You are on page 1of 17

DỰ ÁN HÓA 11 – CT MỚI : TÓM TẮT LÝ THUYẾT TỪNG BÀI HỌC

BÀI 15: ALKANE


A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Khái niệm
- Alkane là hydrocarbon no mạch hở chỉ chứa liên kết đơn (liên kết ϭ) C – H và C – C trong phân tử.
- Công thức chung của alkane: CnH2n+2 (n ≥ 1)
2. Danh pháp
a. Alkane không phân nhánh
Tên alkane = Phần nền (Chỉ số lượng nguyên tử C) + ane
Số nguyên tử C Phần nền

1 meth -

2 eth -

3 prop -

4 but -

5 pent -

6 hex -

7 hept -

8 oct -

9 non -

10 dec -

b. Alkane mạch nhánh


- Gốc alkyl: Phần còn lại sau khi lấy đi một nguyên tử H từ phân tử alkane (CnH2n+1)
Tên gốc alkyl = Phần nền (chỉ số lượng nguyên tử C) + yl
Alkane mạch nhánh gồm alkane mạch chính kết hợp với một hay nhiều nhánh
Tên Alkane mạch nhánh = Số chỉ vị trí mạch nhánh – Tên nhánh + Tên alkane mạch chính
Lưu ý:
- Chọn mạch dài nhất. có nhiều nhánh nhất làm mạch chính
- Đánh số nguyên tử carbon mạch chính sao cho mạch nhánh có số chỉ vị trí nhỏ nhất. – Dùng chữ số (1,
2, 3,...) và gạch nối (-) để chỉ vị trí nhánh, nhóm cuối cùng viết liền với tên mạch chính.
- Nếu có nhiều nhánh giống nhau: dùng các từ như di-(2), tri-(3), tetra- (4),... để chỉ số lượng nhóm giống
nhau; tên nhánh viết theo thứ tự bảng chữ cái.
3. Đặc điểm cấu tạo
- Phân tử Alkane chỉ chứa liên kết C – H và C – C là liên kết ϭ bền vững và kém phân cực
=> Phân tử Alkane hầu như không phân cực và tương đối trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường
4. Tính chất vật lý
- Ở điều kiện thường, Alkane từ C1 đến C4 và neopentanee ở trạng thái khí (Khí gas)
Alkane từ C5 đến C17 (trừ neopentanee) ở trạng thái lỏng, không màu (Xăng, dầu)
Alkane từ C18 trở lên là chất rắn, màu trắng (Nến sáp)
- Nhiệt độ sôi của Alkane tăng dần theo chiều tăng số lượng nguyên tử C, các Alkane phân nhánh có nhiệt
độ sôi thấp hơn so với đồng phân Alkane mạch không phân nhánh.
- Alkane không tan hoặc ít tan trong nước và nhẹ hơn nước, tan tốt trong các dung môi hữu cơ
Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 (SGK -KNTT) – nhóm thầy DTT Trang 1
DỰ ÁN HÓA 11 – CT MỚI : TÓM TẮT LÝ THUYẾT TỪNG BÀI HỌC

5. Tính chất hóa học


- Alkane chỉ gồm các liên kết đơn C – C, C – H bền vững nên trơ về mặt hóa học, Alkane không tác dụng
với axit, dung dịch kiềm và chất oxi hóa.
- Phản ứng đặc trưng của Alkane gồm phản ứng thế, phản ứng tách và phản ứng oxi hóa.
Tính chất hóa học Phương trình tổng quát

- Phản ứng thế halogen (Cl2, Br2 /askt) → Dẫn xuất Halogen

(1) Phản ứng thế

(Thế nguyên tử H
trong alkane bằng
nguyên tử Halogen Phản ứng tổng quát
X)
CnH2n+2 + aCl2 CnH2n+2-aCla + aHCl

- Chú ý: Từ C3H8 trở lên, phản ứng tạo ra nhiều sản phẩm thế và tuân theo qui tắc “Ưu
tiên thế vào H của C có bậc cao hơn”.

- Phản ứng cracking (bẻ gãy liên kết C – C):


(2) Phản ứng
cracking

(Là quá trình phân


cắt liên kết C – C của
các alkane mạch dài
- Phản ứng tồng quát
để tạo thành hỗn
hợp các hydrocarbon
CnH2n+2 CmH2m+2 + CqH2q (n = m + q)
có mạch ngắn hơn)
- Phản ứng Cracking được ứng dụng trong công nghiệp lọc dầu

(3) Phản ứng - Phản ứng reforming

Reforming

(là quá trình chuyển


các alkane mạch
không phân nhánh
thành các alkane
mạch phân nhánh và
các hydrocarbon
mạch vòng nhưng
không làm thay đổi
số nguyên tử carbon
trong phân tử và - Quá trình reforming được ứng dụng trong công nghiệp lọc dầu để làm tăng chỉ số
cũng không làm thay octane của xăng và sản xuất các arene (benzene, toluene, xylene) làm nguyên liệu cho
đổi đáng kể nhiệt độ tổng hợp hữu cơ.
sôi của chúng)

(4) Phản ứng oxi hóa - Khi tiếp xúc với oxygen và có tia lửa khơi mào, alkane bị đốt cháy tạo thành khí

Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 (SGK -KNTT) – nhóm thầy DTT Trang 2
DỰ ÁN HÓA 11 – CT MỚI : TÓM TẮT LÝ THUYẾT TỪNG BÀI HỌC

Carbon dioxide, hơi nước và giải phóng năng lượng.

hoàn toàn CnH2n+2 + O2 nCO2 + (n +1)H2O


(Phản ứng cháy) Chú ý: Phản ứng cháy của alkane nH2O > nCO2 ; nalkane= nH2O - nCO2

- Phản ứng đốt cháy alkane có vai trò quan trọng đối với đời sống con người, cung cấp
nhiệt để sưới ấm và năng lượng cho các nghành công nghiệp.

- Ở nhiệt độ cao, có mặt xúc tác, alkane bị oxi hóa cắt mạch carbon bởi oxygen tạo
thành hỗn hợp carboxylic acid
(5) Phản ứng oxi hóa
không hoàn toàn

- Các acid béo mạch dài dùng để sản xuất xà phòng và các chất tẩy rửa được điều chế
bằng phương pháp oxi hóa cắt mạch các alkane C25 – C35

6. Ứng dụng
- Khí thiên nhiên và khí dầu mỏ là nhiên liệu sạch và được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Chúng được sử
dụng làm nhiên liệu trong sản xuất và đời sống.
- LPG (Liquefied Petroleum Gas) thương phẩm chứa propanee C 3H8 và butane C4H10 . Ngoài ra, khí thiên
nhiên và khí dầu mỏ với thành phần chính là methane được dùng làm nguyên liệu đề sản xuất phân bón
urea, hydrogen và ammonia.
- Các alkane lỏng được sử dụng làm nhiên liệu xăng, diesel và nhiên liệu phản lực (jet fuel)....
- Các alkane C6, C7, C8 là nguyên liệu để sản xuất benzene, toluene và các đồng phân xylene.
- Các alkane từ C11 đến C20 (vaseline) được dùng làm kem dưỡng da, sáp nẻ, thuốc mỡ. Các alkane từ
C20 đến C35 (paraffin) được dùng làm nến, sáp,...
7. Điều chế
a. Phương pháp điều chế alkane ở thể khí trong công nghiệp
- Nguyên liệu: Khí thiên nhiên, khí dầu mỏ
- Phương pháp: Loại bỏ hợp chất không phải hydrocarbon (đặc biệt là H 2S và CO2) → Nén lại ở dạng
lỏng → Khí mỏ dầu hóa lỏng (LPG) và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG)
b. Phương pháp điều chế alkane ở thể lỏng, rắn công nghiệp
- Nguyên liệu: Dầu mỏ
- Phương pháp: Chưng cất phân đoạn → Thu được hỗn hợp các alkane có chiều dài mạch C khác nhau ở
các phân đoạn khác nhau.
- Khí ngưng tụ thường được chế biến thành xăng

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


MỨC ĐỘ 1: BIẾT

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây là của hiđrocacbon no?


A. Chỉ có liên kết đôi. B. Chỉ có liên kết đơn.
C. Có ít nhất một vòng no. D. Có ít nhất một liên kết đôi.
Câu 2. Alkane là những hiđrocacbon no, mạch hở, có công thức chung là
A. CnH2n+2 (n ≥ 1). B. CnH2n (n ≥ 2). C. CnH2n-2 (n ≥ 2). D. CnH2n-6 (n ≥ 6).
Câu 3. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của Alkane?
Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 (SGK -KNTT) – nhóm thầy DTT Trang 3
DỰ ÁN HÓA 11 – CT MỚI : TÓM TẮT LÝ THUYẾT TỪNG BÀI HỌC

A. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8. B. CH4, C2H2, C3H4, C4H10.


C. CH4, C2H6, C4H10, C5H12. D. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12.
Câu 4. Trong phân tử 2, 2, 4 - trimethylpentanee có bao nhiêu nguyên tử hiđro?
A. 8. B. 12. C. 16. D. 18.
Câu 5. Tên gọi của chất có công thức CH4 là
A. Methane. B. Propanee. C. Pentanee. D. Hexane.
Câu 6. Tên gọi của chất có công thức C3H8 là
A. Methane. B. Propane. C. Butane. D. Pentane
Câu 7. Nhóm nguyên tử CH3- có tên là
A. Methyl. B. Etyl. C. Propyl. D. Butyl.
Câu 8. Nhóm nguyên tử (CH3)2CH- có tên là
A. Methyl. B. Ethyl. C. Propyl. D. Isopropyl.
Câu 9. Tên của alkane nào sau đây không đúng?
A. 2 - methyl butane. B. 3 - methyl butane.
C. 2, 2 - đimethyl butane. D. 2, 3 - đimethyl butane.
Câu 10. Hai chất 2 - methylpropanee và butane khác nhau về
A. Công thức cấu tạo. B. Công thức phân tử.
C. Số nguyên tử cacbon. D. Số liên kết cộng hóa trị.
Câu 11. Ở điều kiện thường hiđrocacbon nào sau đây ở thể lỏng?
A. C4H10. B. C2H6. C. C3H8. D. C5H12.
Câu 12. Trong các chất dưới đây, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A. Butane. B. Etane. C. Methane. D. Propane.
Câu 13. Phản ứng thế giữa 2, 3-đimethylbutane với Cl2 (tỉ lệ 1:1) cho mấy sản phẩm thế?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5
Câu 14. Cracking n-Pentane thu được bao nhiêu sản phẩm?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 15. Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong chăn nuôi gia
súc, cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là
A. Cl2. B. CH4. C. CO2. D. N2.
MỨC ĐỘ 2: HIỂU
Câu 1. Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào sai?
A. Tất cả các alkane đều có công thức phân tử CnH2n+2.
B. Tất cả các chất có công thức phân tử CnH2n+2 đều là alkane.
C. Tất cả các alkane đều chỉ có liên kết đơn trong phân tử.
D. Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là alkane.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ở điều kiện thường, các alkane từ C1 đến C4 ở trạng thái khí, từ C5 đến khoảng C18 ở trạng thái
lỏng, từ khoảng C18 trở đi ở trạng thái rắn.
B. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của alkane nói chung đều giảm theo chiều
tăng số nguyên tử cacbon trong phân tử.
C. Alkane không tan trong nước nhưng tan trong dung môi không phân cực như dầu, mỡ.
D. Alkane đều là những chất không màu.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong phân tử alkane chỉ có các liên kết xích-ma σ bền vững.
B. Alkane tương đối trơ về mặt hóa học, ở nhiệt độ thường không phản ứng với axit, bazơ và các
chất oxi hóa mạnh như KMnO4.

Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 (SGK -KNTT) – nhóm thầy DTT Trang 4
DỰ ÁN HÓA 11 – CT MỚI : TÓM TẮT LÝ THUYẾT TỪNG BÀI HỌC

C. Khi chiếu sáng hoặc đốt nóng hỗn hợp alkane và clo sẽ xảy ra phản ứng thế các nguyên tử
cacbon trong alkane bởi clo.
D. Trong phân tử alkane chỉ có các liên kết đơn C−H và C−C.
Câu 4. Trong phân tử sau đây, các nguyên tử cacbon:

A. 1 và 4 giống nhau; 2 và 3 giống nhau.


B. 1 và 4 giống nhau; 5 và 6 giống nhau.
C. 1, 4, 5, 6 giống nhau; 2 và 3 giống nhau.
D. 2 và 3 giống nhau; 5 và 6 giống nhau.
Câu 5. CTCT sau có tên gọi là

A. 2,2,4-trimethyl pentane. B. 2,4-trimethyl pentane.


C. 2,4,4-trimethyl pentane. D. 2-đimethyl-4-methyl pentane.
Câu 6. CTCT sau có tên gọi là:

A. 2-methyl-3-butyl pentane. B. 3-Ethyl-2-methyl heptane.


C. 3-isopropyl heptane. D. 2-Methyl-3-ethyl heptane.
Câu 7. Hiđrocacbon X có công thức phân tử là C 5H12, biết khi tác dụng với clo tạo được 1 dẫn xuất
monoclo. Tên của X là.
A. 2 - methylpentane. B. Pentane.
C. 2, 2 – đimethylpropane. D. 3 – methylbutane.
Câu 8. Nhiệt phân hoàn toàn 2-methylpropane với xúc tác thích hợp chỉ thu được methane và một sản
phẩm hữu cơ X. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. (CH3)2C=CH2. B. CH3−CH=CH2. C. CH2=CH2. D. CH3−CH=CH−CH3.
Câu 9. Khi đốt cháy alkane thu được H2O và CO2 với tỷ lệ tương ứng biến đổi như sau:
A. tăng từ 2 đến +∞. B. giảm từ 2 đến 1. C. tăng từ 1 đến 2. D. giảm từ 1 đến 0.
Câu 10. Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử alkane Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là
A. C2H6. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12.
MỨC ĐỘ 3, 4: VẬN DỤNG - VẬN DỤNG CAO
Câu 1. Craking m gam n-butane thu được hợp A gồm H 2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần
butane chưa bị craking. Đốt cháy hoàn toàn A thu được 9 gam H2O và 17,6 gam CO2. Giá trị của m là
A. 5,8. B. 11,6. C. 2,6. D. 23,2.
Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm methane, ethane, propane bằng oxi không
khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO 2 (đktc) và 9,9 gam H2O. Thể tích
không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là
Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 (SGK -KNTT) – nhóm thầy DTT Trang 5
DỰ ÁN HÓA 11 – CT MỚI : TÓM TẮT LÝ THUYẾT TỪNG BÀI HỌC

A. 70,0 lít. B. 78,4 lít. C. 84,0 lít. D. 56,0 lít.


Câu 3. Cho 12,9 gam alkane X tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1:1 thu được năm sản phẩm thế monoclo
có tổng khối lượng là 24,75 gam. Tên gọi của X là
A. 2-methylpentane. B. 3-methylpentane. C. 2, 3-đimethylbutane. D. 2, 2-
đimethylbutane.
Câu 4. Hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon A và B là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy X với 64 gam O 2 (dư)
rồi dẫn sản phẩm thu được qua bình đựng Ca(OH) 2 dư thu được 100 gam kết tủa. Khí ra khỏi bình có thể
tích 11,2 lít ở 0oC và 0,4 atm. Công thức phân tử của A và B là:
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12.
Vì A và B là 2 alkane đồng đẳng kế tiếp và có số C trung bình = 1,6667 nên công thức hai alkane là CH 4
và C2H6
Câu 5. Nung nóng 336 ml hỗn hợp propane và butane (xúc tác thích hợp) thu được 840 ml hỗn hợp X
gồm H2, CH4, C2H4, C3H6, C3H8 (dư) và C4H10 (dư). Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Tỉ khối của X so
với hỗn hợp alkane ban đầu là
A. 0,4. B. 0,8. C. 0,2. D. 5.

Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 (SGK -KNTT) – nhóm thầy DTT Trang 6
DỰ ÁN HÓA 11 – CT MỚI : TÓM TẮT LÝ THUYẾT TỪNG BÀI HỌC

BÀI 16: HYDROCARBON KHÔNG NO (KNTT)


A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Khái niệm hydrocarbon không no là những hydrocarbon trong phân tử có chứa liên kết đôi, liên kết
ba ( gọi chung là liên kết bội ) hoặc đồng thời cả liên kết đôi và liên kết ba.
a/ Alkene: Là các hydrocarbon không no, mạch hở, có chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử.
CTTQ: CnH2n (n>=2)
VD: C2H4, C3H6, C4H8,..
b/ Alkyne: Là các hydrocarbon không no, mạch hở, có chứa một liên kết ba C≡C trong phân tử.
CTTQ: CnH2n-2 (n>=2)
VD: C2H2, C3H4, C4H6,..
2. Đồng phân
a/ Đồng phân cấu tạo: Alkene và alkyne có hai loại đồng phân cấu tạo là đồng phân vị trí liên kết bội (C4
trở lên) và đồng phân mạch carbon ( từ C4 trở lên với alkene và C5 trở lên với alkyne).
b/ Đồng phân hình học: Trong phân tử alkene nếu mỗi nguyên tử carbon của liên kết đôi liên kết với hai
nguyên tử hoặc hai nhóm nguyên tử khác nhau thì sẽ có đồng phân hình học.
- Nếu mạch chính ở cùng một phía của liên kết đôi, gọi là đồng phân Cis.
- Nếu mạch chính ở hai phía khác nhau của liên kết đôi, gọi là đồng phân Trans.
3. Danh pháp
Danh pháp thay thế của Alkene và Alkyne: Phần nền-vị trí liên kết bội – ene hoặc yne
VD:CH2=CH2: ethene (ethylene)
HC≡CH: ethyne (acetylene)
Lưu ý: - Chọn mạch carbon dài nhất, có nhiều nhánh nhất và có chứa liên kết bội làm mạch chính.
- Đánh số sao cho nguyên tử carbon có liên kết bội có chỉ số nhỏ nhất.
- Dùng chữ số (1,2,3,..) và gạch nối (-) để chỉ vị trí liên kết bội.
- Nếu alkene hoặc alkyne có nhánh thì cần thêm vị trí nhánh và tên nhánh trước tên của alkene và
alkyne tương ứng với mạch chính.
4. Đặc điểm cấu tạo Ethylene và Acetylene
a/ Ethylene: 1 liên kết σ và 1 liên kết π.
b/ Acetylene: 1 liên kết σ và 2 liên kết π.
5. Tính chất vật lý
Nhiệt độ sôi, nóng chảy của alkene và alkyne gần như alkane. Không mùi nhẹ hơn nước.
C1-C4: trạng thái khí, C5-C17: trạng thái lỏng, C18 trở lên: trạng thái rắn.
6. Tính chất hóa học alkene và alkyne
a/ Phản ứng cộng
* Phản ứng cộng Hydrogen: Hydrogen hóa alkene và alkyne thu được alkane tương ứng.

VD:

*Phản ứng cộng halogen: Khi cho alkene hoặc alkyne phản ứng với dung dịch bromine, dung dịch sẽ mất
màu.

VD:

Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 (SGK -KNTT) – nhóm thầy DTT Trang 7
DỰ ÁN HÓA 11 – CT MỚI : TÓM TẮT LÝ THUYẾT TỪNG BÀI HỌC

*Phản ứng cộng hydrogen halide: Phản ứng cộng hydrogen halide vào alkene hoặc alkyne tạo thành
halogenoalkane.

VD:
*Phản ứng cộng nước ( xúc tác thường là H 2SO4 hoặc H3PO4): Phản ứng cộng nước vào alkene hay còn
gọi là hydrate hóa alkene tạo alcohol.

VD:
**Quy tắc Markovnikov: Phản ứng cộng một tác nhân không đối xứng HX như HBr, HCl, HOH,..vào
liên kết bội, nguyên tử hydrogen sẽ ưu tiên cộng vào nguyên tử carbon có nhiều hydrogen hơn và X sẽ
cộng vào nguyên tử carbon có ít hydrogen hơn.
b/ Phản ứng trùng hợp của alkene: là quá trình cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử alkene giống nhau
hoặc tương tự nhau (gọi là monomer) tạo thành phân tử có phân tử khối lớn ( gọi là polymer).

VD:
c/ Phản ứng của alk-1-yne với AgNO3 trong NH3
Các alkyne có liên kết ba ở đầu mạch có khả năng tham gia phản ứng với dung dịch AgNO 3 trong NH3
tạo kết tủa. Phản ứng này dùng nhận biết alkyne đầu mạch.
VD:
(kết tủa vàng)
d/ Phản ứng oxi hóa
*Oxi hóa không hoàn toàn: Các alkene và alkyne có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím.
VD:
(ethylene glycol)
* Phản ứng cháy

Tổng quát:
7. Điều chế
a/ Alkene
- Trong PTN : dehydrate ethanol.

VD :
- Trong CN : alkene C2-C4 được điều chế bằng cách cracking alkane trong các nhà máy lọc dầu.
b/ Alkyne
- Acetylen được điều chế từ phản ứng giữ calcium carbide với H2O
PT :

- Nhiệt phân methane ở 1500 0C , làm lạnh nhanh.


8. Ứng dụng của alkene và alkyne
- Đèn xì oxygen-acetylene
- Sản xuất dược phẩm
- Ethylene kích thích hoa quả mau chín
- Công nghiệp hóa chất : sản xuất alcohol, aldehyde,..

Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 (SGK -KNTT) – nhóm thầy DTT Trang 8
DỰ ÁN HÓA 11 – CT MỚI : TÓM TẮT LÝ THUYẾT TỪNG BÀI HỌC

- Tổng hợp polymer để sản xuất chất dẻo, tơ, sợi,…


B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
MỨC ĐỘ 1: BIẾT
Câu 1. Alkene là những hiđrocacbon có đặc điểm là
A. không no, mạch hở, có một liên kết ba C≡C.
B. không no, mạch vòng, có một liên kết đôi C=C.
C. không no, mạch hở, có một liên kết đôi C=C.
D. no, mạch vòng.
Câu 2. Alkene là các hiđrocacbon không no, mạch hở, có công thức chung là
A. CnH2n+2 (n ≥ 1). B. CnH2n (n ≥ 2). C. CnH2n (n ≥ 3). D. CnH2n-2 (n ≥ 2).
Câu 3. Hiđrocacbon A thể tích ở điều kiện thường, công thức phân tử có dạng C x+1H3x. Công thức phân tử
của A là :
A. CH4. B. C2H6.
C. C3H6. D. C4H8.
Câu 4. Trong alkene, mạch chính là
A. mạch dài nhất và có nhiều nhánh nhất.
B. mạch có chứa liên kết đôi và nhiều nhánh nhất.
C. mạch có chứa liên kết đôi, nhiều nhánh nhất và phân nhánh sớm nhất.
D. mạch có chứa liên kết đôi, dài nhất và nhiều nhánh nhất.
Câu 5. Alkene CH3CH=CHCH3 có tên là
A. 2-metylprop-2-ene. B. but-2-ene. C. but-1-ene. D. but-3-ene.
Câu 6. Hợp chất 2,4-dimethylhex-1-ene ứng với CTCT nào dưới đây ?

A. B.

C. D.

Câu 7. Chất X có công thức cấu tạo: CH3-CH(CH3)-CH=CH2. Tên thay thế của X là
A. 3-methylbut-1-yne. B. 3-methylbut-1-ene. C. 2-methylbut-3-ene. D. 2-methylbut-3-yne.
Câu 8. Alkene X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên gọi của X theo danh pháp
IUPAC là
A. isohexane. B. 3-methylpent-3-ene. C. 3-methylpent-2-ene. D. 2-ethylbut-2-ene.
Câu 9. Alkyne là
A. Những hiđrocacbon mạch hở có một liên kết đôi trong phân tử.
B. Những hiđrocacbon mạch hở có một liên kết ba trong phân tử.
C. Những hiđrocacbon mạch hở có một liên kết bội trong phân tử.
D. Những hiđrocacbon mạch hở có một vòng no trong phân tử.
Câu 10. Alkyne là những hiđrocacbon không no, mạch hở, có công thức chung là
A. CnH2n+2(n≥1). B. CnH2n(n≥2). C. CnH2n-2(n≥2). D. CnH2n-6(n≥6).

Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 (SGK -KNTT) – nhóm thầy DTT Trang 9
DỰ ÁN HÓA 11 – CT MỚI : TÓM TẮT LÝ THUYẾT TỪNG BÀI HỌC

Câu 11. Alkyne CH3C≡CCH3 có tên gọi là


A. but-1-yne. B. but-2-yne. C. methylpropyne. D. methylbut-1-yne.
Câu 12. Alkyne dưới đây có tên gọi là

A. 3-methylpent-2-yne. B. 2-methylhex-4-yne. C. 4-methylhex-2-yne. D. 3-methylhex-4-yne.


Câu 13. Alkyne dưới đây có tên gọi là

A. 4-ethylpent-2-yne. B. 2-ethylpent-3-yne. C. 4-methylhex-2-yne. D. 3-methylhex-4-yne.


Câu 14. Alkyne dưới đây có tên gọi là
CH3
CH3 C C C CH2 CH3
CH3
A. 3,3-đimethylpent-2-yne. B. 4,4-đimethylpent-3-yne.
C. 4,4-đimethylhex-2-yne. D. 3,3-đimethylpent-4-yne.
Câu 15. Phương pháp nào sau đây là tốt nhất để phân biệt khí CH4 và khí C2H4 ?
A. Dựa vào tỉ lệ về thể tích khí O2 tham gia phản ứng cháy.
B. Sự thay đổi màu của nước brom.
C. So sánh khối lượng riêng.
D. Phân tích thành phần định lượng của các hợp chất.
MỨC ĐỘ 2 : HIỂU
Câu 1. Số lượng đồng phân cấu tạo mạch hở ứng với công thức phân tử C4H8 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 2. Số lượng đồng phân cấu tạo mạch hở ứng với công thức phân tử C5H10 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 3. Trong phân tử propene có số liên kết xich ma (σ) là
A. 7. B. 9. C. 8. D. 6.
Câu 4. Câu nào sau đây sai ?
A. Alkyne có số đồng phân ít hơn alkene tương ứng.
B. Alkyne tương tự alkene đều có đồng phân hình học.
C. Hai alkyne đầu dãy không có đồng phân.
D. Butyne có 2 đồng phân vị trí nhóm chức.
Câu 5. Số lượng đồng phân mạch hở ứng với công thức phân tử C4H8 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 6. Có bao nhiêu alkyne tương ứng với công thức phân tử C5H8?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 7. Có bao nhiêu đồng phân alkyne C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa?
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 8. Có bao nhiêu alkyne tương ứng với công thức phân tử C6H10?
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 9. Cho sơ đồ phản ứng sau :
CH3–C≡CH + AgNO3/NH3 X + NH4NO3
X có công thức cấu tạo là ?

Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 (SGK -KNTT) – nhóm thầy DTT Trang 10
DỰ ÁN HÓA 11 – CT MỚI : TÓM TẮT LÝ THUYẾT TỪNG BÀI HỌC

A. CH3–C–Ag≡C–Ag.
B. CH3–C≡C–Ag.
C. Ag–CH2–C≡C–Ag.
D. A, B, C đều có thể đúng.
Câu 10. Khi cho but-1-ene tác dụng với dung dịch HBr, theo quy tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau
đây là sản phẩm chính ?
A. CH3–CH2–CHBr–CH2Br. C. CH3–
CH2–CHBr–CH3.
B. CH2Br–CH2–CH2–CH2Br. D. CH3–CH2–
CH2–CH2Br.
MỨC ĐỘ 3, 4: VẬN DỤNG - VẬN DỤNG CAO
Câu 1. Dẫn từ từ 8,4 gam hỗn hợp X gồm but-1-ene và but-2-ene lội chậm qua bình đựng dung dịch Br 2,
khi kết thúc phản ứng thấy có m gam brom phản ứng. m có giá trị là :
A. 12 gam. B. 24 gam. C. 36 gam. D. 48 gam.
Câu 2. Hỗn hợp A gồm CH4, C2H4, C4H4. Tỉ khối hơi của A so với H 2 bằng 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,05
mL hỗn hợp A rồi cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng dung dịch sau phản ứng
A. giảm 20,1 gam. B. giảm 22,08 gam. C. tăng 19,6 gam. D. tăng 22,08 gam.
Câu 3. Một bình kín A chứa các chất sau: acetylene, vinylacetylene, hidrogen (1,1 mol) và một ít bột
nikel (trong đó tỉ lệ số mol acetylene, vinylacetylene là 1 : 1). Nung nóng bình một thời gian, thu được
hỗn hợp khí B có tỉ khối so với H2 bằng 245/12. Khí B phản ứng vừa đủ với AgNO3 (trong dung dịch
NH3), thu được 0,6 mol hỗn hợp kết tủa X và 13,44 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Biết hỗn hợp khí Y có tỉ
khối so với heli bằng 127/12 và hỗn hợp Y phản ứng tối đa với 0,5 mol Br 2 trong dung dịch. Khối lượng
kết tủa X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 72 gam B. 104 gam C. 120 gam D. 130 gam
Câu 4. Nung một bình kín chứa ethylene, axetilene, propane, vinylaxetilene, hydrogen và một ít bột Ni,
sau một thời gian, thu được hỗn hợp khí X (không chứa ankađien) có tỉ khối so với He là 9,5. Đốt cháy
hoàn toàn X, thu được 2,7 mol CO 2 và 2,8 mol H2O. Mặt khác, cho X phản ứng vừa đủ với a mol AgNO 3
trong dung dịch NH3, thu được 56,1 gam kết tủa và hỗn hợp khí Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 100 gam
dung dịch Br2 40%, thu được 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí Z. Giá trị của a là
A. 0,25 B. 0,30 C. 0,35 D. 0,40
Câu 5. Hỗn hợp khí X gồm 4 chất CH 4, C2H4, C3H4, C4H4. Nung nóng 6,72 lít hỗn hợp E chứa X và H 2
(bột Ni xúc tác) một thời gian thu được hỗn hợp F có tỉ khối so với He bằng 9,5. Dẫn toàn bộ F qua bình
đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng Br2 phản ứng là 0,13 mol; đồng thời khối lượng bình tăng a gam.
Khí thoát ra khỏi bình (hỗn hợp khí T) có thể tích là 1,792 lít chỉ chứa các hydrocarbon. Đốt cháy toàn bộ
T thu được 4,32 gam nước. Các khí đều đo ở đktc. Giá trị của a là
A. 4,28 gam B. 3,68 gam C. 5,62 gam D. 7,36 gam

Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 (SGK -KNTT) – nhóm thầy DTT Trang 11
DỰ ÁN HÓA 11 – CT MỚI : TÓM TẮT LÝ THUYẾT TỪNG BÀI HỌC

BÀI 17: ARENE ( HYDROCARBON THƠM)


A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. KHÁI NIỆM VÀ DANH PHÁP


1. Khái niệm
- Arene còn gọi là hydrocarbon thơm là những hydrocarbon trong phân tử có chứa một hay nhiều vòng
benzene.
- Benzene.có công thức là C6H6 là một hydrocarbon thơm đơn giản và điển hình nhất
- Benzene và các đồng đẳng của nó hợp thành dãy đồng đẳng của bezene có công thức chung là CnH2n-6
(n  6).
2. Công thức cấu tạo và danh pháp
Một số arene, gốc aryl thường gặp có công thức cấu tạo và tên gọi như sau:

II. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA BENZENE


Phân tử Benzene có 6 nguyên tử Carbon tạo thành hình lục giác đều, tất cả các nguyên tử carbon và
hydrogen đều nằm trên một mặt phẳng, có góc liên kết bằng 120o, độ dài liên kết carbon- carbon bằng
139 pm.

m
để đơn giản benzene thường được biểu diễn bởi các kiểu công thức dưới đây:

III. TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN


Benzene, toluene, xylene, styrene ở điều kiện thường là chất lỏng không màu, trong suốt, dễ cháy và có
mùi đặc trưng. Naphthanlene là chất rắn màu trắng, có mùi đặc trưng ( có thể phát hiện ở nồng độ thấp).

Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 (SGK -KNTT) – nhóm thầy DTT Trang 12
DỰ ÁN HÓA 11 – CT MỚI : TÓM TẮT LÝ THUYẾT TỪNG BÀI HỌC

Các arene không phân cực hoặc kém phân cực nên không tan trong nước và thường nhẹ hơn nước, tan
trong các dung môi hữu cơ.
IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Phản ứng thế
Arene có thể tham gia phản ứng thế hydrogen ở vòng benzene như phản ứng halogen hóa, Nitro
hóa,..
Quy tắc thế: khi Benzene có nhóm alkyl các phản ứng thế nguyên tử Hydrogen ở vòng benzene xảy ra
dễ dàng hơn so với benzene và ưu tiên thế vào vị trí số 2 hoặc số 4 ( vị trí ortho hoặc para) so với alkyl
a. Phản ứng halogen hóa
Các arene tham gia phản ứng thế nguyên tử halogen gắn với vòng thơm bằng halogen ( chlorine,
bromine) ở nhiệt độ cao khi có xúc tác muối Iron(III) halide

b. Phản ứng Nitro hóa


Phản ứng Nitro hóa là phản ứng Trong đó một hay nhiều nguyên tử
hydrogen ở vòng benzene được thay thế bằng nhóm Nitro (-NO2).
benzene được Nitro hóa bằng hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc ở
nhiệt độ không quá 50oC Nitrobenzene dạng lỏng màu vàng nhạt, sánh
như dầu

Toluene được nitro hóa tạo thành hỗn hợp 2 sản phẩm chính là ortho và para-nitroToluene

2. Phản ứng cộng


a. phản ứng cộng chlorine
Phản ứng cộng Chlorine vào Benzene trong điều kiện có ánh sáng tử ngoại và đun nóng, sản phẩm thu
được là 1,2,3,4,5,6- hexanChlorocyclohexane

b. Phản ứng cộng hydrogen


Phản ứng cộng hydrogen vào benzene tạo thành cyclohexane. phản phản ứng xảy ra ở điều kiện áp suất
cao và nhiệt độ cao, với sự có mặt của các chất xúc tác dị thể như platium, Nickel
Phản ứng này được sử dụng trong công nghiệp để điều chế cyclohexane
Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 (SGK -KNTT) – nhóm thầy DTT Trang 13
DỰ ÁN HÓA 11 – CT MỚI : TÓM TẮT LÝ THUYẾT TỪNG BÀI HỌC

3. Phản ứng oxi hóa


a. phản ứng oxi hóa hoàn toàn ( phản ứng cháy)
các arene như benzene, toluene, xylene dễ cháy và tỏa nhiều nhiệt

C6H5CH3 + 9O2 7CO2+ 4H2O


b. phản ứng oxi hóa nhóm alkyl
Toluene và các alkyl benzene khác có thể bị oxi hóa bởi các tác nhân oxi hóa như KMnO4

C6H5CH3 + 2KMnO4 C6H5COOK + KOH + 2MnO2 + H2O

C6H5COOK + HCl C6H5COOH + 3KCl


V. ỨNG DỤNG
Cách ứng xử thích hợp với việc sử dụng arene
Arene (chủ yếu là benzene, Toluene và xylene) là Nguồn nguyên liệu để tổng hợp nhiều loại hóa chất
và vật liệu hữu cơ quan trọng, có nhiều ứng dụng trong đời sống.
VI. ĐIỀU CHẾ
Trong Công nghiệp, Benzene, toluene được điều chế từ quá trình reforming phân đoạn dầu mỏ chứa
các alkane và cycloalkaneC6 - C8.
ví dụ:

ethylbenzene được điều chế từ phản ứng giữa benzene và ethylene với xúc tác acid rắn zeolit
Naphthalene được điều chế chủ yếu bằng phương pháp chưng cất nhựa than đá

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


MỨC ĐỘ 1: BIẾT

Câu 1. Trong phân tử toluene, có bao nhiêu liên kết đôi C=C:
A. 2. B. 3. C. 4.
D. 5.
Câu 2. Trong phân tử benzen:
A. 6 nguyên tử H nằm trên cùng một mặt phẳng khác với mặt phẳng của 6 nguyên tử C.
B. Chỉ có 6 nguyên tử C nằm trong cùng một mặt phẳng.
C. Chỉ có 6 nguyên tử H nằm trong cùng một mặt phẳng.
D. 6 nguyên tử H và 6 nguyên tử C đều nằm trên 1 mặt phẳng.
Câu 3. Cho các công thức:

Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 (SGK -KNTT) – nhóm thầy DTT Trang 14
DỰ ÁN HÓA 11 – CT MỚI : TÓM TẮT LÝ THUYẾT TỪNG BÀI HỌC

(1) (2) (3) (4)

Cấu tạo nào là của benzene?


A. (1) và (2).
B. (1) ; (3) và (4).
C. (2) và (4).
D. (1) và (3).
Câu 4. Đặc điểm của các Alkylbenzen là hydrocarbon có chứa
A. vòng benzene.
B. gốc alkyl và vòng benzen.
C. gốc alkyl và một vòng benzene.
D. gốc alkyl và hai vòng benzen.
Câu 5. Dãy đồng đẳng của benzene (gồm benzen và alkylbenzene) có công thức chung là
A. CnH2n+6 (n  6).
B. CnH2n-6 (n  3).
C. CnH2n-8 (n  8).
D. CnH2n-6 (n  6).
Câu 6. Chất nào sau đây có thể chứa vòng benzen ?
A. Styrene là đồng đẳng của benzene.
B. Styrene là đồng đẳng của ethylene.
C. Styrene là hydrocarbon thơm.
D. Styrene là hydrocarbon không no.
Câu 7. Xét các chất: (a) toluene; (b) o-xylene; (c) ethylbenzene; (d) m-dimethylbenzene; (e) styrene.
Đồng đẳng của benzen là:
A. (a), (d). B. (a), (e).
C. (a), (b), (c), (d). D. (a), (b), (c), (e).
Câu 8. Hoạt tính sinh học của benzene, toluene là
A. tùy thuộc vào nhiệt độ có thể gây hại hoặc không gây hại.
B. không gây hại cho sức khỏe.
C. gây ảnh hưởng tốt cho sức khỏe.
D. gây hại cho sức khỏe nếu tiếp xúc trong thời gian dài.
Câu 10. Ứng với công thức phân tử C7H8 có bao nhiêu cấu tạo chứa vòng benzene?
A. 2. B. 3.
C. 1. D. 4.
Câu 11. Câu nào đúng nhất trong các câu sau đây?
A. Benzene là một hydrocarbon.
B. Benzene là một hydrocarbon no.
C. Benzene là một hydrocarbon không no.
D. Benzene là một hydrocarbon thơm.
Câu 12. Benzene tác dụng được với chất nào sau đây ở điều kiện thích hợp?
A. Dung dịch Br2. B. NaCl khan
o
C. Br2/FeBr3, t D. Dung dịch NaOH
Câu 13. A là đồng đẳng của benzene có công thức nguyên là: (C3H4)n. Công thức phân tử của A là:
A. C3H4. B. C6H8. C. C9H12. D. C12H16.
Câu 14. Trong điều kiện có chiếu sáng, benzene cộng hợp với chlorine tạo thành hợp chất nào sau đây?
A. C6H5Cl. B. C6H4Cl2.
C. C6H6Cl6. D. C6H12Cl6.
Câu 15. Naphthalene được điều chế chủ yếu bằng phương pháp nào sau đây?
A. Chưng cất dầu mỏ B. Chưng cất nhựa than đá
C. Đốt cháy nhựa đường. D. Refoming
Câu 15. Tính chất nào sau đây không phải của alkylbenzene?

Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 (SGK -KNTT) – nhóm thầy DTT Trang 15
DỰ ÁN HÓA 11 – CT MỚI : TÓM TẮT LÝ THUYẾT TỪNG BÀI HỌC

A. Không màu sắc.


B. Không mùi vị.
C. Không tan trong nước.
D. Tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
MỨC ĐỘ 2: HIỂU
Câu 16. Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu cấu tạo chứa vòng benzene?
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5.
Câu 17. Điều nào sau đâu không đúng khí nói về 2 vị trí trên 1 vòng benzene ?
A. vị trí 1,2 gọi là ortho. B. vị trí
1,4 gọi là para.
C. vị trí 1,3 gọi là meta. D. vị trí
2,5 gọi là ortho.
Câu 18. Công thức tổng quát của hiđrocacbon C nH2n+2-2a. Đối với naphthalene, giá trị của n và a lần lượt
là:
A. 10 và 5. B. 10 và 6. C. 10 và 7. D. 10 và 8.
Câu 19. Ứng với công thức C9H12 có bao nhiêu đồng phân có cấu tạo chứa vòng benzene ?
A. 6. B. 7. C. 8. D. 9.
Câu 20. Khi trên vòng benzene có sẵn nhóm thế –X, thì nhóm thứ hai sẽ ưu tiên thế vào vị trí m -.
Vậy –X là những nhóm thế nào?
A. –CnH2n+1, –OH, –NH2. B. –OCH3, –NH2, –NO2.
C. –CH3, –NH2, –COOH. D. –NO2, –COOH, –SO3H.
Câu 21. A + 4H2 ethyl cyclohexane. Cấu tạo của A là:
A. C6H5CH2CH3. B. C6H5CH3. C. C6H5CH2CH=CH2. D. C6H5CH=CH2.
Câu 22. Xét phản ứng: C6H5CH3+ KMnO4 C6H5COOK+ MnO2+KOH+H2O.
Tổng hệ số các chất trong phương trình trên là:
A. 10. B. 9. C. 12. D. 8.
Câu 23. Để phân biệt benzene, toluene, styrene ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là:
A. Dung dịch Br2. B. Br2 (xúc tác FeBr3).
C. Dung dịch KMnO4. D. Dung dịch Br2 hoặc dung dịch KMnO4.
Câu 24. Một hỗn hợp X gồm 2 arene A, R đều có M < 120, tỉ khối của X đối với C 2H6 là 3,067. CTPT và
số đồng phân của A và R là
A. C6H6 (1 đồng phân) ; C7H8 (1 đồng phân).
B. C7H8 (1 đồng phân) ; C8H10 (4 đồng phân).
C. C6H6 (1 đồng phân) ; C8H10 (2 đồng phân).
D. C6H6 (1 đồng phân) ; C8H10 (4 đồng phân).
Câu 25. A là dẫn xuất benzene có công thức nguyên (CH) n. 1 mol A cộng tối đa 4 mol H 2 hoặc 1 mol Br2
(dd). Vậy A là:
A. ethyl benzene. B. methyl benzene. C. vinyl benzene. D. alkyl benzene.
MỨC ĐỘ 3, 4: VẬN DỤNG - VẬN DỤNG CAO
Câu 26. Tính khối lượng benzene cần dùng để điều chế được 24,6 gam nitrobenzene? Biết hiệu suất phản ứng
là 78%
A. 20,00 gam. B. 40,00 gam. C. 50,00 gam. D. 30,00 gam.
Câu 27. Một hợp chất hữu cơ X có vòng benzene có CTĐGN là C 7H7Br và M = 171. Gọi tên hợp chất
này biết rằng hợp chất này là sản phẩm chính trong phản ứng giữa C7H8 và Br2 (xúc tác FeBr3).
A. o- hoặc p-bromotoluene. B. o- hoặc p-bromobenzene.
C. m-bromotoluene. D. m-bromobenzene.
Câu 28. TNT (2,4,6- trinitrotoluene) được điều chế bằng phản ứng của toluene với hỗn hợp gồm HNO 3
đặc và H2SO4 đặc, trong điều kiện đun nóng. Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình tổng hợp là 50%. Lượng
TNT (2,4,6- trinitrotoluene) tạo thành từ 276 gam toluene là
A. 340,5 gam. B. 681,0 gam. C. 1362,0 gam. D. 170,25 gam.
Đáp án A.
Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 (SGK -KNTT) – nhóm thầy DTT Trang 16
DỰ ÁN HÓA 11 – CT MỚI : TÓM TẮT LÝ THUYẾT TỪNG BÀI HỌC

Câu 29. Tiến hành trùng hợp 20,8 gam styrene được hỗn hợp X gồm polistyrene và styrene (dư). Cho X
tác dụng với 200 ml dung dịch Br2 0,2M, sau đó cho dung KI dư vào thấy xuất hiện 2,54 gam iodine.
Hiệu suất trùng hợp styrene là:
A. 60%. B. 85%. C. 80%. D. 75%.
Câu 30. Đề hiđro hoá ethylbenzene ta được styrene; trùng hợp styrene ta được polistyrene với hiệu suất
chung 85%. Khối lượng ethylbenzene cần dùng để sản xuất 26,0 tấn polisytrene là:
A. 26,5 tấn. B. 18,1 tấn. C. 31,18 tấn. D. 38,18 tấn.
Đáp án C.
Câu 31. Lượng chlorobenzene thu được khi cho 23,4 gam C 6H6 tác dụng hết với Cl2 (xúc tác FeCl3) với
hiệu suất phản ứng đạt 60% là:
A. 25,25 gam. B. 25,20 gam. C. 20,25 gam. D. 20 gam.

Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 (SGK -KNTT) – nhóm thầy DTT Trang 17

You might also like