chung về Metanol:...................................................................2
1.1.1 Tính chất vật lý của Metanol:.............................................................2
1.1.2 Tính chất hóa học của Metanol:.........................................................3
1.1.3 Ứng dụng:..........................................................................................4
1.2 Cơ sở hóa học của quá trình tổng hợp metanol từ khí tổng hợp :..............4
1.2.1 Xúc tác cho quá trình tổng hợp Metanol..............................................4
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp Metanol........................7
1.3 Công nghệ tổng hợp Metanol từ khí tổng hợp..............................................9
1.4 Công nghệ tổng hợp Metanol ở áp suất thấp..............................................10
1.4.1 Các công nghệ tổng hợp metanol áp suất thấp hiện đại......................12
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ......................................19
2.1 Cơ sở quá trình thiết kế:............................................................................19
2.1.1 Lựa chọn nguyên liệu:........................................................................19
2.1.2 Lựa chọn công nghệ.........................................................................20
2.2 Thiết kế sơ đồ công nghệ........................................................................20
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN..............................................................................22
3.1. Tính cân bằng vật chất...........................................................................22
3.1.1 Tính cân bằng vật chất cho thiết bị phản ứng chính:...........................22
3.1.2 Tính cân bằng vật chất cho tháp chưng luyện.....................................26
3.1.3 Xử lý thành phần khí tuần hoàn.........................................................27
3.2. Tính cân bằng năng lượng........................................................................28
3.2.1 Tính cân bằng nhiệt lượng cho quá trình tổng hợp metanol:..................29
3.3 Tính toán thiết bị.....................................................................................35
3.3.1 Tính chiều cao kích thước cho thiết bị phản ứng chính – thiết bị tổng
hợp methanol............................................................................................35
3.3.2 Tính thể tích hỗn hợp khí qua thiết bị:.............................................36
3.3.3 Tính các kích thước thiết bị tổng hợp methanol...............................37
3.3.4 Tính chiều dày thân thiết bị phản ứng:............................................38

LỚP:DL12HD Trang 46
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GVHD: NGUYỄN VĂN TOÀN

3.3.5. Tính nắp, đáy và chọn bích nối.......................................................41


3.5. Chọn các thiết bị phụ:............................................................................44
3.5.1. Chọn bơm........................................................................................44
3.5.2. Chọn máy nén khí:..........................................................................44
3.5.3.Chọn thiết bị trao đổi nhiệt...............................................................44
3.5.4. Chọn thiết bị đun nóng....................................................................45
3.5.5. Chọn tháp chưng luyện...................................................................45
3.5.6 .Chọn thiết bị phân tách lỏng hơi.....................................................45

LỚP:DL12HD Trang 47

You might also like