You are on page 1of 43

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TPHCM

MÔN HỌC: AN TOÀN ĐIỆN

 Nguyễn Công Danh


Bài thuyết trình nhóm 4  Nguyễn Văn Quốc
 Trần Đình Khanh
 Nguyễn Hải Dương
NỘI DUNG

CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHỐNG SÉT

1. Quá trình hình thành và phát triển của sét


2. Tiêu chuẩn Việt Nam về hệ thống chống sét ( giáo trình )
3. Biện pháp chống sét đánh trực tiếp
4. Giải pháp toàn diện 6 điểm
5. Biện pháp chống sét đánh gián tiếp
5.1. Quá trình hình thành và phát triển của sét

Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các
đám mây và đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác
dấu.
5.1.1. Sự hình thành sét
Lượng điện tích (+) trên mái nhà và điện tích (-) của đám mây tạo nên một hiệu
điện thế lớn giữa hai đám mây và mái nhà. Nếu hiệu điện thế này đủ lớn thì nó sẽ
chọc thủng lớp không khí giữa đám mây và mái nhà và gây ra sét. Dòng điện sét
gây ra tia lửa điện loé sáng (chớp), đồng thời không khí bị đốt nóng nhanh chóng
và giãn nở tức thời tạo ra một tiếng nổ lớn (sấm). Vì tốc độ truyền ánh sáng
nhanh hơn tốc độ truyền âm thanh, nên bao giờ ta cũng thấy chớp trước khi nghe
sấm. Sét càng đánh gần thì khoảng cách giữa chớp và sấm càng ngắn.
5.1.2. Phân loại sét đánh

- Sét đánh trực tiếp: Sét đánh trực


tiếp hay sét đánh thẳng là do sự
phóng điện trực tiếp hay một nhánh
của nó xuống đối tượng bị đánh.
Sét thường đánh vào
các nơi cao như cột điện, cột thu
phát sóng viễn thông BTS, ống khói,
nhà cao tầng, cây cao… vì ở
đó có hiện tượng mũi nhọn nên các
điện tích cảm ứng tập trung nhiều
hơn, nhưng cũng có trường hợp sét
đánh vào nơi thấp là vì ở đó đất hay
các đối tượng dẫn điện tốt hơn nơi
5.1.2. Phân loại sét đánh

- Sét đánh gián tiếp: sét đánh


vào đường dây điện thoại,
đường dây vận tải điện cao thế
hoặc hạ thế ở một khu vực nào
đó rồi theo đường dây truyền
vào công trình làm trục trặc thiết
bị điện đang sử dụng. Chúng ta
thường thấy chẩn đoán bệnh
bóng đèn, điện thoại, TV, tủ
lạnh .... bị cháy hoặc người đang
gọi điện thoại bị điện giật mạnh
sau một cơn dông sét tất cả là
do tương tác của loại sét này.
5.1.3. Tác dụng của sét.
5.1.3.1. Tác dụng của sét đánh trực
tiếp.
Tác dụng của sét đánh thẳng là tác dụng trực tiếp của dòng điện
sét lên đối tượng mà nó đi qua. Tác dụng này là sự kết hợp tác
dụng nhiệt và cơ của dòng điện sét .
Khi dòng điện sét đi qua đối tượng nào đó, nó sẽ
đốt nóng đối tượng do hiệu ứng nhiệt của nó. Mặc dù thời gian
tồn tại của dòng điện sét rất ngắn nhưng với trị số rất lớn của
nó, dòng điện sét có thể đốt cháy hoặc làm biến dạng đối tượng
mà nó đi qua. Thực ra nhiệt lượng do dòng điện sét tạo ra không
lớn lắm nhưng nguy hiểm của nó là nhiệt lượng tăng cực nhanh
làm đối tượng bị giãn nở nhiệt nhanh chóng
5.1.3.2. Tác dụng thứ cấp hoặc tác dụng gián tiếp của
sét.

Tác dụng thứ cấp là tác dụng gián tiếp của dòng điện sét lên
các đối tượng ở gần vật dẫn có dòng điện sét đi qua.
Tác dụng thứ cấp bao gồm 4 tác dụng : tác dụng
cảm ứng điện từ, tác dụng cảm ứng tĩnh điện, sự xâm nhập
điện áp cao và tác dụng điện áp bước.
5.3. Biện pháp chống sét đánh trực tiếp
Hiện nay, trên thế giới có nhiều phương pháp và thiết bị phòng chống sét được
áp dụng:
− Trước hết là phương pháp dùng lồng Faraday - lồng kim loại bao kín khu vực
bảo vệ. Theo lý thuyết sóng điện từ, đây là phương pháp lý tưởng để phòng chống
sét. Phương pháp chống sét này được sử dụng bảo vệ một số khu vực 95 đặc biệt
như nơi chứa thuốc nổ, hạt nhân. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém và
không khả thi khi áp dụng cho tất cả các công trình.
− phương pháp chống sét truyền thống do Benjamin Franklin (1752) đề xuất sử
dụng để bảo vệ nhà cửa thuyền bè.
− Hệ phát xạ sớm, hệ ngăn chặn sét (hệ tiêu tán năng lượng sét),
− Phương pháp hút sét bằng tia laser để chống sét cho các công trình hiện đại
như kho chất nổ đạn dược, hạt nhân, các trung tâm máy tính quan trọng (trung tâm
điều khiển bay, trung tâm điều hành mạng,...).
− Dự báo dông sét sớm nhờ vào các thiết bị hiện đại như ra đa, vệ tinh, các hệ
thống định vị phóng điện
5.3.1. Phương pháp chống sét truyền thống do Benjamin Franklin
phát minh
− Thiết kế: Cột chống sét theo pháp dùng kim cổ điển Franklin
− Cấu tạo:

+ Kim chống sét: là điểm đầu tiên tiếp nhận tia sét. Tùy vào yêu cầu của
từng
công trình cụ thể ta sẽ chọn loại kim phù hợp. Trên thị trường có nhiều
loại kim thu sét phóng điện sớm của các hãng như Ingesco, Liva, LP,…
+Dây dẫn sét có tác dụng chuyển tải dòng sét xuống đất dễ dàng và phải
chịu được nhiệt độ phát nóng cục bộ để không bị biến dạng. Ta có thể
chọn cáp
đồng thoát sét loại có tiết diện 50mm² trở lên hoặc cáp thoát sét chống
nhiễu chuyên dụng
− Hệ thống nối đất đóng vai trò rất quan trọng trong việc trung hòa dòng sét,
đảm bảo hiệu quả bảo vệ của hệ thống chống sét. Các thiết bị của hệ thống nồi đất
bao gồm các cọc nối đất bằng thép bọc đồng, cáp đồng thoát sét và hóa chất làm
giảm điện trở đất. Để kết nối các cọc đồng tiếp đất và dây đồng trần thoát sét, ta sử
dụng các mối hàn hóa nhiệt. Mối hàn này có tác dụng dẫn dòng điện (tốt hơn cả dây
dẫn), không bị lão hóa, bị ăn mòn trong một thời gian dài. Hóa chất làm giảm điện
trở được pha trộn lẫn nhau trong nước và đổ lên vùng chôn các điện cực để tạo ra
một lớp khô cứng đồng nhất. Lớp hóa chất này sẽ có tác dụng làm giảm thấp điện
trở hệ thống tiếp đất; không bị rửa trôi và bền vững (không đòi hỏi phải bảo trì) trong
nhiều năm; giúp hệ thống cọc tiếp đất chống lại sự ăn mòn của môi trường tự nhiên.
Sử dụng hóa chất giảm điện trở đất và hàn hóa nhiệt, các hệ thống tiếp đất chống
sét phải đảm bảo yếu tố có tổng trở nhỏ hơn 10  đối với chống sét trực tiếp và nhỏ
hơn 4 Ohm đối với chống sét lan truyền.
− Ngoài các thành phần như trên, một hệ thống chống sét trực tiếp có thể trang
bị thêm các thiết bị đếm sét và hộp kiểm tra điện trở.
5.3.2. Phạm vi bảo vệ của hệ thống chống sét
Tùy vào mỗi loại thiết kế mà sẽ có nhiều khả năng bảo vệ khác nhau:

Trong đó:
+ hx và rx là cao độ và bán kính đường tròn
trên mặt chiếu bằng tâm là kim thu lôi,
của từng điểm x trên đường sinh.
.Phạm vi bảo vệ của cột chống sét đơn
5.3.3. Bảo vệ bằng cột thu sét sử dụng đầu thu sét phát tia tiên đạo sớm (ESE: Early
Streamer Emission)

− Cách lắp đặt: Đầu


ESE có thể được lắp
đặt trên cột độc lập
hoặc trên kết cấu công
trình được bảo vệ, sao
cho đỉnh kim cao hơn
các độ cao cần bảo
vệ.
− Nguyên lý hoạt động: ESE hoạt động dựa trên nguyên lý làm thay đổi trường
điện từ chung quanh cấu trúc cần bảo vệ thông qua việc sử dụng vật liệu áp điện
(piezoelectric) (theo thiết kế Franklin France). Cấu trúc đặt biệt của ESE tạo sự gia
tăng cường độ điện trường tại chỗ, tạo thời điểm kích hoạt sớm, 102 tăng khả năng
phát xạ ion, nhờ đó tạo được những điều kiện lí tưởng cho việc phát triển phóng
điện sét.
− Cấu tạo ESE:

+ Đầu thu có hệ thống thông gió nhằm tạo dòng lưu chuyển không khí giữa
đỉnh và thân ESE. Đầu thu còn làm nhiệm vụ bảo vệ thân kim.
+ Thân kim: được làm bằng đồng xử lý hoặc inox, phía trên có một hoặc nhiều
đầu nhọn làm nhiệm vụ phát xạ ion. Các đầu này được làm bằng thép không gỉ

được luồn trong ống cách điện nối tới các điện cực của bộ kích thích. Thân kim
luôn
được nối với điện cực nối đất chống sét.
+ Bộ kích thích áp điện: được làm bằng ceramic áp điện (piezoelectric ceramic)
đặt phía dưới thân kim, trong một ngăn cách điện, nối với các đỉnh nhọn phát xạ
ion
đã nêu trên bằng cáp cách điện cao áp.
− Vật liệu piezoelectric: Đây là những cấu trúc tinh thể, trong đó các lưỡng
cực
điện đã làm tăng áp lực theo một hướng định trước bằng cách tạo cho
chúng một
trường phân cực ban đầu có cường độ cao
− Sự kích thích áp điện: Khi xuất hiện đám mây going mang điện tích, điện trường
khí quyển ở trạng thái tĩnh, kết hợp với hiện tượng cộng hưởng xảy ra trong bản
thân kim ESE, do áp lực được tạo trước, trong bộ kích thích sẽ sinh ra những áp lực
biến đổi ngược nhau

− Điểm thu sớm nhất: Khả năng gia tăng sự kích thích ở trường tĩnh điện thấp
(khả năng phát xạ sớm) tăng cường khả năng thu của kim sét.

− Vùng bảo vệ: Vùng bảo vệ của ESE là một hình nón có đỉnh là đầu kim thu sét,
bán kính bảo vệ Rp(m) = f (khoảng cách kích hoạt sớm trung bình ∆L(m) của kim thu
sét, khoảng cách kích hoạt D(m) tùy theo mức độ bảo vệ).
Công thức tính bán kính bảo vệ Rp của đầu thu sét ESE, áp dụng khi h ≥ 5m theo tiêu
chuẩn NF-C 17 102 của Pháp:

D(m) phụ thuộc cấp bảo vệ I, II, III h


– chiều cao đầu thu sét tính tù đỉnh kim đến bề mặt được bảo vệ. ∆L(m)
– độ lợi về khoảng cách phóng tia tiên đạo
5.4 Giải pháp chống sét toàn diện 6 điểm

Hệ thống này đảm bảo an


toàn cho con người và giảm
thiểu việc tiếp xúc với nguy
hiểm của xung sét.
5.4.1. Thu bắt sét tại điểm định
trước

• Mục đích : là xây dựng một điểm chuẩn để sét đánh vào chính nó và
tạo khả năng kiểm soát đường dẫn sét đánh xuống đất.
• Điểm đặt : Có độ cao lớn nhất trong khu vực cần bảo vệ và này phải
phát ra tia tiên đạo đi lên đủ mạnh để tự duy trì và sớm hơn bất kỳ điểm
nào khác.
• Thiết bị : thường là đầu kim cổ điển( Kim Frankilin) hoặc đầu kim hiện
đại.

Kim Frankilin Kim ESE - 15


5.4.2 Dẫn sét xuống đất an toàn

•  Sau khi được thu bắt đánh vào điểm chuẩn, cần phải tản
nhanh xuống đất một cách an toàn, không gây hiệu ứng phóng
điện thứ cấp và không gây nhiễu điện từ cho các thiết bị trong
vùng bảo vệ.
• Dây dẫn thường dùng :
Cáp đồng (tiết diện > 50m ㎡ )
- Cáp thoát sét nhiều lớp
5.4.3 Tản nhanh năng lượng sét vào
đất
• Đây là bước có thể nói là quan trọng nhất vì không có hệ
thộng nối đất tốt thì không thể phát huy tác dụng của hệ
thống chống sét.
• Hệ thống nối đất tốt là hệ thống có tổng trở nối đất nhỏ
(Theo tiêu chuẩn phải nhỏ hơn 10ꭥ)
5.4.4 Đẳng thế các hệ thống đất

Một công trình có thể có nhiều hệ thống đất khác nhau: hệ


thống đất công tác, hệ thống đất chống sét, hệ thống đất điện
lực.. chúng cần được nối với nhau để tạo một mặt đẳng thế.
Công dụng : Ngăn chặn sự chênh lệch điện thế giữa các hệ
thống đất trong lúc tản sét, tránh hiện tượng phóng điện.
5.4.5. Chống sét lan truyền trên đường cấp nguồn

Khi có nguồn năng lượng quá mạnh có thể lan truyền theo các đường dây
điện lực gây hư hỏng các thiết bị được nối vơi chúng.
Vì vậy cần lắp đặt thiết bị cắt sét và thiết bị lọc sét ở điểm dẫn
vào toà nhà.
• Phần tử cắt sét :
- Phần tử cắt sét có khả năng tiêu tán năng lượng sét và giới
hạn quá điện áp( từ 6000V xuống dưới 600V)
- Kết cấu gọn, giảm thấp tối đa hiện tượng tự cảm, chống chấn
động.
- Cắt sét trên hệ thống ba pha hoặc một pha.
- Lắp song song ngay sau cầu giao tổng nên không phụ thuộc
vào tải tiêu thụ.
- Có đèn báo hiệu tình trạng hoạt động và cảnh báo.
• Phần lọc sét :
- Giảm thấp quá điện áp.
-Lọc sét trên hệ thống 3 pha hay 1 pha.
-Chống lại hiện tượng nhiều xung xảy ra trong một lần sét
đánh.
-Giảm các xung sét nhờ trở kháng nối kết lớn.
- Báo động bằng công tắc vi mạch.
-Có đèn báo tình trạng làm việc và khả năng còn lại của thiết bị
chống sét.
Tủ cắt lọc sét
5.4.6 Chống sét lan truyền trên đường tín
hiệu
Như mọi ngươi cũng biết ở thời đại hiện đại bây giờ các công trình cũng như nhà ở có nhiều
trang bị liên lạc như : điên thoại, Internet, kết nối điều khiển… các dây dẫn tín hiệu này đều có
thể dẫn sét lan truyền từ khoảng cách rất xa và phá hỏng thiết bị. Vì vậy việc lắp đặp các thiết bị
chống sét lan truyền

Các loại chống sét lan truyền đường tín hiệu


– Chống sét lan truyền 1 pha
– Chống sét lan truyền 3 pha
– Chống sét lan truyền AC
– Chống sét lan truyền DC
– Chống sét lan truyền tín hiệu Analog 4-20mA, 0-
10V
– Chống sét lan truyền tín hiệu Ditial, xung
– Chống sét lan truyền modbus RTU, Profinet,
RS485, RS422, Ethernet …
5.5. Biện pháp chống sét đánh gián tiếp

• Chống cảm ứng tĩnh điện của sét


• Chống cảm ứng điện từ của sét
• Chống điện áp cao của sét lan truyền từ ngoài vào công
trình
Chống cảm ứng tĩnh điện của sét
• Các biện pháp chống cảm ứng tĩnh điện chỉ bắt buộc phải dùng
đối với các công trình cấp I và cấp II.
• Để chống cảm ứng tĩnh điện của sét ta cần phải nối tất cả cấu
kiện kim loại và máy móc kim loại có trong công trình với vật
nối đất cảm ứng.
• Đối với các công trình cấp I phải có vật nối đất cảm ứng riêng
với điện trở tản Rnđ ≤ 10 .
• Đối với các công trình cấp I phải có vật nối đất cảm ứng
riêng với điện trở tản Rnđ ≤ 10 .
• Đối với các công trình cấp II có thể dùng vật nối đất
của các thiết bị điện làm vật nối đất cảm ứng.
• Đối với công trình đã dùng mái kim loại hoặc lưới thu
sét đặt trên mái công trình để chống sét đánh thẳng thì
mái kim loại hoặc lưới thu sét này đồng thời dùng để
chống cảm ứng tĩnh điện của sét.
• Đối với các công trình có nguy cơ nổ rất lớn nếu không
có lưới thu sét để chống sét đánh thẳng, thì phải có
lưới chống sét cảm ứng đặt trên mái công trình
• Kích thước ô lưới không quá 8 ÷10 mét và dọc theo
chu vi lưới cứ cách 15 ÷ 20 mét lại đặt 1 dây xuống,
công trình nhỏ cũng phải có ít nhất 4 dây xuống tạo ra
một lồng Faraday bảo vệ công trình từ cảm ứng tĩnh
điện của sét.
• Trong đó mái kim loại hoặc lưới thu sét 1 và các
cấu kiện kim loại 2 được nối với nhau qua các
dây nối 3, dây xuống 4 đến vật nối đất 5
• Vật nối đất chống sét cảm ứng thường là mạch
vòng nối đất bao quanh, mặt bằng công trình,
đặt cách móng từ 0.5 ÷ 1m và chôn sâu dưới
mặt đất 0.5 ÷ 0.8m
• có thể nối đất tập trung với điện trở nối đất
không lớn hơn 10
• Ở những nhà cao tầng để chống cảm ứng tĩnh
điện của sét còn phải dùng các đai thép bao
quanh chu vi mỗi tầng và nối các cấu kiện kim
loại với đai thép này. Làm như vậy để thực hiện
đẳng thế từng tầng
Chống cảm ứng điện từ của sét
• Các biện pháp chống cảm ứng điện từ của sét cũng chỉ bắt buộc phải
dùng đối với các công trình cấp I và cấp II
• Để chống cảm ứng điện từ của sét ta phải nối tất cả các cấu kiện bằng
kim loại dài, các ống dẫn bằng kim loại và các vỏ kim loại của cáp 108
lại với nhau tại những chỗ chúng đi gần nhau nhất (cách nhau ít hơn
10cm)
• Nếu chúng song song với nhau thì dọc theo chiều dài cứ cách 15 ÷
20m phải nối lặp lại, nếu dài không quá 20m thì phải nối tại 2 đầu ống
• Các mối nối hoặc măng xông nối của các đường ống phải dảm bảo
tiếp xúc tốt (điện trở tiếp xúc phải nhỏ hơn 0.03 ). Nếu không đảm bảo
tiếp xúc tốt thì phải đặt thêm các cầu nối bằng thép tròn hay thép dẹt
Chống điện áp cao của sét lan truyền từ ngoài vào
công trình
Để chống điện áp cao của sét lan truyển trong công trình nếu có hệ
đường ống bằng kim loại đặt nổi ở bên ngoài dẫn vào cần phải
• Đối với công trình cấp I
 Để chống điện áp cao của sét theo các đường ống kim loại dưới đất
đầu vào công trình của chúng phải nối với vật nối đất cảm ứng tĩnh
điện hoặc vật nối đất thiết bị điện.
 Để chống điện áp cao của sét theo các đường ống kim loại trên mặt
đất dẫn vào công trình đầu vào công trình của chúng phải nối với
vật nối đất cảm ứng tĩnh điện, đồng thời phải nối đất đường ống ở 2
cột đỡ gần công trình nhất với điện trở tản của vật nối đất không lớn
hơn 5 đối với cột đỡ gần công trình nhất và 10 đối với cột đỡ thứ 2
 Để chống điện áp cao của sét theo các đường dây
điện hạ áp hoặc đường dây điện thoại dẫn đến công
trình
 Trong mọi trường hợp, hộp đầu cáp, đai và vỏ kim loại
của cáp phải nối với vật nối đất cảm ứng tĩnh điện của
công trình.
 Để loại trừ xâm nhập điện áp cao của sét vào công
trình từ các phần tử của thiết bị chống sét đánh thẳng
các phần tử này phải đăt cách công trình hoặc các ống
dẫn kim loại dưới đất hoặc trên mặt đất một khoảng
không nhỏ hơn khoảng cách tối thiểu quy định
 Khi sét đánh vào cột thu sét hoặc dây thu sét, trên mỗi
điểm của dây thu sét hoặc dây xuống của cột thu sét sẽ có
một điện áp tính theo kV

Trong đó:
+ Imax – biên độ dòng điện sét (kA);
+ Rnd – điện trở tản của vật nối đất ();
+ L - điện kháng của đoạn dây dẫn sét hoặc dây xuống từ
vật nối đất đến điểm xét ();
+ - tần số góc của dòng điện sét (rad/s)
+ có thể xác định theo công thức: =
• Đối với công trình cấp II
 Các biện pháp chống xâm nhập điện áp cao của sét từ ngoài dẫn
vào công trình cũng giống như ở các công trình cấp I, chỉ có khác
mấy điểm sau đây:
 Đối với các ống dẫn bằng kim loại dưới đất dẫn vào công trình, đầu
vào công trình của chúng có thể nối với vật nối đất bất kì của công
trình
 Đối với các ống dẫn bằng kim loại trên mặt đất dẫn vào công trình
đầu vào công trình của chúng phải nối với vật nối đất với điện trở tản
không vượt quá 10 hoặc nối với vật nối đất bảo vệ chống sét đánh
thẳng
 Đồng thời phải nối đất ống kim loại ở cột đỡ ống gần công trình nhất
với điện trở nối đất không vượt quá 10 và dọc theo ống cứ cách 250
÷ 300 mét phải nối đát lặp lại với điện trở nối đất không lớn hơn 50
 Ngoài ra nếu thiết bị chống sét đánh thẳng hay đặt trên
công trình thì các phần dẫn điện phía trên mặt đất của
nó phải đặt xa các đường ống, đường dây điện, đường
dây điện thoại và các bộ phần kim loại có kích thước
lớn của công trình một khoảng không nhỏ hơn 2 mét
 Còn vật nối đất của các thiết bị chống sét đánh thẳng
phải đặt cách xa các đường ống kim loại và dây cáp
ngầm dẫn vào công trình một khoảng không nhỏ hơn
3m và cách xa móng của công trình một khoảng không
nhỏ hơn 0.5m
Đối với công trình cấp III:

 Đối với các đường dây điện trên không dẫn vào công
trình phải nối đất chân sứ ở 2 cột thứ nhất và thứ hai gần
công trình với điện trở nối đất 20 và 30
 Đối với các ống nối bằng kim loại dẫn vào công trình phải
nối đất đầu vào công trình của chúng với điện trở nối đất
không vượt quá 20 đồng thời tại 2 cột đỡ ống đầu tiên
gần công trình cũng phải nối ống với vật nối đất với điện
trở tản không lớn hơn 40
 Phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các phần tử dẫn
điện của thiết bị chống sét đánh thẳng với các cấu kiện
kim loại của công trình
CẢM ƠN THẦY (CÔ) GIÁO
VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý
LẮNG NGHE

You might also like