You are on page 1of 3

5.1.

Quá trình hình thành và phát triển của sét


Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất
hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu.

5.1.1. Sự hình thành sét


Lượng điện tích (+) trên mái nhà và điện tích (-) của đám mây tạo nên một hiệu
điện thế lớn giữa hai đám mây và mái nhà. Nếu hiệu điện thế này đủ lớn thì nó sẽ
chọc thủng lớp không khí giữa đám mây và mái nhà và gây ra sét. Dòng điện sét
gây ra tia lửa điện loé sáng (chớp), đồng thời không khí bị đốt nóng nhanh chóng
và giãn nở tức thời tạo ra một tiếng nổ lớn (sấm). Vì tốc độ truyền ánh sáng nhanh
hơn tốc độ truyền âm thanh, nên bao giờ ta cũng thấy chớp trước khi nghe sấm. Sét
càng đánh gần thì khoảng cách giữa chớp và sấm càng ngắn.

5.1.2. Phân loại sét đánh


- Sét đánh trực tiếp: Sét đánh trực tiếp hay sét đánh
thẳng là do sự phóng điện trực tiếp hay một nhánh của
nó xuống đối tượng bị đánh. Sét thường đánh vào các
nơi cao như cột điện, cột thu phát sóng viễn thông BTS,
ống khói, nhà cao tầng, cây cao…vì ở đó có hiện tượng
mũi nhọn nên các điện tích cảm ứng tập trung nhiều
hơn, nhưng cũng có trường hợp sét đánh vào nơi thấp là
vì ở đó đất hay các đối tượng dẫn điện tốt hơn nơi cao.
- Sét đánh gián tiếp: sét đánh vào đường dây điện thoại, đường dây vận tải điện cao
thế hoặc hạ thế ở một khu vực nào đó rồi theo đường dây truyền vào công trình
làm trục trặc thiết bị điện đang sử dụng. Chúng ta thường thấy chẩn đoán bệnh
bóng đèn, điện thoại, TV, tủ lạnh .... bị cháy hoặc người đang gọi điện thoại bị điện
giật mạnh sau một cơn dông sét tất cả là do tương tác của loại sét này.

5.1.3. Tác dụng của sét.


5.1.3.1. Tác dụng của sét đánh trực tiếp.
Tác dụng của sét đánh thẳng là tác dụng trực tiếp của dòng điện sét lên đối tượng
mà nó đi qua. Tác dụng này là sự kết hợp tác dụng nhiệt và cơ của dòng điện sét.
Khi dòng điện sét đi qua đối tượng nào đó, nó sẽ đốt nóng đối tượng do hiệu ứng
nhiệt của nó. Mặc dù thời gian tồn tại của dòng điện sét rất ngắn nhưng với trị số
rất lớn của nó, dòng điện sét có thể đốt cháy hoặc làm biến dạng đối tượng mà nó
đi qua. Thực ra nhiệt lượng do dòng điện sét tạo ra không lớn lắm nhưng nguy
hiểm của nó là nhiệt lượng tăng cực nhanh làm đối tượng bị giãn nở nhiệt nhanh
chóng
5.1.3.2. Tác dụng thứ cấp hoặc tác dụng gián tiếp của sét.
Tác dụng thứ cấp là tác dụng gián tiếp của dòng điện sét lên các đối tượng ở gần
vật dẫn có dòng điện sét đi qua. Tác dụng thứ cấp bao gồm 4 tác dụng : tác dụng
cảm ứng điện từ, tác dụng cảm ứng tĩnh điện, sự xâm nhập điện áp cao và tác dụng
điện áp bước.

Câu hỏi:
1) Có mấy loại sét đánh ?
Đáp án: 2
2) Tác dụng thứ cấp hoặc tác dụng gián tiếp của sét bao gồm mấy tác dụng?
Đáp án: 4

You might also like