You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC



Môn:

HÓA LÝ 2
BÀI TẬP LỚN
LỚP DT01 – NHÓM 4
Giảng viên hướng dẫn: ThS.Trần Thụy Tuyết Mai

Sinh viên thục hiện MSSV Kết quả


Ngô Thị Hoài Thương 2114965 100%
Bùi Minh Tú 2115211 100%
Hoàng Anh Tú 2012371 100%
Trần Thị Cẩm Tú 2014990 100%
Đỗ Thị Ái Vy 1916014 100%

Thành phố Hồ Chí Minh, 2023


MỤC LỤC
Câu 1. Xét quá trình khử AgBr với H2 trong môi trường acid 2
Câu 2. Trình bày cơ chế vận hành pin nhiên liệu ethanol. 2
a. Cấu tạo pin Ethanol: 3
b. Hoạt động của pin nhiên liệu Ethanol 3
Câu 3. Hãy đề xuất 03 vật liệu tiềm năng có khả năng xử lý hơi toluene. Sinh viên hãy
lựa chọn 01 vật liệu và phân tích động học của quá trình xử lý liên quan. 4
Câu 1. Xét quá trình khử AgBr với H2 trong môi trường acid
a. Hãy xây dựng hệ pin điện hóa
b. Xác định emf của hệ pin; giả sử rằng nồng độ của các ion trong hệ là 0,03M; áp
suất vận hành là 1atm; 25C; H2 chiếm 1% áp suất
Giải
a. (Pt) | H2 | HBr | AgBr | Ag
b. H2 – 2e → 2H+
AgBr + 1e → Ag + Br-
→ AgBr + H2 ↔ H+ + Br- +Ag

Ε °=Ε ° catot −Ε ° anot


¿ 0,0713−0
¿ 0,0713(V )
Với Ε ° H =0(V )¿ ; Ε ° Ag ° / AgBr =0,0713( V )
+ ¿/H 2

Tại ρ=1 atm → ρ H =0 , 01 atm


2

n 2 RT
PV =nRT ⟹ = =¿
V RT
⇒ E cell=¿
0,059
¿ 0,0713−0− log ¿ ¿ ¿
1
¿ 0,6152(V )
Câu 2. Trình bày cơ chế vận hành pin nhiên liệu ethanol.
DEFC là một thiết bị điện hóa, có thể chuyển trực tiếp năng lượng hóa học (của
rượu Ethanol) thành năng lượng điện.
Mô hình của một pin nhiên liệu Ethanol được trình bày ở hình dưới đây:
a. Cấu tạo pin Ethanol:
Giồng như bao cấu tạo của pin alcohol, đối với pin nhiên liệu ethanol bao gồm:
 Chất điện phân: đóng vai trò quan trọng đối với pin nhiên liệu. Chất điện phân
được cho tiếp xúc với hai điện cực anode, cathode và chỉ cho phép chọn lọc những
ion thích hợp đi qua giữa anode và cathode. Đối với DEFC, chất điện phân phải có
khả năng dẫn proton.
 Chất xúc tác: là một lớp mỏng, nằm giữa chất điện phân và các điện cực.
 Tấm lưỡng cực - Bipolar plate: Là các tấm lưỡng cực, gồm nhiều kênh để phân
phối nguyên liệu đầu vào sao cho hợp lý để đạt hiệu suất cao nhất.
b. Hoạt động của pin nhiên liệu Ethanol
 Anode
- Chất xúc tác thường dùng: Pt/Ru (Ruten).
- Ethanol và Nước được cung cấp vào anode
- Ethanol bị oxy hóa tại anode sinh ra điện tử và ion H+.
C2H5OH + H2O → 2CO2 + 8H+ + 8e-
Ion H+ sẽ di chuyển qua màng điện giải để đến cathode, các electron sẽ di chuyển
ra mạch ngoài để đến cathode tạo thành mạch kín.
Kết quả, một phân tử Ethanol tạo được 8 electron chạy trong mạch ngoài.
 Cathode:
- Chất xúc tác thường dùng Pt hạowc PT/C.
- Khí Oxy được cung cấp vào cathode.
- Phản ứng điện cực:
3/2 O2 + 6H+ + 6e- → 3H2O
Phản ứng tổng:
C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O

Như vậy Ethanol và Nước được dẫn liên tục vào anode, đồng thời Oxy được dẫn
vào Cathode. Phản ứng điện hóa xảy ra ở các điện cực sẽ làm sản sinh dòng điện
chạy trong mạch ngoài.
Thực tế phản ứng oxy hóa Ethanol trong DEFC không phải là một quá trình đơn
giản mà trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Tốc độ quá trình nhanh hay chậm phụ
thuộc rất nhiều vào chất xúc tác tại các điện cực.
Câu 3. Hãy đề xuất 03 vật liệu tiềm năng có khả năng xử lý hơi toluene. Sinh viên hãy
lựa chọn 01 vật liệu và phân tích động học của quá trình xử lý liên quan.
Có nhiều vật liệu tiềm năng có khả năng xử lý hơi toluene. Một số vật liệu phổ
biến nhất bao gồm:

̵Than hoạt tính với lớp phủ nano Me/CeO2/GC : Than hoạt tính với lớp phủ nano
Me/CeO2/GC là một vật liệu mới có tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh
vực, bao gồm xử lý nước, xử lý khí thải, sản xuất nhiên liệu sinh học và dược phẩm.
Vật liệu này được tạo ra bằng cách phủ một lớp nano Me/CeO 2 lên bề mặt than hoạt
tính. Me là một kim loại chuyển tiếp, chẳng hạn như Fe, Ni hoặc Co, và CeO 2 là một
oxit lanthan. Lớp phủ nano này làm tăng diện tích bề mặt của than hoạt tính và cải
thiện khả năng hấp thụ và phân hủy của nó đối với nhiều loại chất ô nhiễm.
̵Zeolite: Zeolite là một loại vật liệu có cấu trúc tinh thể với các lỗ nhỏ li ti. Các lỗ
nhỏ này có thể giữ lại các phân tử toluene, giúp loại bỏ chúng khỏi không khí.
̵Vật liệu Metal-Organic Frameworks (MOFs): MOFs là một loại vật liệu có cấu
trúc lưới bao gồm các ion kim loại và phân tử hữu cơ. Chúng có thể được thiết kế để
có khả năng hấp thụ và tách các chất gây ô nhiễm như toluene.
Trong nghiên cứu này, các thông số động học của phản ứng oxy hóa xúc tác giữa
toluen và oxy trên chất xúc tác có hoạt tính mạnh là than hoạt tính với lớp phủ nano
Me/CeO2/GC được tính toán từ dữ liệu thực nghiệm. Quy trình tính toán của dữ liệu
thu được trong chế độ động học (vùng động học) đã được tham khảo và điều chỉnh
từ các nghiên cứu trước đây. Các mô hình động học sau đây đã được chọn để phù
hợp với các dữ liệu thực nghiệm trong nghiên cứu này:

- Langmuir – Hinshelwood (LH-I): mô tả toluen và oxy hấp phụ cạnh tranh trên
cùng một tâm xúc tác, và yếu tố quyết định tốc độ phản ứng là phản ứng xảy ra giữa
toluen bị hấp phụ với oxy bị hấp phụ.
- Langmuir – Hinshelwood (LH-II): mô tả toluen và oxy hấp phụ trên hai tâm xúc
tác khác nhau, và yếu tố quyết định tốc độ phản ứng là phản ứng xảy ra giữa toluen
bị hấp phụ với oxy bị hấp phụ
- Eley – Rideal (ER-III): mô tả toluen hấp phụ trên bề mặt chất xúc tác nhưng oxy
không hấp phụ, và yếu tố quyết định tốc độ phản ứng là phản ứng xảy ra giữa toluen
bị hấp phụ với oxy trong pha khí.
- Mars – van Krevelen (MVK-IV): mô tả quá trình oxy hóa của toluen trải qua hai giai
đoạn. Giai đoạn đầu tiên, các phân tử toluen bị hấp phụ phản ứng với oxy nguyên tử
có trong chất xúc tác, dẫn đến ceria ở trạng thái khử. Trong giai đoạn thứ hai, ceria
đã bị khử sẽ bị oxy hóa trở lại bằng oxy có mặt trong pha khí.

Trong quá trình khảo sát, khả năng hấp phụ của các vật liệu Me/GC, oxy đã không
được cung cấp trong dòng khí đầu vào cho thí nghiệm để tránh phản ứng oxy hóa.
Khả năng hấp phụ toluen của than hoạt tính dạng hạt dưới điều kiện có hơi ẩm với
nồng độ hơi nước CW = 18,19 mg.L -1 ở các nhiệt độ khác nhau trong phạm vi từ 100
°C đến 200 °C được trình bày trong Hình 3.16. Tại GHSV = 30.600 h-1, lượng toluen
hấp phụ của than hoạt tính giảm khi nhiệt độ tăng. Trong khoảng thời gian 60 phút
khảo sát, lượng toluen hấp phụ của GC ở 100 °C, 125 °C, 150 °C, 175 °C và 200 °C
lần lượt là 2,0 mmol.g-1, 1,8 mmol.g-1, 1,3 mmol.g-1, 0,9 mmol.g-1 và 0,7 mmol.g-1. Kết
quả khảo sát cho thấy trong phạm vi nhiệt độ 100 – 200 °C, việc xử lý toluen bằng
hấp phụ yêu cầu một quá trình tái sinh thường xuyên để duy trì việc xử lý liên tục
chất ô nhiễm toluen do vật liệu sẽ hấp phụ bão hòa. Do đó, vật liệu cần phải được tái
sinh để tiếp tục xử lý toluen bằng hấp phụ.

Ảnh hưởng của loại xúc tác và hàm lượng kim loại đến độ chuyển hóa của các
mẫu được trình bày trong Hình 3.19. Đối với các mẫu Au/GC, độ chuyển hóa toluen
tăng khi hàm lượng Au tăng và đạt giá trị tối ưu ở hàm lượng 0,50%Au/GC. Điều này
là do khi hàm lượng Au thấp, lượng nano Au trên bề mặt than hoạt tính ít nên độ
chuyển hóa của xúc tác thấp. Giới hạn này có thể đạt được khi hàm lượng Au là
0,50% và độ chuyển hóa toluen của xúc tác hầu như không thay đổi khi hàm lượng
Au tăng từ 0,50% lên 1,00%.

Độ chuyển hóa toluen của xúc tác 0,50%Au-0,27%Pd/GC gần như không thay
đổi trong điều kiện có/không có ẩm trong khoảng thời gian 10 giờ khảo sát (Hình
3.24). Với nồng độ toluen trong dòng khí đầu vào 314 ppmv, ở thời điểm 7 giờ phản
ứng trong điều kiện Cw = 18,19 mg.L-1, độ chuyển hóa toluen của xúc tác 0,50%Au-
0,27%Pd/GC đạt 57,5%, lượng CO 2 phân tích được tương ứng là 1.233 ppmv; tại
thời điểm 10 giờ phản ứng trong điều kiện Cw = 0 mg.L-1, độ chuyển hóa toluen của
xúc tác 0,50%Au-0,27%Pd/GC đạt 60,1%, lượng CO2 phân tích được tương ứng là
1.295 ppmv. Hơn nữa, kết quả cũng cho thấy không phát hiện được các hợp chất
hữu cơ khác (ngoại trừ toluen). Do đó, sản phẩm của phản ứng oxy hóa toluen bằng
xúc tác 0,50%Au-0,27%Pd/GC này là toluen (dư), CO2, H2O và phản ứng có thể đã
không tạo ra sản phẩm phụ.
Kết luận:

Qua phân tích động học quá trình toluen được hấp phụ và oxy trên bề mặt than
hoạt tính với lớp phủ nano Me/CeO 2/GC, chúng ta thấy rằng đây là một quá trình
thuận nghịch, và tốc độ hấp phụ tỷ lệ thuận với áp suất hơi của toluen và diện tích bề
mặt của vật liệu. Ngoài ra, sự có mặt của kim loại Me trong lớp phủ nano đã được
chứng minh là làm tăng tốc độ hấp phụ toluen.

Quá trình oxy hóa toluen trên bề mặt than hoạt tính với lớp phủ nano
Me/CeO2/GC cũng là một quá trình thuận nghịch, và tốc độ oxy hóa tỷ lệ thuận với
nồng độ toluen và oxy trong khí quyển. Ngoài ra, sự có mặt của kim loại Me trong lớp
phủ nano cũng đã được chứng minh là làm tăng tốc độ oxy hóa toluen.

Ngoài ra theo các số liệu phân tích trên, vật liệu này chuyển hóa Toluen thành
CO2, H2O và không có sản phẩm phụ đi kèm, rất an toàn khi xử dụng.
KẾT LUẬN

Thông qua Bài tập lớn môn học Hóa Lý 2 đã giúp nhóm hiểu rõ và nghiên cứu sâu
hơn về cấu tạo, cách vận hành của pin nhiên liệu alcohol, cụ thể là ethanol. Bên
cạnh đó, nhóm đã đưa ra các vật liệu xử lý các nhân tố gây hại đến sức khỏe và đời
sống, đồng thời sử dụng phân tích động học của quá trình xử lý, từ đó thể hiện được
sự hiệu quả của vật liệu trong quá trình xử lý. Nhóm không chỉ học hỏi thêm về nhiều
kiến thức chuyên ngành mà còn nâng cao về kỹ năng mềm khi tham gia hoạt động
bài tập nhóm. Xin chân thành cảm ơn cô Trần Thụy Tuyết Mai đã tận tình giúp đỡ
nhóm trong quá trình hoàn thiện bài tập lớn đầy hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Nhân và nnk (2006); Hóa Lí; Nxb.Giáo dục, Hà Nội, tập 2.
2. Trần Văn Nhân (2006), Hóa Lí, Nxb.Giáo dục, Hà Nội, tập 3.
3. Journal of Harzardous Materials (1975), Elsevier, Netherlands.
4. Journal of Colloid and Interface Science (1946), Elsevier, Netherlands.
5. Journal of Environmental Science and Heath - Part A (1978), Taylor and
Francis Ltd., United States.
6. Biện Công Trung, Pgs. Ts. Nguyễn Quang Long, Pgs. Ts. Ngô Thanh An,
"Nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng và hoạt tính oxy hóa các hợp chất hữu cơ dễ
bay hơi của các xúc tác nano vàng mang trên than hoạt tính dạng hạt", năm
2022.
http://www.grad.hcmut.edu.vn/hv/download/LATS/1780302/TOM_TAT_LATS_
BCTrung.pdf?
fbclid=IwAR2X3ad1bC3gcNDgWHq3pVvvOetCh8zBYurdFxwk5zLx_QsoUEfN
fTWfQ8c
7. Dạy kèm Quy Nhơn Official (29/06/2017), REPORT CẤU TẠO, TÍNH CHẤT
VÀ ỨNG DỤNG CỦA PIN NHIÊN LIỆU ALCOHOL,
https://issuu.com/daykemquynhonofficial/docs/rcttcvudpnla (ngày cuối cùng
truy cập 16/8/2023).

You might also like