You are on page 1of 51

Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

MỞ ĐẦU

Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nên việc
thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn là nhiệm vụ rất quan trọng và cần
thiết. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ngành công nghệ hoá học nói chung và
ngành công nghệ tổng hợp hữu cơ - hoá dầu nói riêng được xem như là một trong
những ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta.
Công nghệ hữu cơ - hoá dầu phát triển đáp ứng được các mục tiêu quan trọng của
nền kinh tế đó là:
- Cung cấp các hoá chất cơ bản cho ngành tổng hợp hữu cơ hoá dầu và hoá học,
tạo sự thay đổi lớn về cơ cấu và chủng loại sản phẩm của ngành hoá chất vật liệu như:
Sản xuất cao su, chất dẻo, tơ sợi tổng hợp, các chất hoạt động bề mặt, phân bón, thậm
chí cả protein, công nghệ các chất sơn, dược phẩm...
- Cung cấp các sản phẩm năng lượng cho nhu cầu về nhiên liệu động cơ, nhiên
liệu công nghiệp, nhiên liệu sinh hoạt và dầu mỡ bôi trơn.
Axetandehyt là một hợp chất quan trọng trong công nghệ lọc hóa dầu.
Axetandehyt hay còn gọi là etanal có công thức phân tử là CH 3CHO, axetandehyt
được phát hiện bởi Sheele vào năm 1774, khi ông thực hiện phản ứng giữa mangan
dioxit có màu đen (MnO2) và axit sunfuric với rượu. Cấu tạo axetandehyt được Liebig
giải thích vào năm 1835, ông đã tạo ra axetandehyt tinh khiết bằng việc oxi hóa rượu
etylic với cromic và cũng đã xác định rõ tên gọi của sản phẩm này là "andehyt".
Axetandehyt là một chất lỏng, có nhiệt độ sôi thấp, có khả năng bắt lửa cao, có
mùi hơi cay. Do có khả năng phản ứng hóa học cao, nên axetandehyt là một sản phẩm
hóa học trung gian vô cùng quan trọng trong công nghệ hữu cơ, từ nó có thể sản xuất
ra các hợp chất như axit axetic, anhydric axetic, etyl acetat, axit peracetic, rượu butylic
2-ety-haxanol, penta-etythritol, muối clorua axetandehyt, glyoxal, akyl amin piridin và
nhiều chất khác.
Axetaldehyt là một chất trung gian trong quá trình trao đổi chất của thực vật và
các cơ quan của động vật, trong đó nó có khả năng được tách ra với số lượng nhỏ. Số
lượng lớn của axetandehyt có liên quan đến nhiều quá trình sinh học, nó cũng là chất
quan trọng nhiều quá trình lên men rượu, axetandehyt cùng có mặt một lượng ít trong
đồ uống như bia, rượu, các rượu mạnh, nó cũng được tách ra từ nước ép trái cây, dầu
ăn, cà phê khô, khói thuốc lá. Nhiều quá trình sản xuất axetandehyt mang tính thương
mại như dehydro hóa hoặc là oxi hóa rượu etylic, quá trình hợp nước của axetylen, oxi
hóa từng phần của các hydrocacbon và oxi hóa trực tiếp của etylen. Nó được sản xuất
chủ yếu ở Celanese và hãng Eastman (USA), hãng Wacker - Chemic và hãng Hoechst

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 1 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

(Đức) và hãng Aldehyde Co., Kyo-Wa Yuka Co., Mitsubishi Chemical Industries,
Chisso Corp., Sumitomo, Showa Denko, Mitsui (Nhật Bản), Montedison (Italia),
Lonza (Thụy Điển) hãng pemax (Mexico). Axetandehyt được xem là chất trung gian
cần thiết cho các chất hữu cơ khác, các chất hữu cơ này là sự chuyển mạch từ quá trình
oxi hóa trên hoặc từ các dẫn xuất của axetandehyt, hầu hết là từ than đá và từ cơ sở
hydrocacbon C1, một xu hướng là tiếp tục phát triển quá trình từ C1.
Sự tiêu thụ axetandehyt những năm gần đây đã giảm dần, do ngày nay có nhiều
quá trình sản xuất ra dẫn xuất của axetandehyt đã được phát triển như là quá trình của
Oxo cho ta rượu butylic cùng với 2-ethyl hexanol, quá trình của hãng Mohsanto cho ta
axit axetic. Tuy nhiên axetandehyt vẫn được coi là chất trung gian khá quan trọng
trong tổng hợp hữu cơ.
Từ những vai trò và ứng dụng quan trọng của axetandehyt trong khoa học kĩ
thuật và cuộc sống chúng ta có thể thấy được những lợi ích không nhỏ trong việc sản
xuất axetandehyt và qua đó thấy được sự cần thiết của việc nghiên cứu, không ngừng
cải tiến công nghệ, dây chuyền sản xuất axetandehyt để nâng cao năng suất của quá
trình sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó việc nghiên cứu thiết kế phân
xưởng sản xuất axetandehyt là rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước.
Đồ án “Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt với năng suất 45.000
tấn/năm” bao gồm các phần:
- Tổng quan về nguyên liệu sản xuất, các phương pháp sản xuất và đặc điểm ứng
dụng của sản phẩm.
- Tính cân bằng vật chất, cân bằng nhiệt lượng, tính toán thiết bị chính.
- Thiết kế mặt bằng xây dựng nhà máy.
- Tính toán kinh tế.
- An toàn lao động và tự động hóa.
- Kết luận.

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 2 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

1.1. GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM


1.1.1. Axetylen
1.1.1.1.Tính chất vật lý
Ở điều kiện thường axetylen là chất khí không màu, không độc nhưng có khả
năng gây mê. Axetylen tinh khiết có mùi hơi ngọt, mùi tỏi của axetylen là do axetylen
được sản xuất từ cacbua canxi có lẫn tạp chất PH 3, H2S, NH3, arsenic (AsH3) hoặc
silicon hydrit. Những hằng số vật lý cơ bản của axetylen được đưa ra trong bảng 1.2.
Bảng 1.2: Những hằng số vật lý cơ bản của axetylen
Những hằng số vật lý cơ bản của axetylen
Khối lượng phân tử (M) 26,038 Kg/Kmol
Giá trị điểm 3
T 192,6 K (-80,40C)
P 128,2 kPa
Nhiệt nóng chảy 5,585kJ/mol
Nhiệt bay hơi 15,21kJ/mol
Các đại lượng tới hạn
Tr 308,85K
Pr 6,345Mpa
r 0,231g/cm3
Điểm nóng chảy ở 101,3kPa 192,15K(-80,850C)
Điểm thăng hoa ở 101,3kPa 189,55K(-83,450C
khí 1,729.10-3 g/cm3
lỏng (181,1K) 0,729 g/cm3
Tính chất ở 273,15K và 101,3 kPa:
khí 1,729.10-3g/cm3
Nhiệt dung riêng (Cp ) 42,7J.mol-1.K-1
Nhiệt dung riêng (Cv ) 34,7J.mol-1.K-1
Cp/ Cv 1,23
Độ nhớt động học 9,43  .Pa.S
Độ dẫn nhiệt 0,0187 W/m.K
Tốc độ truyền âm 341 m/s
Hệ số nén 0,9909

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 3 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

Entropy
Entanpy

8,32 kJ/mol
197 J/mol.K

Axetylen hấp phụ trên C * hoạt tính (than hoạt tính), SiO 2 và zeolite. Axetylen
cũng hấp phụ trên bề mặt một số kim loại và thủy tinh.
Khi cháy axetylen tỏa ra một lượng nhiệt lớn. Khả năng sinh nhiệt của axetylen
bằng 13,387 Kcal/m3. Do đó người ta thường dùng axetylen để cắt hàn kim loại. Khi
phân hủy axetylen có thể xảy ra phản ứng nổ và nhiệt độ lên đến 28000C.
C2H2  2C + H2 ;  H0298= -54,2 Kcal/mol
Axetylen dễ tạo hỗn hợp nổ với không khí trong một giới hạn rất rộng (từ
2,581,5 % thể tích) và tạo hỗn hợp nổ với oxi trong giới hạn (từ 2,878% thể tích).
Độ nguy hiểm về khả năng cháy nổ của axetylen ngày càng gia tăng do sự phân rã
thành những chất đơn giản tỏa nhiều nhiệt theo phản ứng trên.
Ngoài ra axetylen dễ dàng tạo hỗn hợp nổ với flo, clo nhất là khi có tác dụng của
ánh sáng. Do vậy để giảm bớt khả năng cháy nổ của axetylen khi vận chuyển người ta
thường pha thêm khí trơ vào hỗn hợp axetylen như H 2, NH3 ...v.v, để tránh khả năng
cháy nổ xảy ra.
1.1.1.2.Tính chất hóa học
a. Đặc điểm cấu tạo của phân tử axetylen
* Công thức cấu tạo của axetylen: H-CC-H.
Liên kết ba (- CC -) được tạo nên bởi 2 nguyên tử cacbon ở trạng thái lai hóa
sp, tức là kiểu lai tạo đường thẳng. Trong liên kết ba có một liên kết  do sự xen phủ
trục của hai electron lai tạo, còn hai liên kết  do sự xen phủ bên của 2 cặp electron p.
Các trục của các electron p tạo thành 2 mặt phẳng thẳng góc với nhau, giao tuyến của
hai mặt phẳng đó chính là đường nối tâm hai nguyên tử cacbon.
Một đặc điểm khá quan trọng là các nguyên tử cacbon ở trạng thái lai hóa sp có
độ âm điện lớn hơn của các cacbon lai hóa sp 2, sp3. Kết quả là trong liên kết C-H có
sự phân cực mạnh: C  H làm tăng mômen lưỡng cực của liên kết và làm tăng khả
năng của hydro tách ra dưới dạng proton, do đó tính axit của axetylen là lớn hơn cả so

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 4 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

với etylen và etan. Do tính axit của axetylen làm cho nó dễ hòa tan trong dung dịch
bazơ, tạo liên kết hydro với chúng. Vì thế, áp suất hơi của những dung dịch này không
tuân theo định luật Raul. Do đặc điểm cấu tạo của axetylen như đã trình bày ở trên mà
axetylen dễ dàng tham gia các phản ứng như: phản ứng thế, phản ứng cộng hợp, thế
nguyên tử H, polime hóa và phản ứng đóng vòng.
Sự phát triển của các phản ứng axetylen có mặt áp suất mở đầu cho ngành công
nghiệp hóa axetylen hiện đại do W.Reppe (1892-1969), BASF Ludwigshafen (Cộng
hòa liên bang Đức). Các nhóm phản ứng quan trọng đó là vinyl hóa, etinyl hóa,
cacbonyl hóa, polime hóa đóng vòng và polime hóa thẳng.
b. Các phản ứng quan trọng trong công nghiệp
*Các phản ứng vinyl hóa và sản phẩm:
Vinyl hóa là phản ứng cộng hợp vào hợp chất axetylen những nguyên tử H linh
động của các hợp chất như nước (H2O), ancol (ROH), thiol, các axit hữu cơ và vô cơ
tạo monome cho phản ứng trùng hợp.
Các sản phẩm vinyl hóa đầu tiên trong công nghiệp là axetandehyt, vinylclorua,
vinyl acetat và các sản phẩm khác.
Dưới đây là một số quá trình vinyl hóa trong công nghiệp:
- Axetandehyt (phản ứng cộng nước H2O):
Phản ứng này được Kuresop nghiên cứu vào năm 1881. Phản ứng tiến hành bằng
cách cho C2H2 đi vào dung dịch axit sunfuric loãng (H 2SO4) có chứa thủy ngân sunfat
(HgSO4) đóng vai trò xúc tác. Phản ứng trải qua giai đoạn trung gian tạo ancol vinylic
không bền dễ phân hủy tạo thành axetandehyt.
HC  CH + HOH  [ CH2CH- OH]  CH3- CHO
Phản ứng tổng quát:
HC  CH + H2O  CH3CHO
Xúc tác: dung dịch axit của muối thủy ngân, như HgSO 4 trong H2SO4. Phản ứng
trong pha lỏng ở 920C.
- Vinyl clorua:
HCCH + HCl  CH2CHCl
Xúc tác: HgCl2/than (C). Phản ứng pha khí ở nhiệt độ 150  800C.
- Vinyl acetat:
HCCH + CH3COOH  CH2 CHOOCCH3
Xúc tác: Cd, Zn, hoặc muối thủy ngân (Hg +2)/than(C). Phản ứng pha khí ở nhiệt
độ T = 1802000C.
- Vinyl ete: gồm các bước phản ứng sau:

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 5 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

ROH + KOH -H


 O
 ROK 
2
 RO-CHCHK
C H 2 2

RO-CHCHK + ROH  RO-CHCH2 + ROK


Trong đó R- là gốc ankyl. Nhiệt độ phản ứng nằm trong khoảng T=120  1500C,
áp suất đủ cao để tránh làm sôi rượu sử dụng trong phản ứng, ví dụ ở áp suất 2 MPa.
Metanol (CH3OH) tạo thành metyl vinyl ete (phản ứng có áp suất cao).
CH3OH + KOH  CH3OK 
H O 2
 CH3-CHCHK
C H 2 2

CH3-CHCHK + CH3OH  CH3O-CHCH2 + CH3OK


- Vinyl phenyl ete:
Phản ứng vinyl hóa với xúc tác là KOH
OH
O-CH=CH2

HC  CH +

Xúc tác là KOH.


- Vinyl sunfit:
HC  CH + RSH Xt  CH2CH - S - R
KOH

- Vinyl este của các axit cacboxilic cao:
HCCH + R-COOH  RCOO- CH=CH2
Xúc tác là muối kẽm (Zn+2) hoặc cadimi (Cd+2).
* Các phản ứng Etinyl hóa và sản phẩm:
Etinyl hóa sản phẩm là phản ứng cộng hợp vào nhóm cacbonyl của axetylen mà
vẫn tồn tại liên kết 3. Reppe đã phát hiện ra các axetilua của các kim loại nặng, đặc
biệt là đồng một axetilua (Cu+1) có thành phần Cu2C2.2H2O.2C2H2, là xúc tác rất thích
hợp cho phản ứng của andehyt với axetylen. Các chất xúc tác kiềm có hiệu quả tốt hơn
đồng axetilua đối với phản ứng etinyl hóa của xeton. Phản ứng tổng quát của quá trình
etinyl hóa là:
HC  CH + RCOR1  HCC – C(OH)RR1
Trong đó: R, R1 là gốc ankyl hoặc H.
Những sản phẩm quan trọng nhất từ quá trình etinyl hóa sản phẩm là rượu đó là
propargyl (2-propyl-1 ol) và butynediol( 2 butyne-1,4-diol):
HC CH + HCHO Xt
CuC   HCCCH2OH
.2H O.2C H
2 2 2 2 2

HCCH + 2HCHO Xt


Cu    HOCH2CCCH2OH
2C 2 .2H 2O.2C2H 2

Xúc tác: Cu2C2.2H2O.2C2H2

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 6 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

Một số phản ứng của quá trình etinyl hóa sản phẩm của amoniankanol và amin
bậc 2:
HCCH + (CH3)2N - CH2OH  (CH3)2N - CH2 - CCH + H2O
HCCH + 2(CH3)2N - CH2OH  (CH3)2N-CH2-CC-CH2- N(CH3)2 + H2O
R1R2NH + C2H2  R1R2N- CCH2 + C2H2  R1R2N-CH3CH-CCH
* Các phản ứng cacbonyl hóa và sản phẩm:
Cacbonyl hóa là phản ứng của axetylen và CO với một hợp chất có 1 nguyên tử
H linh động, như H2O, rượu (ROH), thiol (RSH), hoặc amin. Những phản ứng này
được xúc tác bởi cacbonyl kim loại như Ni(CO) 4. Ngoài cacbonyl kim loại, các
halogenua kim loại có thể tạo thành cacbonyl cũng có thể được sử dụng:
- Acrylic axit:
HC  CH + CO + H2O + Ni(CO)4  CH2= CH – COOH
Phản ứng của axetylen với H2O hoặc ROH và CO sử dụng xúc tác Ni(CO)4 đã
được công bố đầu tiên bởi W.Reppe. Nếu H 2O được thay thế bằng các thiol, amin,
hoặc axit cacboxylic ta sẽ thu được thioeste của axit acrylic, acrylicamit, hoặc anhydrit
cacboxylic axit.
- Etyl acrylat:
4C2H2 + 4C2H5OH + Ni(CO)4 + 2HCl 4CH2=CHCOOC2H5+H2 + NiCl2
C2H2 + C2H5OH + CO  CH2=CHCOOC2H5
Xúc tác: muối niken (Ni), T = 30500C. Quá trình bắt đầu theo hệ số của phản
ứng đầu, sau đó hầu hết acrylat được tạo thành theo phản ứng sau. Muối NiCl 2 được
tạo thành theo phản ứng đầu được thu hồi và tái sử dụng để tổng hợp cacbonyl.
- Hydroquinon được tạo thành trong dung môi thích hợp, ví dụ dioxan, ở
T=1700C, xúc tác là Fe(CO)5:
2HCCH + 3CO + H2O HO OH + CO2
Hydroquinon cũng được tạo thành trong điều kiện T = 01000C, P=535Mpa và
xúc tác là Ru(CO)5:
2HCCH + 2CO + H2 HO OH
-Bifuradion:
Phản ứng của axetylen và CO có mặt chất octacarbonildicoban (CO) 3Co-(CO)2-
Co(CO)3, tạo thành hỗn hợp cis-trans-Bifuradion. Phản ứng tiến hành ở áp suất P =
20100 Mpa, nhiệt độ T  1000C:
O O
O O

P = 20 100 Mpa, cis


2HCCH + 4CO
T  1000C, xúc tác
O
O O O
SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 7 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy
trans
ss
Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

* Quá trình vòng hóa và polime hóa của axetylen:


Với xúc tác thích hợp axetylen có thể phản ứng với chính nó để tạo thành vòng
và polime thẳng. Quá trình vòng hóa đầu tiên được Berthelot thực hiện. Ông đã tổng
hợp ra hợp chất thơm và naphtalen từ axetylen. Vào năm 1940, Reppe đã tổng hợp
được 1,3,5,7-xiclooctatraene với hiệu suất 70% ở áp suất thấp.

4HC  CH + các sản phẩm phụ

Nhiệt độ của phản ứng 65115 0C, áp suất 1,52,5 Mpa, xúc tác là Niken xianua
(Ni(CN)2). Phản ứng được tiến hành trong tetrahydrofuran khan. Sản phẩm phụ chủ
yếu là benzen (khoảng 15%), các chuỗi oligome của axetylen có công thức thực
nghiệm C10H10 và C12H12 và một lượng nhỏ chất không tan màu đen niprene có liên
quan đến xúc tác Ni.
Nếu dicacbonylbis (triphenilphosphine) niken-Ni(CO)2[(C6H5)3P]2 được sử dụng
làm xúc tác thì sản phẩm của quá trình vòng hóa là benzen (hiệu suất 88%) và styren
( hiệu suất 12%). Phản ứng được tiến hành trong benzen ở nhiệt độ 65750C và áp suất
1,5 Mpa.
Quá trình polime hóa mạch thẳng của axetylen có sự tham gia của xúc tác muối
đồng (I) như CuCl trong HCl. Sản phẩm phản ứng là vinylaxetylen, divinylaxetylen.
HC  CH + HC  CH  H2C = CH - C  CH
Một sản phẩm đặc biệt của quá trình polime hóa là cupren tạo thành khi axetylen
được gia nhiệt 2250C tiếp xúc với đồng dạng bọt. Cupren là chất trơ hóa học, có màu
vàng đến nâu tối.
Poliaxetylen được tạo thành khi có xúc tác Ziegler-Natta. Ví dụ Trietylaluminum-
AL(C2H5)3 và tetrabutoxide -Ti (n-OC4H9)4, ở áp suất P=1021MPa.

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 8 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

H H H H
t >1000C
C C C C
~ C C C ~
H H H
n C2H2 Trans - polyaxetylen

H H H H
C C C C ~
t<-750C
~ C C C C
H H H H
Cis - polyaxetylen
Quá trình polime hóa có thể tiến hành trong chất lỏng trơ, như aliphtalic hoặc ete
dầu mỏ. Loại monome này (axetylen) cũng có thể đồng trùng hợp trong pha khí.
Poliaxetylen là chất xốp nhẹ có chứa những sợi nhỏ có đường kính
d=2050 nm. Tỷ lệ sản phẩm cis-tran phụ thuộc vào nhiệt độ của phản ứng.
Poliaxetylen được thêm các chất nhận điện tử như I 2, AsF5, chất cho điện tử (Na, K),
hoặc chất cho proton như HClO4, H2SO4 có tính dẫn điện cao và mang tính chất như
một kim loại.
c. Các phản ứng khác
Axetilua kim loại: nguyên tử H trong phân tử axetylen có thể được thay thế bằng
nguyên tử kim loại (M) để tạo thành axetilua kim loại. Axetilua của kim loại kiềm và
kiềm thổ được tạo ra khi cho axetylen tác dụng với amit của kim loại đó trong amoniac
lỏng khan.
NH3 lỏng khan
C2H2 + MNH2 MC2H + NH3
Phản ứng trực tiếp của axetylen với kim loại nóng chảy, như Na, hoặc với ion
kim loại trong dung môi trơ, như xilen, tetrahydrofuran, hoặc dioxan, ở nhiệt độ
khoảng 400C.
2M + C2H2 M2C2 + H2
Axetilua của đồng có tính nổ. Ví dụ: Cu2C2.H2O, có thể thu được từ phản ứng của
muối đồng (I) trong dung dịch amoniac lỏng hoặc bằng phản ứng của muối đồng (II)
với axetylen trong dung dịch kiềm có mặt chất phụ trợ như hydroxilamine. Các
axetilua đồng có thể tạo thành từ oxit đồng và các loại muối đồng khác. Do đó, không
sử dụng nguyên liệu bằng kim loại đồng trong hệ thống có mặt axetylen.

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 9 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

Axetilua vàng, bạc, thủy ngân, có thể điều chế theo cách tương tự và cũng có tính
nổ. Ngược lại với tính dễ nổ của Cu 2C2.H2O, xúc tác cho phản ứng tổng hợp butyldiol
là Cu2C2.2H2O.2C2H2, không nhạy với va đập và tia lửa điện.
- Halogen hóa:
Quá trình cộng hợp clo vào axetylen với sự có mặt của FeCl 3 tạo thành 1,1,2,2
tetracloetan:
Cl2 + CHCH FeCl
 Cl2CH-CHCl2
3

Các sản phẩm trung gian được làm dung môi là 1,2- dicloetylen, tricloetylen.
Brom và iot cũng có thể cộng hợp vào axetylen. Quá trình cộng hợp I 2 vào
axetylen kết thúc khi tạo thành 1,2- diiotetylen.
- Hydro hóa:
Axetylen có thể hidro hóa một phần hoặc hoàn toàn, với sự có mặt của xúc tác Pt,
Ni, Pd, cho etylen (C2H4) hoặc etan (C2H6).
- Hợp chất silicon hữu cơ:
Quá trình cộng hợp silant, như HSiCl 3, có thể tiến hành trong pha lỏng sử dụng
Pt hoặc hợp chất Pt làm xúc tác.

HCCH + HSiCl3 CH2=CH-SiCl3

- Quá trình oxi hóa: Ở nhiệt độ phòng axetylen không tham gia phản ứng với oxi.
Tuy nhiên, nó tạo thành hỗn hợp nổ với không khí và oxi. Với tác nhân oxi hóa như
ozon (O3), axit cromic (H2CrO4) axetylen tạo thành axit foocmic (HCOOH), CO 2, và
các sản phẩm bị oxi hóa khác.

1.1.1.3. Phương pháp sản xuất axetylen


Từ năm 1940 trở về trước thì axetylen được sản xuất từ cacbua canxi. Quá trình
sản xuất axetylen từ hydrocacbon bắt đầu được nghiên cứu từ sau đại chiến thế giới lần
thứ hai. Quá trình này ban đầu được tiến hành trong phòng thí nghiệm với mục đích là
xác định các điều kiện biến đổi hydrocacbon parafin thành axetylen.
Quá trình nhiệt phân trực tiếp hydrocacbon để sản xuất axetylen là một quá trình
phức tạp. Trong công nghệ này hydrocacbon bị nhiệt phân ở nhiệt độ cao
(110015000C) trong điều kiện đoạn nhiệt và thời gian phản ứng rất ngắn (từ
0,0050,02 giây). Sau đó sản phẩm được nhanh chóng làm lạnh để hạ nhiệt độ xuống
nhằm hạn chế các phản ứng phân hủy axetylen.
Nhiệt phân hydrocacbon để nhận axetylen lần đầu tiên được thực hiện bởi hãng
Wulf - process (Mỹ) để cắt mạch propan. Sau đó là quá trình nhiệt phân đồng thể mà
chất tải nhiệt là khí cháy (khói lò) có nhiệt độ cao. Theo phương pháp này người ta đã

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 10 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

xây dựng các thiết bị ở Mỹ, Pháp, Italia. Sau đó người ta đã phát minh được phương
pháp cấp nhiệt mới bằng cách đưa oxi vào vùng phản ứng để đốt cháy một phần
nguyên liệu cấp nhiệt cho lò và người ta gọi đó là phương pháp oxi hóa. Người ta cũng
dùng năng lượng điện để cracking hydrocacbon với mục đích sản xuất axetylen.
Ngoài ra người ta còn dùng các phương pháp truyền nhiệt mới hiện đại hơn để
sản xuất axetylen như nhiệt phân trong dòng plasma nhiệt độ thấp ...vv
Các phương pháp mới ngày càng cho phép tổ chức sản xuất axetylen theo sơ đồ
công nghệ đơn giản hơn, lò phản ứng nhỏ nhưng năng suất vẫn lớn vốn đầu tư không
cao. Kết hợp với việc sử dụng hiệu quả (tận dụng hợp lý) các sản phẩm thu được trong
quá trình nhiệt phân cho phép hạ giá thành sản phẩm axetylen.
Tuy nhiên quá trình đi từ nguyên liệu hydrocacbon có năng suất lớn, thích hợp
trong công nghiệp nhưng sản xuất axetylen từ canxi cacbua vẫn giữ vai trò nhất định
của nó trong công nghiệp ở những nước không có tiềm năng về khí tự nhiên và khí đồng
hành. Còn axetylen dùng chủ yếu trong việc hàn cắt kim loại.
1.1.2. Tính chất và ứng dụng của sản phẩm
1.2.1.1 Tính chất vật lý của axetandehyt
Axetandehyt có công thức phân tử: C 2H4O hay CH3CHO, viết tắt là AcH hay
MeCHO khối lượng phân tử 44,054. Axetandehyt là chất lỏng không màu, linh động, có
mùi hơi cay, khi pha loãng một lượng nhỏ thì có mùi trái cây.
Nhiệt độ sôi của axetandehyt gần với nhiệt độ phòng.
- Tại 101,3kpa: Ts = 20,160C
- Điểm nóng chảy ở 101,3Kpa là: -123,50C
- Áp suất tới hạn: 6,44 Mpa
- Nhiệt độ tới hạn: 181,50C hoặc 187,80C
- Thể tích phân tử trong pha khí:
+ Ở 101,3 kpa và 20,160c là: 23,40l/mol
+ Ở 101,3kpa và 2500C là : 23,84l/mol
- Thể tích riêng pha hơi (m3/kg)
+ Tại 20,160C thì v = 0,531m3/kg
+ Tại 250C thì v = 0,541 m3/kg
- Tỷ trọng pha hơi so với không khí là 1,52
- Sức căng bề mặt tại nhiệt độ và tỷ trọng khác nhau
- Độ nhớt ở pha lỏng tại: + Nhiệt độ 9,50C độ nhớt là: 0,253 mpa.s
+ Nhiệt độ 200C độ nhớt là: 0,21 mpa.s
- Độ nhớt ở pha hơi tại 250C là: 86 x 10-4 mpa.s
- Momen lưỡng cực trong pha khí là: 2,69  2% D.

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 11 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

- Hằng số điện môi: + Trong pha lỏng ở 100C là 21,8


+ Trong pha lỏng hơi ở 20,160C;101,3kpa là: 1,0216
- Nhiệt dung pha lỏng Cp tại: + 00C thì Cp = 2,18 J. g-1.K-1
+ 200C thì Cp = 1,38J. g-1.K-1
- Nhiệt dung pha hơi:
+ Tại nhiệt độ 250C, áp suất 101,3 Kpa thì Cp = 1,24 Jg-1K-1
+ Tại nhiệt độ 00C, áp suất 101,3 Kpa thì Cp = 1,17 Jg-1K-1
+ Tại nhiệt độ 10000C, áp suất 101,3 Kpa thì Cp = 2,64 Jg-1K-1
- Tỷ số Cp/Cv tại 300C, và 101,3kPa là: 1,145
- Độ dẫn nhiệt: + Pha lỏng tại 200C là: 0,174 Jm-1S-1K-1
+ Pha hơi tại 250C là: 1,09x10-2 Jm-1S-1K-1
- Hệ số giãn nở thể tích K (0  200C) là: 0,00169
- Nhiệt hòa tan là: 17906 J/mol.
- Hằng số nhiệt đốt cháy trong pha lỏng P=1168,79 kJ/mol.
- Ẩn nhiệt nóng chảy là: 3246,3 J/mol.
- Ẩn nhiệt hóa hơi tại 20,20C là: 25,73 kJ/mol hoặc 27,2kJ/mol; 30,41kJ/mol.
- Nhiệt sinh nguyên tử của pha khí tại 250C H = - 166,4 kJ/mol.
- Năng lượng tự do Gibbs (G) từ các nguyên tố ở 250C của axetandehyt là:
G = -133,82 kJ/mol.
- Entropy axetandehyt ở trạng thái khí tại 250C là S=265,9 J/mol-1k-1.
- Entropy axetandehyt ở trạng thái lỏng tại 20,160C là S =91,57 J/mol-1k-1.
- Thế ion hóa thứ nhất là: 10,5 eV.
- Hằng số phân ly tại 00C là: 0,7 x 10-4 mol/l
CH 3CHO  CH 2 CHO  H  ; K  0,7  10 4 mol / l
Hầu hết axetandehyt có thể trộn lẫn với nước và những dung môi hữu cơ để tạo
hỗn hợp đồng sôi như là tạo với axit axetic, benzen, axeton, etanol, metanol, dung môi
naphta, toluen, xylen, etyl ete, parandehyt.
1.1.2.2. Tính chất hóa học
Axetandehyt là hợp chất có khả năng phản ứng hóa học khá cao, nó là hợp chất
điển hình có chứa nhóm andehyt (CHO) như là hợp chất chứa nhóm ankyl. Trong đó
nguyên tử H được kích hoạt bởi nhóm cacbonyl (CO) ở vị trí . Khi tác dụng ở nhiệt
độ trên 4200C thì axetandehyt phân hủy thành metan và oxit cacbon.
0
420 C
CH3CHO ��� � CH4  CO
a. Phản ứng cộng
 Phản ứng cộng H2O

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 12 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

Axetandehyt tạo với nước hợp chất hydrat không bền, các hydrat vẫn chỉ được
biết đến như là nước clo của axetandehyt bền CCl3CH(OH)2 .
 Phản ứng cộng với ancol (rượu)
Axetandehyt phản ứng cộng rượu cho ta hợp chất hemiaxetal là hợp chất có chứa
\
nhóm C OH   OR
/
OH
Ví dụ: CH CHO + 2C H OH  + H2O
3 2 5
CH3  CH
(OC2H5)2

Nhưng axetandehyt cộng với dung dịch etylenglicol cho ta axetal ở dạng vòng
Ví dụ: 2 - metyl - 1,3 – đioxolan
O CH2
CH3 CH
O CH2
Phản ứng xảy ra như sau:
O Ch 2
Ch 2 Ch 2 + c h 3c h o Ch 3 - CH + h 2o
O Ch 2

Ngoài ra phản ứng trong pha hơi không có xúc tác ở 350 0C của axetandehyt và
ancol đã tạo axetal, hay etyl ancol (etanol) với axetandehyt tạo ra butadien phản ứng
này ở nhiệt độ > 3000C xúc tác Ti–Si:
0
>300 C
CH3CHO  CH3  CH2  OH ����
Ti Si
CH2  CH  CH  CH2  2H2O
Andol (CH3CH (OH) CH2CHO) và Critandehyt được tạo thành do phản ứng của
axetandehyt và 1-butanol trong sự có mặt của xúc tác ở t = 3000C.
Còn với phenol phản ứng giữa 1mol phenol và 1 mol axetandehyt với sự có mặt
của axit vô cơ làm xúc tác tạo ra 1,1-bisetan (p-hidroxyl phenyl) (CH 3CH(C6H4OH)2)
nếu có xúc tác là axit thì axetandehyt phản ứng với 3 mol phenol thì tạo thành nhựa.
 Phản ứng cộng với hợp chất amin và amoniac
Axetandehyt dễ dàng tham gia phản ứng cộng với amoniac trong pha hơi hoặc
trong dung dịch để tạo dạng andehyt – amoni hay CH3CH(OH)NH2.
CH3CHO + NH3  CH3CH(OH)NH2
Phản ứng cộng này đầu tiên có thể tạo ta CH 3CH(OH)NH2. Nhưng trong khi cho
axetandehyt cộng với dung dịch amoniac hoặc dung dịch amoniac trong rượu etylic ở

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 13 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

điều kiện là trong nồi hấp ở nhiệt độ khoảng 50 - 75 0C áp suất phản ứng 12 atm, thời
gian phản ứng 2h, xúc tác: Ni-H2. Sau phản ứng thu được 50% dietyl amin (C2H5)2NH.
�  C2H5  2 NH2
0
Ni  H2 ,50 75
CH3CHO  NH2 �����
C2H5OH ,12atm

Cơ sở phản ứng amin dạng Schiff bazơ CH3CH= NR


Axetandehyt và anilin C6H5 - NH2 tạo nên CH3CH = NC6H5.
CH3CHO + C6H5 NH2  CH3 CH=N C6H5 + H2O
Hợp chất CH3CH = NC6H5 có thể thực hiện quá trình polime hóa để tạo cao su
(tên thương mại K - I).
Với hydroxylamin (NH2OH) thì axetandehyt cũng phản ứng cộng với NH2OH tạo
dạng andoxim (CH3OH=N-OH). Còn với hydrazin hydrat cộng với axetandehyt thì tạo
axetalhydazon (CH3CH=N-N=CHCH3), ngoài ra axetandehyt còn cộng với
phenylhydrazin (C6H5NHNH2) sản phẩm ngưng tụ để tạo axetandehyt phenylhidrazon
(CH3CH=N-N=NHC6H5) hay axetandehyt tạo với semicacbazit (NH 2NHCONH2) tạo
sản phẩm semicacbazon (CH3 - CH = N-NHCONH2).
CH3CHO + NH2OH  CH3CH = N - OH + H2O
2CH3CHO + NH2NH2.H2O  CH3CH = N - N = CHCH3 + H2O
CH3CHO + C6H5NHNH2  CH3CH = N - NH - C6H5 + H2O
CH3CHO + NH2NHCONH2  CH3 - CH = N-NHCONH2
Những hợp chất hidrazon và semicacbazon dùng để xác định đặc điểm của
andehyt như:
Semicacbazon có Ts= 162 - 1630C
P - Nitrophenyl - hidrazon Ts= 128,52
2,4 dinitrophenyl - hidrazon Ts = 1680C
Oxime có Ts = 450C hay axetandazin Ts = 95 - 960C
Nhiều andehyt và xeton có đặc điểm giống nhau như đặc điểm sôi điều này dùng
để xác định hợp chất cacbonyl.
Sự tổng hợp pyridin và dẫn xuất của nó là khá quan trọng. Như 5-etyl-2-metyl
piridin thu được nhờ phản ứng giữa dung dịch amoniac với para-andehyt với sự có mặt
ion flo, nếu thêm formandehyt hoặc acrolein vào phản ứng trên thì hỗn hợp pyridin và
ankyl pyridin ở dạng dẫn xuất.
Ngoài ra axetandehyt còn phản ứng với xyanhydric (HCN) tạo thành lactonitrin
(CH3CHOHCN).
CH3CHO + HCN  CH3CHOHCN

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 14 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

Hay với anhydrit axetic đã tạo etyliden diacetat (CH3CH = ) là chất trung gian
cho quá trình sản xuất vinyl acetat.
 Phản ứng cộng với hợp chất Natri bisunfit
Axetandehyt tác dụng với dung dịch NaHSO3 tạo dạng sản phẩm trong suốt của
sản phẩm cộng. Axetandehyt cũng có thể tách ra từ tinh thể này.
CH3CHO + NaHSO3  CH3 - C - SO3Na
|
OH
 Phản ứng cộng với andehyt và xeton
Hai phân tử axetandehyt kết hợp với nhau trong sự có mặt của xúc tác bazơ hoặc
axit loãng, tại nhiệt độ phòng hay nhiệt độ vừa phải thì tạo axetandol
(CH3CH(OH)CH2CHO).
CH3CHO + CH3CHO  CH3CH(OH)CH2CHO (1)
Hay axetandehyt với formandehyt:
CH3CHO + 3HCHO  2CH3OHCHCH2CHO (2)
Phản ứng (2) này được nghiên cứu bởi Canizaro sản phẩm trung gian là penta-
anythrose (HOCH2)3CCHO sau đó nó tạo tiếp với HCHO để tạo pentacrithol
(CH2OH)4C.
Ở phản ứng (1) nếu tăng nhiệt độ lên cao thì nước sẽ tách ra dễ dàng từ
axetandol lúc đó sản phẩm là crotonandehyt.
0
CH3CH(OH)CH2CHO Tcao
 C3H5CHO + H2O
C3H5CHO là sản phẩm trung gian sản xuất rượu và quinaden. Nếu tăng nhiệt độ
cao hơn nữa và trong điều kiện chặt chẽ thì axetandehyt sẽ ngưng tụ tạo thành nhựa
andehyt (nhựa tổng hợp), hiện nay nhựa này ít quan trọng trong công nghiệp.
Ở phản ứng (2) xúc tác được sử dụng ở đây là NaOH hoặc Ca(OH) 2 đây là phản
ứng khá quan trọng trong công nghiệp sản xuất pentacrythol.
Phản ứng pha hơi của axetandehyt và formandehyt ở 35 0C trong sự có mặt của
xúc tác là NaOH trên silicagen, cho sản phẩm acrolein (CH2=CHCHO).
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy rằng chỉ có liên kết hydro giữa cacbon kề cận và
nhóm CHO tham gia vào phản ứng ngưng tụ và trao đổi H. Axetandehyt ngưng tụ tạo
ra các andol với các hỗn hợp cacbon khác chứa các nguyên tử H hoạt động. Rượu
hexylic (CH3(CH2)4CH2OH) và 2-etyl -1 butanol, được sản xuất với quy mô công
nghiệp bằng sự ngưng tụ axetandehyt và butyl andehyt trong dung dịch kẽm loãng với
sự có mặt của xúc tác. Khi cho axetandehyt và xeton đi qua lớp xúc tác là oxit nhôm

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 15 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

hoặc oxit sắt ở 4000C tạo thành một chất chứa metyl và etyl xeton, phenol, xylen và
nhựa. Ngưng tụ axetandehyt với sự có mặt của trimetylamin.
Ngoài ra ure và axetandehyt còn ngưng tụ với nhau trong sự có mặt của H 2SO4
tạo thành 6-metyl-4 ure dohexa hidropyrimidin-2-on. Hợp chất này dùng trong công
nghiệp phân bón.
 Phản ứng cộng với halogen, hợp chất halogen
Các halogen (Br2, I2, Cl2, F2) có thể thay thế nguyên tử H của nhóm metyl (-CH3)
ví dụ: Br2 cộng với axetandehyt hoặc parandehyt tạo bromo axetandehyt (BrCH 2CHO)
và cuối cùng tạo bromal (CBr3CHO). Hay cloral CCl2CHO là sản phẩm giữa clo và
axetandehyt .
Cloral là hợp chất sử dụng trong công nghiệp để điều chế DDT, thuốc ngủ.
Phospho pentaclorua (PCl5) nguyên tử oxi được thay thế bởi Cl2 tạo
1,1-diclo etan CH3CHCl2.
Hypoclorit ClO3- với axetandehyt tạo clorofom (CHCl3) và chất dùng sản xuất
thuốc gây mê. Cụ thể phản ứng với Cl2 ở nhiệt độ phòng tạo clo-axetandehyt
(ClCH2CHO) tăng nhiệt độ phòng lên 70-800C thì tạo ra diclo-axetandehyt
(Cl2CHCHO) và ở 80 - 900C tạo cloran (CCl3CHO).

ClCH2CHO (nhiệt độ phòng)

CH3CHO + Cl2 Cl2CHCHO (t = 70  800C)

CCl3CHO (t = 80  900C)

b. Phản ứng oxi hóa


Một lượng lớn axetandehyt sản xuất ra trong công nghiệp được dùng sản xuất
axit axetic bằng phản ứng oxi hóa với oxi hoặc không khí do đó axetandehyt là chất
trung gian trong chuỗi phản ứng sau:
oxi hóa oxi hóa
Acohol axetandehyt axit axetic

CH3CHO + 1/2 O2  CH3COOH

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 16 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

Axetandehyt monopereacetat được tạo thành như là sản phẩm trung gian của quá
trình này, sau đó nó phân hủy thành axit paracetic (CH 3COOOH) và axetandehyt.
Nâng nhiệt độ lên và sự có mặt của xúc tác của muối Mn 2+. Axit axetic nhận được từ
axetandehyt monoperaxetal. Có xúc tác muối Co 2+ và Cu2+ thì anhydric axetic có thể
oxi hóa với axit nitric cho ta qlyoxal (CHO) 2 hay axit qlyoxalic (CHOCOOH), sự
halogen hóa axetandehyt thì cho các dẫn xuất halogen của axetandehyt .

(CH3CO)2O + H2O
CO2+
Cu2+
O...HO
CH3C CH  CH3
O2 OO Mn2+

2CH3CHO 2CH3COOH

O2 Mn2+
CH3CHO + CH3CO3H
Mono-, di- và tricloaxetandehyt và tribrom axetandehyt là nguyên liệu cho quá
trình điều chế thuốc trừ sâu như DDT, DDP, trong dược phẩm và thuốc nhuộm.
Quá trình hydrogen hóa axetandehyt với xúc tác Ni tại nhiệt độ 100-150 0C tạo
etyl ancol (C2H5OH).
CH3CHO + 2H2  C2H5OH
Axetandehyt tạo ra được chưng cất và sẵn sàng cộng với oxi nguyên tử (hay oxi
không khí) đầu tiên cho hợp chất peroxit, ngoài ra ta có thể dùng ngọn lửa oxi hóa
lạnh. Trong giới hạn và giá trị khác nhau, axetandehyt đốt cháy trong không khí cho
đám khói sáng. Axetandehyt được oxi hóa bởi selenium dioxit SeO 2, glyoxal (CHO-
CHO) thu được với hiệu suất cao.
c. Phản ứng khử
Axetandehyt dễ dàng hydro hóa để tạo etanol theo phản ứng sau:
CH3CHO + H2  CH3CH2OH
Phản ứng này được thực hiện năm 1939 do Priro, trước khi ngành dầu mỏ phát
triển ở Châu Âu và trước khi người ta sản xuất ra được etylen, thì phản ứng này dùng
trong công nghiệp sản xuất metanol từ axetandehyt nhưng trước đó nữa là từ axetylen.
Từ khi ngành dầu khí ra đời thì etylen thay thế dần axetylen. Mono -, di- và trietylamin
cũng có thể sản xuất từ axetandehyt bằng cách cho axetandehyt tác dụng với amoniac
và H2 trong sự có mặt của xúc tác. Xúc tác của quá trình hydrogen hóa, thường là Ni ở

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 17 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

nhiệt độ 80  1800C, và áp suất 0,2  2 Mpa hay hỗn hợp sunfit niken-vonfram ở nhiệt độ
300  3200C, p = 20 Mpa.
Cơ chế phản ứng này là các phản ứng nối tiếp, song kết quả là tạo hợp chất amin
bậc 1, bậc 2, bậc 3.
CH3CHO  CH3CH2NH2  H2O
NH ; H 3 2

 CH3CHO
CH3CH2NH2 (CH3CH2 )2 NH  H2O
 H2
 H2
(CH3CH2 )2 NH  CH3CHO ��� � (CH3CH2 )3 N  H2O
Thành phần sản phẩm phụ thuộc vào tỉ lệ mol của NH3 và axetandehyt.
d. Phản ứng hỗn hợp
Phản ứng giữa các phân tử (Tishchenko) của axetandehyt cho ta dung môi quan
trọng là etyl acetat dùng sản xuất axit axetic, các phản ứng này dùng xúc tác và
alimium ancolat (Ro)3Al.
Axit xyanhydric HCN và axetandehyt hoặc natrixianua (NaCN) với hợp chất
bisunfit cho ta sản phẩm cộng.
CH3CHO + HCN  CH3CHOHCN
Xyanhyrin CH3CHOHCN có thể thủy phân với nước và axit sunfuric tạo axit
lactic. H2SO4
CH3CHOHCN + H2O CH3-CH-COOH

OH
Axetandehyt với một rượu và axit sunfuric tạo este, tương tự hỗn hợp một muối
amoni và một muối cyanua của kim loại kiềm như là NH 4Cl và KCN phản ứng với
axetandehyt tạo dạng alamin CH3CH(NH2) - CO2H.
e. Phản ứng với hợp chất cơ Mg
Axetandehyt dễ dàng phản ứng cộng với hợp chất cơ Mg.
Ví dụ: với metyl-magiê iotdua CH3MgI.
CH3CHO + CH3MgI  CH3 - CH - OMgI
|
CH3
Sau đó tạo rượu:
CH3 - CH - OMgI + H2O  CH3 – CH – OH + Mg (OH)2
| |
CH3 CH3
f. Phản ứng polime hóa

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 18 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

Dime tạo thành từ axetandehyt có mùi như axetandehyt, không tan trong nước và
kiềm, nhưng tan trong rượu và benzen. Khi cho một axit vô cơ như: H 2SO4, H3PO4,
HCl hay SO3 vào dung dịch axetandehyt tạo thành một dime paraxetandehyt. Với sự
có mặt của axit H2SO4 đậm đặc dư tạo thành các sản phẩm như hắc ín. Ở nhiệt độ thấp
hơn với sự hòa tan của clorua khan hoặc pyridin hydrobromua kết tinh thành tetrime,
metaldehyt.
Peroxit, H2O, các chất đồng xúc tác của rượu là những chất khơi mào cho phản
ứng polime hóa. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người ta đã tạo
ra polime có sự đàn hồi cao, không dính, không màu từ axetandehyt, nhờ vào việc sử
dụng nhôm làm xúc tác ở nhiệt độ 700C và áp suất 1000atm.
Các polyaxetandehyt kết tinh nhờ các chất xúc tác hữu cơ kim loại như là kim
loại kiềm.
g. Phản ứng với hợp chất PCl5 tạo hợp chất gemdihalogen
Phản ứng giữa axetandehyt và pentaclorua photpho xảy ra như sau:
CH3CHO + PCl5  CH3CHCl2 + POCl3
Tóm lại axetandehyt có khả năng phản ứng hóa học rất cao. Do đó mà nó có rất
nhiều ứng dụng trong công nghiệp hóa học.
1.1.2.3. Ứng dụng của axetandehyt
Axetandehyt có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp tổng hợp hữu cơ, khoảng
90% lượng axetandehyt sản xuất ra trên thế giới được sử dụng trong các nhà máy như
hợp chất trung gian để tạo ra các sản phẩm khác có nhiều ứng dụng trong thực tế. Ứng
dụng lớn nhất của axetandehyt là làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất ra axit axetic
(CH3COOH). Từ axit axetic (CH 3COOH) ta có thể tổng hợp được nhiều hợp chất hoá
học khác nhau như: vinyl axetat, monoclo axetic, axetal este và anhydric axetic.
Vinyl axetat được dùng trong ngành sản xuất nhũ tương, trong sản xuất sơn, keo
dính, áo mưa và dệt may.
Anhydric axetic được sử dụng trong việc sản xuất chất vải sợi xenlulo axetat, đầu
lọc trong việc sản xuất ra thuốc lá và nhựa xenlulolic.
Các sản phẩm nhận được từ phản ứng ngưng tụ aldol đã trở thành một ứng dụng
hết sức quan trọng của axetandehyt. Hai sản phẩm có giá trị từ phản ứng ngưng tụ
aldol là butanol-1 và etylhexanol-2.
Qua axit axetic ta có thể thu được butyl axetat một dung môi cho việc sản xuất ra
sơn nitro xenlulo. Butyl axetat là một dung môi hết sức quan trọng trong công nghiệp
sản xuất sơn. Một ưu điểm nữa của butyl axetat là có nhiệt độ sôi vào loại trung bình,
khả năng hòa tan cao. Do vậy nó có giá trị hơn so với các dung môi khác.

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 19 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

Các polyme của axetandehyt như para andehyt, meta andehyt và poly
axetandehyt có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp tổng hợp hữu cơ.
Pentacrythritol được sản xuất bằng cách ngưng tụ của axetandehyt với
formandehyt là một trong những sản phẩm quan trọng để điều chế ra nhiều loại hợp
chất quan trọng khác.
Metyl andehyt được sử dụng như là nguyên liệu trong quá trình nhuộm vải, còn
poly axetandehyt là một dung môi rất quan trọng trong công nghiệp hoá học.
Ngoài những ứng dụng trên thì axetandehyt còn được sử dụng cho việc tạo ra
butadien (C4H8). Đây là hợp chất được dùng cho việc sản xuất ra nhựa, MTBE,… nhựa
phenol andehyt.
Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của axetandehyt trong ngành công nghiệp
hữu cơ, để từ đó có thể sản xuất ra nhiều hợp chất khác nhau với những ứng dụng cụ
thể khác nhau, góp phần làm phong phú cho cuộc sống hiện tại và tương lai.
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT AXETANDEHYT
1.2.1. Sản xuất axetandehyt từ etanol
Quá trình sản xuất axetandehyt từ etanol có thể qua một trong hai phương pháp:
dehydro hóa hoặc oxi hóa với sự có mặt của oxi. Từ năm 1918  1939 quá trình
dehydro hóa chiếm ưu thế hơn quá trình oxi dehydro hóa là H 2 được sinh ra có nhu cầu
sử dụng lớn hơn. Tuy nhiên sau khi sử dụng xúc tác pha khí trong quá trình oxi hóa
etanol, khi đó quá trình oxi hóa trở thành chiếm ưu thế vì thời gian sống xúc tác dài và
khả năng tái sinh xúc tác rất lớn.
Ngày nay người ta kết hợp cả hai quá trình dehydro hóa và oxi hóa để sản xuất
axetandehyt .
1.2.1.1. Dehydro hóa etanol
Quá trình dehydro hóa etanol được công bố vào năm 1886 trên thế giới. Etanol
được cho qua ống thủy tinh ở nhiệt độ 2600C. Phương trình phản ứng xảy ra.
CH3CH2OH  CH3CHO + H2, H = +82,5 KJ/mol
Năng suất được cải thiện là nhờ sự có mặt của xúc tác như Pt, Cu, ZnO 3, Ni, Co.
Gần đây người ta phát triển thêm xúc tác Zn và Cl 2, đất hiếm, hỗn hợp Cu và Cl2 cũng
làm xúc tác cho quá trình này. Dùng xúc tác ta thu được ít sản phẩm phân hủy nhưng
đòi hỏi xúc tác phải được tái sinh thường xuyên.
Quá trình dehydro hóa etanol diễn ra như sau: hơi etanol cho qua xúc tác bao
gồm đồng xốp hoặc đồng đã được hoạt hóa bởi axit clo đựng trong thiết bị dạng ống ở
2600C - 2900C áp suất khí quyển, sự chuyển etanol thành axetandehyt có thể điều
khiển bởi tốc độ chảy của xúc tác và duy trì nhiệt độ trong ống xúc tác. Độ chuyển hóa
khoảng 25  50% trong đó 90% etanol dùng để chuyển hóa thành axetandehyt và

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 20 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

etanol được tách ra từ khí thải này chủ yếu là H 2. Axetandehyt tinh khiết thu được nhờ
quá trình chưng cất, etanol thì tách ra từ H 2O và sản phẩm có nhiệt độ sôi cao hơn cho
quay trở lại thiết bị phản ứng, hàm lượng axetandehyt thu được cuối cùng khoảng 90%
và một lượng nhỏ sản phẩm phụ gồm axit axetic, etyl acetat, butyl ancol, axit butyric,
crotonandehyt. Hydro thu được chứa một lượng nhỏ metan và CO nhưng nó vẫn đáp
ứng thoả mãn là khí sạch để dùng cho các quá trình khác.
1.2.1.2. Sản xuất axetandehyt bằng cách oxi hóa etanol
Đây là phương pháp lâu đời nhất để sản xuất axetandehyt và là phương pháp tốt
nhất trong phòng thí nghiệm. Trong công nghiệp etanol được oxi hóa với xúc tác oxit
bằng không khí trong pha hơi.
CH3CH2OH + 1/2 O2  CH3CHO + H2O, H = -242,0 KJ/mol
Thường dùng xúc tác là Cu hoặc Ag kim loại hoặc hợp chất của chúng (oxi hay
hợp kim) đều là những xúc tác đáp ứng tốt cho quá trình này.
* Sơ đồ công nghệ:

5 8

2
Etanol
4
6 7
Axetandehyt Khí thải
1
KhôngKhí
khikhí
Hình 1.1: Quá trình oxi hóa etanol thành axetandehyt của hãng Veba - Chemie
Chú thích sơ đồ:
1 - Thiết bị nén khí 5 - Thiết bị lọc khí
2 - Hệ thống tái sinh nhiệt 6 - Thiết bị rửa rượu và bơm trở lại
3 - Thiết bị phản ứng 7 - Thiết bị làm lạnh
4 - Thiết bị làm lạnh 8 - Thiết bị tinh cất axetandehyt
Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ: Etanol được trộn với không khí nén và
cho vào thiết bị phản ứng (3). Tại thiết bị phản ứng, hỗn hợp etanol-không khí được
đưa qua lớp xúc tác bạc ở 500  6000C (nhiệt độ này phụ thuộc vào tỷ lệ etanol trong
không khí và tốc độ dòng khí đi qua xúc tác). Etanol chuyển hóa rất đa dạng từ 50%
đến 70% và năng suất quá trình đạt 97  99% tuỳ thuộc vào điều kiện phản ứng. Sản

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 21 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

phẩm của thiết bị phản ứng được đưa qua thiết bị làm lạnh (4) và qua thiết bị lọc khí
(5). Sản phẩm đỉnh của thiết bị lọc khí là khí thải. Còn sản phẩm đáy của thiết bị (5) là
axetandehyt cùng với rượu chưa phản ứng được lấy ra và tách bằng cách chưng phân
đoạn bằng thiết bị (8). Sau khi cô đặc rượu cho quay trở lại thiết bị phản ứng (3). Nhiệt
hình thành trong phản ứng được sử dụng cho quá trình sản xuất hơi bằng cách sử dụng
hệ thống thu hồi nhiệt (2) ngay sau vùng phản ứng. Hỗn hợp khí bao gồm: N2, H2, CH4
CO, CO2 nó được tách ra từ đỉnh tháp (5). Đây là những khí gầy và năng suất tỏa nhiệt
kém dùng trong lò hơi (8). Ngoài sản phẩm chính là axetandehyt ta còn thu một lượng
nhỏ axit axetic.
1.2.2. Sản xuất axetandehyt đi từ axetylen (hydrat hóa axetylen)
Việc sản xuất axetandehyt từ axetylen có thể thực hiện theo 2 cách sau đây:
- Hydrat hóa trực tiếp axetylen dùng xúc tác thủy ngân tiến hành ở pha lỏng.
- Hydrat hóa axetylen tiến hành ở pha hơi.
1.2.2.1. Quá trình hydrat hóa trực tiếp axetylen trong pha lỏng
Sự cộng nước với axetylen theo phương pháp M.G. Kutrerov.
CH  CH + H2O  CH3CHO, H =-150,1 kJ/mol.
Một số công nghệ sản xuất axetandehyt bằng cách hydrat hóa axetylen ở pha
lỏng như sau.
a. Quá trình oxi hóa ướt (Hoechst)
Quá trình oxi hóa ướt tránh trực tiếp tiếp xúc sự độc hại của hợp chất thủy ngân.
Quá trình được vận hành theo nhiều kiểu khác nhau, thiết bị của hãng wacker- chemie
đã chuyển hóa axetylen thành etylen. Đây là nguyên liệu đầu cho việc sản xuất
axetandehyt từ năm 1962. Trong phương pháp này sắt sunfat Fe 2(SO4)3 được thêm vào
để oxi hóa thủy ngân kim loại thành Hg2+. Theo cách này đảm bảo đủ nồng độ xúc tác
để hoạt động axetylen phản ứng với dung dịch xúc tác tại nhiệt độ 90  950C, dung
dịch xúc tác có nồng độ khoảng 30  50% được phun vào axetylen theo một con
đường nhất định. khí thoát ra từ thiết bị phản ứng được làm lạnh, nước chính và các
vệt xúc tác được tách ra và cho quay trở lại phản ứng.
Axetandehyt và nước được ngưng tụ trong thiết bị làm lạnh, axetandehyt cuối cùng
được rửa bằng nước từ thiết bị hồi lưu khí, khí ở thiết bị này đã được làm lạnh đến nhiệt
độ 25300C. Khoảng 810% dung dịch axetandehyt nhận được, ngoài ra trong khí có lẫn
N2 và CO2 được xem như là sản phẩm phụ của quá trình. Để tránh sự dư thừa tích tụ khí ta
rửa bằng hơi nước, còn Fe2+ sunfat tạo thành được oxi hóa trong thiết bị tách với 30%
HNO3 tại 950C. Dung dịch axetandehyt thu được bằng cách chưng cất phân đoạn ở áp
suất 200KPa.
b. Quá trình Chisso

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 22 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

Quá trình Chisso cũng sử dụng H2SO4 và dung dịch muối thủy ngân sunfat làm
xúc tác cho quá trình. Axetylen phản ứng hoàn toàn với dung dịch xúc tác tại 68-78 0C
và áp suất 140 MPa. Sự kết hợp giữa áp suất và độ chân không tại nhiệt độ thấp qua
từng giai đoạn thì lượng axetylen cần dùng là không lớn. Axetandehyt tinh khiết thu
được nhờ quá trình tách và được chưng cất ở ngay tại nhiệt độ phản ứng. Cũng như
trong quá trình Hoechst, chất xúc tác có thể hoàn nguyên khi dùng HNO 3. Quá trình
sản xuất axetandehyt theo con đường này không còn tiếp tục ở hãng Chisso Corp trong
hơn một thập kỷ này. Sơ đồ dây chuyền của quá trình được thể hiện ở hình 1.2.
Hình 1.2. sơ đồ công nghệ sản xuất axetandehyt đi từ axetylen ở pha lỏng
Chú thích sơ đồ
1: Máy thổi khí 11: Thiết bị trao đổi nhiệt
2: Thiết bị tách sơ bộ nguyên liệu 12: Tháp chưng cất sơ bộ
3: Thiết bị hydrat hóa 13: Thiết bị ngưng tụ
4: Thiết bị làm lạnh 14: Thiết bị đun sôi đáy tháp
5: Thiết bị phân tách hồi lưu 15: Tháp tinh luyện
6: Bơm chất lỏng 16: Thiết bị ngưng tụ sản phẩm đỉnh
7: Thiết bị tái sinh 17: Thùng chứa sản phẩm
8: Thiết bị làm lạnh bổ sung 18: Van
9: Tháp hấp thụ 19: Thiết bị phân dòng

10: Thùng chứa axetandehyt thô

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 23 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

Thuyết minh sơ đồ công nghệ: Khí axetylen mới và axetylen tuần hoàn cho vào
máy thổi khí (1) ở đáy áp suất không cao hơn 1,5at và được thổi vào đáy thiết bị
hydrat hóa (3), hỗn hợp hơi thoát ra ở đỉnh tháp hydrat hóa (3) liên tục cho vào các các
thiết bị làm lạnh (4), (8). Phần ngưng tụ ở tháp làm lạnh (4) (chủ yếu là nước) cho
quay trở lại tháp hydrat hóa (3). Dung dịch nước axetandehyt ngưng tụ ở thiết bị (8)
cùng với hơi và không khí ngưng tụ cho vào tháp hấp thụ đĩa (9).
Dùng nước rửa để tách axetandehyt ra khỏi axetylen chưa phản ứng. Axetylen
thu được cho quay trở lại phản ứng, để tránh tích tụ khí trơ (N 2,O2,CO2....) trong thiết
bị phản ứng thì một phần khí tuần hoàn phải đem tái sinh bằng thiết bị tái sinh (7) hoặc
dùng để sản xuất than hoạt tính, tricloetylen và nhiều sản phẩm khác.
Dung dịch axetandehyt 8  10% thu được ở tháp hấp thụ (9). Sản phẩm đáy của
tháp hấp thụ ta thu được là axetandehyt thô được cho vào thiết bị trao đổi nhiệt (11)
và đi vào tháp chưng cất sơ bộ (12). Axetylen thoát ra ở đỉnh tháp hấp thụ (9) được
quay trở lại tháp hidrat hóa (3). Phần sản phẩm đỉnh của tháp (12) (chủ yếu là phần
nhẹ) gồm dung dịch axetandehyt và những sản phẩm phụ khác như andehyt crotonic
cho vào tháp tinh luyện (15). Phần đỉnh tháp tinh luyện ta thu được axetandehyt 99%
qua thiết bị phân dòng (19), một phần cho tuần hoàn trở lại đỉnh tháp phần còn lại ta
đưa vào thùng chứa sản phẩm. Phần đáy là dung dịch nước có chứa 1 ít axit axetic tháo
ra hệ thống xử lý nước thải.
Sản xuất axetandehyt theo phương pháp này thu được sản phẩm có nồng độ
axetandehyt cao.
Axetandehyt 99,4  99,8%
Axit axetic 0,03%
Paraandehyt 0,03  0,1%
Aldehyt crotonic 0,02  ,03%
Nước 0,05%
Nhưng phương pháp này hao tốn thủy ngân, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng.
Chỉ tiêu hao tốn nguyên liệu để sản xuất 1 tấn axetandehyt là:
C 2 H2 680 Kg
Hg 1,45 Kg
Hơi (3atm) 2,9 tấn
H2SO4, HNO3, NaOH, Fe
Do thủy ngân còn bốc hơi rất độc ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân và gây ra
các bệnh nghề nghiệp. Việc tái sinh xúc tác tương đối phức tạp, thiết bị làm việc cần
phải chống ăn mòn của H2SO4. Đó là những nhược điểm của phương pháp này nên

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 24 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

hiện nay trên thế giới đã có nhiều nước sản xuất axetandehyt theo các phương pháp
khác.
1.2.2.2. Sản xuất axetandehyt bằng cách hydrat hóa axetylen tiến hành ở pha khí
Năm 1916 người ta đã nghiên cứu phương pháp điều chế axetandehyt bằng cách
hydrat hóa axetylen dùng xúc tác rắn, nhưng mãi đến những năm gần đây mới áp dụng
vào công nghiệp xúc tác tốt nhất là axit photphoric (H 3PO4) và muối kẽm tẩm trên than
hoạt tính silicagen. Dùng xúc tác này axetandehyt đạt hiệu suất 92  96% so với lý
thuyết và axetandehyt chuyển hóa được 60% những xúc tác này có hoạt tính kém hơn
thủy ngân và chỉ có thể làm việc ở nhiệt độ cao, được sử dụng như xúc tác dị thể, nhiệt
độ cao thì phản ứng tiến hành càng nhanh nhưng xúc tác cũng mau mất hoạt tính.
Trong thực tế người ta sử dụng hỗn hợp CdHPO4.Ca3(PO4)2 vừa có tính axit và vừa
chứa nguyên tố cùng nhóm với thủy ngân trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hỗn hợp này
làm việc ở 350-4500C, hiệu ứng nhiệt của phản ứng hydrat hóa rất lớn nên dễ nung
nóng xúc tác làm cho quá trình tạo sản phẩm phụ. Để khắc phục điều này người ta cho
dư hơi nước. Với tỷ số axtylen và hơi nước thường dùng là 1:10 đến 1:20 hoặc có thể
pha thêm khí trơ với hơi nước và cho qua lớp xúc tác ở nhiệt độ cao. Dùng vận tốc
C2H2 lớn và giảm thời gian tiếp xúc giữa C 2H2 và lớp xúc tác đến 1/10 giây nhằm làm
giảm sản phẩm phụ.
Dùng phương pháp này ta có thể sử dụng C2H2 nồng độ thấp, có thể dùng C2H2
khi nhiệt phân C2H4 như vậy giảm được giai đoạn làm giàu C 2H2. Độ chuyển hóa của
C2H2 là 40  50% thì hiệu suất tạo thành axetandehyt là 89%, andehyt crotonic 6  7%,
axit axetic 0,5  1% và axeton là 0,3% . Do những ưu điểm trên mà phương pháp này
có triển vọng phát triển.

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 25 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

Sơ đồ công nghệ được thể hiện ở hình 1.3.

12
11

14 15 16
10 18

13
3 9

2
Nguyªn liÖu

4 5 6
1 20
19

7
8

17

Hình 1.3. sơ đồ dây chuyền sản xuất axetandehyt đi từ axetylen ở pha khí
Chú thích sơ đồ:
1, 2, 3: Máy phun
4, 5, 6: Thiết bị phản ứng
7, 8, 13, 14: Thiết bị tách
9: Thiết bị đun nóng
10: Thiết bị khuấy trộn
11, 12: Máy nén khí
15, 16: Thiết bị cất phân đoạn
17: Van
18, 19, 20: Thiết bị làm lạnh
Thuyết minh sơ đồ dây chuyền: Quá trình được tiến hành trong tháp có đường
kính 1- 1,5 m và cao 6 10 m có chứa dung dịch xúc tác cùng với nước axit đi từ dưới
lên để nhằm tăng dung lượng hơi axetylen.
Nguyên liệu axetylen được đưa vào chia làm 2 đường và qua 3 máy phun. Dòng
nguyên liệu này kết hợp với dòng tuần hoàn đưa vào thiết bị đun nóng (9) để tăng
nhiệt độ lên 3150C, sau đó đưa vào thiết bị (4), tại đây tiếp xúc với chất xúc tác.
Thiết bị chảy dòng chứa etylen chảy từ thiết bị phản ứng (4) có chứa etylen và
axetylen, sản phẩm axetandehyt với hơi sẽ thoát ra ngoài ở nhiệt độ 425 0C, dòng chảy
này được trộn lẫn với hỗn hợp nguyên liệu và hơi sạch từ máy phun (2) (nước để làm
lạnh đưa vào đủ để làm giảm nhiệt độ của hỗn hợp phản ứng ở trong ống dẫn xuống
3150C là nhiệt độ phản ứng ban đầu mong muốn), hỗn hợp này được đưa vào thiết bị

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 26 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

tách (7) đưa qua ống vào thiết bị phản ứng (5), ở trong thiết bị này có tiếp xúc với xúc
tác cố định là canxi orthophosphat đã được hoạt hóa 0,3% đồng orthophosphat.
Dòng chảy thứ hai được đưa vào máy phun (1). Nguyên liệu với hơi sạch được
tháo ra từ máy phun (1) được trộn với hỗn hợp ra khỏi thiết bị phản ứng (5) để giảm
nhiệt độ, sau khi hỗn hợp đã giảm nhiệt độ hỗn hợp được dẫn vào thiết bị tách (8). Ở
đây chất lỏng được lấy ra ở đáy thiết bị. Hơi bay lên từ thiết bị (8) đi vào thiết bị phản
ứng (6). Ở thiết bị (6) hỗn hợp hơi tiếp xúc với lớp xúc tác cố định là canxi orthor
-phosphat. Lượng xúc tác ở mỗi lớp thiết bị là như nhau, mỗi loại chứa 48m 3 chất xúc
tác. Thiết bị tách dùng để bảo vệ không cho dung dịch nước đi vào thiết bị phản ứng.
Thông thường trong quá trình vận hành thiết bị này là không cần thiết.
Sản phẩm đi ra từ thiết bị phản ứng (6) được đun nóng ở thiết bị đun nóng (9)
bằng cách trao đổi nhiệt gián tiếp với hơi. Tại đây, hỗn hợp phản ứng được làm lạnh
tới nhiệt độ 2800C và dẫn vào thiết bị khuấy trộn sau đó qua thiết bị làm lạnh (18) và
đi vào thiết bị tách nhanh (13), ở đó khí lỏng được tách ra rất hiệu quả. Quá trình này
làm việc ở áp suất 15 psi. Pha khí từ thiết bị tách (13) được đưa vào thiết bị nén (11),
khí đã được nén đưa qua thiết bị làm lạnh trung gian và sau đó vào thiết bị tách nhanh
(14) để tách lỏng khí. Thiết bị (14) được vận hành ở áp suất 50 psi. Chất lỏng được
tách ra từ thiết bị (14) được quay lại thiết bị tách nhanh (13). Khí bay ra khỏi thiết bị
(14) được nén tới áp suất 170 psi tại thiết bị nén khí(12). Khí đã nén được đưa vào
thiết bị cất phân đoạn (15). Một phần còn lại của thiết bị cất phân đoạn được nạp với
vật liệu nạp phù hợp như yêu cầu. Dung dịch lỏng từ thiết bị tách (13) được đẩy vào
phân cất phân đoạn. Thiết bị cất phân đoạn làm việc ở áp suất 150 psi và tới nhiệt độ
đỉnh là 450C và nhiệt độ đáy là 180 0C. Hơi ở trên thiết bị (15) gồm etylen, axetylen
chưa phản ứng và sản phẩm axetandehyt được đưa vào thiết bị cất phân đoạn (16).
Thiết bị này làm việc ở áp suất 135 psi. Nhiệt độ đỉnh là 25 0C và nhiệt độ đáy là 400C.
Chất làm lạnh phù hợp nhất là propan và propylen được đưa vào thiết bị (16) để duy trì
nhiệt độ làm việc của thiết bị. Hỗn hợp khí gồm etylen và axetylen chưa phản ứng được
tháo ra từ thiết bị (16) một phần được tuần hoàn lại tháp còn một phần được đưa ra
ngoài.
1.2.3. Sản xuất axetandehyt từ etylen
Ngày nay etylen là nguyên liệu đầu rất quan trọng cho quá trình sản xuất
axetandehyt. Hầu hết axetandehyt sản xuất từ etylen bằng cách oxi hóa trực tiếp
etylen.
1.2.3.1.Oxi hóa trực tiếp etylen
Đây là quá trình được phát triển vào những năm 1957  1959 bởi hãng Hoechst
và hãng Wacker-Chemie. Chất xúc tác cho quá trình này là dung dịch PdCl2, CuCl2.

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 27 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

Axetandehyt hoàn toàn đã được quan sát trong phản ứng giữa etylen và dung dịch
PdCl2
C2H4 + 1/2O2  CH3CHO ; H = -244KJ/mol
Độ chọn lọc của quá trình oxi hóa C 2H4 phụ thuộc chủ yếu vào xúc tác PdCl 2
trong pha nước theo phản ứng:
C2H4 + PdCl2 + H2O  CH3CHO + Pd + 2HCl
Ở hãng Wacker-Hoechst kim loại Pd được oxi hóa trở lại bởi dung dịch CuCl 2,
tiếp đó nó tác dụng lại với oxi để tạo lại CuCl2:
Pd + 2CuCl2  PdCl2 + 2CuCl
2CuCl + 1/2O2 + 2HCl  2CuCl2 + H2O
Bởi vậy chỉ cần một lượng nhỏ PdCl2 cũng đủ yêu cầu cho sự chuyển hóa etylen.
Phản ứng của etylen với PdCl2 với một tỷ lệ nhất định. Quá trình một cấp và hai cấp
bằng hơi nước là mô tả phần công nghệ này. Ở quá trình 1 cấp hỗn hợp phản ứng gồm
etylen và oxi với xúc tác dung dịch trong suốt quá trình phản ứng trạng thái hỗn hợp
phản ứng này không thay đổi (trong quá trình tạo axetandehyt). Quá trình oxi hóa cũng
như oxi hóa trở lại CuCl. Trạng thái điều kiện thay đổi như thế nào được xác định bởi
mức độ oxi hóa, nó được biểu diễn qua tỷ số:
eCu / eCu  eCu
2 2  
Trong quá trình 2 cấp phản ứng giữa etylen và O2 trong 2 phản ứng tách. Xúc tác
là dung dịch và xen kẽ 2 quá trình là oxi hóa và khử, đồng thời mức oxi hóa của xúc tác
cũng thay đổi, dùng không khí thay vì dùng oxi tinh khiết.
1.2.3.2. Công nghệ một cấp
Sơ đồ công nghệ một cấp được thể hiện qua hình 1.4

Hình 1.4. Sơ đồ công nghệ một cấp

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 28 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

Chú thích sơ đồ:


1: Thiết bị phản ứng
2: Thiết bị phân ly
3: Thiết bị làm lạnh
4: Thiết bị rửa khí
5: Thùng chứa axetandehyt thô
6: Máy nén khí tuần hoàn
7: Thiết bị chưng cất
8: Thiết bị ngưng tụ
9: Thiết bị tinh luyện
10: Thiết bị làm lạnh
11: Thiết bị tái sinh
Thuyết minh sơ đồ công nghệ: Etylen và oxi được vận chuyển vào đáy thiết bị phản
ứng (1), xúc tác được tuần hoàn bằng thiết bị phân ly (2) bằng cách đưa xúc tác lên cao
để trộn lẫn triệt để với không khí điều kiện phản ứng là nhiệt độ khoảng 130 0C và
P=400Kpa. Hỗn hợp pha lỏng giữa axetandehyt với H2O cùng với khí không phản ứng
tạo hỗn hợp trong thiết bị phân ly (2). Hỗn hợp này được đưa qua thiết bị làm lạnh (3),
sản phẩm được tách ra bằng thiết bị làm lạnh (3) và sau đó được rửa bằng nước trong
thiết bị rửa khí (4) không khí phản ứng được đưa trở lại thiết bị phản ứng (1), một
lượng nhỏ được tháo ra từ thiết bị tuần hoàn khí thải. Để hạn chế quá trình tích tụ của
khí trơ trong thiết bị tuần hoàn khí (6), khí trơ ở đó như là các chất gây hại như N 2,
CO, hydrocacbon trơ, người ta phải tháo khí. Từng phần xúc tác được nung nóng bằng
hơi nước ở 1600C để tránh sản phẩn chính tích tụ trong xúc tác gây mất hoạt tính,
Axetandehyt thô (còn lẫn tạp chất) thu được trong suốt quá trình chưng cất giai đoạn
đầu tiên được thực hiện trong thiết bị chưng cất phần ngọn (7) ở đây được thực hiện
quá trình chưng trích ly với nước trong đó những cấu tử có điểm số thấp hơn
axetandehyt như metan clorua, CO thì được tách ra ở tháp (7) trong khi đó nước và
những sản phẩm phụ khác như là axit axetic, crotonandehyt, hoặc axedehyt clorit được
đưa xuống đáy tháp (9) cùng với axetandehyt. Giai đoạn thứ hai được thực hiện ở cột
tinh luyện (9) axetandehyt tinh khiết được tách ra bằng cách chưng cất phân đoạn kết thúc
giai đoạn một cấp.

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 29 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

1.2.3.3. Công nghệ hai cấp


Sơ đồ dây chuyền của công nghệ hai cấp được thể hiện qua hình 1.5

Hình 1.5: Sơ đồ dây chuyền công nghệ hai cấp


Chú thích sơ đồ:
1.Thiết bị nén khí 10.Cột chưng cất thô
2.Thiết bị phản ứng 11.Thùng chứa nước công nghiệp
3.Thiết bị phân ly khí 13,17,21.Thiết bị làm lạnh
4.Thiết bị oxy hóa 14.Thùng chứa Axetandehyt thô
5,12,9.Bơm 15.Tháp rửa khí
6,21.Thiết bị gia nhiệt 16.Thiết bị tái sinh
7.Thiết bị tái sinh 18.Thùng hút khí thải
8.Van 20.Thiết bị ngưng tụ
9.Tháp chưng nhanh
Thuyết minh sơ đồ: Ống phản ứng (2) và thiết bị oxi hóa (4) đều dùng để phản
ứng và oxi hóa Cu+ thành Cu2+ bằng không khí. Khí phản ứng hầu như có mặt hoàn
toàn trong xúc tác, nhiệt độ phản ứng (2) giữ ở 105 0C đến 1100C và P=900-1000Kpa.
Dung dịch xúc tác chứa sản phẩm được giãn nỡ ở áp suất thường trong tháp bốc cháy
(9) dung dịch lỏng được bơm (5) đưa vào thiết bị oxi hóa (4). Ở (4) không khí được
nạp vào để oxi hóa Cu+ thành Cu2+ ở áp suất p = 1000 kpa. Oxi chuyển hóa đạt 90%,
khí thải chứa 1-2% được thoát ra ở thiết bị phân ly khí thải (3). Nói chung không khí
thay thế O2. Oxi chuyển đổi hầu như hoàn toàn khí thải từ thiết bị phân ly khí thải (3).
Khí thải này được dùng trở lại tác dụng với etylen trong thiết bị (2). Hỗn hợp hơi
axetandehyt - H2O -Ni cho qua tháp bốc cháy (9), được ngưng tụ ở cột chưng cất thô

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 30 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

(10) đến 6090%. Quá trình tháo nước tại đáy tháp (10) và cho quay trở lại tháp (9) ở
đó xúc tác được duy trì ổn định.
Một phần nhỏ nước dùng để rửa khí thải (N 2 từ quá trình oxi hóa). Trong tháp
nước khí thải (18) lại dùng trong tháp rửa khí (15).
Trong thiết bị rửa khí (15) axetandehyt tự do được rửa bằng nước ta thu được
axetandehyt thô ở cột (10). Trong công nghệ 2 cấp axetandehyt thô được chưng cất ở
cấp thứ nhất thực hiện trong thiết bị chưng cất phần ngọn (20) những chất có điểm sôi
thấp như clometan, cloetan và CO được tách ra trong cấp thứ hai thực hiện trong thiết
bị tinh luyện (22). Nước và sản phẩm phụ có điểm sôi cao như là cloaxetandehyt và
axit axetic được lấy ra từ đáy tháp sau đó thu được axetandehyt trên đỉnh tháp (22).
Clo axetandehyt được cô đặc phía trong cột nhưng chất có điểm sôi trung bình được
thải ra bên cạnh tháp (22) từ hỗn hợp cạnh tháp này ta có thể thu được mono
cloaxetandehyt . Sản phẩm phụ có thể quay trở lại để oxi hóa phân hủy xúc tác. Sự oxi
hóa chính là sự làm sạch giúp cho sự điều chỉnh nhiệt độ một cách từng phần của xúc
tác khoảng 160  1650C.
Hỗn hợp khí C2H4 thu được trong quá trình cracking naphta. Hỗn hợp khí này
dùng như là nguyên liệu đầu. Sự chuyển đổi khí trong tháp được dùng thay cho quá
trình đốt nóng trong ống. Như vậy hỗn hợp khí này chứa đựng 30- 40% etylen trong
đó bổ sung thêm hydrocacbon trơ và N2.
1.2.4. Sản xuất axetandehyt đi từ khí tổng hợp (CO và H2)
Sơ đồ công nghệ của quá trình sản xuất axetandehyt đi từ khí tổng hợp được thể
hiện qua hình 1.6.

CO2

10
H2 2
3 4 Axit axetic
9

5 6 7 8

1
S¶n
axit axetic th«
phÈm
phô

Hình 1.6 :Sơ đồ dây chuyền sản xuất axetandehyt đi từ khí tổng hợp

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 31 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

Chú thích sơ đồ :
1.Thiết bị phản ứng 6.Thiết bị thu hồi sản phẩm nhẹ
2.Máy nén 7.Thiết bị hidrat hóa
3.Tháp rửa khí 8.Thiết bị tinh cất axit axetic
4.Tháp hấp thụ 9.Thiết bị đun nóng
5.Thiết bị thu hồi axetandehyt 10.Thiết bị làm lạnh
Thuyết minh sơ đồ: Khí tổng hợp (CO + H2) qua thiết bị trao đổi nhiệt rồi vào
thiết bị phản ứng loại ống chùm (1). Hỗn hợp sản phẩm gồm axit axetic, etanol,
hydrocacbon no chủ yếu là C2H4, CO và H2 dư được cho qua thiết bị làm lạnh rồi cho
và tháp hấp thụ (3). Dung dịch lỏng từ đáy thiết bị được đưa đi ngưng tụ, làm lạnh một
phần được đưa lên đỉnh tháp hấp thụ để làm chất hấp thụ (4), một phần được đưa trở
lại tháp rửa khí (3). Sản phẩm đỉnh của tháp hấp thụ cho sang tháp thu hồi
Axetandehyt (5). Axit axetandehyt thô được đưa đi chưng cất nhiều giai đoạn được
axit axetic tinh khiết. Trong quá trình này thu được một phần nhỏ axetandehyt. Hiệu
suất axetandehyt thu được là 30%. Chất xúc tác là hợp chất Co, Ru được hoạt hóa
bằng các hợp chất Iod hoặc MgCl2 với chất nền là silicat.
Tuỳ thuộc từng điều kiện phản ứng mà các sản phẩm có độ lọc và hoạt tính khác
nhau. Khi tăng áp suất riêng phần của CO và tỉ lệ CO/H 2 thì độ chọn lọc của
axetandehyt và metan giảm, độ chọn lọc của axit axetic tăng bởi sự tạo thành
axetandehyt và metan phụ thuộc vào áp suất riêng phần của H 2 hơn sự tạo thành axit
axetic. Khi giảm áp suất riêng phần của H 2 sẽ làm giảm hoạt tính của axit axetic và
hoạt tính tổng cộng giảm.
1.2.5. Các phương pháp sản xuất axetandehyt khác
1.2.5.1. Sản xuất axetandehyt từ metanol, metyl acetat hoặc anhydrit axetic
Quá trình hydro formyl hóa của metanol với CO/H 2 cùng tạo axetandehyt, ở đó
gọi là quá trình tổng hợp oxo. Ở quá trình này xúc tác được sử dụng là Co, Ni và muối
sắt hoặc CoBr2, CoI2, kim loại cacbonyl tương ứng. Tại nhiệt độ cao 180  2000C và áp
suất cao 3040 MPa.
Độ chọn lọc của axetandehyt là 80% hoặc khi dùng xúc tác cacbonyl là Fe-Co
hay Co-Ni cùng với sự mặt của amin bậc 3, photphin (PH 3) hoặc Nitrin thì độ chọn lọc
của axetandehyt sẽ cao hơn, tương tự với quá trình hydro cacbonyl hóa của metyl
acetat với xúc tác là Pd hoặc Rh cùng với sự có mặt của PH 3 và hợp chất iot hoặc xúc
tác Co-Rh thì độ chọn lọc cũng sẽ cao .
1.2.5.2. Sản xuất axetandehyt thông qua vinyl ete
Reppe tại Hãng BASF đã phát triển quá trình này bằng cách sử dụng vinyl ete.
Quá trình được vận hành thử ở một số nhà máy từ năm 1939  1945. Ở đó sử dụng

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 32 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

hợp chất thủy ngân (Hg) làm xúc tác, đồng thời metanol được thêm vào axetylen, nhiệt
độ phản ứng tại 150  1600C và áp suất P = 1600KPa với sự có mặt của KOH để tạo
metyl vinyl ete. Metyl vinyl ete sau đó bị thủy phân với axit loãng.
C2H2 + CH3OH  CH3OCH=CH  CH3OH + CH3CHO
1.2.5.3. Quá trình sản xuất axetandehyt thông qua etyliden diacetat
Thêm axit axetic vào axetylen với sự có mặt của muối Hg 2+ tạo thành
CH3CH(OCOCH3), chất này phân hủy thành axetandehyt và axetic andehyt ở nhiệt độ
130-1450C với sự có mặt của xúc tác axit lewis (ZnCl 2). Đây là quá trình được phát
triển bởi hãng Societe Chemique Usirnes Du Rhône của Pháp. Được sử dụng vào trong
công nghiệp những năm 1914 nhưng bây giờ thì ít sử dụng.
1.2.5.4. Đồng phân hóa oxit etylen (EO)
Quá trình đồng phân hóa được nghiên cứu trước quá trình oxi hóa trực tiếp
etylen. Xúc tác là Al2O3, SiO2 và muối của axit vô cơ như muối của axit H 2SO4, H3PO4
hoặc axit molipdic hiệu suất của quá trình là 90-95% nhưng quá trình đồng phân hóa ít
sử dụng trong công nghiệp.
1.2.5.6. Sản xuất axetandehyt đi từ hydrocacbon no
Axetandehyt được điều chế một cách công nghiệp bằng cách oxi hóa pha hơi các
hydrocacbon no như butan, hợp chất chứa butan với không khí hoặc oxi.
C4H10 + 3/2O2  CH3CHO + CH2O +CH3OH
Quá trình oxi hóa butan hoặc hỗn hợp propan-butan, mặt xúc tác ở pha hơi tạo ra
nhiều sản phẩm CH3CHO, CH3OH, CH2O....
Tỉ lệ hydrocacbon/oxi = 5/1 - 20/1.
Nhiệt độ là 4000C, áp suất là 100 psi.
Thời gian phản ứng của hỗn hợp trong zon phản ứng là 0,25 - 2giây.
Thời gian lưu ngắn để ngăn cản sự phân hủy sản phẩm, sau khi ra khỏi vùng
phản ứng thì sản phẩm phải được làm lạnh để giảm nhiệt độ.
1.2.6. Một số công nghệ sản xuất axetandehyt mới
1.2.6.1. Công nghệ sản xuất axetandehyt từ oxy hóa etanol (Johanna eliasson,Bộ
môn Kỹ thuật hóa học , Đại học Lund , tháng 3/2010 )
Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất axetandehyt từ oxy hóa etanol được thể
hiện qua hình 1.7.

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 33 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

Hình 1.7 : sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất axetandehyt từ oxy hóa
etanol
Chú thích sơ đồ :
1: Bình bão hòa
2: Tháp chưng cất etanol
3: Bình phản ứng
4: Tháp hấp thụ
5: Thùng hòa trộn
6: Tháp chưng cất axetandehyt
Thuyết minh sơ đồ công nghệ : Đầu tiên etanol và không khí đưa đến bình bão
hòa, khí đưa vào đến khi bão hòa với etanol rồi cho qua thiết bị gia nhiệt đạt đến nhiệt
độ 4800C. Phản ứng được thực hiện trong một bình phản ứng cố định trên lớp xúc tác
Ag, phản ứng tỏa nhiệt, nhiệt độ phản ứng 550 0C. Quá trình này chuyển đổi từ 74-
82% etanol. Hỗn hợp ra khỏi bình phản ứng sẽ được đưa sang tháp hấp thụ, nơi mà
nước được sử dụng để thu lấy axetandehyt và hấp thụ cả etanol chưa phản ứng hết.
Các khí không được hấp thụ (CO2, N2, CO, CH4 ….) đi lên thùng hòa trộn phía trên.
Sau đó dung dịch thu được, được đưa sang lần lượt 2 tháp chưng cất. Tháp đầu tiên
chưng cất thu axetandehyt tinh khiết, được lấy ra ở phía trên, dưới đáy thu được hỗn
hợp chứa: cồn, nước và lượng nhỏ axit acetic, axetandehyt, tháp này tốt nhất làm việc

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 34 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

ở áp suất 3 bar. Hỗn hợp lấy ra dưới đáy một phần được đưa tới bình hòa trộn, phần
còn lại đưa vào tháp chưng cất thứ 2, tại đó etanol được lấy ra ở phía trên và được đưa
vào trở lại tiếp tục thực hiện quá trình. Bình bão hòa hoạt động như một thiết bị ngưng
tụ cho tháp chưng cất etanol. Hiệu suất của toàn quá trình là 93.
- Ưu điểm của công nghệ này so với các công nghệ khác là :
+ Phương pháp này cho hiệu suất khá cao
+ ít ảnh hưởng đến môi trường
+ Nguồn etanol phong phú
+ Thiết bị không phức tạp, dễ tách sản phẩm phụ.
1.2.6.2. Công nghệ sản xuất axetandehyt từ khử etanol (Abdulhadi K. Alsaleh,
Abdullah S. Alshemali, Abdulrhman S. Almutairi, Hamed M. Alazmi, Isam E.
Elbadawi, Bộ môn Kỹ thuật hóa học, Đại học Kuwail)
Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất axetandehyt từ khử etanol được thể hiện
qua hình 1.8.

Hình 1.8: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất axetandehyt từ khử etanol
Thuyết minh sơ đồ: Dòng hơi nước (1), được kết hợp với 85% khối lượng
etanol, sau đó kết hợp với dòng tái chế (23), thu được dòng hơi nước 2, sau đó được
bơm đến E-101 và E-102 (áp suất 100 bar và đun nóng đến 626 0F) trước khi đi vào
thiết bị phản ứng R-101. Trong lò phản ứng, etanol được dehydrogenated để tạo thành
axetandehyt. Hỗn hợp thu được trong lò phản ứng sau đó được làm lạnh trong E-103
và E-104, sau đó qua dòng hơi nước 8 và đi vào thiết bị tách V-101. Tại thiết bị tách V-
101, hơi thu được ở đỉnh đưa qua dòng hơi nước 9 và được đưa đến thiết bị T-101, tại

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 35 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

đây nước được đưa vào để hấp thụ các axetandehyt và etanol từ các dòng hơi, sau đó
đưa đến chế biến và phục hồi hydro có giá trị. Ngoài ra dòng này có thể được sử dụng
làm nhiên liệu. Dòng 12, chất lỏng, được kết hợp với dòng 14, dòng chất lỏng từ V-
101, và được đưa đến bồn chứa sản phẩm
Ưu điểm của công nghệ này so với các công nghệ khác là: lợi nhuận cao nhất và
an toàn nhất.
1.3. SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT AXETANDEHYT, LỰA
CHỌN DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
1.3.1. So sánh các phương pháp sản xuất để lựa chọn công nghệ
Bảng 1.3: So sánh các ưu, nhược điểm của các phương pháp sản xuất axetandehyt
Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm
-Hiệu suất của quá trình khá -Hiệu quả kinh tế thấp vì nguồn
cao nguyên liệu đắt tiền
-Ít ảnh hưởng đến môi -Đòi hỏi giá thành đầu tư lớn.
trường. -Xúc tác đắt tiền (Ag, Cu)
Đi từ etanol -Thiết bị không phức tạp -Có sản phẩm phụ.
lắm. -Có ảnh hưởng đến nguồn an ninh
-Dễ tách sản phẩm phụ. lương thực quốc gia nên ta không
thể lấy etanol từ quá trình lên men
được.

-Hiệu suất sản phẩm khá -Giá thành nguyên liệu đắt, mất
Đi từ axetylen cao nhiều chi phí đầu tư.
-Trong sản phẩm có lẫn Hg + nên
độc hại.
-Hiệu suất khoảng 95% -Đối với công nghệ 1 cấp: Đòi hỏi
Đi từ etylen -Sản phẩm phụ khoảng 4% công nghệ có độ sạch cao hơn.
-Nguồn nguyên liệu dễ kiếm -Đối với công nghệ 2 cấp: đòi hỏi
thiết bị phải sử dụng vật liệu có
tính chống ăn mòn cao như titan
hoặc hợp chất titan vì trong dung
dịch có CuCl2 và PbCl2 gây ăn mòn
cao. Gây ảnh hưởng tới hiệu quá
kinh tế.
-Khó tách sản phẩm phụ clorua,
đặc biệt là clorua axetandehyt.
-Nguyên liệu rẻ tiền. -Quy mô nhỏ, ít được sử dụng rộng
Từ khí tổng -Sản phẩm bảo toàn được rãi.
hợp (CO+H2) chất lượng sau khi sinh ra. -Hiệu suất không cao
-Độ chọn lọc thấp
-Sản phẩm phụ

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 36 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

Qua bảng so sánh ta thấy rõ được ưu và nhược điểm của các phương pháp sản xuất
axetandehyt. Tuy nhiên để thuận tiện cho việc tính toán, ở đây em chọn phương pháp
sản xuất axetandehyt từ axetylen
1.3.2. Công nghệ sản xuất axetandehyt đi từ axetylen trong pha lỏng
Sơ đồ công nghệ được thể hiện qua hình 1.9.
Chú thích sơ đồ dây chuyền:
1. Quạt thổi khí
2. Thiết bị tách sơ bộ nguyên liệu
3. Tháp hydrat hóa
4. Thiết bị làm lạnh
5. Thiết bị phân tách và hồi lưu
6. Bơm chất lỏng
7. Thiết bị tái sinh
8. Thiết bị làm lạnh bổ sung
9. Tháp rửa
10. Thùng chứa Axetandehyt thô
11. Thiết bị trao đổi nhiệt
12. Tháp chưng cất sơ bộ
13. Thiết bị ngưng tụ
14. Thiết bị đun sôi đáy tháp
15. Tháp tinh luyện
16. Thiết bị ngưng tụ sản phẩm đỉnh
17. Thùng chứa sản phẩm
18. Các van
19. Thiết bị phân dòng

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 37 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

1.3.2.1. Thuyết minh sơ đồ dây chuyền


Khí axetylen mới và axetylen tuần hoàn cho vào máy thổi khí (1) ở đáy áp suất
không cao hơn 1,5 at. Được thổi vào đáy thiết bị hydrat hóa (3), hỗn hợp hơi thoát ra ở
đỉnh tháp hydrat hóa (3) liên tục cho vào các các thiết bị làm lạnh (4), (8). Phần ngưng
tụ ở tháp làm lạnh (4) (chủ yếu là nước) cho quay trở lại tháp hydrat hóa (3). Dung
dịch nước axetandehyt ngưng tụ ở thiết bị (8) cùng với hơi và không khí ngưng tụ cho
vào tháp hấp thụ đĩa (9).
Dùng nước rửa để tách axetandehyt ra khỏi axetylen chưa phản ứng. Axetylen
thu được cho quay trở lại phản ứng, để tránh tích tụ khí trơ (N 2,O2,CO2....) trong thiết
bị phản ứng thì một phần khí tuần hoàn phải đem tái sinh bằng thiết bị tái sinh (7) hoặc
dùng để sản xuất than hoạt tính, tricloetylen và nhiều sản phẩm khác.
Dung dịch axetandehyt 810% thu được ở tháp hấp thụ (9). Sản phẩm đáy của
tháp hấp thụ ta thu được là axetandehyt thô được cho vào thiết bị trao đổi nhiệt (11) và
đi vào tháp chưng cất sơ bộ (12). Axetylen thoát ra ở đỉnh tháp hấp thụ (9) được quay
trở lại tháp hydrat hóa (3). Phần sản phẩm đỉnh của tháp (12) (chủ yếu là phần nhẹ)
gồm dung dịch axetandehyt và những sản phẩm phụ khác như andehyt crotonic cho
vào tháp tinh luyện (15). Phần đỉnh tháp tinh luyện ta thu được axetandehyt 99% qua
thiết bị phân dòng (19), một phần cho tuần hoàn trở lại đỉnh tháp phần còn lại ta đưa
vào thùng chứa sản phẩm. Phần đáy là dung dịch nước có chứa 1 ít axit axetic tháo ra
hệ thống xử lý nước thải.
1.3.2.2. Cơ chế của phản ứng
Sự cộng nước với axetylen theo phương pháp M.G. Kutrerov.
CH  CH + H2O  CH3CHO, H = -150,1 kJ/mol
Cộng nước với xúc tác thủy ngân theo phương pháp Kutrurov được tiến hành
trong pha lỏng bằng cách cho axetylen lội qua dung dịch H 2SO4 10  20% và chứa
0,5  0,6 % HgO (thực ra ở dung dịch này thủy ngân nằm dưới dạng muối HgSO 4) ở
điều kiện trên, song song với sự hợp nước của axetandehyt sẽ xảy ra 2 quá trình phụ là
ngưng tụ axetandehyt tạo thành andehyt crotonic và nhựa theo cơ chế sau:
Muối HgSO4 kết hợp với axetylen tạo hợp chất trung gian.

Sau đó:

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 38 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

Hợp chất trung gian này tiếp tục thủy phân tạo axetandehyt .

Tuy nhiên một phần axetandehyt oxi hóa thành axit axetic và khử HgSO 4 thành
+
Hg hay Hg theo phản ứng sau.
2CH3CHO  CH3-CH=CH-CHO + H2O  Nhựa
Và CH3CHO + Hg2+ + H2O  CH3-COOH + 2Hg+ + 2H+
Sự tạo thành nhựa đã làm mất hoạt tính xúc tác cùng với sự khử muối thủy ngân
tạo Hg+ cũng làm mất hoạt tính xúc tác. Để hạn chế điều này cần phải giảm nồng độ
axetandehyt trong hỗn hợp phản ứng bằng cách liên tục lấy axetandehyt mới sinh trong
dòng khí axetylen. Đặc biệt để tránh khỏi sự tạo thành muối thủy ngân người ta đã
thêm vào phản ứng một lượng muối sắt III có khả năng oxi hóa thủy ngân.
Fe3+ + Hg+  Fe2+ + Hg2+ (1)
Lượng Fe3+ thường dùng dư so với thủy ngân (4%), do đó xúc tác có thể làm việc
trong thời gian dài. Tuy vậy sau một thời gian thì lượng Fe 2+ sẽ tăng lên do đó cần phải
tái sinh xúc tác, bằng cách oxi hóa xúc tác bằng HNO 3 vậy hao hụt xúc tác thủy ngân
do thủy ngân bị lôi cuốn theo sản phẩm là điều không tránh khỏi (thường hao hụt
khoảng 11,5 kg thủy ngân /1 tấn axetandehyt) .
Hg + Fe2(SO4)3  Hg2SO4 + 2FeSO4
Phương trình oxi hóa xúc tác bằng axit nitric:
6FeSO4 + 2HNO3 + 3H2SO4  3Fe2(SO4)3 + 4H2O +2NO
Việc tái sinh xúc tác gồm các giai đoạn sau:
1-Dùng hơi nóng thổi hết axetandehyt có trong dung dịch xúc tác ra
2-Lắng để tách cặn bã hữu cơ có trong xúc tác
3-Bão hòa dung dịch bằng axit sunfuric và sunfat
4-Dùng axit nitric để oxi hóa sắt Fe 2+ thành Fe3+, dùng không khí thổi vào dung
dịch để khuấy trộn và đẩy oxit nitơ ra ngoài.
Xúc tác đã được tái sinh đem chưng khô với CaCO 3 và đem dùng lại, xúc tác kỹ
thuật thường thành phần như sau:
200g H2SO4/1 lít dung dịch xúc tác
4g Fe2+ / 1 lít dung dịch xúc tác
0,4  0,5g Hg /1lít dung dịch xúc tác
36g Fe3+ / 1lít dung dịch xúc tác

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 39 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

Để tránh ngộ độc cho xúc tác thì axetylen trước khi đưa vào phản ứng phải làm
sạch hết H3P, H2S, AsH3, NH3......
1.3.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hydrat hóa axetylen trong pha lỏng
a. Xúc tác
Xúc tác ảnh hưởng quan trọng đến quá trình, theo nguyên tắc để chuẩn bị xúc tác
ta có thể dùng nhiều loại axit khác nhau: H 2SO4, H3PO4, HCl..... trong đó tốt nhất là
H2SO4 vì nó cho vận tốc phản ứng lớn nhất và hiệu suất axetandehyt cao nhất. Nồng
độ H2SO4 dao động trong khoảng 635% (theo trọng lượng chất lỏng). Nồng độ axit
càng cao thì vận tốc phản ứng càng lớn và giảm được lượng xúc tác cần thiết, nhưng
nồng độ của axit càng lớn thì sinh ra nhựa dẫn đến hao hụt xúc tác. Thông thường người
ta dùng H2SO4 20%.
Nồng độ thủy ngân oxit (HgO) trong xúc tác lỏng không lớn hơn 1%, khi nồng
độ HgO > 1% thì nó ít ảnh hưởng đến vận tốc phản ứng và làm hao tốn thủy ngân khi
tái sinh dung dịch xúc tác. Trong quá trình làm việc xúc tác mất dần hoạt tính khá
nhanh do Hg2+ bị khử thành Hg+ hay Hg.
b. Nhiệt độ
Nhiệt độ tăng thì vận tốc phản ứng hydrat hóa tăng, hiệu suất axetandehyt tăng
nhưng đồng thời cũng tăng sự hóa nhựa của axetandehyt . Nhiệt độ của quá trình phụ
thuộc nhiều vào thành phần xúc tác và vận tốc thể tích của C 2H2. Nhiệt độ thường duy
trì ở 75-1000C.

Hiệu
suất
%
CH3CHO

80
60
40
20

20 40 60 80 100 0
C
Hình 1.10. Hiệu suất CH3CHO phụ thuộc nhiệt độ
c. Vận tốc thể tích
Muốn đạt vận tốc thể tích cao, axetandehyt tạo thành phải đẩy nhanh ra khỏi lớp
xúc tác, để tránh sinh ra sản phẩm phụ và giữ cho lớp xúc tác được bền.
Tiến hành hydrat hóa trong tháp hình trụ cao 10-12m, đường kính gần 1m, đáy
chóp có phần đỉnh lớn hơn phần đáy để chứa khí sản phẩm trước khi dẫn ra khỏi tháp,
bên trong thiết bị lót cao su hoặc vật liệu chịu axit. Thổi axetylen từ đáy tháp lên, qua

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 40 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

dung dịch phản ứng và tiến hành hydrat hóa. Gần 90% axetylen biến thành
axetandehyt, cùng với axetylen chưa phản ứng liên tục cho hơi nước vào để bù lại
lượng nước tham gia phản ứng hydrat hóa và bị bốc hơi. Ngoài ra tháp hydrat hóa còn
lắp một ống thẳng rộng.
1.3.3. Thiết bị phản ứng chính
Thiết bị chính của sơ đồ công nghệ là tháp hydrat hóa (dạng tháp sủi bọt) (hình
1.11).
Chú thích hình 1.11:
1- Ống dẫn nguyên liệu đầu
2- Ống dẫn hơi nước
3- Ống dẫn chất thải
4- Thân thiết bị
5- Ống dẫn sản phẩm
6- Ống xoắn làm lạnh
7- Tai treo
8- Van an toàn
9- Ống dẫn xúc tác vào ở đáy
10- Ống dẫn xúc tác vào ở giữa
11- Ống dẫn xúc tác đi tái sinh

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 41 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

1.3.3.1. Nguyên lí làm việc của tháp


Nguyên liệu sẽ được cho đi vào ống dẫn (1), hơi nước được đưa vào ở ống dẫn
(2), cùng với dòng xúc tác cho đi vào ở phía phải đáy tháp bằng ống dẫn (9) và giữa
tháp bằng ống dẫn (10). Hỗn hợp phản ứng sẽ sủi bọt và đẩy khí đi lên phần trên của
thiết bị phản ứng. Thường thì thân thiết bị được chia làm 4 đoạn, trong từng đoạn có
đặt ống xoắn ruột gà làm bằng nhôm, cho nước lạnh tuần hoàn rút nhiệt phản ứng. Hỗn
hợp càng chuyển động lên cao nồng độ axetandehyt càng tăng và nồng độ axetylen
càng giảm. Ở đáy tháp phần hẹp duy trì nhiệt độ 75 0C và áp suất 3,8 - 4at, còn trên
đỉnh tháp giữ nhiệt độ là 1000C và áp suất là 2,8-3at. Axetandehyt sẽ được lấy ra ở
đường ống (5), các sản phẩm phụ, chất thải sẽ được thải ra ở đường ống (3). Phần ống
làm lạnh (6) là loại ống xoắn ruột gà. Tác nhân làm lạnh là nước. Trong thiết bị hydrat
hóa chất tải nhiệt đi vào thiết bị bằng ống dẫn (6).
Ưu điểm của thiết bị sủi bọt này là thiết bị đơn giản, thích hợp cho phản ứng
khí-lỏng, bề mặt tiếp xúc pha lớn, lớp lỏng được khuấy trộn mạnh. Vật liệu chế tạo
tháp kiểu này có thể dùng thép crom, niken molipden hoặc các loại thép không gỉ
khác.
1.3.3.2. Một số đặc trưng trong thiết bị chính
a. Độ chuyển hóa
- Độ chuyển hóa của quá trình tùy thuộc nhiều vào các yếu tố như: lượng xúc tác,
thời gian lưu, chất lượng nguyên liệu, và các điều kiện làm việc.
- Độ chuyển hóa được quyết định bởi thiết bị phản ứng và ảnh hưởng tới hiệu
quả kinh tế của sản xuất.
Khi dòng ra khỏi thiết bị phản ứng gồm có những phần tử có thời gian lưu khác
nhau, do đó nồng độ của dòng ở đầu ra của thiết bị là nồng độ trung bình của những
phần tử có thời gian lưu khác nhau đó.
Nhiệt độ tăng thì vận tốc phản ứng hydrat tăng, hiệu suất axetandehyt tăng nhưng
đồng thời cũng tăng sự hóa nhựa của axetandehyt. Nhiệt độ của quá trình phụ thuộc
nhiều vào thành phần xúc tác và vận tốc thể tích của C 2H2. Nhiệt độ thường duy trì ở
750C đến 1000C.
b. Đặc trưng nhiệt của phản ứng
Thiết bị phản ứng trong quá trình này là thiết bị phản ứng sủi bọt.
Phương trình phản ứng chính trong thiết bị là:
CH  CH + H2O  CH3CHO, H =-150,1 kJ/mol.
Đây là phản ứng tỏa nhiệt mạnh và giảm thể tích vì vậy phản ứng xảy ra thuận
lợi ở nhiệt độ thấp và áp suất cao để thu được sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
Do không có khuấy trộn nên nhiệt độ phân bố không đồng nhất trên tiết diện của
ống.

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 42 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

Điều kiện tự nhiệt trong thiết bị:


- Quá trình phản ứng tự xảy ra sau khởi động.
- Quá trình thực hiện phản ứng tỏa nhiệt mạnh.
- Có thể thực hiện trộn ngược giữa khối phản ứng và nguyên liệu.
Vì phản ứng tỏa nhiệt mạnh nên để duy trì nhiệt độ của phản ứng ở 75-1000C thì
xảy ra quá trình trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài bằng cách bốc hơi cấu tử dễ
bay hơi: axetandehyt.
Quá trình cấp nhiệt cho phản ứng được cung cấp trực tiếp qua hơi nước.
c. Đặc điểm xúc tác
Xúc tác ảnh hưởng quan trọng đến quá trình, theo nguyên tắc để chuẩn bị xúc
tác ta có thể dùng nhiều loại axit khác nhau: H2SO4, H3PO4, HCl..... trong đó tốt nhất là
H2SO4 vì nó cho vận tốc phản ứng lớn nhất và hiệu suất axetandehyt cao nhất. Nồng
độ H2SO4 dao động trong khoảng 635% (theo trọng lượng chất lỏng). Nồng độ axit
càng cao thì vận tốc phản ứng càng lớn và giảm được lượng xúc tác cần thiết, nhưng
nồng độ của axit càng lớn thì sinh ra nhựa dẫn đến hao hụt xúc tác. Thông thường người
ta dùng H2SO4 20%.
Nồng độ thủy ngân oxit (HgO) trong xúc tác lỏng không lớn hơn 1%, khi nồng
độ HgO > 1% thì nó ít ảnh hưởng đến vận tốc phản ứng và làm hao tốn thủy ngân khi
tái sinh dung dịch xúc tác. Trong quá trình làm việc xúc tác mất dần hoạt tính khá
nhanh do Hg2+ bị khử thành Hg+ hay Hg.
d. Thời gian lưu
Của phản ứng ngắn để tránh các phản ứng phụ không mong muốn là: phản ứng
ngưng tụ axetandehyt tạo thành andehyt crotonic và nhựa ảnh hưởng đến độ tinh khiết
của sản phẩm thu được và giảm hoạt tính của xúc tác.

CHƯƠNG 2: TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT VÀ TÍNH CÂN BẰNG


NHIỆT LƯỢNG

Số liệu ban đầu:

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 43 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

- Năng suất 45.000 tấn /năm


- Thành phần hỗn hợp khí nguyên liệu vào :
C2H2 = 99%
H2O = 0,03%
O2 = 0,02%
N2 = 0,95%
- Thành phần sản phẩm:
CH3CHO : 96%
CH3COOH : 4%
- Mức độ chuyển hóa mỗi lần đưa nguyên liệu vào là 50%.
- Nhiệt độ phản ứng là: 95%
- Tổn thất CH3CHO là: 2%
- Nước công nghiệp xem như đã loại tạp chất.
2.1. TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT
2.1.1. Tính cân bằng vật chất cho thiết bị chính (tháp dehydrat hoá)
2.1.1.1. Tính thời gian làm việc của phân xưởng
Dây chuyền sản xuất làm việc liên tục không nghỉ ngày lễ và chủ nhật, chỉ ngừng
làm việc khi cần thiết phải sửa chữa hoặc bảo dưỡng.
Thời gian làm việc được tính theo công thức: Ttt = T - Tngh
Trong đó :
Ttt: Số ngày làm việc thực tế của thiết bị trong 1 năm.
T: Tổng số ngày trong một năm 365 (ngày).
Tngh: Thời gian nghỉ để sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng thiết bị trong một năm.
Ở đây ta chọn số ngày nghỉ của thiết bị là 30 ngày (gồm các ngày nghỉ để sữa
chữa, bảo dưỡng).
Vậy : Ttt = T - Tngh = 365 - 30 = 335 (ngày)
Thiết bị làm việc liên tục trong 335 ngày nên số giờ làm việc trong 1 năm sẽ là:
335  24 =8040 (giờ/năm)
2.1.1.2. Tính tiêu hao nguyên liệu
a) Tính lượng C2H2 cần dùng để sản xuất CH3CHO
Năng suất thiết bị sản xuất CH3CHO trong 1 giờ tính bằng Kg là:
45000  1000
N  5597,015 (kg/h)
8040
Trong quá trình sản xuất do bị tổn thất một lượng CH3CHO là 2% cho nên lượng
CH3CHO tổn thất là:
N tt  5597,015  0,02  111 .940 (kg/h)

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 44 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

Vậy năng suất thực tế của thiết bị là:


N thực tế =5597,015+111,940 = 5708,955 (kg/h)

Phương trình phản ứng xảy ra như sau:


C2H2 + H2O Hg CH3CHO
H SO 2 4
2 (1)
26 18 44
x y 5708.955
Lượng C2H2 cần dùng cho quá trình tạo thành 5708,955 kg CH 3CHO trong 1 giờ
là:
5708,955  26
x  3373,473 (kg)
44
Tuy nhiên do mức độ chuyển hóa của C2H2 là 50%. Vậy lượng C2H2 cần dùng là:
3373,473  100
G C 2H 2 (cd)   6746,946 (kg/h)
50
Mặt khác theo đề ra thì độ chuyển hóa của C 2H2 thành CH3CHO đạt 96% nên
lượng C2H2 kỹ thuật cần dùng là:
6746,946  100
G C 2H 2 (KT)   7028,069 (kg/h)
96
Lượng C2H2 dư là:
G C2H 2 (d)  7028,069 - 3373,473  3654,596 (kg/h)
Mà nồng độ của C2H2 đưa vào là 99% nên lượng C2H2 thực tế đưa vào thiết bị là:
6746,946  100
G C 2H 2 (TT)   6815,097 (kg/h)
99
Do trong phần khí C2H2 nguyên liệu đưa vào có chứa 0.03% hàm lượng nước.
Vậy lượng nước (H2O) chiếm là:
6746,946  0,03
G H 2O   2,024 (kg/h)
100
Trong phần khí C2H2 nguyên liệu đưa vào có lẫn một lượng khí Oxi (O 2) là
0,02% do đó lượng khí O2 chiếm là:
6746,946  0,02
G O2   1,349 (kg/h)
100
Lượng khí Nitơ (N2 ) lẫn trong khí nguyên liệu chiếm 0,95%.
Vậy lượng khí N2 chiếm là:
6746,946  0,95
G N2   64,096 (kg/h)
100
Vậy lượng C2H2 nguyên chất đưa vào thiết bị là:
6746,946 – (1,349 + 2,024+ 64,069) = 6679,477

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 45 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

b) Tính lượng nước cần dùng cho quá trình


Nước công nghiệp xem như đã loại tạp chất. Vậy lượng H 2O cần dùng tính theo
phản ứng (1) là:
5708,955  18
y  2335,482 (kg/h)
44
c) Tính tiêu hao nguyên liệu cho sản phẩm phụ
Trong phản ứng tạo thành CH3CHO ngoài sản chính còn có những sản phụ khác
như là: axit axetic(CH3COOH), andehyt crotonic(C3H5CHO).
CH3CHO + 1/2O2  CH3COOH (2)
Theo phản ứng (2) ta thấy cứ 44 (kg) CH3CHO cộng với 16 kg O2 thì tạo thành
60 kg CH3COOH.
Vậy cứ 5708,955 kg CH3CHO cộng với m (kg) O2 tạo thành n (kg) CH3COOH.
CH3CHO + CHCH  CH2=CH-CH2-CHO (3)
Trong phản ứng (3) ta thấy cứ 44 (kg) CH3CHO cộng với 26 (kg) C2H2 thì tạo
thành 70 (kg) C3H5CHO.
Vậy cứ 5708,955 (kg) CH3CHO sẽ cần p (kg) C2H2 và tạo ra q(kg) C3H5CHO.
Theo yêu cầu tính toán ta có 4% lượng CH3CHO tham gia phản ứng phụ:
Vậy lượng CH3CHO tham gia vào các phản ứng phụ là:
5708,955  0,04 = 228,358 (kg/h)
Do đó thực tế thu được lượng CH3CHO của quá trình là:
5708,955 - 228,358 = 5480,597(kg/h)
1,349  44
Lượng CH3CHO tham gia phản ứng phụ (2) là:  3,710(kg/h )
16
Từ phản ứng (2) thì lượng CH3COOH tạo thành sẽ là:
3,71  60
n  5,060(kg/h )
44
Lượng CH3CHO tham gia phản ứng (3) sẽ là: 228,358–3,71=224,648 (kg/h)

Và từ phản ứng (3) thì lượng C3H5CHO tạo thành sẽ là:


224,648  70
q  375,395(kg/h )
44
Lượng C2H2 cần dùng cho phản ứng (3) sẽ là:
224,648  26
p  132,747(kg/h)
44
Trong quá trình phản ứng thì  Gra =  Gvào
Bảng 2.1 Bảng cân bằng vật chất cho thiết bị Hydrat hoá
Các cấu tử vào kg/h Sản phẩm ra kg/h

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 46 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

C2H2 kt 7028,069 CH3CHO 5480,597


C2H2(p/ư phụ) 132,747 CH3COOH 5,060
O2 1,349 C3H5CHO 375,395

N2 64,096 C2H2 (dư) 3654,596


H2O (p/ư) 2335,482 N2 64,096
H2O (lẫn) 2,024 H2O (lẫn) 2,024
Tổng vào 9563,767 Tổng ra 9563,767

KẾT LUẬN

Sau một thời gian nỗ lực học hỏi, nghiên cứu và tính toán, cùng với sự giúp đỡ
tận tình của các thầy cô giáo trong bộ môn công nghệ hóa học, đặc biệt là sự giúp đỡ
nhiệt tình của cô Ngô Thị Thanh Hiền, và sự đóng góp ý kiến của các bạn cùng lớp,
em đã hoàn thành Đồ án môn học của mình với các nội dung sau:
- Phần tổng quan đã lựa chọn phương pháp và dây chuyền sản xuất axetandehyt
năng suất 45.000 tấn/năm, phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta. Vẽ dây chuyền
sản xuất và thiết bị phản ứng chính.

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 47 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

- Phần tính toán đã tính được cân bằng vật chất, cân bằng nhiệt lượng, tính toán
thiết bị chính.
- Phần thiết kế xây dựng và tính toán kinh tế, tính an toàn lao động và tự động hóa
trong nhà máy.
Sau khi hoàn thành bản đồ án, em đã tích lũy được rất nhiều kiến thức trong
tính toán và thiết kế, cách đọc các bản vẽ, sơ đồ dây chuyền, và giúp ôn lại những kiến
của các môn học như: hóa học hữu cơ, quá trình thiết bị trong hóa chất,.. biết được
cách tra tài liệu, biết cách tra cứu các đại lượng hóa lý. Qua phần lý thuyết tổng quan
giúp em nắm kĩ cách trình bày nguyên tắc hoạt động của một dây chuyền công nghệ và
so sánh ưu nhược điểm của từng công nghệ để từ đó biết được công nghệ nào là thích
hợp nhất cho điều kiện ở nước ta. Biết cách tính toán cân bằng vật chất và cân bằng
nhiệt lượng cho một số thiết bị sau đó tự thiết kế một dây chuyền sản xuất và giúp em
lựa chọn thiết bị nào cho phù hợp cho dây chuyền sản xuất ấy. Qua cách tính toán kinh
tế và xây dựng cũng giúp em lựa chọn dây chuyền sản xuất sao cho thời gian hoàn vốn
là ngắn nhất và hiệu quả nhất và nhà máy dựng lên không ảnh hưởng đến môi trường
đô thị, khu dân cư cũng như các di sản văn hóa của địa phương. Điều em luôn tâm đắc
là qua Đồ án môn học này giúp em cách làm việc luôn mong muốn học hỏi tìm tòi ở
thầy cô và bạn bè điều này giúp em tự tin hơn khi ra trường và có thể làm việc độc lập.
Để hoàn thành nhiệm vụ thiết kế được giao, em xin chân thành cảm ơn Th.S
Ngô Thị Thanh Hiền là người đã hướng dẫn em tận tình từ đầu đồ án tới khi kết thúc,
giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ thiết kế của mình.
Tuy nhiên trong quá trình làm đồ án này không tránh khỏi những sai sót em rất
mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của quý thầy cô . Em xin chân thành cảm ơn.
Bình Định, tháng 04 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thanh Vủ

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 48 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đỗ văn Đài, Nguyễn Bin, Phạm Xuân Toản, Đỗ Ngọc Cử, Cơ sở quá trình và thiết
bị công nghệ hóa học tập 1, 1999, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội.
[2] Đỗ văn Đài, Nguyễn Bin, Phạm Xuân Toản, Đỗ Ngọc Cử, Cơ sở quá trình và
thiết bị công nghệ hóa học tập 2, 2000, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội.
[3] Ngô Bình, Cơ sở xây dựng nhà công nghiệp, 1997, Trường Đại học Bách khoa
Hà Nội.
[4] Ngô Trần Ánh, Kinh tế và quản lý doanh nghiệp, 2003, Nhà xuất bản thống kê,
Hà Nội.
[5] Nguyễn Thế Đạt, Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động và một số vấn đề môi
trường, 2005, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội.
[6] Nguyễn Thị Minh Hiền, Công nghệ chế biến khí tự nhiên và khí đồng hành,
2000, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
[7] Nguyễn Văn Hòa, Cơ sở lý thuyết điều khiển tự động, 2006, Nhà xuất bản khoa
học kỹ thuật Hà Nội.
[8] Phạm Thanh Huyền, Nguyễn Hồng Liên, Công nghệ tổng hợp hữu cơ hóa dầu,
2006, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
[9] Phan Minh Tân, Tổng hợp hữu cơ hóa dầu tập 1, Trường đại học bách khoa
thành phố Hồ Chí Minh.
[10] Phan Minh Tân, Tổng hợp hữu cơ hóa dầu tập 2, Trường đại học bách khoa
thành phố Hồ Chí Minh.
[11] Sổ tay tóm tắt các đại lượng hóa lý, 2001, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
xuất bản.
[12] Trần Công Khanh, Thiết bị phản ứng trong sản xuất các hợp chất hữu cơ, 1986,
Trường đại học bách khoa Hà Nội.
[13] Trần Thị Hồng, Giáo trình tổng hợp hữu cơ hóa dầu, 2006, Trường Đại học
công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
[14] Trần Trọng Khuông, Trần Xoa (chủ biên), tập thể tác giả, Sổ tay quá trình và
thiết bị công nghệ hóa chất tập 1, 1999, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.
[15] Trần Trọng Khuông, Trần Xoa (chủ biên), tập thể tác giả, Sổ tay quá trình thiết
bị công nghệ hóa chất tập 2, 1999, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.
[16] Trần Văn Địch, Tự động sản xuất, 2006, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà
Nội.
[17] Encyclopeadia of chemical Technology,Vol A1, 1996.
[18] Ullman,s Encyclopeadia of Industrial chemitry, Vol A1, năm 1995.

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 49 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

[19] Ullman,s Encyclopeadia of Industrial chemitry, Vol A9, năm 1995.


[20] Ullman,s Encyclopeadia of Industrial chemitry, Vol A10, 1995.
[21] http://www.chemeng.lth.se/exjobb/E572.pdf
[22] http://www.che.cemr.wvu.edu/publications/projects/large_proj/acetaldehyde.pdf

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 50 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy


Đồ án môn học Thiết kế phân xưởng sản xuất axetandehyt

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT...................................................................3
1.1. GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM.............................................3
1.1.1. Axetylen............................................................................................................... 3
1.1.2. Tính chất và ứng dụng của sản phẩm.................................................................11
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT AXETANDEHYT.......................................20
1.2.1. Sản xuất axetandehyt từ etanol...........................................................................20
1.2.2. Sản xuất axetandehyt đi từ axetylen ( hydrat hóa axetylen )..............................22
1.2.3. Sản xuất axetandehyt từ etylen...........................................................................27
1.2.4. Sản xuất axetandehyt đi từ khí tổng hợp (CO và H2).........................................31
1.2.5. Các phương pháp sản xuất axetandehyt khác.....................................................32
1.2.6. Một số công nghệ sản xuất axetandehyt mới.....................................................33
1.3. SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT AXETANDEHYT, LỰA CHỌN
DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ...................................................................................36
1.3.1. So sánh các phương pháp sản xuất để lựa chọn công nghệ................................36
1.3.2. Công nghệ sản xuất axetandehyt đi từ axetylen trong pha lỏng.........................37
1.3.3. Thiết bị phản ứng chính.....................................................................................41
CHƯƠNG 2: TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT VÀ TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT
LƯỢNG....................................................................................................................... 44
2.1. TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT...........................................................................44
2.1.1. Tính cân bằng vật chất cho thiết bị chính (tháp dehydrat hoá)...........................44
KẾT LUẬN.................................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................49

SVTH: Nguyễn Thanh Vủ 51 GVHD: Th.S Đỗ Thị Diễm Thúy

You might also like