You are on page 1of 21

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

TIỂU LUẬN
TRÌNH BÀY CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN HÓA CHẤTTẠI
PHÒNG THỰC HÀNH/ THÍ NGHIỆM ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
KINH DOANH

Giáo viên hướng dẫn: Hà Thanh Hải


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Xuân Quân
Mã số sinh viên: 2020601592
Mã lớp học phần: 20211ME6001002
Khóa học: 2020-2024
BỘ CÔNG THƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN 2 (PI3.2)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Tên học phần: An toàn và môi trường công nghiệp
Mã học phần : ME6001
MÃ ĐỀ: 11 Trình độ đào tạo: Đại học

Đề bài: (CĐR: L3)


NỘI DUNG BÀI BÁO CÁO/ TIỂU LUẬN
I. Thông tin chung
Tên lớ p họ c phầ n: ME6001 Khó a: 15
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Xuâ n Quâ n
Mã sinh viên: 2020601592
II. Nội dung bài báo cáo
1. Tên đề bà i: Trình bà y cá c biện phá p an toà n hó a chấ t tạ i phò ng thự c hà nh/
thí nghiệm/ đơn vị sả n xuấ t kinh doanh.
2. Yêu cầ u hoạ t độ ng củ a sinh viên
- Hoạ t độ ng 1: Tìm hiểu về ngà nh nghề sử dụ ng hó a chấ t ở Việt Nam
- Hoạ t độ ng 2: Tìm hiểu về chỉ số giớ i hạ n đố i vớ i cá c chấ t độ c trong mô i
trườ ng khô ng khí nơi là m việc
- Hoạ t độ ng 3: Phâ n tích và đá nh giá cá c biện phá p dự phò ng nhiễm độ c
trong cô ng nghiệp
- Hoạ t độ ng 4: Thu thậ p số liệu và hình ả nh về cô ng tá c an toà n hó a chấ t
tạ i phò ng thí nghiệm/ thự c hành/ đơn vị sả n xuấ t kinh doanh
- Hoạ t độ ng 5: Viết bá o cá o.
3. Sả n phẩ m cầ n đạ t đượ c
- Quyển bá o cá o trình bà y toà n bộ kết quả về cá c biện phá p an toà n hó a
chấ t tạ i tạ i phò ng thự c hà nh/ thí nghiệm/ đơn vị sản xuấ t kinh doanh.
III. Nhiệm vụ học tập
- Hoà n thà nh toà n bộ nộ i dung đượ c giao theo quy định.
- Nộ p quyển bá o cá o cho Giả ng viên theo đú ng thờ i gian quy định.
- Ngày giao đề bài: / /2021 Ngày hoàn thành: / /2021
Hà Nội, ngày tháng năm 2021

TRƯỞNG BỘ MÔN GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY

Hà Thanh Hải
MỞ ĐẦU

Hiện nay, hóa chất đã được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực: công nghiệp,
sản xuất, sinh hoạt dân dụng, ở nước ta hầu hết các hoạt động của xã hôi đều gắn
với việc sử dụng hóa chất.

Nhưng hoá chất cũng chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây cháy nổ, ảnh hưởng xấu
tới sự phát triển của thai nhi, gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, gây ô
nhiễm môi trường… gây ta sự kém ổn định trong sự phát triển kinh tế xã hội Vì
vậy, vấn đề đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ của người lao động và bảo vệ môi
trường, ảnh hưởng nguy hại trong việc sử dụng hoá chat ngày càng được sự
quan tâm rộng rãi trên thế giới cũng như ở nước ta.

Trong quá trình sử dụng và sản xuất thì không tránh khỏi những sự cố, rủi
ro xảy ra như hiện tượng văng bắn, cháy nổ hóa chất, các tai nạn về hóa chất với
người lao động cũng như người tiêu dùng,… để bảo đảm vấn đề an toàn tính
mạng cho con người, tránh tổn thất kinh tế, tránh sự cố đáng tiếc có thể xảy ra
khi sử dụng và sản xuất các loại hóa chất là nhiệm vụ hàng đầu của người lao
động và người sử dụng . Chính vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài:” : Trình
bày các biện pháp an toàn hóa chất tại phòng thực hành/ thí nghiệm/ đơn vị sản
xuất kinh doanh” để có cơ hội tìm hiểu kĩ hơn những nguyên nhân gây ra các tai
nạn trong quá trình sản xuất , hậu quả khi xảy ra tai nạn hóa chất và các biện
pháp bảo vệ an toàn cho người lao động.

- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tai nạn hóa chất, các sự cố về hóa chất và hậu
quả.

- Trình bày các biện pháp kỹ thuật bảo vệ an toàn trong ngành công nghiệp hóa
chất, phương pháp xử lý và cấp cứu người bỏng hóa chất trong xưởng sản xuất

- Đối tượng nghiên cứu: Người Lao Động

- Phạm vi nghiên cứu : Công ty cổ phần Trường Phát BP –Quốc Oai– Hà Nội
Nội dung bài báo cáo

PHẦN 1: TÌM HIỂU VỀ NGÀNH NGHỀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT Ở


VIỆT NAM:

a, Khái niệm: hóa chất là các nguyên tố hoá học, các hợp chất và hỗn hợp có
nguồn gốc từ tự nhiên hay được con người tổng hợp tạo thành.
b, Tầm quan trọng của hóa chất:
Hoá chất ngày càng được sản xuất và sử dụng nhiều hơn. Nếu như 50 năm trước
đây, hằng năm người ta chỉ sản suất ra 1 triệu tấn hoá chất/năm thì ngày nay con số
này là trên 400 triệu tấn/năm. Hằng năm có hơn 1000 hoá chất mới được sản xuất ra và
hiện có hơn 80.000 chất đang hiện hành trên thị trường. Ở Việt Nam, lượng hoá chất
sử dụng hàng năm lên tới hơn 9 triệu tấn; trong đó, hơn 3 triệu tấn phân bón và 4 triệu
tấn sản phẩm dầu lửa.
Hoá chất đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng cuộc sống con người, bảo
vệ và nâng cao năng suất cây trồng, chữa bệnh, tạo ra vật liệu mới có tính chất mà vật
liệu tự nhiên không có. Nhưng hoá chất cũng chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây cháy nổ,
ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi, gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,
gây ô nhiễm môi trường… gây ta sự kém ổn định trong sự phát triển kinh tế xã hội

Công nghiệp hóa chất bao gồm các công ty sản xuất hóa chất công nghiệp.
Ngành công nghiệp này sử dụng các quá trình hóa học như phản ứng hóa học và
phương pháp tinh chế để chuyển đổi nguyên liệu thô như dầu, khí tự nhiên, không khí,
nước, kim loại và khoáng sản thành hơn 70.000 sản phẩm hóa chất khác nhau, những
hóa chất được tạo ra từ ngành công nghiệp hóa chất gọi là hóa chất công nghiệp

Ngành kinh tế Việt Nam hầu như phụ thuộc vào nền nông nghiệp và ngành hóa
chất công nghiệp mới xuất hiện. Kết quả là, cả nước phải nhập khẩu các hóa chất nông
nghiệp và các sản phẩm hóa chất khác. Ngành hóa chất Việt Nam vẫn còn trong giai
đoạn trứng nước khi chỉ sản xuất các loại hóa chất cơ bản hạn chế.  Hiện tại, thị trường
hóa chất nông nghiệp Việt Nam chiếm chừng 0.5% thị trường quốc tế.
Ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đang vươn mình lớn mạnh với tỉ lệ tăng
trưởng mỗi năm 12%, trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm và được ưu
tiên để đáp ứng các nhu cầu cho các ngành công nghiệp khác và nền kinh tế nói chung.

Thống kê tỉ lệ phần trăm của các ngành hóa chất tại Việt Nam.

Ngành công nghiệp hóa chất rất quan trọng cho sự phát triển của những ngành
công nghiệp khác. Theo Nghị quyết 207/2005/QD-TTg, Thủ tướng đã phê duyệt kế
hoạch phát triển ngành hóa chất đến 2010 và phát triển tận 2020. Theo quyết định này,
ngành công nghiệp hóa chất được xem là một trong những ngành then chốt và được ưu
tiên. Vì thế, tất cả các nguồn lực trong và ngoài nước sẽ tập trung vào toàn diện ngành
hóa chất, bao gồm các lĩnh vực chủ yếu như phân bón, cao su thông dụng và chuyên
dụng, hóa chất cơ bản (bao gồm hóa chất hữu cơ và vô cơ), hóa dầu, hóa chất tinh
khiết, hóa dượng và hóa chất tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu nội địa và yêu cầu hội nhập
kinh tế khu vực và cả thế giới.
Thêm vào đó, kế hoạch đã khuyến khích việc áp dụng công nghệ hiện đại cho sản
phẩm hóa chất chất lượng cao với giá cả cạnh tranh và giảm thiểu các tác động bất lợi
của việc sản xuất hóa chất lên môi trường. Ngoài ra, kế hoạch phát triển cũng phải đi
đôi với việc chuyển đổi cơ cấu ngành công nghiệp và kinh tế nói chung.
PHẦN 2: TÌM HIỂU VỀ CHỈ SỐ GIỚI HẠN ĐỐI VỚI CÁC CHẤT
ĐỘC TRONG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ NƠI LÀM VIỆC

Khi nhắc đến từ “hóa chất” rất nhiều người sẽ nghĩ đến chúng là các chất gây hại,
nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng khi con người lạm dụng và sử
dụng sai cách. Vì vậy, chúng ta cần hiểu hơn về các hóa chất công nghiệp, đặc biệt là
một số hóa chất dạng khí có mức nguy hiểm khi tiếp xúc trong 1 khoảng thời gia và 1
nồng độ nhất định trong môi trường công nghiệp và phòng thí nghiệm

A, Phân loại hóa chất

Hóa chất được chia ra nhiều loại dựa vào các tiêu chí khác nhau:
a, Phân loại theo độ bền vững của hóa chất độc tới môi trường sinh thái

Tên nhóm Thời gian tồn tại Ví dụ

Nhóm độc tố không 1 – 2 tuần 10 – 18 năm


bền vững

Nhóm độc tố kém 1 – 18 tháng Thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ


bền vững chứa nitơ, phốt pho…

Nhóm độc tố bền 2 – 5 năm DDT, clorindan, 666 và những hợp


vững chất chứa Halogen…

Nhóm độc tố rất bền – 18 năm -Kim loại nặng: Hg, Pb, Cd, As,
vững Cr…
- Chất độc da cam, furan, dioxin
b) Phân loại theo chỉ số độc tính cấp TLm, LC50, LD50

Tên nhóm Chỉ số TLm(mg/l) Chỉ số LD50(mg/kg cân


nặng)
Nhóm độc tố cực mạnh <1 <5

Nhóm độc tố mạnh 1 - 10 5 – 10

Nhóm độc tố trung bình 10 - 100 200 – 500

Nhóm độc tố kém > 100 > 500

c) Phân loại theo tính độc hại nguy hiểm


của hóa chất
- Nhóm gây ăn mòn
- Nhóm gây cháy nổ
- Nhóm gây độc
- Nhóm gây ung thư
-…

B, Nồng độ chất khí cho phép trong môi trường làm việc.
Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp (TCVS) ở mỗi quốc gia là nồng độ tối đa cho
phép mà không gây nhiễm độc cấp tính và sau mội thời gian tiếp xúc dài cũng không
gây nhiễm độc mãn tính và sau một thời gian tiếp xúc dài cũng không gây nhiễm độc
mãn tính cũng như bệnh nghề nghiệp nếu có trang bị bảo hộ, điều kiện làm việc và sức
sức đề kháng của người lao động đảm bảo. Nếu nồng độ hóa chất độc cao hơn mức
cho phép mặc dù thời gian tiếp xúc không lâu vào cơ thể người lao động khoẻ mạnh,
vẫn có thể nhiễm độc cấp tính, thậm chí có thể chết.
Dưới đây là bảng số liệu nồng độ tối đa cho phép tiếp xúc với các chất độc hại trong
môi trường làm việc:

TT Thông số Thời gian trung Nồng độ cho


bình phép
(microgam/Cm3)

Các chất vô cơ

1 Asen(As) 1 giờ 0.03

2 Axit clodydric(HCl) 1 giờ 0.3

3 Axit nitric(HNO3) 1 giờ 400

4 Axit sunfuric(H2SO4) 1 giờ 300

5 Bụi có chứa ô xít silic >50% 1 giờ 150

6 Bụi chứa amiăng( MgSi2O3) 1 giờ 1 sợi/m3

7 Cadimi( khói gồm oxit và kim 1 giờ 0.4


loại )

8 Clo(Cl2) 1 giờ 100

9 Hydroflorua(HF) 1 giờ 20

10 Hydrocyanua(HCN) 1 giờ 10

11 Thủy ngân(Hg) 24 giờ 0.3

12 Lưu huỳnh dioxit(SO2) 24 giờ 125

13 Cacbonmonooxit(CO) 1 giờ 30000

14 Hợp chất của nito và oxi(NOx) 1 giờ 200

Các chất hữu cơ

15 Anilin(C6H5NH2) 1 giờ 50

16 Benzen(C6H6) 1 giờ 22

17 Hydrocacbon(CnHm) 1 giờ 5000

18 Amoniac(NH3) 1 giờ 200


19 …

Bảng 1: nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung
quanh; Đơn vị: µg/m3

Tính chất Nhiệt độ Giới hạn nổ (% thể


tích)
Loại khí Bùng cháy
(ký hiệu) Trên Dưới

Axetylen CNN 2,5 11

Etylen CNN 24 3,11 28,5

Isobutan CCK 77 1,81

Bảng 2:chỉ số cháy nổ của 1 số chất khí


Trung bình 1 giờ là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian
1 giờ đối với các phép đo thực hiện hơn 1 lần trong một giờ vào giá trị phép đo thực
hiện một lần trong khoảng thời gian 1 giờ giá trị trung bình được đo nhiều lần trong 24
giờ theo tần suất nhất định giá trị trung bình lớn nhất trong số các giá trị đo được trong
24 giờ được lấy so sánh với giá trị giới hạn quy định tại Bảng 1
Trung bình 24 giờ là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian
24 giờ

C, Cách hóa chất độc hại đi vào cơ thể con người

Các chất độc hại hóa học có thể đi vào cơ thể con người theo 3 đường:

Đường
xâm nhập

Đường hô Đối với người lao động trong công


hấp nghiệp, hít thở là đường vào thông
thường và nguy hiểm nhất.
Trong khi thở, không khí có lẫn
hóa chất vào mũi và mồm, qua họng,
khí quản và cuối cùng tới vùng trao
đổi khí, tại đó hóa chất lắng đọng lại
và khuếch tán qua thành mạch vào
máu. Tùy thuộc cơ bản vào đường
kính hạt bụi, độ hòa tan của khí, hơi,
bụi, nồng độ của chúng mà gây tác
hại nhanh hay chậm đến cơ thể.
Các chất khí và hơi có khả năng hòa
tan trong mỡ như benzene, dung môi
hữu cơ có Clo, hóa chất trừ sâu, CS2,
C5H5OH… dễ dàng khuếch tán và
hấp thụ qua các
màng phế nang, mao mạch nhất là tại
những nơi vận tốc lưu chuyển máu
lớn như tim và hệ thần kinh, gây tổn
thương nguy hiểm.

Hấp thụ Hóa chất dày dính trên da có thể


qua da phản ứng như sau
- Phản ứng với bề mặt da gây
viêm da xơ phát
- Xâm nhập qua da, kết hợp với tổ
chức protein gây cảm ứng da.
- Xâm nhập qua da vào máu.
Ví dụ: Bị bắn axit, đổ hóa chất
vào cơ thể khi làm việc

Qua Do không cẩn thận để chất độc dính


đường trên môi, mồm rồi vô tình nuốt phải
tiêu hóa hoặc ăn uống, hút thuốc trong khi
bàn tay dính hóa chất hoặc dùng thức
ăn và đồ uống bị nhiễm hóa chất.
PHẦN 3: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG
NHIỄM ĐỘC TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI NHÀ XƯỞNG CỦA
CÔNG TY HÓA CHẤT BẮC NINH.

Hình 1 Hình ảnh tổng quan về nhà xưởng

A,Tác hại của hóa chất


Hóa chất rất có hại cho sức khỏe của con người khi tiếp xúc lâu dài nên chúng ta cần
có các biện pháp phòng tránh để không bị hóa chất nhiễm vào cơ thể. Dưới đây là 1 số
tác hại của hóa chất đối với cơ thể con người:

STT Tác hại Hình ảnh, Ví dụ

1 Kích Làm cho tình trạng


thích phần cơ thể tiếp xúc
hóa chất
bị xấu đi.
- Các phần cơ thể này
là: Da, mắt, đường hô
hấp.
+ Với mắt: Axit, kiềm,
các dung môi.
+ Với đường hô hấp:
Amoniac, Sunfurơ,
axit và
kiềm
2 Dị ứng - Dị ứng da: Nhựa
epoxy, thuốc nhuộm
azo, axit cromic…
- Dị ứng đường hô
hấp: Toluen,
fomaldehyt…

3 Gây - Là biểu hiện của việc


ngạt thiếu oxy vào cơ thể
+ Ngạt thở đơn thuần:
CO2 , CH4 , N2 …
+ Ngạt thở hóa học:
Chất gây ngạt hóa học
cản trở vận chuyển oxy
tới các cơ
quan.

4 Gây mê - Gây ảnh hưởng tương VD: Etanol, propanol, axeton, axetylen…
và gây tự như say rượu.

5 Gây tác - Gây hại cho gan - Các dung môi, alcol, tetraloetylen,
hại đến - Gây hại cho thận clorofin.
các cơ - Etylen, glycol, cacbondisunfua, cacbon
quan - Gây hại cho hệ thần
kinh tetra clorua, chì, toluen…
của cơ
thể - Hexan, mangan, chì, hợp chất có
photphat.

6 Ung - Là do tiếp xúc lâu dài Asen, amiăng, niken…


thư với một số chất có thể
tạo sự phát triển tự do
của tế
bào, dẫn đến khối u –
ung thư.
7 Hư thai Dị tật bẩm sinh có thể
là do hậu quả của việc
tiếp xúc với hóa chất.
Thường
xảy ra trong tháng đầu
của thai kì.

8 Nguy Hóa chất dễ gây cháy


cơ cháy nổ khi gặp điều kiện
nổ thích hợp

B, Nguyên tắc và biện pháp cơ bản trong phòng ngừa tác hại của hóa
chất

Mục đích của hoạt đọng dự phòng tác hại của hoá chất là nhằm loại trừ hoặc
giảm tới mức thấp nhất mọi rủi do bởi các hoá chất nguy hiểm, độc hại cho sức khoẻ
con người và môi trường lao động, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Biện pháp Mô tả Hình ảnh minh họa


1. Hạn chế Loại bỏ các chất và quá
hoặc thay thế trình độc hại hoặc thay
chất độc hại thế chúng bằng những
chất ít độc hơn
- Việc lựa chọn hóa
chất tiến hành qua các
bước
+ Đánh giá tác hại của
chu trình
+ Xác định và lựa chọn
giải pháp thay thế hợp

+ Dự kiến lợi ích của
việc thay thế trong
tương lai

2. Che chắn - Cần hạn chế tới mức


hoặc cách ly thấp nhất cơ hội tiếp
nguồn phát xúc với hóa chất của
sinh hóa chất người lao
nguy hiểm động. Bằng cách:
+ Bao che toàn bộ máy
móc hoặc nơi phát sinh
bụi và hóa chất.
+ Di chuyển quy trình
và công đoạn sản xuất
có hóa chất tới vị trí an
toàn, cách
xa người lao động.
+ Cách ly các chất dễ
cháy nổ với các nguồn
nhiệt.

3. Thông gió - Tùy theo điều kiện cụ


thể mà thiết kế hệ thống
thông gió hợp lý
- Trồng cây xanh theo
tiêu chuẩn công nghiệp
để đảm bảo lượng oxy
cần thiết
và làm sạch môi trường
4. Trang bị Phải sử dụng phương
phương tiện tiện bảo vệ đầy đủ, đảm
bảo vệ cá bảo tiêu chuẩn và đúng
nhân cho chủng loại.
người lao
động

5. Vệ sinh cá - Nhằm giữ cơ thể sạch


nhân sẽ, tránh nhiễm độc qua
da, đường hô hấp và
đường
tiêu hóa.
+ Tắm rửa sạch sẽ
những bộ phận cơ thể
tiếp xúc với hóa chất
+ Đảm bảo da luôn
sạch sẽ và băng bó bảo
vệ đúng tiêu chuẩn vệ
sinh đối với
vết thương, trầy xước.
+ Cấm ăn uống, hút
thuốc ở vùng bị ô
nhiễm độc hại.

6. Ứng dụng Nhằm hạn chết sự tiếp


máy móc, xúc của con người với
khoa học hóa chất độc hại
công nghệ

C, Các nguyên tắc khi làm việc tại xưởng hóa chất Công ty hóa chất Bắc Ninh
1) Tuân thủ đúng theo các nội quy
của công ty và nhà xưởng đưa ra

2) Trong quá trình làm việc, luôn


luôn mặt đồ bảo hộ và kiểm tra cẩn
thận trước khi sử dụng. Nên thay
những bộ đồ bảo hộ đã bị hỏng
rách vì khả năng bảo vệ không còn
cao.

3) Trước khi vào làm việc với hóa


chất cần thận trọng và lên kế hoạch
trước. Đề ra các tình huống xấu
nhất để có những xử lý kịp thời
trong quá trình làm việc.

4) Có đầy đủ kiến thức về các thủ


tục và thiết bị khẩn cấp như: sơ tán,
biết cách báo cáo khẩn, cách đối
phó với hỏa hoạn và sự cố rò rỉ,
cách sơ cứu khi đồng nghiệp bị
thương.
5) Cần đảm bảo các thùng chứa hóa
chất phải được đậy kín nắp. Nếu
phát hiện ra thùng chứa bị hỏng,
hay nhãn dán mờ, rách cần phải báo
lại ngay với quản lý.

6) Cần phải lưu trữ tất cả các vật


liệu một cách thích hợp. Tách riêng
những vật liệu dễ kết hợp với nhau
gây cháy và nên lưu trữ ở khu vực
khô ráo, thông thoáng, mát mẻ.

7) Cần đọc kỹ nhãn mác và bảng


dữ liệu an toàn (MSDS) của hóa
chất mình định sử dụng.

8) Giữ gìn cơ thể và nơi làm việc


sạch sẽ. Cần lau chùi bề mặt nơi
làm việc ít nhất 1 lần trong ca làm
việc để giảm nguy cơ bị ô nhiễm.

9) Tuyệt đối không được ăn uống,


hút thuốc khi làm việc với hóa chất,
không ăn uống khi tay bị dính hóa
chất.
D, Các biện pháp khẩn cấp để ngăn ngừa nguy hiểm hoặc thảm họa tại công
ty hóa chất Bắc Ninh

Biện pháp

Kế hoạch khẩn Mỗi nơi sản xuất kinh


cấp doanh cần thiết lập một
kế hoạch khẩn cấp nêu
rơ quy trình hành động
và vai trò, nhiệm vụ chi
tiết của các bộ phận
trong tổ chức nội bộ của
mình trước tình thế
khẩn cấp

Tổ chức cấp cứu Đội cấp cứu tập hợp


những người có sức
khỏe tốt, nhanh nhẹn,
hiểu biết và có tinh thần
trác nhiệm cao

Sơ tán Tại nơi làm việc phải có


biển báo hoặc dấu hiệu
lối vào, lối ra khi có sự
cố.
Sơ cứu Bộ phận sơ cứu gồm
những người đã qua đào
tạo huấn luyện và trên
các thiết
bị, phương tiện sơ cứu
cần thiết như: Bồn rửa
mặt, thuốc, băng ca xe
cấp cứu, ...

E, Quy trình xử lý rò rỉ hoặc tràn đổ hóa chất tại nơi làm việc của Công ty hóa chất
Bắc Ninh

1, Nguyên nhân gây rò rỉ hoặc tràn đổ hóa chất

Nguyên nhân gây ra rò rỉ hoặc tràn đổ Hình ảnh minh họa


hóa chất

Không cẩn thận khi rót hóa chất từ vật


chứa sang thiết bị.

Vật chứa bị vỡ, bị đâm thủng trong quá


trình vận chuyển do các vật sắc nhọn
ở hai bên thành hoặc đinh trồi lên trong
mặt sàn của xe.
2, Quy trình xử lý rò rỉ hoặc tràn đổ hóa chất tại nơi
làm việc

-Đầu tiên sơ tán toàn bộ người không có trách


nhiệm đến nơi an toàn.
- Nếu hóa chất có khả năng bốc cháy thì phải giảm
nguy cơ cháy nổ bằng cách
ngắt nguồn điện, dập tắt mọi ngọn lửa trần và
nguồn nhiệt cũng như các chất kích
thích khác.
- Phán đoán, đánh giá tình trạng và khả năng giải
quyết sự rò rỉ, tràn đổ hóa
chất của nội bộ nhà và các lực lượng trợ giúp, để tổ
chức điều động kịp thời lực lượng ứng phó.
- Quyết định sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
thích hợp trong từng trường hợp khẩn cấp.
- Kiểm soát, hạn chế sự tràn hóa chất bị đổ hoặc rò
rỉ như đóng van, đóng kín xtec, đảo các quy trình
thấm hút hóa chất nhanh.
- Làm mất độc tính của chúng nhờ bảo quản
an toàn trong bình kín, hoặc bao bọc nó lại bằng
vật liệu thích hợp hoặc trung hòa.
- Kiểm tra lại sự an toàn của quy trình làm việc
để cho phép sự làm việc bình thường trở lại.
F, Quy trình sơ cứu khi bị tai nạn hóa chất tại Công ty hóa chất Bắc Ninh

- Rửa ngay, rửa liên tục bằng nước sạch càng nhiều
càng tốt. Tốt nhất là rửa dưới vòi nước chảy, nếu
không các tổ chức ở vùng bỏng sẽ bị hoại tử hoàn toàn.
Nếu bỏng mắt do hóa chất cần được rửa mắt bằng cách
ngụp mặt vào chậu nước và chớp mắt liên tục cho hoá
chất trôi ra hết. Nếu trong mắt vẫn còn những hạt vôi
nhỏ thì phải rửa mạnh để làm bật những hạt vôi đó ra.
- Phải nhanh chóng tháo bỏ ngay quần áo bị dính hóa
chất. Khi tháo phải lưu ý bảo vệ tay của người làm
động tác đó (không dùng tay trần để tháo). Không cởi
quần áo người bị bỏng rất dễ gây lột da, tốt nhất là nên
xé bỏ quần áo dính hoá chất.
- Cho nạn nhân uống thuốc giảm đau.
- Nếu vết bỏng chảy nhiều máu thì phải sau khi rửa
sạch dưới vòi nước nên băng vết bỏng lại. Lưu ý không
băng chặt và phải dùng bông, gạc sạch.
Sau khi sơ cứu xong, cần chuyển ngay nạn nhân tới
trung tâm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

You might also like