You are on page 1of 15

CHƯƠNG IV

Câu 1
Khái niệm hợp chất hữu cơ: là hợp chất của cacbon (trừ CO2,CO,muối cacbon)
Liên kết trong HCHC là liên kết cộng hóa trị
Câu 2
CTDGN: là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tư các nguyên tố trong phân tử
CTPT: là công thức biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử
CTCT: là công thức biểu thứ tự và cách thức liên kết của các nguyên tử trong phân tử
VD. CTDGN:CH4,CH2,C2H6O
CTPT: CH4,C2H4
CTCT: CH3 – CH(CH3) – CH3
Câu 3
Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một thứ tự
nhất định. Thứ tự đó gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó tức là thay đổi cấu tạo hóa
học sẽ tạo ra một chất khác.
Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có hóa trị 4. Nguyên tử cacbon không những có thể liên kết
với nguyên tử của nguyên tố khác mà còn có thể liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon (vòng,
không vòng, nhánh, không nhánh)
Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất, số lượng các nguyên tử) và cấu
tạo hóa học (thứ tự liên kết các nguyên tử).
Câu 4
- Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2, nhưng có tính
chất hóa học tương tự nhau là những chất đồng đẳng, chúng họp thành dãy đồng đẳng
VD. CnH2n (C2H4,C3H6)
- Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng CTPT được gọi là các chất đồng phân của nhau.

- Có nhiều loại đồng phân :

+ Đồng phân cấu tạo (gồm đồng phân về bản chất nhóm chức, vị trí nhóm chức, mạch cacbon)

+ Đồng phân lập thể (khác nhau về vị trí không gian)

VD. CH3 – CH2 – CH2 – OH và CH3 – CH(CH3) – OH


CHƯƠNG V + VI + VII :Hidrocacbon
Câu 1
- Hidrocacbon no là hidrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn
- Hidrocacbon không no là trong phân tử có liên kết C=C , hoặc C≡C , hoặc cả hai
- Hidrocacbon thơm là trong phân tử cóa chứa một hay nhiều còng benzen
Câu 2
- Ankan là những hidrocacbon no không có mạch vòng
Dãy đồng đẳng : C2H6 , C3H8 , C4H10 ...
CTTQ : CnH2n+2 (n≥1)
- Anken là hidrocacbon mạch hở trong phân tử có liên kết đôi C=C
Dãy đồng đẳng : C3H6 , C4H8 , C5H10
CTTQ : CnH2n (n≥2)
- Ankadien là hidrocacbon mạch hở có 2 liên kết đôi C=C trong phân tử
CTTQ : CnH2n-2 (n≥3)
- Ankin là hidrocacbon không no mạch hở có 1 liên kết C≡C
Dãy đồng đẳng : C3H4 , C4H6
CTTQ : CnH2n-2 (n≥2)
- Ankylbenzen là hidrocacbon thơm trong phân tử có một vòng benzen liên kết với gốc hidrocacbon
no
Dãy đồng đẳng : C6H6 , C7H8 , C8H10
CTTQ : CnH2n-6 (n≥6)
Câu 3.
a) ankan: C2H6 CH3 – CH3 : etan
C 3 H8 CH3 – CH2 – CH3 : propan
C4H10 CH3 – CH2 – CH2 – CH3 : butan
CH3 – CH(CH3) – CH3 : 2-metylpropan
C5H12 CH3 – CH2 – CH2 – CH3 : pentan
CH3 – CH(CH3) – CH2 -CH3 : 2-metylbutan
CH3 – C(CH3)2 – CH3 : 2,2-dimetylpropan
C6H14 CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH3 : hexan
CH3 – CH(CH3) – CH2 – CH2 -CH3 : 2-metylpentan
CH3 – CH2 – C(CH3) – CH2 – CH3 : 3-metylpentan
CH3 – CH(CH3) – CH(CH3) – CH3 : 2,3-dimetylbutan
CH3 – C(CH3)2 – CH2 – CH3 : 2,2-dimetylbutan
b) anken: C2H4 CH2 – CH2 : eten
C3H6 CH2 – CH – CH3 : propen
C4H8 CH2 = CH – CH2 – CH3 : but-1-en
CH3 – CH = CH – CH3 : but-2-en
C5H10 CH2 = CH – CH2 – CH2 – CH3 : pen-1-en
CH2 – C(CH3) – CH2 – CH3 : 2-metylbut-1-en
CH2 – CH(CH3) – CH – CH3 : 3 – metylbut – 1 – en
CH3 – C(CH3) – CH – CH3 : 2 – metylbut – 2 – en
CH3 – CH = CH – CH2 – CH3 : pent –2 – en

c) ankin C2H2 CH≡CH : etin


C 3 H4 CH ≡ C – CH3 :propin
C 4 H6 CH ≡ C-CH2-CH3 : but – 1- in
CH3-C ≡ C-CH3 : but – 2- in

C 5 H8 CH ≡ C−CH2−CH2−CH3 : pent – 1-in


CH3−C ≡ C−CH2−CH3 : pen – 2-in
CH ≡ C−CH(CH3)−CH3 : 3 – metylbut-1-in
d) ankadien liên hợp C4H6 CH2 = CH – CH = CH2 : buta – 1, 3 – đien.
CH2 = CH – CH = CH2 : buta – 1, 2 – đien.
C5H8 CH2 = C = CH – CH2 – CH3 : penta – 1, 2 – đien.
CH2 = CH – CH = CH – CH3 : penta – 1, 3 – đien.
CH2 = CH – CH2 – CH = CH2 : penta – 1,4 – đien.
CH = C = C(CH 3) – CH3 : 3 – metylbuta – 1,2 – đien.
CH2 = CH(CH3) – CH = CH2 : 2 – metylbuta – 1,3 – đien.
CH3 – CH = CH = CH – CH3 : penta – 2,3 – đien.
e) ankyl benzen C7H8 C6H5 - CH3 : toluen / metylbenzen.
C8H10

o – xilen / 1,2 – đimetylbenzen / o – đimetylbenzen.

m – xilen / 1,3 – đimetylbenzen / o –


đimetylbenzen .
p – xilen / 1,4 – đimetylbenzen / p –
đimetylbenzen.

etylbenzen.
Câu 4
- Tính chất hóa học của ankan :
+ Ở điều kiện thượng, các ankan không tác dụng với dung dịch axit, dung dịch kiềm và các chất oxi
hóa
+ Khi chiếu sáng hoặc đun nóng, các ankan dễ dàng tham gia các phản ứng thế,tách hidro và cháy
- Các phản ứng
+ Phản ứng thế bởi halogen
VD : CH4 + Cl2 -> CH3Cl + HCl
+ Phản ứng tách

VD : CH3-CH3   CH2=CH2 + H2
+ Phản ứng oxi hóa

VD : CH4 + 2O2   CO2 + 2H2O


- Phản ứng đặc trưng của ankan là phản ứng thế
- Quy tắc thế : nguyên tử hidro liên kết với cacbon bậc cao hơn dễ bị thế hơn hidro liên kết với
cacbon bậc thấp hơn
Câu 5
- Tính chất hóa học của anken : Trong phân tử anken có liên kết đôi π, liên kết này kém bền (so với
liên kết đơn σ) nên Anken có tính chất đặc trưng là tham gia phản ứng cộng, trùng hợp và oxi hóa.
- Phản ứng cộng
CH2 = CH – CH3 + H2 -> CH3 – CH2 – CH3
CH2 = CH2 + Br2(dd) -> CH2Br – CH2Br
CH2 = CH2 + H – OH -> CH3 – CH2 – OH
- Phản ứng trùng hợp

nCH2=CH2   (-CH2–CH2-)n
- Phản ứng oxi hóa
CnH2n + 3n/2O2 → nCO2 + nH2O
- Phản ứng đặc trưng của anken là phản ứng cộng
- Quy tắc cộng Mac-côp-nhi-côp: Trong phản ứng cộng HX vào liên kết bội, nguyên tử H ưu tiên
cộng vào nguyên tử Cacbon bậc thấp hơn, còn nguyên tử hay nhóm nguyên tử X ưu tiên cộng vào
nguyên tử Cacbon bậc cao hơn.
Câu 6
– Ankin có 2 liên kết π bền hơn anken nên ngoài việc tham gia phản ứng cộng và oxi hóa (thể hiện
tính chất của hidrocacbon không no) thì ankin còn có khả năng tham gia phản ứng thế với ion kim
loại (tính chất đặc trưng của ankin có liên kết 3 đầu mạch).
- Phản ứng cộng

CH ≡ CH + H2   CH2 = CH2


 CH2 = CH2 + H2   CH2 – CH3
- Phản ứng trùng hợp

2CH≡CH   CH≡C-CH=CH2
- Phản ứng oxi hóa
CnH2n-2 + (3n-1)/2O2 → nCO2 + (n-1)H2O
- Phản ứng đặc trưng của ankin là phản ứng cộng
Câu 7
* Phản ứng cộng
-Cộng hidro

CH2=CH-CH=CH2 + 2H2   CH3-CH2-CH2-CH3


-Cộng brom

+ Cộng 1,2 (ở nhiệt độ -800C)::


 CH2=CH-CH=CH2 + Br2 (dd)   CH3-CH2-CHBr-CH2Br (sản phẩm chính)
+ Cộng 1,4 (ở nhiệt độ 400C):
 CH2=CH-CH=CH2 + Br2 (dd)   CH2Br-CH=CH-CH2Br (sản phẩm chính)
+ Cộng đồng thời vào hai liên kết đôi:

 CH2=CH-CH=CH2 + 2Br2 (dd) → CH2Br-CHBr-CHBr-CH2Br

Cộng hidro halogenus

+ Cộng 1,2 (ở nhiệt độ -800C):


 CH2=CH-CH=CH2 + HBr   CH3-CH2-CHBr-CH3 (sản phẩm chính)
+ Cộng 1,4 (ở nhiệt độ 40 C):
0

 CH2=CH-CH=CH2 + HBr   CH3-CH=CH-CH2Br (sản phẩm chính)


+ Phản ứng cộng giữa ankadien với HX tuân theo quy tắc Maccopnhicop. 
Phản ứng trùng hợp
nCH2=CH-CH=CH2   (-CH2-CH=CH-CH2-)n
- Phản ứng oxi hóa

2C4H6 + 11O2   8CO2 + 6H2O 


Câu 8
* Benzen
- Phản ứng thế
Benzen không làm mất màu dung dịch brom như etilen và axetilen. Nó chỉ tham gia phản ứng thế
với brom lỏng và cần có xúc tác là bột sắt.

C6H6 (l) + Br2 (l)   HBr + C6H5Br (brom bezen)


- Phản ứng cộng
Benzen khó tham gia phản ứng cộng hơn etilen và axetilen. Tuy nhiên, trong điều kiện thích hợp
benzen C6H6 có phản ứng cộng với một số chất như H2, Cl2,…

C6H6 + H2   C6H12


C6H6 + Cl2    C6H6Cl6  (Hexacloxiclohexan)
- Phản ứng oxi hóa
Khi đốt benzen cháy trong không khí tạo ra CO2 và H2O, ngọn lửa có nhiều khói đen (muội than)
do trong không khí không cung cấp đủ oxi để đốt cháy hoàn toàn benzen.

C6H6 +   O2   6CO2 + 3H2O


* Stiren
- Phản ứng với dd brom
C6H5-CH=CH2 + Br2 (dd) → C6H5-CHBr-CH2Br
- Phản ứng với hidro
Khi cho stiren tác dụng với hiđro dư có xúc tác ở nhiệt độ và áp suất cao sẽ thu được
etylxiclohexan:

- Phản ứng trùng hợp


- Quy tắc thế: Các ankylbenzen dễ tham gia phản ứng thế nguyên tử H của vòng
benzen hơn benzen và sự thế ưu tiên ở vị trí ortho và para so với nhóm ankyl. Nếu đun toluen hoặc
các ankylbenzen với brom, sẽ xảy ra phản ứng thế nguyên tử H của mạch nhánh tương tự ankan
Câu 9
- CH4
Phòng thí nghiệm
CH3COONa+NaOH−−−→CH4+Na2CO3
Trong công nghiệp
Al4C3+12H2O→3CH4+4Al(OH)3↓
- C2H4
Phòng thí nghiệm
CH3CH2OH → CH2=CH2 + H2O (H2SO4, to)
Trong công nghiệp
C4H10→C2H6+C2H4
- C2H2
Phòng thí nghiệm
CaC2 + H2O → C2H2 + Ca(OH)2
Trong công nghiệp
CaC2  + H2SO4 → C2H2  + CaSO4
CHƯƠNG VII ANCOL-PHENOL
CÂU 1
*ANCOL : - Ancol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm hiđroxyl (-OH) liên kết trực tiếp
với nguyên tử cacbon no.
Ví Dụ:C6H5-CH2-OH(Ancol Benzylic)

*PHENOL : -Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm OH liên kết trực tiếp với
nguyên tử C của vòng benzen.
Ví Dụ:C6H5-OH(phenol)
CÂU 2
*C2H6O : 1 đồng phân -1)CH3 – CH2 – OH :etanol

*C3H8O : 2 đồng phân -1)CH3-CH2-CH2-OH:Propan – 1- ol


-2)CH3-CH(OH)-CH3:Propan – 2- ol
*C4H10O: 4 đồng phân CH3-CH2-CH2-CH2-OH:Butan – 1- ol
CH3-CH(CH3)CH2OH:2–metylpropan–1- ol
CH3-CH2-CH(OH)-CH3:Butan – 2- ol
CH3-C(OH)(CH3)-CH3:2 – metylpropan – 2- ol

*C5H12O: 8 đồng phân CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-OH:Pentan – 1- ol


CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-OH:3–metyl butan–1–ol
CH3-CH2-CH(CH3)-CH2-OH:2–metylbutan-1–ol
CH3-C(CH3)(CH3)-CH2-OH:2,2–đimetylpropan–1-ol
CH3-CH(OH)-CH2-CH2-CH3:pentan–2–ol
CH3-CH(OH)-CH(CH3)-CH3:3–metylbutan–2-ol
CH3-C(OH)(CH3)-CH2-CH3:2–metyl butan–2- ol
CH3-CH2-CH(OH)-CH2-CH3:pentan –3–ol
CÂU 3
*TCVL

a)- Các ancol có nhiệt độ sôi cao hơn các hiđcacbon có cùng phân tử khối hoặc đồng phân ete của
nó là do giữa các phân tử ancol

 Có liên kết hiđro → Ảnh hưởng đến độ tan.

    - Từ C1 đến C12 ancol ở thể lỏng (khối lượng riêng d < 1), từ C13 trở lên ở thể rắn.

    - C1 đến C3 tan vô hạn trong nước vì có liên kiết H với nước.

- Độ rượu = (Vancol nguyên chất/Vdd ancol).100

- Các poli như etylen glicol, glixerol thường sánh, nặng hơn nước và có vị ngọt.

b)1. Phản ứng thế nguyên tử hiđro của nhóm OH ancol (phản ứng đặc trưng của Ancol)

    - Tính chất chung của ancol:

2ROH + Na → 2RONa + H2↑

    - Tính chất đặc trưng của glixerol:

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + H2O

(ĐK: muốn tác dụng với Cu(OH)2 phải có 2 nhóm -OH trở lên liền kề nhau)
→ Phản ứng này dùng để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức có 2 nhóm OH cạnh nhau
trong phân tử.

2. Phản ứng thế nhóm OH

    - Phản ứng với axit vô cơ:

    - Phản ứng tạo dien: dùng sản xuất cao su buna.

(ĐK: phải có xúc tác là Al2O3 + MgO hoặc ZnO/500ºC)

3. Phản ứng tách nước (phản ứng đêhidrat hoá)

    Chú ý:

(ĐK n ≥ 2, theo quy tắc Zai-xép)

(ancol bậc càng cao thì càng dễ khử nước tạo anken)

(phải là rượu no, đơn chức)

(ancol bậc càng thấp thì càng dễ khử nước tạo ete)

4. Phản ứng oxi hoá

    - Phản ứng oxi hoá hoàn toàn:

    - Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn:


5 Quy tắc Zaixep: khi tách loại dẩn xuất halogen (X) hoặc gốc -OH thì X hoặc gốc -OH sẽ bị tách
cùng với nguyên tử hydro tại nguyên tử cacbon ở liền bên cạnh có bậc cao nhất.

CÂU 4

a)Tính chất vật lý

    - Phenol là chất tinh thể không màu, nóng chảy ở nhiệt độ 42oC.

    - Ở nhiêt độ thường, phenol ít tan trong nước, khi đun nóng độ tan tăng lên. Khi đun nóng ở nhiệt
độ 70oC trở lên thì tan vô hạn trong nước. Phenol tan nhiều trong rượu, ete, clorofom, …

- Phenol độc, có tính sát trùng, làm bỏng da.

b) 1. Phản ứng thế nguyên tử hiđro của nhóm OH

    * Tác dụng với kim loại kiềm:

C6H5OH + Na → C6H5ONa (Natri phenolat) + 1/2 H2↑

    * Tác dụng với bazơ:

C6H5OH (rắn, không tan)+NaOH→C6H5ONa(tan, trong suốt)+ H2O

→ Phenol có tính axit, tính axit của phenol rất yếu; dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ
tím.

2. Phản ứng thế nguyên tử hiđro của vòng benzen


        + Phản ứng với H2:

        + Phản ứng trùng ngưng với fomandehit:

*Nhóm -OH làm tăng khả năng phản ứng của vòng benzen và định hướng vào vị trí octo và
para, nên phản ứng với dung dịch brom dư, tạo kết tủa trắng là phản ứng đặc trưng cho thấy ảnh
hưởng của nhóm -OH. 

C6H5OH+3Br2→C6H2Br3OH+3HBrC6H5OH+3Br2→C6H2Br3OH+3HB

*Vòng benzen làm cho nhóm - OH phân cực mạnh hơn, H linh động hơn so với H trong nước
và rượu. Phản ứng với NaOH tạo muối phenolat chứng minh vòng benzen có ảnh hưởng đến nhóm-
OH 

C6H5OH+NaOH→C6H5ONa+H2O

CHƯƠNG IX

CÂU 1
1. *Andehit : CnH2n+1CHO
– Định nghĩa: Anđehit là hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm -CH=O liên kết với gốc
hiđrocacbon, với H hoặc với nhau.

* axit carboxylic: CnH2n+1COOH

– Định nghĩa: Axit cacboxylic là hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm – COOH liên kết với gốc
hiđrocacbon, với H hoặc với nhau.

CÂU 2

A) *C2H4O :CH3-CHO:Etanal

*C3H6O :CH3-CH2–CHO:Propanal

*C4H8O: 1)CH3 - CH2 – CH2 – CHO: butanal

2)CH3 – CH(CH3)CHO: 2 – metylpropanal

*C5H10O 1)CH3-CH2-CH2-CH2--CH=O : Pentanal


2) CH3-CH(CH3)-CH2--CH=O : 3–metylbutanal
B) *C2H4O2 :CH3 - COOH :Axit axetic 

*C3H6O2 :CH3 - CH2 – COOH :Axit propioic

*C4H8O2 : 1)CH3 - CH2 – CH2 – COOH :axit butanoic


2)CH3 – CH(CH3)COOH :2 – metylpropanoic
*C5H10O2 : 1)CH3 - CH2 - CH2 - CH2 - COOH :Pentanoic
2)CH3-CH(CH3)-CH2-COOH :3 – metylbutanoic
3)CH3-CH2-CH(CH3)-COOH :2 –metylbutanoic
4)CH3-C(CH3)(CH3)-COOH :2,2-đimetylpropanoic
CÂU 3
*ANDEHIT

- Ở đk thường, các anđehit đầu dãy là các chất khí và tan rất tốt trong nước. Các anđehit tiếp theo là
các chất lỏng hoặc rắn, độ tan giảm khi phân tử khối tăng.

– Nhiệt độ sôi của anđehit thấp hơn của rượu tương ứng vì giữa các phân tử anđehit không có liên
kết hidro.

- Dung dịch bão hòa của anđehit fomic (37 - 40%) được gọi là fomalin.
*AXIT CACBONXYLIC

- Ở ĐK thường các axit cacboxylic đều là những chất lỏng hoặc rắn.

- Nhiệt độ sôi tăng theo chiều tăng M và cao hơn các ancol có cùng M: nguyên nhân là do giữa các
phân tử axit cacboxylic có liên kết hiđro bền hơn liên kết hidro giữa các phân tử ancol.
- Axit cacboxylic cũng tạo liên kết hiđro với nước và nhiều chất khác. Các axit fomic, axetic,
propionic tan vô hạn trong nước. Khi số nguyên tử C tăng lên thì độ tan trong nước giảm.

- Mỗi axit cacboxylic có vị chua riêng biệt như axit axetic có vị chua giấm, axit xitric có vị chua
chanh, axit oxalic có vị chua me, axit tactric có vị chua nho...

CÂU 4

a. Phản ứng cộng hiđro

b. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

HCHO+2AgNO3+H2O + 3NH3 → H-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

TQ:R-CH=O+2AgNO3+H2O+3NH3 → R-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

Pư trên còn được gọi là pư tráng bạc.

Hay: 2CH3-CH=O + O2 −tº, xt→ 2CH3-COOH

        2R-CHO + O2 −tº, xt→ 2R-COOH

Nhận xét: Anđehit vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.

c. Tác dụng với brom và kali pemanganat

Anđehit rất dễ bị oxi hoá, nó làm mất màu nước brom, dung dịch kali pemanganat và bị oxi hoá
thành axit cacboxylic, thí dụ :

        RCH=O + Br2 + H2O → R-COOH + 2HBr

* Chú ý : Đối với HCHO phản ứng xảy ra như sau :

        HCH=O + 2Br2 + H2O → CO2 + 4HBr

CÂU 5

1. Tính axit và ảnh hưởng của nhóm thế


    - Trong dung dịch, axit cacboxylic phân li thuận nghịch:

    - Dung dịch axit cacboxylic làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

    - Tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo thành muối và nước:

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

2CH3COOH + ZnO → (CH3COO)2Zn + H2O

    - Tác dụng với muối:

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + H2O + CO2

    - Tác dụng với kim loại trước hiđro:

2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2

2. Phản ứng tạo thành dẫn xuất axit

    a. Phản ứng thế nhóm –OH: Phản ứng giữa axit và ancol được gọi là phản ứng este hóa.

    Chiều thuận là phản ứng este hoá, chiều nghịch là phản ứng thuỷ phân este.

Phản ứng thuận nghịch, xúc tác H2SO4 đặc.

b. Phản ứng tách nước liên phân tử

    Khi dùng xúc tác P2O5, hai phân tử axit tách đi một phân tử nước tạo thành phân tử anhiđrit axit.

    Ví dụ:

3. Phản ứng ở gốc hidrocacbon


    a. Phản ứng thế ở gốc no

    Khi dùng photpho (P) làm xúc tác, Cl chỉ thế cho H ở cacbon bên cạnh nhóm cacboxyl.

 b. Phản ứng thế ở gốc thơm

    Nhóm cacboxyl ở vòng benzen định hường cho phản ứng thế tiếp theo vào vị trí meta và làm cho
phản ứng khó khăn hơn so với thế vào benzen:

    c. Phản ứng cộng vào gốc không no

    Axit không no tham gia phản ứng cộng H2, Br2, Cl2, … như hiđrocacbon không no.

CÂU 6
A) HCHO :
CH H2 HCH
 +  O2 →  + 
4 O O
CH3CHO
B)
* Cacbonyl hóa methanol CH3OH + CO → CH3COOH
* Oxy hóa axetaldehyt 2C4H10 + 3O2 → 4CH3COOH+ 2H2O

You might also like